Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Samkasya

18/07/201509:25(Xem: 4947)
Samkasya
XỨ PHẬT TÌNH QUÊ
Thích Hạnh Nguyện - Thích Hạnh Tấn

Samkasya

 Đây là một thánh tích Phật giáo khác mà tương truyền rằng đức Phật sau khi lên cung trời Đao Lợi giảng pháp cho chư thiên và mẹ là Hoàng hậu Maya, ngài đã xuống lại trần thế tại nơi địa điểm này. Kể từ khi đó Samkasya đã trở thành một trung điểm hành hương vì nơi đây được mọi người biết đến như một nơi mà đức Phật đã thực hiện một trong tám phép lạ vĩ đại của ngài. 
Không có nhiều các tài liệu ghi chép chi tiết về những sự kiện và di tích tại Samkasya này. Tuy nhiên có thể nói cuốn Phật Quốc Ký của ngài Pháp Hiển từ Trung Hoa sang đây chiêm bái vào thế kỷ thứ V sau TL đã ghi lại một số nét chính mà chúng ta có thể mường tượng được những hình ảnh và sinh hoạt xảy ra vào thời đức Phật cũng như các thời đại sau ngài. Ta hãy nghe ngài Pháp Hiển tường thuật lại về Samkasya như sau: 
“Samkasya là nơi đức Phật giáng xuống từ cõi trời Đao Lợi sau khi đã giảng pháp cho các chư thiên và mẫu hậu Maya trên cung trời này trong ba tháng. Khi đức Thế tôn dùng thần thông lên cung trời Đao Lợi ngài không cho các đệ tử biết và chỉ đến lúc 7 ngày trước khi xong thời gian 3 tháng trên cung trời ngài mới cho A Nậu Lâu Đà biết. Ngài A Nậu Lâu Đà bèn tin cho ngài Mục Kiền Liên biết và bảo ngài Mục Kiền Liên nên đi gặp đức Phật. Do đại thần lực ngài Mục Kiền Liên lên gặp đức Phật và đảnh lễ ngài. Sau đó đức Phật bảo ngài rằng sau bảy ngày đức Phật sẽ giáng hạ xuống cõi trần. 

Ngài Mục Kiền Liên trở về và thông báo đến mọi người. Vua quan dân chúng trong tám vương quốc lúc bấy giờ đã lâu không gặp đức Phật nên rất khao khát mong được gặp lại ngài. Họ bèn tụ tập nhau nơi Samkasya chờ đợi đức Thế tôn giáng xuống từ cung trời. Lúc ấy có một vị Tỳ kheo ni tên là Utpala khởi tâm tự nghĩ chính mình rằng: “Hôm nay các vị vua quan cùng đại thần đều đi đến đảnh lễ và gặp đức Phật. Ta là một người phụ nữ, làm sao ta có thể thấy ngài trước được?” Biết được ý nghĩ này của Tỳ kheo ni, đức Phật bèn dùng thần lực của mình biến vị Tỳ kheo ni kia thành Chuyển Luân Thánh vương và như vậy cô ni ấy đã được gặp gỡ ngài trước tiên. 

Giờ đây đức Phật đang sắp sửa thị hiện xuống từ cõi trời Đạo Lợi, nơi đó đột nhiên xuất hiện ba chiếc thang báu. Chiếc thang giữa gồm bảy loại trân bảo, cắm xuống nơi đức Phật sắp giáng hạ. Rồi vua trời Phạm thiên cũng hóa ra một chiếc thang bằng bạc, xuất hiện nơi vua trời giáng xuống vào bên phải đức Phật. Vua trời Đế thích hóa ra một chiếc thang bằng vàng xuất hiện nơi vua trời giáng xuống vào bên trái đức Phật. Cũng có vô số chư thiên cùng theo đức Phật khi ngài thị hiện xuống nơi này. Sau khi ngài giáng hạ xuống trần, ba chiếc thang ấy đã biến mất vào lòng đất và chỉ chừa lại có bảy nấc mà người sau còn trông thấy. 

Thời gian sau khi ngài A Dục đến đây chiêm bái, tò mò muốn biết những chiếc thang này dài đến đâu nên ngài đã cho người đào xới chỗ ấy lên để khảo nghiệm. Họ đào và đào mãi cho đến tận nền đất sâu nhưng cũng chưa thấy đáy. Đức vua từ câu chuyện này đã khởi thêm lòng tin và tỏ lòng sùng kính nên cho xây dựng nơi đó một ngôi tịnh thất, và đối diện nơi này ngài cho đặt một pho tượng Phật đứng cao 16 feet. Phía sau ngôi tịnh xá nhà vua cũng cho dựng một trụ đá cao khác và trên đỉnh cho đặt một tượng hình con sư tử. Nơi cây cột này ở bốn mặt đều có những tượng hình của đức Phật; trong ngoài thân cột đều chiếu sáng như gương. Có lần nơi đây xảy ra những buổi tranh luận giữa các tu sĩ Phật giáo với các nhà ngoại đạo. Những tu sĩ Phật giáo bị thua và sau cùng chấp nhận rằng: nếu nơi đây quả thực thuộc về những tu sĩ Phật giáo thì phải có những chứng tích linh thiêng mầu nhiệm xảy ra. Tức thời lúc ấy trên đỉnh sư tử, một tiếng gầm rống to lớn vang lên. Tận mắt thấy những chuyện lạ này nên sau đó các người ngoại đạo ấy bối rối và tự động rút lui. 
Sau ba tháng chỉ dùng toàn thực phẩm cúng dường của chư thiên, thân Phật khi trở về toát ra một hương thơm ngào ngạt và phát ra ánh sáng rực rỡ khác thường, nên sau đó ngay khi vừa giáng xuống ngài đã đi tắm liền. Người đời sau để kỷ niệm bèn cho xây cất ngôi nhà tắm của đức Phật mà hiện vẫn còn. Cũng có một ngôi tháp đánh dấu nơi vị Tỳ kheo ni Utpala đến gặp Phật trước. Một ngôi tháp khác đánh dấu khi xuống đây đức Phật đã cắt tóc và móng tay. Khắp nơi có rất nhiều tháp như tháp đánh dấu nơi vua trời Phạm Thiên và Đế Thích cùng xuống với đức Phật, tháp đánh dấu nơi một vị tăng hàng phục con rồng dữ. Rồi cũng có những tịnh xá lớn ở đây, nơi có khoảng 600-700 tăng sĩ đang tu học lúc bấy giờ.

Ngài Pháp Hiển cũng ghi lại rằng quốc gia này rất phong nhiêu và người dân nơi đây giàu có sung túc không thể sánh. 
Phật giáo đã thịnh đạt ở đây mãi cho đến thế kỷ thứ VII khi ngài Huyền Trang đến chiêm bái nơi này. Ngài cũng ghi lại rằng, lúc ấy cũng còn nhiều tu viện và độ khoảng 1000 vị tăng thuộc Chánh Lượng Bộ đang tu học tại đó. Một sự ghi nhận khác của ngài là trụ đá vua A Dục cao khoảng 70 feet, có màu sắc hồng và sáng. Một nơi khác về hướng đông nam của đại tháp là một chiếc hồ, nơi có một con rắn thần sinh sống và thường bảo vệ các di tích nơi đây. Ngài cũng tả rõ giống như ngài Pháp Hiển về những nơi đức Phật tắm rửa, cắt tóc và móng tay sau khi giáng hạ xuống nơi này. Một số ngọn tháp khác gần bên đánh dấu nơi chư Phật thường đi kinh hành qua lại và thiền định. 

Sau thời đại ngài Huyền Trang thì ít có sử sách ghi lại về nơi chốn này và mãi cho đến năm 1862 thì nơi đây mới được tìm thấy lại do nhà khảo cổ học Cunningham. Trụ đá trên đỉnh có tượng con voi cũng được đặt lại nơi đây trong một hàng rào sắt và một mái che đơn sơ. 
Ngày xưa Samkasya là một trung tâm Phật giáo phồn thịnh và được xem như là một trong tám địa điểm hành hương quan trọng của người phật tử nhưng ngày nay chẳng còn gì lại nhiều ngoài vài ba di tích không được bảo quản tốt đẹp và nhiều đền thờ Ấn giáo được xây dựng chung quanh khu này. Phải chăng những người Ấn giáo cũng xác nhận rằng đây là một trong những thánh tích của họ hay chỉ là một cách xây dựng để chiếm đóng những nơi chốn linh thiêng của Phật giáo. Dẫu sao thì các việc làm này cũng chẳng có gì lạ vì có nơi thánh tích Phật giáo nào của người phật tử mà lại không có đền thờ Ấn giáo của họ xây dựng bên trong?

Đến Samkasya

 Samkasya nằm trong vùng Farrukhabad thuộc tiểu bang Uttar Pradesh và ngày nay có tên mới là Sankisa. Tọa lạc về hướng tây bắc của Kannauj cách đó khoảng 80km, và nằm không xa từ sân ga Pakhna (11.3km) trên tuyến đường đi từ Shikohabad đến Farrukhabad. 

Từ Delhi đi Samkasya là 315km bằng đường bộ ngang qua Ghaziabad-Aligarh-Etah-Bewar trên quốc lộ chính số 22. Từ Bewar khách hành hương có thể đi tiếp tới Samkasya ngang qua Mohammadabad và Pakhra.. 
Một tuyến đường khác là nếu đi từ Agra thì cách Samkasya khoảng 175km ngang qua Firozabad-Shikhobad-Manipuri-Bewar-Mohammadabad và Pakhra. Trạm ga gần nhất là Pakhra nằm trên tuyến đường Shikhobad và Farrukhabad. 

 Còn nếu đi từ Lucknow thì trước phải đến Bebar cách Samkasya khoảng 236km, và sau đó đi tiếp 18 km đến Mohamadpura. Từ thị trấn này đến Sankasya chỉ độ khoảng 15km và khách hành hương có để dùng xe lam hoặc Taxi để đi tiếp phần đường còn lại. Khách hành hương cũng có thể đi hướng khác từ Kanpur đến Bebar và phần đường còn lại thì đi giống như trên.

Ngủ lại đêm

P.W.D. Inspection House, Samkasya. 
Một số các khách sạn khác có thể tìm thấy ở Farrukhabad.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/11/2010(Xem: 8950)
Hôm nay chúng tôi được duyên lành về đây, trước hết thăm chư Tăng trong mùa an cư, sau có vài lời muốn nói cùng chư Tăng Ni. Chúng tôi thường tự tuyên bố rằng tôi là kẻ nợ của Tăng Ni, nên trọn đời lúc nào tôi cũng canh cánh trong lòng nghĩ đến người tu xuất gia, muốn làm sao tạo duyên tốt cho tất cả Tăng Ni trên đường tu, mỗi ngày một tiến lên và tiến đúng đường lối của Phật đã dạy.
20/11/2010(Xem: 8681)
Khái niệm về "Tám mối lo toan thế tục" tiếng Phạnlà "Astalokadharma",tương đối ít thấy đề cập trong Phậtgiáo Trung hoa, Việt Nam, Triều tiên và Nhật bản, nhưng thường được triển khai trongPhật giáo Ấn độ và Tây tạng. Vậy "Támmối lo toan thế tục" là gì ? Đó là những tình huống, những mối bận tâmvà lo lắng làm xao lãng tâm thức và sự sinh hoạt của người tu tập. Những mối bậntâm đó được phân chia thành bốn cặp :
19/11/2010(Xem: 8619)
Nếu bạn hỏi ta tham dự vào việc lắng nghe, suy niệm và thiền định về giáo lý như thế nào thì câu trả lời là ta cần làm những điều đó không chỉ vì lợi ích của ta, nhưng bởi lợi lạc của tất cả chúng sinh. Như vậy bạn phát triển Bồ Đề tâm ra sao? Trước hết bạn thiền định về lòng từ ái, và sau đó là lòng bi mẫn. Làm thế nào bạn biết là mình có Bồ Đề tâm hay không? Người không phân biệt giữa bạn và thù, người ấy có Bồ Đề tâm. Điều này rất khó khăn đối với người mới bắt đầu, bạn nghĩ thế phải không? Vậy tại sao khó khăn? Từ vô thủy chúng ta đã bám chấp vào ý niệm sai lầm của cái tôi và đã lang thang suốt trong sinh tử.
19/11/2010(Xem: 10111)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 11928)
Tôi vừa từ Kuala Lumpur trở về Singapore tối nay. Tôi đã tới đó để dự một lễ Mani Puja trong 5 ngày do Trung tâm Phật giáo Ratnashri Malaysia tổ chức. Đây là trung tâm thuộc Dòng Truyền thừa Drikung Kagyu và có nối kết mật thiết với Đạo sư Drubwang Konchok Norbu Rinpoche. (1) Trong khóa nhập thất này, tôi đã cố gắng để được gặp riêng Đại sư Garchen Rinpoche. Rinpoche đã xác nhận rằng Khóa Nhập thất hàng năm Trì tụng 100 Triệu Thần chú Mani được tiếp tục để làm lợi lạc tất cả những bà mẹ chúng sinh chính là ước nguyện vĩ đại nhất của Đạo sư Drubwang Rinpoche. Rinpoche khuyên rằng chúng ta có thể thành tâm thỉnh cầu Tu viện KMSPKS (Tu viện Kong Meng San Phor Kark See tại Singapore) tiếp tục khóa nhập thất bởi điều này cũng làm lợi lạc cho Tu viện. Rinpoche cũng đề cập rằng các Đạo sư Tâm linh Drikung Kagyu sẽ luôn luôn hết sức quan tâm tới Khóa Nhập Thất Mani bởi nó rất lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
18/11/2010(Xem: 12990)
Cuốn sách là những chỉ dẫn đơn giản, dễ hiểu về cách nhìn sự vật và cách sống theo giáo pháp của đức Phật, về cách thương yêu chính mình...
17/11/2010(Xem: 11685)
Còn định nghiệp là sao? Ðịnh nghiệp mới xem bề ngoài cũng có phần tương tự như định mệnh. Ðã tạo nhân gì phải gặt quả nấy, gieo gió gặt bão. Nhân tốt quả tốt, nhân xấu quả xấu. Không thể có nhân mà không quả, hay có quả mà không nhân. Ðó là một quy luật đương nhiên. Tuy nhiên luật nhân quả nơi con người không phải do bên ngoài sắp đặt mà chính do tự con người chủ động. Con người tự tạo ra nhân, ấy là tạo nghiệp nhân, rồi chính con người thu lấy quả, ấy là thọ nghiệp quả. Do vậy dù ở trường hợp thụ quả báo có lúc khắt khe khó cưỡng lại được, nhưng tự bản chất đã do tự con người thì nó không phải là cái gì cứng rắn bất di dịch; trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người.
16/11/2010(Xem: 8578)
Chúng tôi vui mừng biết rằng Hội Nghị Quốc Tế Sakyadhita về Đạo Phật và Phụ Nữ được tổ chức tại Đài Loan và được phát biểu bởi một tầng lớp rộng rãi những diễn giả từ thế giới Phật Giáo. Chúng tôi tin tưởng vững chắc rằng, những người Phật tử chúng ta có một đóng góp nổi bật để làm lợi ích cho nhân loại theo truyền thống và triết lý đạo Phật.... Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
16/11/2010(Xem: 7975)
Sống là làm cho mình càng ngày càng hoàn thiện hơn, theo đúng với sự tiến hóa của con người và thế giới. Tự hoàn thiện là tránh làm những cái xấu và trau dồi thêm những cái tốt. Trau dồi, bồi dưỡng, trồng trọt cũng là nghĩa chữ văn hóa (culture) trong tiếng phương Tây. Bất kỳ con người nào cũng muốn cuộc sống mình tiến bộ theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Không ai muốn điều ngược lại.
15/11/2010(Xem: 8696)
Nhiều thuật ngữ trong Đạo Pháp mang tính cách thật căn bản chẳng hạn như Giác ngộ hay sựQuán thấy sáng suốt(Bodhi),Vô thường(Anitya), sự Tương liêngiữamọi hiện tượng hay Lý duyên khởi(Pratityamutpada), v.v... Trong số này cómột thuật ngữ khá quan trọng là Khổ đau(Duhkha), tuy nhiên thuật ngữ này tươngđối ít được tìm hiểu cặn kẽ, có lẽ vì khổ đau là những gì quá hiển nhiên ai cũngbiết. Thật vậy tất cả chúng sinh đều gặp khó khăn nhiều hay ít không có một ngoạilệ nào cả.Lạm Bàn Về Khái Niệm « Khổ Đau » Trong Phật Giáo - Hoang Phong
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]