Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

30/04/201515:35(Xem: 8296)
Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Hunzas – Bộ tộc 900 năm trở lại đây không có ai bị ung thư

Trên thế giới có nhiều dân tộc kỳ lạ, mà những đặc điểm của họ khiến người ta phải kinh ngạc, bộ tộc mà chúng tôi muốn giới thiệu ở đây là bộ tộc Hunzas, họ là tộc người khỏe mạnh nhất trên toàn thế giới.
 
https://acquamuse.files.wordpress.com/2012/06/hunza-people.jpg
Tự cung tự cấp đầy đủ cho chính mình, không tranh đấu với nhân thế khiến cho những người Hunzas có được tâm thái ôn hòa, khỏe mạnh và trường thọ. Hình ảnh các cụ ông đều trên 100 tuổi
 
bo toc hunzas 2http://www.ellenjabour.com/WFiles/images/conteudo/detalhe/152/849571a2f79d4c4e991c2b1d2726e921.jpg
Các loại trái cây thơm ngon, nuôi dưỡng người dân Hunzas.
 
Cụ bà Hunza tuổi từ 120-140 năm vẫn khỏe mạnh lao động ngoài trời
 
Người Hunzas tụ tập ở phía tây bắc Pakistan và cao nguyên Pamir tiếp giáp với dãy núi Himalaya, dân tộc này có khoảng gần 60.000 người, trong hơn hai ngàn năm qua, họ hầu như hoàn toàn cách ly với thế giới bên ngoài, nhưng hiện tại đã trở thành một bộ phận phía Tây của Pakistan. Họ được coi là dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới, theo những gì mà người dân trong bộ tộc cho biết, 900 năm nay không có ai bị ung thư.
Người hunzas không những khỏe mạnh, không có gì lạ khi họ tự nhiên sống lâu hơn, tuổi thọ trung bình của người dân Hunzas là hơn 100 năm, hơn nữa họ rất hiếm khi bị bệnh, trong bộ tộc hầu như không thấy có ai bị bệnh ung thư, bệnh tim, bệnh huyết áp và các bệnh mãn tính thường thấy ở con người hiện đại, ngoài ra, dung mạo bề ngoài, thể chất và năng lực của họ cũng trẻ hơn nhiều hơn so với độ tuổi thực tế: ông nội 145 tuổi cũng có thể nhảy để chơi bóng chuyền, bà nội hơn 90 tuổi trông chỉ như mới 40-50 tuổi.
 
        http://www.hunzaguidespakistan.com/clients/hunza/venders/editor/ckfinder/userfiles/images/Autumn%20Hunza.jpg
 
Thung lũng miền Bắc Pakistan vào mùa thu tháng 9 nơi người Hunzas sinh sống
 
http://hunzo.yolasite.com/resources/Grapes%20in%20the%20Hunza%20Valley.jpg
Thung lũng mùa Xuân
 
http://hunzo.yolasite.com/resources/Grapes%20in%20the%20Hunza%20Valley%201.jpg
http://redwoodbarn.com/images/peachriooso2.jpg
Cây nho và cây đào người Hunza trồng
 
Đồ chay là chủ yếu, ăn rau xanh để sống
Các nhà nghiên cứu cho biết: Nguyên nhân người Hunza sống trường thọ, chủ yếu là do chế độ ăn uống của họ bao gồm chủ yếu là các loại trái cây và rau quả tự nhiên. Người Hunzas gần như không ăn thức ăn từ động vật, các loại thịt và sữa chỉ chiếm 1,5% calo trong khẩu phần ăn của họ; thịt đối với họ mà nói là thực phẩm xa xỉ, một năm chỉ có một hoặc hai lần trong các dịp lễ hội mới xuất hiện. Thông thường, họ coi rau và trái cây thiên nhiên là thực phẩm chủ yếu, vì môi trường thiếu thốn nhiên liệu chất đốt, do đó các loại rau chủ yếu là ăn sống, cho nên họ có thể hấp thụ rất nhiều vitamin, khoáng chất bổ dưỡng từ thiên nhiên.
 
Ngoài trừ các loại rau xanh và trái cây (trái cây chủ yếu là dâu và hạnh nhân), người Hunzas trong số các loại ngũ cốc thường dùng nhiều lúa mì và gạo kê, họ hay ăn với đậu Ai Cập, đậu nành, lúa mạch và đậu Hà Lan v.v… hòa trộn với nhau, thành một loại thực phẩm gọi là “Ca Ba Đế”. Trong quá trình sản xuất, họ không loại bỏ lớp vỏ và chồi mầm, do vậy, những phần chứa các chất dinh dưỡng được giữ lại trong đó. Trong các thành phần của các loại sữa, chủ yếu là chế biến từ sữa dê và các sản phẩm gia công như váng sữa hoặc sữa lên men mà ra.
Ngoài các loại trái cây và rau quả tự nhiên, đồ uống mà họ thường dùng là nước đá tan chảy từ những dòng sông băng, nguồn nước này thông thường cũng là nguồn nước mà người Hunzas dùng để trồng trọt các loại cây trái. Người Hunzas chăm sóc các loại trái cây và rau quả mà không sử dụng thuốc trừ sâu, hay phân bón hóa học, mà sử dụng phân của gia súc, phế liệu thực vật, lá cây rụng v.v… để làm phân ủ, như thế vừa không ô nhiễm vừa có được nguồn dinh dưỡng phong phú cho cây.
 
Chế độ ăn uống chủ yếu là ăn chay, với nguồn lương thực tự nhiên không bị ô nhiễm, sinh sống trong môi trường tự nhiên không bị phá hoại, lại thêm với tính cách vui vẻ và biết đủ của người dân Hunzas, không có gì khó hiểu khi họ được vinh danh là “Dân tộc khỏe mạnh nhất thế giới” hay “Trường Thọ Quốc”!
 
 
https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/01/01/eb/0101ebfabe903652efe83d009fb3e03d.jpghttp://www.globerovers-magazine.com/wp-content/uploads/2014/10/PAK_1452-w1.jpg
http://i2.wp.com/hunza.cc/wp-content/uploads/2014/10/hunza-girl.jpg?fit=1024%2C1024
Bé gái và Thiếu Nữ người Hunza trông rất hồn nhiên
 
Biên dịch: Tuệ Minh – theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Việt( có bổ sung)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 8763)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6820)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7942)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7877)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9654)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7487)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9863)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12951)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12564)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
05/09/2014(Xem: 8268)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]