Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kaushambi

18/07/201509:24(Xem: 4514)
Kaushambi
XỨ PHẬT TÌNH QUÊ
Thích Hạnh Nguyện - Thích Hạnh Tấn

Kaushambi 

 Thành phố cổ Kaushambi cũng đã từng là một thành phố lớn và quan trọng trong nhiều thế kỷ. Tọa lạc cạnh bờ sông Yamuna cách 51km về hướng tây nam của thành phố Allahabad ngày nay. Đức Phật đã viếng thăm thành phố này vào năm thứ 9 sau khi ngài thành đạo. 
Có một câu chuyện kể rằng, lúc bấy giờ ở tại Kaushambi nọ một gia đình thuộc giai cấp Bà La Môn có một người con gái xinh đẹp và cha mẹ nàng muốn kén một chàng rể quý xứng đáng cho nàng. Một hôm lúc ông đang làm lễ cúng tế thần thì gặp đức Phật đi lại, say mê trước hình dáng trang nghiêm và tốt đẹp của đức Phật nên ông rất lấy làm vừa lòng và muốn chọn đức Phật làm rễ của gia đình. Lúc ấy đức Phật cũng quán sát và thấy ông có nhân duyên lớn được độ nên tìm cách tế độ cho hai ông bà này. Hai bên gặp nhau quả là một duyên tốt lành cho cả hai. 
®g Bà La Môn khi ấy bèn nói đức Phật đứng chờ ông một chút và ngay tức thì ông chạy nhanh về nhà để dẫn vợ và kêu cô con gái cưng ra xem mặt chàng rễ quý. 
Lúc ấy đức Phật cố ý dẫm chân thật sâu trên mặt đất rồi đi qua một ngôi nhà khác nên khi cặp vợ chồng già đến nơi họ không tìm thấy đức Phật. Vợ ông là một người biết xem tướng nên sau khi quán sát dấu chân Phật, bà biết đây không phải là một người tầm thường và là một người đã thoát ly ái dục. Bà lúc ấy im lặng không muốn nói gì thêm với chồng mình và để chờ xem sự việc diễn tiến ra sao. 
Sau một hồi tìm kiếm hai vợ chồng thấy đức Phật đang đI từ xa và ông ta dẫn người con gái đến rồi đề nghị gả cho ngài. Đức Phật mỉm một nụ cười hiền từ và nói lên một bài kệ về trạng thái ngài chế ngự dục vọng như sau:

"Đã nhận thấy ái dục, bất mãn và tham vọng. 
Ta không thích thú gì trong dục lạc của ái tình. 
Thể xác đầy ô trược này là chi?  
Ta chẳng bao giờ muốn sờ đến nó, dầu là chỉ sờ bằng chơn"Ạ.

 Nghe đến đây hai vợ chồng Bà La Môn đắc quả A Na Hàm nhưng cô con gái Magandhiya con ông bà không hiểu nên rất lấy làm tức giận vì nghĩ rằng đức Phật chưỡi mắng nàng nên nén giận trong lòng và thề sẽ tìm cách trả thù sau này. 
Quả thật do sắc đẹp tuyệt trần của cô nên về sau cô đã được làm thứ hậu của nhà vua Udena và một dịp khi đức Phật cùng chúng tăng đến nơi này để hoằng đạo, cô cho người mắng chưởi và xua đuổi đức Phật ra khỏi thành phố. Những người được mướn thuê làm công việc này khi gặp ngài đi đâu họ cũng đi theo và chưởi rủa ngài như vầy:

"Ông là tên ăn trộm, đồ khờ dại ngu si, ông là người điên cuồng, đồ con lạc đà, đồ bò, đồ lừa. Ông là người ở địa ngục chui lên, đồ súc sanh. Ông sẽ không mong gì được lên nhàn cảnh. Hình phạt và cảnh nổi khổ đau là tất cả những gì ông có thể mong đợi. 
Ngài A Nan cảm thấy rất bực mình vì những lời chưởi rủa nhục mạ cứ mãi đi theo sau nên thỉnh ý đức Phật đi sang một làng bên. 
- Này A nan, ta nên đi đâu bây giờ? 
- Bạch đức Thế tôn, chúng ta sẽ đi đến một thị trấn khác. 
- Nếu ở nơi ấy người ta cũng chưỡi rủa và nhục mạ thì ta sẽ đi 
đâu? 
- Bạch đức Thế tôn, chúng ta lại đi đến một nơi khác nữa. 
- Này A Nan không nên nói như vậy. Nơi nào gặp chuyện khó khăn thì chính nơi ấy ta phải dàn xếp cho ổn thỏa. Và chỉ khi giàn xếp xong ta mới có quyền đi nơi khác. Và ngài dạy thêm rằng, những người này chỉ mắng chưởi trong bảy ngày mà thôi và đến ngày thứ tám họ sẽ im. Mọi chuyện khó khăn xảy ra cho đức Phật không thể kéo dài quá bảy.Về hướng đông của tịnh xá và ngay giữa một khu rừng xoài, có một bức nền thành xưa; đây là nơi Bồ tát Vô Trước đã tạo ra bộ luận Hiển dương Thánh giáo. 
Khoảng 8 hay 9 lý về hướng tây nam của thành phố là nơi ở của một con rồng hung ác. Sau khi hàng phục xong con rồng này, đức Phật đã cho in bóng ngài lại đây. Mặc dầu nơi đây thường được mọi người biết đến, tuy nhiên khi ấy không còn dấu vết nào để lại.

Cạnh bên là một ngôi tháp do vua A Dục xây dựng cao khoảng 200 feet. Gần đó là những dấu vết nơi đức Phật thường đi qua đi lại và ở đây cũng có tháp Xá lợi tóc và móng tay của ngài. Những đệ tử đức Phật thường bị khổ sở bởi các căn bịnh đau đớn hành hạ, nhưng khi cầu nguyện nơi này thì đều được chữa khỏi. 
Khi giáo pháp đức Phật ở những nơi khác suy đồi thì nơi này Phật pháp vẫn còn hưng thịnh, vì thế từ những người có dòng tộc cao sang cho đến người hạ tiện khi ai đến đây cũng không khỏi khởi niềm cảm xúc, rung động ngay cả đến rơi lệ khi họ trở về xứϮ

Ngày nay thành phố này có tên là Kausam, cũng là một ngôi làng nhỏ nằm cạnh bờ sông Yamuna. Các di tích về Phật giáo ở nơi này ngày nay cũng chẳng còn gì ngoài một trụ đá của vua A Dục và một số nền móng các chùa viện, đền tháp khi xưa.

Đến Kaushambi

 Đây là một nơi xa vắng, không tiện đường với tất cả các thánh tích khác và khó đi. Tuy nhiên để viếng thăm Kaushambi này khách hành hương có thể đi đến thành phố Allahabad bằng xe lửa hoặc máy bay. Từ đó có thể lấy xe buýt hoặc thuê Taxi đi đến Kaushambi. Đoạn đường này mất khoảng hai tiếng xe. Khi đi thăm các thánh tích khác, người ta phải trở ra thành phố chính Allahabad lấy xe hoặc tàu để đi các nơi khác. 

Ngủ lại đêm

P.W. D. Inspection House, Kaushambi, Allahabad. 
Tourist Bungalow, 35 M.G. Marg, Allahabad.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/04/2012(Xem: 11270)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
18/04/2012(Xem: 10043)
Ban cho với lòng vị tha có ý nghĩa rèn luyện từ chiều sâu của trái tim trong một thái độ rộng lượng chẳng hạn mà chúng ta không tìm cầu bất cứ một phần thưởng hay kết quả nào cho chính mình. Hãy nghĩ về hành vi từ thiện và tất cả những lợi ích của nó như chỉ hướng đến lợi ích của người khác. Mặc dù từ thiện có thể được tiến hành bởi những ai tìm kiếm lợi ích cho chính họ, chẳng hạn như ai đấy hiến tặng từ thiện nhằm để trở nên nổi tiếng, bố thí vị tha hoàn toàn không liên hệ đến lòng vị kỷ.
18/04/2012(Xem: 10418)
Chức năng đặc trưng của đại bi là gì? Như Liên Hoa Giới[1]nói trong Những Giai Tầng Thiền Quán: Khi chúng ta cảm thấy bi mẫn tự động phát sinh nguyện ước tiêu trừ hoàn toàn khổ đau của tất cảchúng sinh - giống như nguyện ước của một bà mẹ làm vơi bớt nổi khổ đau vì bệnhtật của đứa con yêu mến ngọt ngào của bà - thế thì lòng bi mẫn của chúng ta làhoàn toàn và do thế được gọi là đại bi[2].
17/04/2012(Xem: 10227)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
16/04/2012(Xem: 7111)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
16/04/2012(Xem: 8619)
ột vài người có thể nghĩ rằng, Rime (Rimed, phát âm là Remay) là một truyền thống riêng biệt của Phật giáo Tây Tạng, hay đây là một truyền thống mới, tách biệt khỏi tám dòng truyền thừa thực hành hay năm truyền thống chính. Nhưng sự thật thì không phải thế.
16/04/2012(Xem: 9171)
Chìa khóa để khơi dậy sự gia trì là lòng sùng mộ với động lực là sự ăn năn, của những cách thức cũ và từ bỏ luân hồi. Lòng sùng mộ này không chỉ là sự lặp lại đơn thuần...
14/04/2012(Xem: 8483)
Phật giáo dùng một thí dụ dễ hình dung và đầy thi vị để tượng trưng cho sự tu tập : « vượt sang bờ bên kia của đại dương khổ đau». « Vượt sang bờ bên kia» là nghĩa từ chương của chữ Ba-la-mật,tiếng Phạn là Paramita, kinh sách gốc Hán gọi là « đáo bỉ ngạn» (đến được bờ bên kia). Nhưng thật ra ý nghĩa của chữ Ba-la-mật thường được hiểu theo nghĩa bóng là « Hoàn hảo», « Hoàn thiện», « Siêu nhiên», « Đạo hạnh siêu phàm», « Đạt đuợc trí tuệ siêu việt»…
14/04/2012(Xem: 8102)
Cólẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưanhư trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sáchvở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiêndù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có baogiờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lầntrong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vaitrò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tântiến ngày nay ?
13/04/2012(Xem: 14705)
Hiện tại chúng ta niệm Phật là niệm tự tâm. Vì tự nơi mỗi chúng sanh ai cũng có Phật nhân, mà, khi đã có Phật nhân thì liền có Phật quả - là thành Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]