Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phải làm sao để chồng cho phép tôi đi chùa?

16/04/201508:30(Xem: 8136)
Phải làm sao để chồng cho phép tôi đi chùa?


Hoa cuc quang duc (7)

Phải làm sao để chồng cho phép tôi đi chùa?
TỔ TƯ VẤN Báo Giác Ngộ 


Việc dành quá nhiều thời gian cho chùa mà bỏ bê việc nhà, hay xong lễ rồi mà còn nấn ná cà kê ở chùa quá lâu, nếu không xảy ra thị phi thì cũng khiến cho vợ (chồng, con cái) ở nhà chờ đợi, trông ngóng rồi nảy sinh nghi ngờ, bực bội.

HỎI: Nhân duyên đưa tôi đến với đạo Phật là từ ngày mẹ chồng lâm bệnh, sau khi bệnh viện trả về, mẹ được các thầy tụng kinh cầu nguyện nên ra đi rất nhẹ nhàng. Tang lễ và các tuần thất về sau cả nhà tôi đều tụng kinh niệm Phật cầu siêu cho mẹ, vào các ngày 14 và 30 thì lên chùa sám hối, nghe thầy trụ trì thuyết giảng. Từ đó tôi đã hiểu được Phật pháp và những điều hay lẽ phải cần thực hành trong đời sống hàng ngày. Sau này, mỗi tối tôi đều cố gắng thu xếp công việc để lên chùa tụng kinh, tôi thấy thân tâm mình an lạc vô cùng. 

Nhưng tôi đi chùa một thời gian thì chướng duyên xảy ra. Những người bạn đạo bắt đầu để ý tôi từng li từng tí một: Rồi chuyện không họ nói có, chuyện bé họ lại xé ra to, chuyện một họ nói mười. Họ thêu dệt lên những chuyện không đâu làm tôi chán nản, vì thế mà tôi không đi chùa nữa. Sau đó được quý thầy và những bạn đạo khác khuyên nhủ, động viên tôi mới đi chùa trở lại. 
 
Và như thế thời gian cứ êm đềm trôi đi được khoảng ba năm. Nhưng gần đây lại có một số bạn đạo xấu bụng dựng chuyện bịa đặt về tôi đủ điều. Và đau lòng nhất là chuyện đã đến tai chồng tôi. Anh ấy đã cấm tuyệt không cho tôi đi chùa nữa. Tôi thật sự rất buồn, lòng nặng trĩu. 

Mỗi đêm tôi thường xem quý thầy giảng kinh ở trên mạng, và nhờ đó mà nhẹ lòng đôi chút. Sự thật thì tôi rất muốn đi chùa tụng kinh, nhưng nếu chồng tôi cứ cấm không cho tôi lên chùa như thế này mãi thì làm sao? Hay nhân duyên của tôi đến với chùa đã hết? Ở nhà tôi có thờ Bồ-tát Quan Âm, mỗi ngày tôi đều thắp nhang và đọc chú Đại bi một lần. 
 
Nay tôi gửi những dòng tâm sự đến quý Báo, mong hãy giúp tôi. Tôi phải làm sao để chồng hiểu mà không ngăn cấm tôi lên chùa nữa, để gia đình chúng tôi luôn hòa thuận và hạnh phúc.

(LÊ QUỲNH, [email protected])

ĐÁP:

Bạn Lê Quỳnh thân mến!

Chùa là của bá tánh thập phương. Có người đi chùa là những Phật tử thuần thành, hiểu đạo nhưng có không ít người thì mới sơ cơ nên việc chín người mười ý hay thi thoảng có hiểu lầm, va chạm giữa các đạo hữu với nhau là chuyện bình thường. Dẫu rằng, tất cả đều có tâm hướng Phật, nhiệt thành hộ pháp, nguyện tu nhân tích đức, mong bỏ ác làm lành nhưng mỗi người mang một nghiệp riêng nên suy nghĩ, nói năng và hành xử của họ rất khác biệt, dẫn đến dễ đụng chạm nhau.

Qua tâm sự của bạn, chúng tôi biết bạn có đạo tâm nhưng có thể do cách nói năng và hành xử của bạn vụng về, thiếu tế nhị, không mấy ý tứ đã khiến các đạo hữu khác chẳng hài lòng (nếu không muốn nói là thấy ghét). Đơn cử như, bạn là người đến sau mà thể hiện sự tự tin và năng nổ hơn, đóng góp công đức nhiều hơn, thân thiết với chư Tăng hơn v.v… 
 
Làm được những việc này tuy rất tốt nhưng nếu không biết khiêm nhường, có chút bóng dáng của ỷ lại, ngã mạn thì ngay lập tức bị phản ứng, phê phán. Ở đời, thể hiện cái tôi cá nhân có thể khiến người khác nể trọng hoặc sợ hãi nhưng ở chùa thì ngược lại, cái tôi cá nhân cần xóa bỏ bớt để sống chung hài hòa.

Đáng ra, sau lần va chạm thứ nhất với các đạo hữu, được quý thầy khuyên nhủ và đi chùa trở lại, bạn đã rút ra kinh nghiệm cho mình. Đi chùa phải đúng pháp mới có an lạc! Đoan chắc với bạn, đến giờ làm lễ bạn lên chùa, tụng niệm xong nếu có cúng dường hay thăm hỏi quý thầy và đạo hữu một tí rồi về nhà ngay thì không xảy ra bất cứ điều gì thị phi cả. 
 
Có không ít trường hợp, trước và nhất là sau giờ tụng kinh, tụm năm tụm ba mà không nói chuyện Phật pháp hay chia sẻ kinh nghiệm tu học, nói toàn chuyện trên trời dưới đất, trong đạo ngoài đời, ông này bà nọ… và hậu quả là không ít chuyện vạ miệng xuất phát từ đây. Mặt khác, việc dành quá nhiều thời gian cho chùa mà bỏ bê việc nhà, hay xong lễ rồi mà còn nấn ná cà kê ở chùa quá lâu, nếu không xảy ra thị phi thì cũng khiến cho vợ (chồng, con cái) ở nhà chờ đợi, trông ngóng rồi nảy sinh nghi ngờ, bực bội.

Lần va chạm thứ hai thì nghiêm trọng hơn, những người ‘ghét’ bạn đã thông tin về gia đình và hậu quả là chồng bạn đã cấm tuyệt, không cho bạn đi chùa nữa. Tiếc rằng, bạn không nói rõ “những bạn đạo xấu bụng dựng chuyện bịa đặt về tôi đủ điều” cụ thể là điều gì để cùng nhau tháo gỡ. Nhưng xem cách hành xử quyết liệt của chồng bạn thì thấy anh ấy đã rất bực bội, thậm chí có thể nghi ngờ bạn nhân đi tụng niệm rồi có quan hệ thân thiết với ai đó ngoài luồng.

Ngay đây, bạn phải cần nhìn lại chính mình, xem xét cho thật kỹ để thấy được mình có khinh suất điều gì, với ai, lúc nào hay không. Chúng tôi tin rằng, những Phật tử đi chùa không ai rảnh và ác đến độ dựng chuyện không mà thành có cho bạn, càng không muốn gia đình bạn phải xào xáo mà không có duyên cớ, vì như thế là bị tổn phước, là làm điều tội lỗi. Bạn hãy tìm cách tâm sự với chồng để biết rõ người ta đã “dựng chuyện bịa đặt” cho bạn là những chuyện gì. Sau khi tìm hiểu và suy ngẫm kỹ, nếu thấy có lầm lỗi thì hãy thành tâm sám hối với mình, với chồng và nguyện sửa chữa, khắc phục.

Ngược lại, nếu bạn thấy mình bị hàm oan thì cũng nên nói rõ cho chồng biết, khẳng định không có những chuyện như vậy. Trong trường hợp này, bạn cần thưa rõ sự việc với thầy trụ trì đồng thời thỉnh thầy trợ duyên hòa giải giúp cho. Bạn và chồng nên sắp xếp thời gian đến chùa để nghe thầy trụ trì khuyên giải. Với tư cách và đức độ của mình, thầy trụ trì sẽ giúp cho chồng bạn ghi nhận chính xác những sinh hoạt và ứng xử của bạn trong lúc đi chùa. Nếu bạn thực sự trong sáng thì sự xác chứng của thầy trụ trì sẽ giúp hóa giải các “dựng chuyện bịa đặt” và minh oan cho bạn.

Nếu hướng giải quyết này thành công, bạn có thể được chồng cho phép tiếp tục đi chùa trở lại thì nên rút kinh nghiệm. Gia đình là quan trọng nhất, cần dành thời gian cho gia đình. Tu học đúng pháp thì phải có an lạc, đi chùa mà để những việc thị phi ảnh hưởng làm xáo trộn đến hạnh phúc gia đình là điều hoàn toàn không đúng và không nên. Bạn có thể chỉ đi chùa một tháng hai lần vào ngày 14 và 30 cùng với các ngày lễ lớn mà thôi. Hoặc bạn có thể đi chùa mỗi tối như trước đây nhưng tụng niệm xong thì về, không nên la cà thị phi dễ sinh phiền phức.

Trong khi chờ đợi sự việc được giải quyết êm đẹp, những ngày không đi chùa, bạn có thể tụng kinh, niệm Phật một mình ở nhà (theo đúng nghi thức ở chùa). Nếu được thì nên chí thành sám hối nghiệp chướng, hóa giải oan gia trái chủ nhiều đời kiếp với chúng sanh. Hãy nỗ lực tu dưỡng, phục thiện để trở thành người vợ đảm đang, người mẹ hiền đồng thời dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình và chồng con thì chắc chắn chồng của bạn sẽ hiểu, yêu thương và hỗ trợ việc tu học của bạn.

Chúc bạn tinh tấn!

TỔ TƯ VẤN
([email protected])
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 8764)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6825)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7944)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7879)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9654)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7488)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9869)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12954)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12566)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
05/09/2014(Xem: 8269)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]