Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu

18/07/201509:18(Xem: 5016)
Lời Nói Đầu
XỨ PHẬT TÌNH QUÊ
Thích Hạnh Nguyện - Thích Hạnh Tấn

Lời Nói Đầu: 

Từ muôn trùng xa xôi diệu viễn, chúng tôi đã đến Ấn Độ bằng những tâm trạng vô cùng phức tạp. Những bước chân đàu dọ dẫm trên miền đất mới. Những ấn tượng sâu đậm chập chùng đã sống dậy trong tâm hồn chúng tôi. Là những đứa con của Phật, là những người đã chọn cho mình lối sống truyền thống của người thoát ly, dĩ nhiên chúng tôi luôn ao ước được đặt chân đến nơi đã từng là trụ xứ của người cha tinh thần của chúng tôi, của người cha hiền mà chúng tôi quen gọi là từ phụ.

Trong truyền thống Việt Nam, do ảnh hưởng nặng nề nền tư tưởng Khổng giáo của Trung Hoa, người cha luôn đóng vai trò của một ‘nghiêm thân’, luôn là một tàng cây vững chải cho cả gia đình nương tựa, chứa trong thân những thớ gỗ ngọt ngào đầy nhựa sống nhưng lại được bao bọc bên ngoài bằng lớp vỏ sần sùi khô cứng. Hình ảnh người cha là bóng dáng của một con người nghiêm nghị như thế đó, trong khi người mẹ là ‘từ mẫu’ luôn dịu dàng săn sóc đàn con, tâng tiu con khi bị ngã, an ủi con lúc buồn đau. Người mẹ như những chiếc cành non với những chiếc lá xanh tươi nõn nà luôn cho con những bóng mát của tình thương. Hai đấng ‘từ nghiêm’ là hai tính từ dành cho cha và mẹ. Trong đạo Phật thì khác; Đức Phật là một người cha, hình ảnh của sức mạnh và của nơi nương tựa, nhưng lại đầy tình thương của một người mẹ, nên trong đạo Phật ngài được xem là đấng Từ Phụ. Nơi sản sinh ra Ngài đối với chúng tôi vừa là quê cha, quê hương của nguồn gốc của giống nòi, lại vừa là quê mẹ, quê hương của tình thương ngọt ngào. 
Đến từ miền ôn đới Âu Châu chúng tôi đón nhận cái nóng hắt của Ấn Độ khi bước chân ra khỏi phi cơ như những ân tình nồng cháy của người cha hiền dành cho chúng tôi. Những đoạn đường chúng tôi đã qua, từng bước chân chúng tôi dò dẫm theo lối người xưa. Đây là Lâm Tỳ Ni trong hoang tàn đổ nát, nằm gần thành Ca Tỳ La vệ, một nơi mà chỉ còn lại là dư ảnh của ngàn xưa. Kia Bồ Đề Đạo Tràng với khung quang thanh nhã, với muôn người Phật tử đổ về để hưởng sái ánh hào quang đã tỏa ra từ nơi đây hơn 2500 năm về trước. Một vườn Lộc Uyển đơn côi như còn vọng về những âm thanh khi mà bánh xe pháp được chuyển lần đầu tiên, những chú nai như ngơ ngẩn kiếm tìm bóng dáng siêu thoát đã từng ngự nơi đây. Rồi cuối cùng chúng tôi đã dừng chân với nỗi ngẹn ngào tức tưởi trong thành Câu Thi Na bên bức tượng đẹp tuyệt vời của người xưa. Qua màn lệ mỏng hình ảnh Ngài như sống dậy, nét mỉm cười vượt khỏi không gian và thời gian như đang chê trách đứa con ngu: ‘Cha vẫn còn đây, nào đã mất. Ngày nào giới luật còn được giữ nghiêm minh thì ngày ấy ta còn hiện hữu ở cõi đời này.’

Trên suốt đoạn đường dĩ nhiên còn nhiều nơi mà đức Phật đã lưu lại những bước chân lịch sử. Một số nơi khác những đứa con Ngài đã làm rạng danh. Từng nơi, từng nơi chúng tôi đều tìm đến, đến để nhớ, để thương và để tìm thêm chất liệu cho cuộc hành trình đi về nẻo sáng. Cuộc hành trình tâm linh là kinh nghiệm cá nhân và không thể dùng lời mà diễn tả được, chỉ có cuộc hành trình trên con đường sỏi đá là có thể ghi lại mà thôi. Trong tâm trạng muốn sang xẻ nỗi niềm ấy với tất cả mọi người, chúng tôi cố gắng ghi lại những lịch sử và quang cảnh của các Phật tích nơi Ấn Độ. Dĩ nhiên với những kinh nghiệm non nớt và những tư duy ấu trĩ chúng tôi còn nhiều sơ xuất trong cuốn tài liệu này. Kính mong những bậc cao minh vui lòng góp ý chúng tôi chân thành nhận lãnh. 
Chúng con cũng muốn nhân đây để tỏ lòng tri ân của chúng con đối với Thầy Bổn Sư, Thượng Tọa Thích Thượng Như hạ Điển viện chủ chùa Viên Giác Đức Quốc, và quý Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức tăng ni trong giáo hội Phật Giáo Âu Châu, đã có công dạy dỗ, đào tạo và tạo nhân duyên cho chúng con có được những kinh nghiệm hôm nay và những phước duyên mà chúng con đã gặp trên quảng đường tu tập. 
Chúng tôi cũng xin hồi hướng công đức đến tất cả quý Phật tử đã có công đóng góp bằng tất cả hình thức trực tiếp hay gián tiếp, vật chất hay tinh thần, để giúp đỡ chúng tôi trên con đường tu học. Nguyện cầu cho tất cả chúng sanh mọi loài sớm quay về với ánh sáng giác ngộ và sớm bước lên quả vị giải thoát của bậc chánh giác.

Cung kính

Tỳ Kheo Thích Hạnh Nguyện 
Tỳ Kheo Thích Hạnh Tấn-Vô Thức.


Chân thành cảm ơn quý tác giả và thầy Nguyên Tạng đã gởi tặng phiên bản điện tử của quyển sách này. (Tâm Diệu - 5-2000)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/01/2012(Xem: 9321)
Những ai muốn đi gặp mùa xuân thì phải đứng dậy, giã từ u tối của đêm đông, thắp sáng tâm mình bằng ánh lửa tỉnh thức được đốt cháy trong nguồn năng lượng tình thương.
22/01/2012(Xem: 6859)
Chư Phật, Bồ-tát biết rõ cuộc đời là ảo mộng, đã là ảo mộng thì còn gì quan trọng nữa để lôi cuốn chúng ta chìm trong mê muội. Điều thiết yếu là chúng ta phải khắc tỉnh...
21/01/2012(Xem: 17310)
Tập sách này, đa phần ghi lại những mẫu chuyện Phật đã dạy qua các kinh, phụthêm phần lý giải để chúng ta có thể rút ra được những bài học cho bản thân. Những gì ghi trong đây có thể sẽ làm ta khó chịu và bất an vì nó không giốngvới những gì ta đang suy nghĩ và hành động. Nó khiến ta hay có thái độ tránh né.Dù thế, qui luật Duyên khởi vẫn đang vận hành chi phối tất cả. Ta gieo một cáinhân, đủ duyên ta có một cái quả. Cuộc đời cứ thế mà trôi. Ta, thì gieo và gặt.Luật nhân quả, cứ thế mà xoay vần. Không chờ đợi, không cảm thương... Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
21/01/2012(Xem: 7960)
Vào một ngày đầu năm, tiết trời ấm áp, vạn vật như đồng loạt hân hoan chào đón ánh xuân. Quốc vương đưa hoàng gia và các quan văn võ cận thần đến một tu viên nổi danh trong thành...
19/01/2012(Xem: 6228)
Chu Mạnh Trinh là khách hành hương tới Hương Sơn để hưởng thú "bầu Trời, cảnh Bụt" nhưng thật ra là đang viếng cảnh biển xanh biến thành nương dâu đang hiện tướng trong tâm thức cuả chính mình. Chim ríu rít cúng dường hoa trái, cá lặng lờ vùng vẫy nghe kinh; là khi Tâm kinh biến thành Chân kinh
18/01/2012(Xem: 10087)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
18/01/2012(Xem: 8111)
Ai bảo thiền sưkhông biết trồng hoa chứ! Các Ngài còn trồng hoa trên đá nữa kìa. Mắt thấy sắctai nghe tiếng mà không dính là trồng hoa trên đá. Do không dính nên không cầnphải gỡ. An nhàn tự tại. Đóa hoa tâm mặc sức mà sắc sắc không không giữa muônhồng ngàn tía, biến hóa khôn lường, không đóa hoa nào dám sánh cùng. Thiền sưkhông để cho danh lợi làm hoen mờ đôi mắt, thấy là phủi liền. Cho nên các Ngàicó đôi mắt sáng, không bị nhậm nên không cần phải đeo kính viễn kính râm. Sựvật vì thế không bị đổi màu, nhãn quan vì thế không bị chinh nghiêng... Chư Phật ra đời chỉ cho chúng sanh con đường thoát khổ, khả năng thoát khổ nằm trong tầm tay của chúng ta. Bởi ta tự buộc nên ta phải tự mở.
18/01/2012(Xem: 7380)
Đại lực Độc long dùng mắt quan sát, thấy một người yếu đuối bị chết, một người mạnh khoẻ rồi cũng bị chết. Thấy vậy, Độc long bèn thọ giới một ngày xuất gia...
18/01/2012(Xem: 12506)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linhthiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng,ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại. Kinh điển Phật giáo có nhiều huyềnthoại về Đức Phật liên quan đến rồng, chẳng hạn như: Chín rồng phun nước tắmcho thái tử khi mới đản sinh, Rồng che mưa cho Phật, Phật hàng phục hỏa long,Long vương nghe kinh Thập thiện, Long nữ thành Phật…
18/01/2012(Xem: 8725)
Tưởng không có gì reo ca trong tâm mình. Một ngày đi ngang cổng một tu viện, thấy một thầy tu áo đà vừa bước vào cửa, tay nải khoác vai nhẹ nhàng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]