Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Động Tuyết Sơn

10/04/201512:01(Xem: 8552)
08. Động Tuyết Sơn

 

TRONG ĐỘNG TUYẾT SƠN 
TENZIN PALMO và CUỘC SUY TẦM CHÂN LÝ 
Nguyên tác : Cave in The Snow Tenzin Palmo and The Quest For Enlightenment 
Tác Giả: Vickie Mackenzie - Người Dịch: Thích Nữ Minh Tâm

CHƯƠNG TÁM 

ĐỘNG TUYẾT SƠN 

  
Tenzin Palmo và nhóm bạn đồng hành bắt đầu trèo lên ngọn núi sau tu viện Tayul Gompa, hướng tới hang động trong dãy Tuyết Sơn.  
  
Họ bám vào đá, rướn người leo lên từng bước, từng bước một; họ leo cao, cao mãi, bỏ lại sau lưng thế giới loài người. Họ kiên trì cẩn thận leo lên cao, cao hơn nữa. Hơi thở họ đã khó nhọc, nặng nề; buồng phổi họ như bị sức ép không khí trên độ cao hơn 1000 bộ này ở rặng núi tuyết nén chặt lại muốn vỡ tung. Cuộc leo núi này thực sự không phải trò đùa hay một trò chơi mạo hiểm. Những người bị yếu tim hay người có máu xây xẩm không thể lên tới độ cao này được. Đường dốc núi thật cheo leo, nguy hiểm đến rợn người. Các tảng đá lớn nhỏ chất chồng lên nhau, có hòn thì sần sùi lởm chởm, có hòn thì sắc bén cứa đứt cả tay, có hòn thì chênh vênh nhô tận ra ngoài, chỉ cần sơ ý một chút hay sẩy nhẹ chân cũng đủ toi mạng.  
  
Tuy nhiên, không dễ bị khuất phục, đoàn người Tenzin Palmo vẫn bám chặt leo lên từng bước. Sau hai giờ leo núi vất vả, họ bất thần nhìn thấy động núi.  
  
Hang động này nằm tọt trong hốc núi, và như là có bàn tay "ngụy trang" khéo đến nỗi họ súyt không nhận ra được. Động tuyết này không giống như các vòm cửa hang động trong các cuốn phim tưởng tượng của Hollywood. Nó cũng không có lỗ sâu đen ngòm, bụi bặm, dơ dáy như các hang động của các người thời cổ đại. Động tuyết này chỉ là một vách đá nhô ra lơ lửng trên sườn núi, và 3 phía đều toang hoác. Trần động thấp chủm nên người ta không thể nào đứng thẳng người lên được nếu chui vào bên trong. Mái động là một vách đá lởm chởm nhô ra ngoài, lưng động nghiêng nghiêng cheo leo theo sườn núi, và bên ngoài dưới gờ vách đá là một dốc nhọn hình chữ V chạy dài xuống thung lũng Lahouli. Suy cho cùng, đây là một nơi trú ẩn mong manh, không kiên cố và có thể dễ bị sụp bất ngờ. Nó chỉ là một lỗ hổng nhỏ tụt vào trong hốc núi, rộng độ 10 bộ bề ngang và 6 bộ chiều sâu; trông nó giống như một cái tủ áo vậy. Có thể nói, động tuyết này như một cái lò giam cô đơn.  
  
Tenzin Palmo đứng sát mép vực và quan sát quang cảnh chung quanh. Cảnh trí thật thanh tịnh, hùng vĩ, và cô liêu. Trước mặt cô, theo hình vòng cung 180 độ là dãy Hy Mã Lạp Sơn phủ tuyết trắng xóa, bao la đến nỗi Tenzin có cảm tưởng như mặt chạm mặt với núi vậy. Nhìn đâu cũng thấy núi và núi, tuyết và tuyết. Bây giờ là mùa hè nên chỉ có đỉnh núi phủ tuyết; nhưng vào 8 tháng mùa đông thì tuyết đổ xuống dầy đặc tạo thành một bức thành trì trắng toát khổng lồ nổi bật trên nền trời xanh lơ, không gợn một chút mây. Ánh sáng mặt trời chiếu xuống núi trong suốt như pha lê, chan hòa trên mọi vật khiến cảnh sắc thêm lung linh tươi đẹp. Không khí thì dễ chịu, trong lành. Sự yên tĩnh ở đây thật sâu lắng. Người ta chỉ nghe tiếng róc rách nhè nhẹ của dòng sông Bhaga ở dưới thung lũng, tiếng gió rì rào, và lâu lâu vài cánh chim vỗ bay phá tan bầu tĩnh mịch chốn núi đồi. Bên tay phải của Tenzin là một cánh rừng nhỏ có thể cung cấp nhiên liệu. Bên trái của cô, độ một phần tư dặm là một con suối nhỏ chảy ngang qua các khe đá giúp cho cô có được nước uống thiên nhiên trong mát, sạch sẽ; và đằng sau cô là một ngọn núi cao nhọn như tháp canh bảo vệ cho cô.  
  
Với tất cả cảnh trí thiên nhiên tuyệt vời chung quanh, và sự tuyệt đối yên tĩnh cô đơn, động tuyết sơn này sẽ tạo cho Tenzin một cảm giác thanh bình êm ả vô cùng lý tưởng, và những ngọn núi hùng vĩ hoành tráng của dãy Hy Mã Lạp Sơn, như một bà mẹ hiền, dang rộng đôi tay che chở bảo vệ Tenzin.  
  
Cô đang đứng ở độ cao 13,000 bộ trên mực nước biển - một độ cao chóng mặt rợn người. Tung độ này thấp hơn đỉnh núi Mount Whiney và Mont Blanc không bao nhiêu. Nếu so sánh động tuyết này với ngọn núi cao nhất nước Anh Ben Nevis cao 4,402 bộ, thì Ben Nevis thấp lè tè như chú bé con và anh chàng khổng lồ.  
  
 — đây, cheo leo một mình như cánh chim đại bàng cô đơn trên đầu vũ trụ, Tenzin sẽ nhập thất yên ổn không bị quấy rầy phiền nhiễu bởi tiếng động trần gian. Cô sẽ được tận hưởng sự yên tĩnh tuyệt đối mà cô cần có. Sự yên tĩnh của ngoại cảnh quan trọng và cũng rất cần thiết cho sự tu tập của vị hành giả trong công cuộc khám phá tâm linh. Trong cảnh giới hoàn toàn yên lặng, tiếng nói Tuyệt Đối Vô Cùng sẽ được tiếp nhận một cách trọn vẹn.  
  
Ngoài ra, còn có một vài sự trùng hợp ngẫu nhiên thật lý thú. Trên đỉnh núi đối diện hang động Tuyết Sơn là một phiến đá đen thật ngộ nghĩnh mà dân địa phương đặt tên là "Tượng Nữ Thần Keylong". Dù ngay giữa mùa đông, phiến đá này cũng không bao giờ bị phủ tuyết cả. Hình tượng nó đó đen sì nổi bật trên nền tuyết trắng của đỉnh núi. Càng nhìn gần, người ta càng thấy rõ hình thù đặc trưng của phiến đá đen đó. Rõ ràng đó là hình dáng của một phụ nữ bồng con sát vào ngực và tay kia của nàng đang cho chim ăn. Theo mắt người phương Tây, hình tượng đó rất giống tượng Mẹ Madoona đang bồng con, và người dân Lahoul thì tin tưởng đó là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát.  
  
Cách phiến đá đen đó xa xa, lại có một bức tượng đá mầu vàng và xanh nhạt của một nữ thần khác. Vài thế kỷ trước, hình như người ta cũng đã thấy một bức tượng đá giống như vậy ở thung lũng bên kia đồi, nên dân Lahoul càng truyền miệng kháo nhau rằng"Tượng Nữ Thần" đã di chuyển từ bên này đồi lên đỉnh núi tuyết", và dọc xuống sườn núi, không cách xa động tuyết bao nhiêu là một lỗ hổng lớn tụt hẳn vào trong vách núi. Có người nói lại rằng "xưa kia, đó là nơi cư ngụ của nữ thần Phật giáo Tây Tạng Palden Lhamo. Vị Nữ Thần này bảo vệ toàn dân Tây Tạng. Ngài cỡi trên lưng một con la (loại thú giống như lừa). Vài năm sau, khi Tenzin lên động tuyết cư trú, chính mắt cô nhìn thấy những dấu chân la ấn lõm trên tuyết chung quanh lỗ hổng này. Lạ lùng nhất là cô không tài nào tìm thấy một dấu chân nào khác dẫn lên lối này.  
  
Tất cả những gì Tenzin đang nhìn trước mắt đây thật viên mãn hoàn hảo. Cô nghĩ rằng: "— động Tuyết Sơn, cô có thể dành hết thì giờ và năng lực cho sự tham thiền nhập định thật miên mật; để từ đó, cô có thể vén bức màn bí mật của thế giới tâm linh - đó là một thế giới đầy kỳ hoa dị thảo; một thế giới bao la, vô cùng vô tận, mà mọi người tu đều muốn khám phá; một thế giới không có sự "bắt đầu" (vô thỉ) cũng không có sự "kết thúc" (vô chung). Thật đúng như câu: 

 "Càn khôn tận thị mao đầu thượng  
 Nhật nguyệt bao hàm giới tử trung."  
tạm dịch:  
 "Vũ trụ nằm trên đầu lông xíu  
 Thế giới lọt trong hạt cải mòng."  
  
Tenzin quá hài lòng và quyết định sẽ cư trú tại hang động này; nhưng các vị đồng tu phạm hạnh khác lại thấy bức rức, áy náy cho cô.  
  
 - "Cái động này cao quá ! Không ai có thể để một phụ nữ sống một mình ở đây như vậy. Cô sẽ chết cóng ở độ cao này !"  
  
 - "Ồ, qúi vị không biết chứ, hang động luôn luôn ấm áp hơn nhà. Các hang động như điều hòa được thời tiết. Khi tôi ở Tayul, tôi đã rét cóng trong căn nhà vào mùa đông; nhưng ở động này thì ấm áp vô cùng."  
  
 - "Nhưng mà vẫn còn nhiều thứ bất tiện và nguy hiểm. Cô ở đây thì cứ như con vịt già bị trói chờ bọn cướp đến bẻ cổ và cướp sạch."  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8041)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7610)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7958)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8773)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7568)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6799)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5426)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5893)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5114)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7851)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]