Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy nghĩ về thế kỷ mới của người tu

11/04/201508:04(Xem: 5992)
Suy nghĩ về thế kỷ mới của người tu

Phat Thich Ca 4
SUY NGHĨ VỀ 
THẾ KỶ MỚI CỦA NGƯỜI TU PHẬT
Hòa thượng Thích Thanh Từ

Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.

Đức Phật sau bốn mươi chín ngày đêm thiền định dưới cội bồ-đề, khi sao Mai vừa mọc Ngài liền thành đạo và tuyên bố: Như Lai là người đã diệt tận cội gốc vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, thật sự an vui giải thoát. Bài pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển là bài Tứ Diệu Đế, đức Phật nói về bốn chân lý chắc thật của cuộc đời là Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Trong đó, khổ là một lẽ thật của cuộc đời. Mới nghe qua, chúng ta thấy dường như đạo Phật thật là bi quan. Nhưng đi sâu vào, thấm nhuần giáo lý của đức Phật rồi, chúng ta thấy ngược lại. 

Bởi Phật nói khổ (khổ đế) là ở trên quả mà nói, vì quả là cái người ta dễ thấy dễ biết. Khi biết được quả rồi, thì Ngài liền chỉ đến nhân. Nguyên nhân nào tạo ra quả khổ ấy (tập đế). Khi biết rõ nguyên nhân rồi, chúng ta liền dẹp hết nhân (đạo đế) thì khổ nhất định sẽ không còn, chừng ấy quả an vui giải thoát sẽ hiện tiền (diệt đế). Vậy vui là mục đích đức Phật nhắm đến, khổ là chỗ đức Phật chỉ ra để chúng ta tìm lại nguyên nhân và dẹp sạch nó đi thì quả vui sẽ đến với chúng ta.

Các nhà khoa học cũng thế, luôn luôn phăng tìm manh mối của vạn tượng sum la này; căn cứ trên quả mà phăng tới nhân, không bao giờ đi từ nhân tới quả. Vì quả dễ thấy, dễ nói hơn nhân. Ví dụ bây giờ chúng ta có quả cam ngon, người thưởng thức được quả cam sẽ hỏi: Quả cam này từ đâu mà có? Tự nhiên chúng ta sẽ giải thích: Từ hạt cam ương lên, nẩy mầm, ra cây, có lá, có hoa rồi kết thành trái. 

Vậy quả là cái hiện thấy, chứng minh được. Còn nhân thì đã cũ đã xưa rồi, chúng ta khó có thể chỉ cho người khác thấy tường tận được. Đó là việc cụ thể. Cho nên tinh thần Phật dạy rất thích hợp với khoa học hiện giờ, hay ngược lại khoa học hiện giờ rất thích hợp với tinh thần của đạo Phật. Vì thế, đạo Phật rất thực tế, luôn trung thực với cuộc đời chớ không phải bi quan yếm thế như nhiều người vẫn nghĩ.

Có thể nói, trở lại phăng tìm cội gốc của mọi sự khổ để diệt trừ nó, sống lại với con người chân thật của chính mình là một việc làm khoa học trên khoa học. Tại sao chúng tôi dám nói như vậy? Là vì khoa học tìm kiếm phát minh về vật chất để phục vụ cho con người vật chất. Mà con người vật chất lại là một con người tạm bợ, vô thường, sáng còn tối mất.

Khoa học có thể cống hiến cho nhân loại những thành tựu mới lạ tinh vi nhằm thỏa mãn cuộc sống tiện nghi cho họ, nhưng không thể ngăn chặn được lòng tham lam, sân hận, si mê nơi con người. Mà hễ còn tham lam, sân hận, si mê là còn khổ đau. Bởi vì với một con người đầy dẫy tham sân si, thì càng phát minh chỉ càng đưa đến tranh đấu, giành giựt và cuối cùng đi đến đánh nhau rồi chết chóc, thù hận mà thôi.

Thí dụ chỉ cần một trái bom nguyên tử trong bàn tay của kẻ hiếu chiến thì không quá một phút, có cả hàng vạn người tan nát ra tro, chưa kể đến những tổn thất vật chất khác nữa, thật là tội lỗi! Như vậy khoa học chỉ càng gieo rắc khổ đau thêm cho nhân loại, chớ không thể đem đến an vui hạnh phúc được. Nói như vậy không có nghĩa chúng tôi phủ nhận những thành tựu lớn lao của khoa học. Nhưng nếu được vừa tìm lại mình, vừa biết hết bên ngoài thì hay biết mấy! Đức Phật dạy chúng ta xoay lại chính mình trước, đoạn tận mọi thứ phiền não si mê rồi thì tự nhiên sẽ chinh phục được vũ trụ bên ngoài sau, là vì vậy.

Chúng ta dù biết hết cả vũ trụ ở ngoài mà không biết mình thì đã thực tế đâu? Phát minh được những việc bên ngoài, giúp đỡ cho cái thân tạm bợ mà cho là quan trọng, trong khi phát minh cái chân thật bất sanh bất diệt của mình để nhận và sống được với nó thì chúng ta lại xem thường, lại lơ là! Tại sao các nhà bác học giam mình trong phòng kín nghiền ngẫm về một vấn đề nào đó thì cho là tích cực; trong khi ngồi lại, thiền định yên lặng để tìm ra con người chân thật nơi mình thì lại xem là tiêu cực? Như vậy cái nhìn của chúng ta có đúng không?

Đạo Phật là đạo của trí tuệ và từ bi, đạo của giác ngộ giải thoát. Tất cả pháp môn của Phật dạy đều phải trở về chỗ chân thật của mình bằng chính định lực và trí tuệ của mình. Trở về được chỗ chân thật là an vui hạnh phúc, chấm dứt mầm mống của mọi sự khổ đau. Lúc đó, chúng ta mới có thể thông cảm, tha thứ, thương yêu và giúp đỡ đồng loại như chính bản thân mình. 

Cho nên chúng ta cứ cầu giải thoát, mà không biết giải thoát ra sao, muốn được hạnh phúc mà không biết thế nào là hạnh phúc? Thật ra hạnh phúc chân thật trong đạo Phật chính là giác ngộ giải thoát. Mà giải thoát là biết cái hư giả của thân và tâm này, nên không còn lệ thuộc vào nó, không chạy theo nó, không còn tạo nghiệp nữa. Không còn tạo nghiệp tức là không còn khổ đau. Không còn khổ đau tức là hạnh phúc.

Với người biết tu thì cuộc sống vật chất của thân tứ đại này không có gì quan trọng cả. Phải làm chủ được mình, giúp mọi người cùng vượt lên trên những thứ phiền não trói buộc, sống an vui giữa những thay đổi của cuộc đời, chết thảnh thơi nhẹ nhàng như thay một chiếc áo mới, là mục đích chính của người tu Phật. Chúng ta nhìn lại xem những vị tu hành thâm nhập đạo lý sâu, sống được với đạo, không bao giờ lắc đầu chặc lưỡi thở dài, mà thường cười hoài. Bao nhiêu đó cũng đủ cho thấy đạo Phật đến với cuộc đời như thế nào rồi. Đặc biệt là đạo Phật ở nước ta.

Trong thời Lý-Trần, đạo Phật được xem như Quốc giáo. Với một nền giáo lý nhập thế cơ bản, Phật giáo Việt Nam luôn có mặt, luôn gắn bó với vận mệnh của đất nước. Lúc thăng lúc trầm, khi ẩn khi hiện, nhưng chưa bao giờ vắng thiếu trên đất nước ta. Đó chính là chân tinh thần đạo pháp không lìa thế gian, không lìa cuộc đời mà có vậy. Nếu không thế thì đạo Phật không thể tồn tại trong lòng dân tộc, trong lòng nhân loại được.

Cho nên khoa học càng tiến thì nền tảng đạo đức của con người lẽ ra phải càng cao, giá trị tâm linh phải càng sáng mới có thể dừng bớt những nguy cơ cho nhân loại. Nếu chúng ta chưa thấy rõ tầm quan trọng đó thì nền khoa học hiện đại bước vào thế kỷ mới sẽ không thể cứu vãn nhân loại thoát khỏi mọi thứ hiểm họa được. Thiên tai, bệnh tật, chiến tranh, nghiện ngập v.v.... đều xuất phát từ một nền tảng đạo đức suy đồi, từ lòng tham lam và si mê vô bờ của con người.

Chúng tôi thiết nghĩ, không thể có được nguồn an vui hạnh phúc chân thật khi con người chưa nhận ra và diệt trừ được nguồn gốc của khổ đau. Không thể có được một nền văn minh sáng rực khi giá trị tâm linh của con người đã bị lu mờ. Muốn thế, nhân loại phải biết trở lại với cái chân thật luôn hằng hữu bên mình. Bởi vì phát minh và làm chủ được chính mình cũng có nghĩa là phát minh và làm chủ được toàn thể vũ trụ này.

Muốn thế, chúng ta hãy thử một lần đến và chiêm nghiệm giáo lý của đức Phật bằng chính sự thực hành của mình xem sao!

Trích sách Nguồn An Lạc
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/09/2010(Xem: 8369)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 5749)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
20/09/2010(Xem: 5903)
Bài viết dưới đây tóm lược lại hai câu chuyện được ghi chép trong kinh sách, tả lại những cảnh ganh tị, hận thù, tham vọng,... đã xảy ra khi Đức Phật còn tại thế.
20/09/2010(Xem: 11944)
Phật pháp như thuốc hay, nhưng tùy theo căn bệnh. Có điều, không phải như thuốc Tây, được bào chế như thế nào thì đồng loạt các người bệnh dùng như vậy, chỉ hơi khác nhau về cân lượng tùy theo thể trọng của mỗi người. Phật pháp tuy cũng một pháp môn có thể được truyền dạy cho nhiều người như nhau, nhưng để cho sự thực hành có hiệu quả hơn, cũng cần phân biệt thành phần xã hội, trình độ nhận thức, và kinh nghiệm từng trải của mỗi người mà phương pháp thực hành có thể một vài sai khác.
20/09/2010(Xem: 5426)
Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, thiền sư Mãn Giác nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống-chết của đời người, và nói lên sự hiện hữu của cái "Bản lai diện mục"...
19/09/2010(Xem: 5562)
Nằm cách cách sân bay quốc tế Bangkok, Thái Lan, 16 km về phía Bắc, tu viện Wat Phra Dhammakaya là khu điện thờ khổng lồ nằm ở quận Khlong Luang. Hình dáng ngôi đại Già lam trông giống một con tàu vũ trụ hay sân vận động hơn là một ngôi chùa truyền thống ở Thái Lan nói riêng và thế giới Phật giáo nói chung.
19/09/2010(Xem: 8117)
Đức Thế Tôn đã cẩn trọng để lại cho chúng ta rất nhiều tiêu chuẩn thẩm định chánh pháp như Duyên khởi, Tứ y cứ, Nhị đế, Tam pháp ấn v.v… Trong đó, Tứ y cứ là một thước đo quan trọng nhưng ít được đem ra sử dụng một cách rộng rãi và triệt để, nếu không nói là bị lãng quên.
19/09/2010(Xem: 5622)
Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.
19/09/2010(Xem: 5513)
Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
18/09/2010(Xem: 13038)
Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thường này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567