Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần nhập thế độ sinh

06/04/201508:27(Xem: 8798)
Tinh thần nhập thế độ sinh


chua_thienkhanh_05


TINH THẦN NHẬP THẾ ĐỘ SINH
VÀ XUẤT THẾ GIẢI THOÁT CỦA CƯ SĨ PHẬT GIÁO
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRỢ NIỆM TẠI ĐÀI LOAN



Thích Giải Hiền

Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội

Hội trưởng Hội Sự Nghiệp Từ Thiện Minh Đức

(Dịch từ tham luận của cư sĩ Trần Thanh Hán – Chủ tịch Hội cư sĩ Phật Giáo Đài Loan

 tại diễn đàn cư sĩ Phật Giáo thế giới lần thứ 4)




1. Lời mở đầu

    Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.

2. Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng phát dương pháp môn trợ niệm tại Đài Loan

          Cư sĩ Tiền Học Mẫn - Phó chủ tịch tiền nhiệm Hội cư sĩ Phật Giáo Trung Hoa tại Đài Loan (Trí Mẫn Kim Cang thượng sư) và phu nhân là cư sĩ Chu Tĩnh Hoa (Huệ Hoa Kim Cang thượng sư) là hai vị sáng lập và trụ trì tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, là trụ sở của toàn thể hội viên Hội cư sĩ Phật Giáo Trung Hoa tại Đài Loan, bắt đầu hoạt động khai đàn hoằng dương Phật Pháp từ năm 1980. Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng là một đoàn thể cư sĩ Phật Giáo tu hành dung hợp hiển - mật giữa truyền thừa cổ phái Ninh Mã Ba của Mật Tạng cùng với tinh hoa các tông phái Thiền Đại Thừa Trung Hoa, Mật tông và Thiên Thai tông; trong đó, hạt nhân của pháp môn tu trì là coi trọng sự khai triển Bồ Đề tâm và thực tiễn hành Bồ Tát đạo tự giác giác tha, tự độ độ tha để đạt được Phật quả giác hạnh viên mãn, cũng chính là mục tiêu cuối cùng hành Bồ Tát đạo của cư sĩ học Phật tại gia.

          Hai vị Trí Mẫn và Huệ Hoa vì bi tâm lân mẫn chúng sinh sinh tử trải qua nhiều đời nhiều kiếp mà không được giải thoát. Mặt khác, trong hoàn cảnh 30 năm trước ở Đài Loan, pháp môn trợ niệm chưa được truyền bá rộng, phong tục địa phương thủ cựu khiến đa số dân chúng chưa có quan niệm chính tín Phật Pháp đối với những nghi thức lúc lâm chung; người sau khi chết theo truyền thống tín ngưỡng của từng nhà hoặc phong tục địa phương mà tổ chức tang lễ. Hai vị cảm nhận sâu sắc “thân người khó được” lại muốn thực hiện lợi ích thực tiễn của Phật Pháp vào trong đời sống văn hóa xã hội, không để mất đi cơ hội hiếm có được làm người, hi vọng có thể giúp đỡ những người mất ngay lúc lâm chung trong đời hiện tại có được cơ hội được Phật tiếp độ sau cùng, nên dốc sức cùng các vị đệ tử thành lập đoàn trợ niệm.

          Trong suốt thời gian 30 năm hoạt động, Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng đã trợ niệm cho nhiều người vãng sinh. Tính từ năm 2010 đến 12/2014, trung bình mỗi năm hội tiến hành trợ niệm cho hơn 10.000 người, chiếm khoảng 7% số người mất toàn Đài Loan. Bài viết phân tích hoạt động trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, chứng minh trợ niệm là một pháp môn tu trì Bồ Tát đạo hàm chứa cả tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát của người cư sĩ Phật Giáo.

3. Pháp môn trợ niệm đầy đủ tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát của Lục độ Bồ Tát đạo.

    Hai vị thượng sư Trí Mẫn và Huệ Hoa từng khai thị với hội viên đoàn trợ niệm rằng: “Bồ Tát độ sinh có muôn ngàn phương pháp, nhưng không pháp nào nhanh chóng, phương tiện, thù thắng, triệt để, cứu cánh, đại chúng, ít tốn lực mà thành tựu lớn bằng pháp trợ niệm lúc lâm chung để vãng sinh Tịnh độ.” Do đó, có thể thấy được rằng trợ niệm lúc lâm chung không chỉ là phương tiện nhập thế của Bồ Tát bi mẫn chúng sinh mà đồng thời cũng là vì tự độ độ tha vãng sinh Tịnh độ, triệt để hoằng dương pháp môn tu trì giải thoát cứu cánh này.

Hai vị Trí Mẫn và Huệ Hoa cũng từng khai thị: “Trợ niệm là phương pháp độ sinh trực tiếp và hữu hiệu nhất, là cùng tu Lục độ Ba-la-mật, là pháp thù thắng nhất thể dụng song tu, công đức làm được ngày thường không bằng 1/10 so với trợ niệm. Sao lại nói trợ niệm là pháp môn cùng tu Lục độ Ba-la-mật? Vì người mà trợ niệm, tức Pháp thí; thanh tịnh thân, khẩu, ý để trì chú độ tha nhân, tức là trì giới; bất luận thân tâm có mệt mỏi cũng vẫn an nhẫn vì người trợ niệm, tức hành nhẫn nhục; lúc trợ niệm không sinh vọng tưởng, một lòng vì muốn lợi tha, tức là tinh tấn; an trú nơi tam thân mà tu (pháp, báo, hóa), tức là Thiền định thậm thâm; tam luân thể không, như huyễn quán tha nhân vãng sinh nước Phật A Di Đà, biết Tây phương chẳng lìa tự tánh, tức là trí tuệ vô thượng. Do đó nói vì người mất trợ niệm thực là cùng tu Lục độ, công đức lớn nhất.”

Dưới đây sẽ phân tích cụ thể hơn trợ niệm chính là thực tiễn Lục độ Bồ Tát đạo, bao hàm tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát:

  1. Trợ niệm tức bố thí Ba-la-mật: Pháp bố thí có thể đối trị bệnh keo kiệt, tham lam. Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng từ ngày thành lập đoàn trợ niệm đến nay hoàn toàn không thu bất kỳ chi phí nào, những hội viên trợ niệm là xả bỏ thời gian, tinh thần, sức lực mưu cầu tiền tài, lợi ích thế gian của chính mình để phụng hiến vì người mà trợ niệm. Đồng thời cũng vì người mà tự cung cấp các Pháp bảo của Phật môn như đồ đạc trợ niệm, máy niệm Phật, kim cang sa, đó chính là tài thí. Chẳng luận tu hành nông sâu chỉ cần phát tâm Bồ Đề vì người mất trì tụng thánh hiệu A Di Đà Phật và lục tự đại minh chú của ngài Quán Âm tức thì cảm ứng đạo giao, người mất được Phật lực gia bị sinh về cõi nước Cực Lạc hoặc đạo nhân thiên, đó chính là Pháp thí. Lại trong Kinh Địa Tạng nói: người lâm chung mà nghe một lần danh hiệu Phật, tức sẽ không bị đọa ba đường ác, như vậy khiến người mất tránh xa sợ hãi của đường ác, đó chính là vô úy thí .
  2. Trợ niệm tức trì giới Ba-la-mật: Trì giới chính là để đối trị với các pháp ác, như trong Kinh Lăng Nghiêm có nói: “nhiếp tâm chính là giới”. Lúc trợ niệm, yêu cầu người trợ niệm phải chuyên chú niệm Phật, như vậy về mặt giới luật mà nói thì không trì mà như trì, thân, khẩu, ý tự nhiên tránh xa thập ác, không tạo ác nghiệp. Do đó, người trợ niệm ba nghiệp thanh tịnh, một lòng lợi tha, tương ứng với tâm Bồ Đề trì giới thù thắng.
  3. Trợ niệm tức nhẫn nhục Ba-la-mật: nhẫn nhục là để đối trị với sân hận. Những vị hội viên tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng thời kỳ đầu phát khởi pháp môn trợ niệm thường gặp phải chướng duyên là thân quyến người mất ý kiến bất đồng, đến nơi lại bị từ chối, thậm chí đang tiến hành bị mời đi về, lại có khi bị thân quyến người mất ở bên cạnh tranh chấp, hoặc tiếp đãi lạnh nhạt… nhưng những vị phát tâm vẫn nhẫn nại nhu hòa khuyên giải lấy việc giúp đỡ người vãng sinh làm trọng, đồng thời vẫn tiếp tục trợ niệm, thuyết phục thân quyến người mất cùng đến trợ niệm, lại không kể mưa gió nóng lạnh, thân tâm có mệt hay không vẫn tận tâm tận lực, đó chính là tu nhẫn nhục Ba-la-mật.
  4. Trợ niệm tức tinh tấn Ba-la-mật: tinh tấn là để đối trừ với giải đãi, lười biếng. Dũng mãnh tinh tấn có thể thành tựu viên mãn các thiện pháp. Người trợ niệm tức học hạnh Bồ Tát xả bỏ hết thảy những việc không liên quan đến giải thoát sinh tử, xa rời sự phóng dật, một lòng làm việc lợi ích cho người chẳng kể ngày đêm. Đoàn trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng có thể trợ niệm bất cứ lúc nào không kể ngày đêm sáu thời, rất nhiều vị hội viên ban ngày đi làm, công việc mệt nhọc nhưng vẫn tinh tấn không từ nan, đó chính là vì độ chúng sinh mà tinh tấn không giải đãi.
  5. Trợ niệm tức Thiền định Ba-la-mật: Thiền định là để đối trừ tâm tán loạn. Lúc trợ niệm, người trợ niệm nhiếp tâm vào Phật, không khởi vọng tưởng, sáu căn đều nhiếp, chỉ trụ vào một cảnh giới duy nhất A Di Đà Phật mà hành đại bi lợi tha, tương ứng với hóa thân Phật; trong thì xả vọng niệm, tịnh niệm tương tục, khế hội với trí tuệ diệu tướng vô lượng quang, vô lượng thọ, tương ứng với báo thân Phật A Di Đà; nếu như người trợ niệm có thể niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, nhập Tam-ma-địa, tức tương ứng với pháp thân Phật A Di Đà, đó chính là Thiền định thậm thâm. Trong quá trình trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, người trợ niệm khai thị người mất: “nhất tâm tưởng tượng hình tướng đức Phật A Di Đà, giống như ánh quang minh của mặt trăng trong nước không có thực thể, ánh quang từ nơi tâm đức Phật A Di Đà chiếu phóng bao quanh (người vãng sinh). (người vãng sinh) cần biết rằng những chuyện xảy ra trong đời đều như trong giấc mộng nên xả bỏ hết thảy, không phải nghĩ tưởng bận tâm về nó. Thành tâm thành ý cầu đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh về cõi nước Cực Lạc, rồi đi vào trong ánh quang minh nơi đức Phật A Di Đà, dung hợp làm một với ánh quang minh ấy.”  Người trợ niệm nên biết pháp quán tưởng niệm Phật, đồng thời hướng dẫn người mất an trú trong ánh Phật quang của Phật A Di Đà, đó chính như Thiền định Ba-la-mật.
  6. Trợ niệm tức Bát-nhã Ba-la-mật: trí tuệ Bát-nhã để đối trị với ngu si. Trong lúc trợ niệm, người trợ niệm đối diện với quả báo cuối cùng của người mất, chính là cơ duyên để quán sinh tử vô thường, tức trong lúc vì người trợ niệm mà thể hội được yếu chỉ “chư hành vô thường, chư pháp vô ngã” mà buông bỏ hết thảy chấp trước hư vọng. Lại lúc niệm Phật tuy quán tưởng quang minh Phật Di Đà biến chiếu mà tiến một bước thể hội tướng mà vô tướng, thể tính bản không, năng niệm là ta (bản thể), sở niệm là người vãng sinh (đối tượng) đều là như huyễn, rồi cũng như huyễn mà quán người mất vãng sinh cõi nước Cực Lạc. Tức là tam luân thể không (bản thể - ta, đối tượng - người và hình tướng - pháp đều không vướng mắc), quán ngược biết cõi nước Cực Lạc chẳng ngoài tự tánh mà hiển hiện, cũng chính là thậm thâm Bát-nhã Ba-la-mật.

          Các vị trong đoàn trợ niệm của tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng khi trợ niệm khai thị với người mất rằng: “trên thế gian hết thảy cũng chỉ là một giấc mộng nên mời (người vãng sinh) hãy buông bỏ hết thảy chấp trước và ái hận với mọi người, mọi sự việc trong lòng, đừng lưu luyến gì nhục thân và thế giới này cả. Bất luận bây giờ hoặc tương lai nhìn thấy thứ gì cũng cần biết đó tất cả đều là huyễn tướng phản ánh từ trong tâm mà ra, giống như người nằm mơ nên đừng mê hoặc; nhất định không được có bất cứ tâm niệm tham cầu, oán hận, chấp trước không xả bỏ gì, mà phải giữ một tâm niệm lương thiện, kiền thành trong lòng.”

          Thế gian hết thảy đều là mộng huyễn, không gì mang theo được nên nhất định phải buông xả mà toàn tâm niệm Phật, trì chú, mới có thể mong được chư Phật tiếp dẫn. Bất luận gặp cảnh giới kinh hãi hay hỷ ái gì cũng cần nhớ đó đều chỉ là những huyễn tướng trong tâm, không phải là thực. Tuyệt không được sinh tâm tham ái, oán hận, mê hoặc, ngạo mạn, hoài nghi, tật đố trong lòng; không truy cầu gì, cũng không chạy trốn, một lòng một ý niệm Phật, trì chú.

          Những khai thị trên như Kinh Kim Cang  nói: “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán.” Khiến cả người trợ niệm và người vãng sinh trong giờ khắc sinh tử vô thường đó đều thể hội được chân lý Bát-nhã chư pháp như huyễn mà buông bỏ hết thảy chủng chủng chấp trước vọng tướng, vọng tưởng.

      4. Lời kết      

          Kinh Lăng Nghiêm có nói: “tự vị đắc độ, tiên độ nhân giả, Bồ Tát phát tâm; tự giác dĩ viên, năng giác tha giả, Như Lai ứng thế.” – tức: chưa độ được mình mà đã độ người khác trước, đấy chính là sự phát tâm của hàng Bồ Tát; tự giác đã viên mãn, lại còn có thể giác ngộ người khác thì là bậc Như Lai xuất hiện trong cõi đời. Phật đệ tử phát Bồ Đề tâm hành Bồ Tát đạo, lúc chưa chứng thánh vị thì lực không đủ, muốn bằng sức mình để độ sinh sợ rằng kiếp dài vẫn chưa viên mãn; nhưng may thay có 48 nguyện đại từ bi của đức Phật A Di Đà, lúc sắp mất nhất tâm xưng danh nhớ niệm tức đắc đới nghiệp vãng sinh. Do đó, tuy người chưa chứng thánh vị nhưng phát tâm Bồ Đề vì tha nhân mà kiền thành trợ niệm, nếu người lâm chung có thể theo đó niệm Phật giống như sắp chìm mà gặp bè gỗ, kiên trì từng niệm đến cùng cầu sinh Tịnh độ tức thì cảm ứng đạo giao, trượng nhờ Phật nguyện mà vãng sinh Tây bang Lạc quốc; tức phàm phu nhờ nguyện lực Phật mà hành chuyện Như Lai độ hóa.

          Thực như lời hai vị thượng sư Trí Mẫn và Huệ Hoa từng nói: “độ một người vãng sinh Tịnh độ tức thành tựu một đức Phật. Độ trăm nghìn người vãng sinh Tịnh độ tức trăm nghìn người thành Phật. Phàm phu chúng ta nếu muốn độ một người thành Phật, có lẽ nghìn đời vạn kiếp vẫn khó thành, nhưng nay có phương pháp giản đơn khiến chúng ta có cơ hội lợi ích chúng sinh, độ người đến nơi cứu cánh sau cùng, đồng thời cũng thành tựu công đức vãng sinh sau này của chính mình. Đó không đáng để chúng ta dốc sức nỗ lực sao?”

          Pháp trợ niệm thực là pháp môn thù thắng bao hàm cả tinh thần nhập thế độ sinh và xuất thế giải thoát, đáng được mỗi vị hành giả hành Bồ Tát đạo chú tâm phụng hành và thực hiện.

 

Bảng thống kê trợ niệm của Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng tại Đài Loan,

2010 - 2013

Năm

2010

2011

2012

2013

Số người trợ niệm (người)

25441

27203

28780

30374

Số người mất (người)

10246

10907

11262

11348

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/08/2021(Xem: 4435)
Kính bạch Thầy hôm nay giỗ Mẹ , con tự khấn thầm sẽ học lại Trung bộ kinh mà trước đây đã học chưa trọn vẹn qua sách của HT Thích Minh Châu và Ni Sư Trí Hải chú giải thì may mắn làm sao con thấy online trọn bộ trên YouTube của Sư Sán Nhiên giảng tại Mỹ và được chú thích rõ ràng và ngay bài đầu tiên con đã thu thập và nhớ lại những gì đã học , kính xin phép Thầy cho con trình pháp xen kẻ với những pháp thoại của Thầy để cúng dường Pháp Bảo hầu kiếp sau có cơ hội tiến tu trên đường Đạo . Kính đảnh lễ Thầy, kính đa tạ và tri ân Thày, HH
20/08/2021(Xem: 5406)
Người Á Châu không ai là không biết đến hoa Sen. Vì Á Châu chúng ta có khí hậu ấm áp, nhất là những xứ như Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Trung Quốc và ngay cả Đại Hàn hay Nhật Bản, hoa Sen vẫn thường nở khoe sắc thắm vào mùa Hè nắng ấm. Sen có nhiều loại và nhiều màu khác nhau, nhưng hai màu chính mà chúng ta thường thấy là hoa Sen màu hồng và hoa Sen màu trắng. Trong Kinh A Di Đà diễn tả về màu sắc của hoa Sen ở thế giới Tây Phương Cực Lạc thì có cả hoa Sen màu xanh tỏa ra ánh sáng xanh, hoa Sen màu vàng tỏa ra ánh sáng vàng nữa; nghĩa là có nhiều màu sắc khác nhau khi hoa được trổ ra nơi cảnh giới giải thoát ấy.
20/08/2021(Xem: 6172)
Ai đã sống trải qua thời kỳ u ám thê lương của những năm đất nước đói nghèo với tên gọi "thời bao cấp", ắt hẳn thấm thía và nhận biết giá trị quý báu của chén cơm, manh áo. Nói không quá, "cơm trắng, áo đẹp" hầu như chỉ có trong... giấc mơ. Một xị dầu lửa, hay một cục xà bông để vừa giặt, vừa tắm, vừa gội đầu, cũng là những vật phẩm giá trị không phải muốn có lúc nào là được đâu.
19/08/2021(Xem: 6548)
Không sống với quá khứ, cũng không mơ tưởng tương lai. Hãy tập trung tâm thức vào giây phút hiện tại.
19/08/2021(Xem: 7763)
Phật Đản và Vu Lan là hai ngày lễ lớn nhất của Phật giáo trong năm. Riêng đối với tuổi trẻ thì Phật Đản là gốc rễ mà Vu Lan là hoa lá cành. Gốc rễ giữ cội nguồn và hoa lá cành làm giàu thêm vẻ đẹp. Phật Đản là ngày lễ trọng đại mừng Đức Phật Thích Ca ra đời. Vu Lan là ngày kỷ niệm Mục Kiền Liên tâm thành hiếu hạnh. Tích Mục Kiền Liên cứu mẹ đã trở thành biểu tưởng bái vọng của tinh thần báo hiếu tâm linh và cảm hứng sáng tạo nghệ thuật trong đạo Phật.
19/08/2021(Xem: 6661)
Các câu trích dẫn giáo huấn của Đức Đạt-lai Lạt-ma dưới đây được ghi lại từ một tư liệu trên trang mạng tiếng Pháp Evolution-101 https://www.evolution-101.com/citations-du-dalai-Lama/. Các câu này được xếp theo các chủ đề: 1- Tình thương yêu 2- Tiền bạc 3- Hạnh phúc 4- Lòng tốt
18/08/2021(Xem: 9848)
LỜI MỞ ĐẦU Thông thường ở bất cứ quyển sách nào cũng có lời mở đầu của chính tác giả, hoặc lời giới thiệu của một người nào đó cho tác phẩm sắp được ra đời. Nay cũng nằm trong thông lệ ấy, tôi viết lời nói đầu cho quyển sách năm nay lấy tên là: "CHÙA VIÊN GIÁC", một quyển sách bằng tiếng Việt mà bao nhiêu người đã chờ đợi.
17/08/2021(Xem: 7601)
Thật là một điều kỳ diệu và lý thú khi được tin báo trên Viber là Tuyển Tập pháp Thoại vừa hoàn thành và đã sẵn sàng đến tay Phật Tử khi đến dự Lễ Vu Lan tại Tu Viện Quảng Đức (nếu không bị lockdown). Vì sao gọi là kỳ diệu? Chỉ sau khi tôi được học xong 10 duyên mà Đức Phật cho là quan trọng nhất theo thứ tự của 24 duyên, mà chúng ta ai cũng phải gặp trong thời gian còn làm người phàm, và nếu hiểu rõ tường tận thì mình có thể sẽ không bao giờ thốt lên câu “Học muôn ngàn chữ nghĩa nhưng không ai học được chữ Ngờ” của bộ Đại Phát Thú / Vi Diệu Pháp, do Giảng Sư Thích Sán Nhiên đã thuyết giảng qua 61 video, mỗi video kéo dài từ 3: 00 đến 3:50 giờ. Chính vì thế, nhờ đó tôi chợt nhận ra nhân duyên gì đã làm trưởng duyên và đẳng vô gián duyên, để tôi đến với Đại Gia Đình Quảng Đức Đạo tràng nói chung, và tiếp xúc liên hệ với TT Trụ trì Tu viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng và được cộng tác với Ngài trên trang website Phật Giáo, Trang Nhà Quảng Đức, để rồi hôm nay lại có duyên
17/08/2021(Xem: 5138)
Phần này bàn về cách dùng nên so với lên vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các âm này được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Ngoài ra, từ thời Việt Bồ La thì nước Việt đã mở rộng bờ cõi đến tận Cà Mau và khuếch đại các sự khác biệt trong ngôn ngữ như phương ngữ Nam bộ (tiếng Nam Kỳ) so với Bắc Bộ. Do đó các nhân tố địa-chính-trị đã đóng phần không nhỏ trong quá trình hình thành tiếng Việt hiện đại, thí dụ như cách nói "nên mười tuổi", cùng với khuynh hướng "chuẩn hóa" tiếng Việt so với hiện tượng lẫn lộn n và l mà một số tác giả cho là ‘nói ngọng’ đều liên hệ phần nào đến chủ đề bài này.
16/08/2021(Xem: 7276)
Con người sinh ra từ xưa đến nay ai ai cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Đó là: Sanh, Già, Bệnh và Chết. Tuy nhiên cũng có người chỉ sanh ra rồi chết liền, không trải qua giai đoạn già hay bịnh; hoặc có người chưa già đã chết vì bịnh hay tai nạn; cũng có lắm người phải sống đến 100 năm hay hơn thế nữa để thấy cuộc thế đổi thay, nhiều khi muốn chết mà chết cũng không được. Dẫu biết rằng sống hay chết là một việc tự nhiên của con người, của muôn vật và ngay cả những chúng sanh có đời sống cao hơn và lâu dài hơn chúng ta, như những vị được sanh ra ở cõi Sắc hay cõi Vô Sắc đi chăng nữa, rồi một ngày nào đó cũng phải chết, phải đi đầu thai. Họ chỉ khác chúng ta là ở cõi đó đời sống sung sướng hơn, có tuổi thọ dài lâu hơn. Vì khi làm người, họ đã biết tạo dựng nhiều phước báu, nên kiếp nầy họ mới được như vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]