Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Xả bỏ "tự ngã" thuyết pháp

28/03/201508:04(Xem: 7552)
Xả bỏ "tự ngã" thuyết pháp


Duc_Phat_Thich_Ca (5)



Thuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị - sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn. Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại. Người thuyết pháp không những là các Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni mà còn có cả hàng cư sĩ nữa.  Bên cạnh đó, nhờ vào phương tiện truyền thông hiện đại, những buổi giảng pháp của các pháp sư được ghi âm, thu hình và phát hành khắp nơi, mang lại nhiều lợi ích cho người học đạo tại gia cũng như xuất gia. Tuy nhiên, để hằng thuận chúng sanh một cách hiệu quả, thì việc thuyết pháp phù hợp với văn hóa địa phương, ngôn ngữ và hoàn cảnh cụ thể của đối tượng nghe pháp không phải đơn giản. Thuyết pháp cho người khác đòi hỏi vị pháp sư phải có đầy đủ năm đức tính mà Đức Thích Tôn xác quyết trong Tăng Chi Bộ II như sau:

Một thời, Thế Tôn trú ở Kosambì, tại vườn Ghosita. Lúc bấy giờ, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh. Tôn giả Ànanda thấy vậy bạch Thế Tôn:

Bạch Thế Tôn, Tôn giả Udàyi đang ngồi thuyết pháp với hội chúng đông đảo vây quanh.

Này Ànanda, thật không dễ gì thuyết pháp cho người khác. Để thuyết pháp cho người khác, này Ànanda, sau khi nội tâm an trú được năm pháp, mới nên thuyết pháp cho người khác. Thế nào là năm?

Ta sẽ thuyết pháp theo tuần tự; ta sẽ thuyết pháp với mắt nhìn vào pháp môn; ta sẽ thuyết pháp với lòng từ mẫn; ta sẽ thuyết pháp, không phải vì tài vật; ta sẽ thuyết pháp, không làm thương tổn cho mình và người. Này Ànanda, khi thuyết pháp cho người khác cần phải suy nghĩ như vậy.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Tôn giả Udàyi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.611) [1].

Pháp sư đầy đủ năm đức này mới có khả năng thuyết pháp. Bài kết tập này nhấn mạnh ba đức tính sau cùng: Thuyết pháp vì lòng từ mẫn, thuyết pháp không phải vì tài vật và thuyết pháp không làm tổn thương mình và cho người khác.

Thuyết pháp vì lòng từ mẫn với mong muốn người nghe được thông hiểu giáo pháp, có thể ứng dụng lời Phật dạy trong việc tu tập để chuyển hóa khổ đau, và mang lại niềm vui, hướng đến giải thoát là mục đích quan trọng của thuyết pháp. Tất cả vì lợi ích chúng sanh, người thuyết pháp khôn khéo trong việc sử dụng ngôn từ sao cho tránh làm tổn hại hoặc gây hoang mang cho người nghe và tổn hại cho chính pháp sư. Thật ra nếu vì lợi ích chúng sanh mà thuyết pháp, vị pháp sư sẽ cố gắng hết sức mình tìm phương tiện thuyết pháp để đạt được mục đích tối thượng của việc thuyết pháp. Chính vì thế, vị pháp sư sẽ lập ra giáo án thuyết pháp và cách dùng ngôn từ thích hợp cho thính giả tùy theo phong tục, trình độ và căn cơ. Tự nhiên một pháp tương túc với bốn pháp còn lại là nhờ quên mình vì người mà thuyết pháp. Làm như vậy chính là xả bỏ tự ngã để thuyết pháp.

Trong các kinh điển đại thừa, xả bỏ tự ngã thuyết pháp là điều mà Thế Tôn ân cần nhắc nhở cho những pháp sư nhất là trong thời mạt pháp phước mỏng nghiệp dày nhằm tránh tăng thượng mạn khi thuyết pháp. Pháp hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ trong Đại Bảo Tích Kinh là một ví dụ điển hình.

Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ tiến lên bạch Phật rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Vừa rồi con tuyên nói bí yếu của đức Như Lai phải chăng không sai trái hủy báng đức Như Lai. Bí yếu của đức Như Lai là huyền diệu, rộng lớn không ngằn mé, thế gian khó tin được. Dầu nói bí yếu của đức Như Lai mà tâm con tự nhớ là trí huệ của đức Như Lai nhập trong thân con, chớ chẳng phải sức của con.’

Đức Phật phán: “Đúng như vậy. Như lời của Mật Tích đã nói. Đạo huệ của đức Như Lai nhập vào chỗ nào thì không ai là chẳng được an ổn. Hàng đệ tử Phật ban tuyên kinh điển, đều nương nhờ oai thần của đức Như Lai” [2, trtr.380 -381].

Ngay cả Bồ tát Nhất Sanh Bổ Xứ như Ngài Kim Cang Lực Sĩ còn xả bỏ tự ngã và nương nhờ đạo huệ và oai thần của đức Như Lai thuyết pháp huống là hạng phàm phu chúng ta.  Tương tự như vậy trong nhiều kinh điển đại thừa như Kinh Niệm Phật Ba-la-mật, Bố tát Phổ Hiền cũng nương vào oai thần của Phật Thích Ca mà tuyên bố Công đức Danh Hiệu Phật như đoạn kinh sau:

“Này Phật tử! nay tôi nương thần lực và lòng đại bi vô hạng của Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, mà tuyên thuyết Công Đức Bất Khả Xưng Tán của sự chấp trì danh hiệu Phật” [3, tr.50].

Nếu vì lòng thương và lợi ích chúng sanh mà thuyết pháp và không sanh niệm tham đắm hợp với đạo lý của Chư Phật thì sẽ được các ngài âm thầm gia hộ để cho người thuyết pháp thuận lợi trong việc lập giáo án, tìm hiểu đối tượng thuyết pháp, cách sử dụng ngôn từ thích hợp vv… nhằm mang đến lợi ích thiết thực cho đối tượng nghe pháp.

Nguyện đem công đức này

Hồi hướng chúng sanh khắp pháp giới

Đồng sanh cõi Cực Lạc.

Tâm Tịnh cẩn tập.



Nguồn tham khảo

[1] Lời Phật Dạy trong Kinh Tạng Nikàya, Tập II, VIII Thuyết pháp & Nghe pháp, 9. Năm đức của pháp sư (2014). Thích Quảng Tánh. Nhà Xuất Bản Hồng Đức.

[2] Kinh Đại Bảo Tích, Tập I, Pháp Hội Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ. (1999 - PL2543). Hòa Thượng Thích Trí Tịnh. Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh.

[3] Kinh Niệm Phật Ba-la-mật. Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1998 – PL 2542). Viện Phật Học A Dục ấn tống.

 

Ý kiến bạn đọc
05/04/201523:52
Khách
Thuyết kinh sách đại thừa tịnh độ đó là thuyết tà pháp không phải phật pháp
Quý vị học phật để giác ngộ giải thoát
Hãy tỉnh giác tìm hiểu phật giáo nguyên thủy do các vị cao tăng đắc đạo đang khôi phục và bảo vệ chánh đạo của đức THÍCH CA MÂU NI
như ht THÍCH MINH CHÂU. THÍCH THÔNG LẠC . THÍCH NHẬT TỪ. THÍCH TỪ THÔNG
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/06/2012(Xem: 6597)
Tình yêu thương có năng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
05/06/2012(Xem: 28378)
Mới đây theo công trình nghiên cứu của giáo sư Eric Sharp thuộc Đại học Sydney, Australia, trong số những thánh nhân của thế kỷ thứ 20 này, có ba thánh nhân người châu Á. Đó là cố thi hào Ấn Độ Rabindranath Tagore (1861-1941), Thánh Mahatma Gandhi (1869 - 1948) và một vị hiện sống là Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 (1935-?). Vâng, Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện nay được nhiều nơi trên thế giới công nhận là một hóa thân Quan Âm và một bậc thầy tâm linh vĩ đại của nhân loại
27/05/2012(Xem: 8541)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
27/05/2012(Xem: 6033)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
26/05/2012(Xem: 6278)
Khi trí tuệ được thắp sáng, bóng tối vô minh nhiều kiếp liền được xua tan, cuộc đời hết tối tăm, cho người người đều được hưởng trọn niềm vô biên phúc lạc.
26/05/2012(Xem: 6219)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
26/05/2012(Xem: 6203)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bi và trí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
25/05/2012(Xem: 7785)
Chọn pháp môn Tịnh Độ Tông, niệm Phật cầu vãnh sanh Tịnh Độ... Tâm Tịnh
25/05/2012(Xem: 7585)
Đây là một vùng đất huyền bí và diệu kỳ nhất trên thế giới. Trên rìa của Hy Mã Lạp Sơn, trên góc cạnh sâu kín nhất của Ấn Độ, tôi đã du hành nửa vòng trái đất để đến nơi này, đến nơi trú ngụ của một bậc hiền nhân được cho là hóa thân của Đức Phật, Đức Thánh Thiện Đạt Lai Lạt Ma.
20/05/2012(Xem: 6636)
Nói đến chùa, không thể không nhắc đến Huế. Cố đô là nơi có mật độ chùa chiền thuộc loại cao nhất Việt Nam với trên một trăm ngôi chùa lớn nhỏ. Lần nào đến Huế tôi cũng đến thăm, lễ Phật và thưởng ngoạn tại ít nhất là 1 ngôi chùa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567