Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Mươi Sáu Lỗi Lầm Ảnh Hưởng Việc Tu Học và Hành Trì

03/10/201508:04(Xem: 6019)
Bốn Mươi Sáu Lỗi Lầm Ảnh Hưởng Việc Tu Học và Hành Trì

Bốn Mươi Sáu Lỗi Lầm Ảnh Hưởng Việc Tu Học và Hành Trì


Alexander Berzin
Tháng Ba, 2006
Lozang Ngodrub dịch; Võ Thư Ngân hiệu đính

www.berzinarchives.com

 

Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon). Những lỗi lầm này có thể xảy ra trong tâm thức của một Bồ tát thánh nhân từ sơ địa cho đến thất địa, như đã được trình bày theo hệ thống trong sơ đồ của trường phái Y Tự Khởi (Svatantrika). Mặc dù chúng đã được trình bày theo hệ thống bằng cách nghiên cứu văn học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita, Far-reaching Discriminating Awareness, Perfection of Wisdom), các lỗi lầm này cũng có thể liên quan đến những khía cạnh khác trong việc tu học và hành trì.

Hai Mươi Lỗi Lầm Chỉ Liên Quan Đến Đệ Tử

Mười Hai Lỗi Lầm Thông Thường Liên Quan Đến Đệ Tử

(1) Mất quá nhiều thời giờ và gặp nhiều khó khăn trong việc thấu hiểu Bát Nhã Ba La Mật Đa.

(2) Học hỏi rất nhanh và kiêu hãnh về điều này, nhưng lại không học hỏi thêm chi tiết.

(3) Khi ghi chép giáo huấn Bát Nhã Ba La Mật Đa hay vẽ một bức thangka thì gặp những chướng ngại về thể chất như ngáp dài, cười cợt, đùa giỡn hay chế giễu về điều này.

(4) Khi ghi chép giáo huấn Bát Nhã Ba La Mật Đa thì gặp chướng ngại tinh thần, chẳng hạn như làm việc cẩu thả, chỉ để phân nửa tâm trí vào việc này, phân nửa kia thì chú tâm vào một người hay việc nào khác.

(5) Gặp chướng ngại về khẩu, chẳng hạn như trì tụng một bài Kinh hay hành lễ cúng dường (puja), chỉ để được người khác kính trọng, có được tiền bạc hay sự phục dịch cho riêng bản thân.

(6) Từ bỏ hành trì Đại thừa và theo một truyền thống khác, dù đã tu tập theo Đại thừa và xem đây là điều đúng đắn, nhưng lại nản lòng vì không có vị Phật nào thọ ký là chúng ta sẽ đạt giác ngộ ở đâu, vào thời điểm nào.

(7) Giảm sút niềm tin vào đường tu Đại thừa, dù rất nhiệt tình đối với điều này vào lúc ban đầu, nhưng rồi lại nản lòng, khi thấy nó khó khăn như thế nào và sẽ mất bao nhiêu thời gian để thành tựu đường tu Đại thừa.

(8) Thay vì có cảm nhận đúng đắn về lời dạy của Đức Phật về Bát Nhã Ba La Mật Đa, lại dấn sâu vào (nếm trải một cách sâu xa) các pháp thế gian.

(9) Cố gắng tìm tòi tâm toàn trí của một vị Phật bằng cách tu tập theo Tiểu thừa.

(10) Khi đã hiểu những điểm chánh của giáo huấn Đại thừa, thay vì theo đuổi chúng, lại chuyển sang Tiểu thừa, vì nó dễ dàng hơn.

(11) Tin rằng chỉ cần tu học theo giáo huấn Tiểu thừa là có thể đạt được giác ngộ.

(12) Tin rằng Tiểu thừa và Đại thừa giống nhau và đem lại cùng kết quả.

Tám Lỗi Lầm Tạo Ra Tâm Sao Lãng

(13) Có nhiều thành kiến, tư tưởng thiên vị hay định kiến vì bị các đối tượng của giác quan lôi cuốn.

(14) Khi sao chép hay ghi chép sách vở, chẳng hạn như Bát Nhã Ba La Mật Đa, thay vì xem nó chỉ là một cuốn sách, lại xem tự thân cuốn sách là trí tuệ chân thật của chư Phật.

(15) Cố tìm sự an toàn trong các pháp hiện hữu một cách không cần định danh, chẳng hạn như sách vở.

(16) Sinh tâm ưa thích và bám chấp vào sách vở, nói chung.

(17) Sinh tâm ưa thích và bám chấp vào các buổi thuyết pháp và trì tụng, xem những lời này như trí tuệ thật sự của chư Phật.

(18) Sinh tâm ưa thích và bám chấp vào tiền bạc, vào những nơi chốn và quang cảnh đẹp đẽ.

(19) Cảm thấy thỏa mãn khi được khen ngợi hay tâng bốc, và tâm trí tản mạn, nghĩ rằng mình thật tuyệt vời.                                        
(20) Mong cầu giải thoát bằng cách tuân theo ngôn từ của ma vương (mara), đó là những người mang hình tướng của chư Tăng, nhưng giảng dạy một cách sai lầm.

Hai Mươi Ba Lỗi Lầm Liên Quan Đến Thầy Lẫn Đệ Tử

Những lỗi lầm này liên quan đến chúng ta, các đệ tử, sau khi đã tìm hiểu một vị thầy cặn kẽ và xem người này như thầy của mình, rồi sau đó lại khám phá ra những lỗi lầm của thầy và bị ám ảnh khi nghĩ về chúng, so sánh chúng với bản thân. Hiển nhiên, nếu như biết được những lỗi lầm này của vị thầy trước khi nhận họ làm tôn sư, chúng ta nên tránh một người thầy như vậy.

 Mười Bốn Lỗi Lầm Của Vị Thầy, So Với Đệ Tử

(21) Chúng ta, là đệ tử, có lòng kính ngưỡng và nhiệt thành với Bát Nhã Ba La Mật Đa, nhưng thầy lại giải đãi và không nỗ lực giảng dạy pháp này.

(22) Đệ tử muốn học hỏi Bát Nhã Ba La Mật Đa, nhưng thầy muốn dạy pháp khác. Thầy không hiểu được điều đệ tử mong muốn hay cần học hỏi, chỉ muốn dạy những gì thầy thích. Vấn đề cũng có thể là đệ tử muốn tu học ở một nơi, còn thầy muốn giảng dạy ở một nơi khác.

(23) Đệ tử thì toại nguyện với những gì mình có, còn thầy thì đầy lòng ham muốn vật chất.

(24) Đệ tử thì tu tập theo mười hai hạnh đầu đà, chẳng hạn như sống trong nghĩa địa, không sống dưới mái nhà, v.v..., còn thầy thì không.

(25) Đệ tử có các phẩm chất tốt đẹp, chẳng hạn như niềm tin xác tín, còn thầy thì không.

(26) Đệ tử thì có tâm bố thí rộng lớn, còn Thầy thì keo kiệt.

(27) Đệ tử muốn cúng dường nhiều phẩm vật cho thầy, nhưng thầy từ chối, không nhận cúng dường.

(28) Đệ tử có thể hiểu và học hỏi một đề tài, dù chỉ nghe thoáng qua, còn thầy thì cần sự giảng giải sâu rộng.   
(29) Đệ tử có kiến thức về mười hai loại Kinh điển, còn thầy thì không.    
(30) Đệ tử đã phát triển được Lục độ ba la mật, còn thầy thì chưa.   
(31) Đệ tử thì tinh thông về phương tiện thành tựu giác ngộ, trong khi thầy thì tinh thông về cách đạt được mục tiêu thế gian. Nói cách khác, so với thầy thì đệ tử biết nhiều phương tiện tốt đẹp hơn để đạt được giác ngộ.

(32) Đệ tử có khả năng ghi nhớ giáo pháp rất tốt, còn Thầy thì không.

(33) Đệ tử muốn ghi chép tất cả các giáo huấn về Bát Nhã Ba La Mật Đa, còn thầy thì ngại việc ghi chép hay không muốn cho phép đệ tử làm việc này.

(34) Đệ tử đã vượt qua các chướng ngại phiền nhiễu hàng ngày như hôn trầm, nghi ngờ, hối hận, kiêu mạn, tự phụ và sao lãng tâm trí vì những việc như cảnh trí đẹp đẽ, còn thầy thì chưa.

Ba Lỗi Lầm của Đệ Tử, So Với Thầy

(35) Thầy nói về các địa ngục buồn thảm, làm đệ tử hoảng sợ, từ bỏ ý muốn tái sanh vào các cảnh giới này để giúp đỡ chúng sanh mắc kẹt trong đó.

(36) Thầy nói về niềm hỷ lạc của các cõi trời thiêng liêng, khiến đệ tử sinh tâm ưa thích và muốn được tái sanh vào các cõi đó.

(37) Thầy muốn dạy một nhóm nhỏ, nhưng đệ tử lại dẫn một đám đông đến, làm trái ý thầy.

Sáu Lỗi Lầm Của Thầy Lẫn Đệ Tử

(38) Thầy không công bằng, chẳng hạn như không muốn đệ tử tu học với các vị thầy khác, nhưng đệ tử không đồng ý, lại theo học với các thầy khác.

(39) Thầy muốn và đòi hỏi một số đồ vật từ đệ tử, nhưng đệ tử không muốn trao tặng chúng cho Thầy.

(40) Thầy muốn tới một nơi nguy hiểm đến tánh mạng và muốn đệ tử đi cùng, nhưng đệ tử không đồng ý và không chịu đi theo.

(41) Thầy muốn đến một nơi bị hạn hán nặng, nhưng đệ tử không chịu tháp tùng.

(42) Thầy muốn đến một nơi có nhiều trộm cướp, nhưng đệ tử không chịu đi theo.

(43) Thầy muốn đến một nơi mà người dân cúng dường thật hậu hỷ, nhưng đệ tử không chịu đi cùng.

Ba Lỗi Lầm Liên Quan Đến Những Người Được Xem Là Thầy, Nhưng Thật Sự Là Những Người Sai Trái

(44) Khi ta đang tu học giáo huấn Bát Nhã Ba La Mật Đa xác thực thì người được xem như một vị thầy lại đến và nói rằng, “Những gì con đang học là không tốt. Hãy theo học với ta.”, trong khi giáo huấn về Bát Nhã Ba La Mật Đa mà vị này sắp giảng dạy thật ra chỉ là những điều giả tạo.

(45) Khi ta đang thiền quán về Không tướng một cách đúng đắn thì người được xem như một vị thầy lại đến và nói rằng, “Đừng hành thiền như thế. Thay vì vậy, hãy thiền quán về khía cạnh xấu xa của thân thể, hay những điều khác tương tự như vậy, để có nội quán về Không tướng.”. Nói chung, điều này có nghĩa là ta gặp một người mang danh là thầy, nhưng người này nói rằng phương pháp thiền quán đúng đắn của ta là sai lầm.

(46) Lầm tưởng rằng một người được xem là thầy, “biểu hiện của ma vương”, chính là một đấng giác ngộ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/06/2014(Xem: 8249)
Mùa xuân năm nay, tại Đạo tràng Mai Thôn đã diễn ra Đại giới đàn Cam Lộ Vị, bắt đầu từ ngày 23.05 đến ngày 28.5.2014. Lễ rước giới bổn được tổ chức thật long trọng tại chùa Pháp Vân, xóm Thượng. Dường như đất trời cũng hòa chung niềm vui của tứ chúng Làng Mai trong ngày khai mạc Đại giới đàn. Ngay khi giới bổn được rước vào thiền đường Nước Tĩnh thì trời bổng nhiên đổ mưa. Những giọt nước cam lộ rơi xuống làm cho đất trời và lòng người đều mát mẻ, thanh lương.
01/06/2014(Xem: 16495)
Đây là tập sách do chúng tôi biên soạn, đặc biệt, là những bài mang tính cách lễ nghi hành trì. Những bài, do chúng tôi biên soạn gồm có: “Oai nghi của một tu sinh, những nghi thức dành cho khóa tu, bài hát sinh hoạt đạo tràng”. Ngoài ra, còn có những bài sám, nghi thức lạy thù ân, mà chúng tôi đã sưu tập kết hợp lại để vào trong tập sách này.
30/05/2014(Xem: 8610)
Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt nhu một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.
30/05/2014(Xem: 8632)
Tôi được gặp và quen thầy Pháp Bảo vào năm 1999 trong dịp đi lễ Vu Lan tại chùa Thuyền Lâm cùng với ba mẹ. Lúc đó thầy còn là chú và tôi hay gọi là chú Tấn. Sau thời gian dài vào tu học ở Sài Gòn, trong chuyến thầy ra Huế kỵ tổ ở chùa Thuyền Lâm, tôi mới gặp lại thầy Pháp Bảo. Trong câu chuyện hỏi thăm, lần đầu tiên tôi nghe thầy tâm sự về gia đình thầy. Trong lòng tôi bỗng dâng lên một nỗi xúc động đến kỳ lạ khi nghe câu chuyện về mẹ và anh chị em của thầy. Tôi thật sự rất khâm phục và tự hào về tình cảm thương yêu, hiếu kính của gia đình thầy.
28/05/2014(Xem: 7219)
Thật ra nếu không yêu thương thì làm sao sống được? Xã hội bây giờ có nhiều người tự tử, trong đó có rất nhiều người trẻ, đó là vì họ không có khả năng thương yêu. Thương yêu trước hết là thương yêu cuộc đời. Phải yêu cuộc đời thì mới sống được. Cuộc đời ở trong cơ thể mình, trong tim mình, ở xung quanh mình. Chán đời thì không sống được. Vì vậy chúng ta phải thực tập “yêu đời”. Sự sống là một cái gì rất quý giá.
27/05/2014(Xem: 5977)
Tôi tiễn tuần cũ với 2 sự kiện quan trọng: thứ 7 là buổi nói chuyện với mấy trăm bạn trẻ mới đi làm tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình về chủ đề “Tư duy để thành công” và chủ nhật là chia sẻ với vài trăm phật tử tỉnh Hòa Bình về chủ đề “Giàu và nghèo”. Niềm vui thật giản đơn khi bằng cách này hay cách khác tôi đã chia sẻ những lời Phật dạy với bất cứ ai có thể. Đối với tôi, việc này cũng như ăn, cũng như cách mình nạp năng lượng, nhưng chỉ có khác là không ăn bằng miệng mà bằng não, bằng tâm. Đầu tuần tôi nghe tin nhạc sỹ Thuận Yến qua đời và đám tang diễn ra sáng thứ 3. Giật mình!
27/05/2014(Xem: 15039)
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số bài võ cổ truyền Bình Định tại võ đường Chùa Long Phước (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước) để các bạn tham khảo, nghiên cứu và học tập...
24/05/2014(Xem: 12053)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đề mà giác ngộ thành Phật. Cho nên, mục đích tối hậu của thiền Phật Giáo là thành Phật, là giác ngộ chân tánh. Vì vậy, Thiền Tông chỉ nói đến “kiến tánh thành Phật,” không nói gì khác.
22/05/2014(Xem: 6229)
Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: -Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy
21/05/2014(Xem: 6432)
Tôi gặp anh trong lần đến thăm một người bạn ngày cuối tuần. Trông anh phúc hậu, nói chuyện có duyên với dọng nói ấm áp, dễ nghe. Mỗi người chúng tôi kể những câu chuyện của mình, trao đổi về phương pháp và kinh nghiệm tu tập. Anh cũng vậy. Tôi giật mình khi anh nói về gia đình anh. Hóa ra trước mặt tôi là người đàn ông của một gia đình công giáo nòi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567