Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài diễn văn của ông Seattle

17/01/201521:13(Xem: 11876)
Bài diễn văn của ông Seattle


Chief_seattle

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG SEATTLE.

Người dịch : Vi Tâm

LỜI GIỚI THIỆU.

Trái đất đang đi vào chỗ chết: rừng rú, tài nguyên đang bị khai thác kịch liệt, ô nhiễm tràn đầy mọi xứ, nhiệt độ khắp quả đất ngày càng lên cao, cả ngàn súc vật bị giết để tế thần, đất đai của người nghèo bị chính quyền mua rẻ để xây cất... Lúc này hơn lúc nào hết chúng ta phải đọc lại các bài học của người xưa để lại, để suy ngẫm và hành sự.

Xin mời quí vị đọc lại bài diễn văn của ông Seattle, trưởng tộc da đỏ bên châu Mỹ, nói lên long trân quý của người da đỏ với thiên nhiên, cây cối súc vật nơi họ sống, khi người da đỏ bị bắt buộc phải “bán” đất đai của họ cho người da trắng. Bài diễn văn bi hùng này đã được coi là một tác phẩm để đời cho nhân loại.

Năm 1853, sau khi người da trắng đã tạo nên khu vực Washington, chính phủ Washington « đề nghị » người da đỏ ký các hiệp định để mua đất của họ. Nói là đề nghị mua, nhưng thực ra là chiếm đất. Người da đỏ biết là không thể nào từ chối được.

Lúc đó, ông Seatle (1786-1866) là trùm các bộ lạc da đỏ Duwamish và Suquamish, sinh sống bên vùng đông nước Mỹ.

Dưới đây là bài diễn văn hùng hồn và đau đớn của ông Seattle, đọc trước thống đốc Isaac Stevens, đại diện chính quyền Washington, đến để “mua” đất. Những lời ông Seattle căn dặn kẻ cưỡng bức mua đất phải biết quí trọng thiên nhiên và các súc vật, được nhắc đi nhắc lại rất thấm thiết.

 

Tôi đã dịch bài này, đăng trong một trang web, nhưng trang đó không còn nữa. Bài dịch được đăng lại nhiều nơi, nhưng hay bị cắt xén sửa đổi. Hôm nay kiểm lại bản gốc đã chỉnh lại vài chỗ chưa được tất, xin đăng ở đây để quí vị đọc.

 

Có nhiều bản dịch sang tiếng Pháp và nhiều bàn luận về các bản dịch đó. Đây là nguồn tiếng Pháp bài tôi dịch :

http://fr.wikisource.org/wiki/Discours_du_Chef_Seattle_en_1854

Tài liệu đọc thêm :

http://fr.wikipedia.org/wiki/Seattle_(chef_am%C3%A9rindien)

 
Chief_seattle-2

BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG SEATTLE.

 

 

Làm sao các người có thể mua bán khung trời và hơi ấm của đất ?

Ý nghĩ đó đối với chúng tôi thật kỳ lạ. Thế nếu chúng tôi không sở hữu cái mát mẻ của không khí và cái lung linh của mặt nước, thì các người làm sao mà mua ?

Mỗi mẩu đất này đều thiêng liêng cho dân tộc chúng tôi.

Mỗi cái kim óng ánh của lá thông, mỗi bờ cát, mỗi mảnh sa mù trong khu rừng âm u, mỗi bờ suối, mỗi tiếng vo vo của côn trùng, đều là thiêng liêng trong ký ức và từng trải của chúng tôi.

Nhựa chấy trong thân cây mang đầy kỷ niệm của người dân da đỏ.

Linh hồn những người da trắng đã quên xứ mình sinh ra khi đi vào giữa các vì sao. Linh hồn những người chết chúng tôi không bao giờ quên trái đất tuyệt vời này, vì trái đất là mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là thành phần của đất và đất là thành phần của chúng tôi. Hoa thơm là em gái chúng tôi, con hươu, con ngựa, con đại bàng là anh em chúng tôi. Các đỉnh núi, các chất ngọt trong cánh đồng, hơi ấm con ngựa nhỏ, và con người, tất cả đều cùng một gia đình.

Cho nên khi ông Sếp Lớn ở Hoa Thịnh Đốn cho người tới nói ông muốn mua đất của chúng tôi, thì ông đã đòi hỏi rất nhiều ở chúng tôi. Ông Sếp Lớn cho nói là ông sẽ dành một nơi để chúng tôi có thể sống thoải mái với nhau. Ông sẽ là cha chúng tôi và chúng tôi sẽ là con cái của ông. Chúng tôi cũng đành phải xét đề nghị mua đất của ông. Nhưng cái đó quả thật là rất khó. Bởi vì đất này thiêng liêng đối với chúng tôi.

Nước lung linh chảy trong các giòng suối và giòng sông không phải chỉ là nước mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì các ông phải nhớ đất là của thiêng và mỗi phản chiếu đầy mấu sắc của mặt nước trong dưới hồ luôn nhắc nhở những biến cố và kỷ niệm cúa dân tộc chúng tôi. Tiêng nước suối thì thầm là tiếng của người cha của cha tôi.

Các con sông là anh em chúng tôi, đã cho chúng tôi đỡ khát. Các giòng sông mang thuyền chèo và nuôi các con chúng tôi. Nếu chúng tôi bán đất cho các ông, thì các ông từ đây phải nhớ, và phải dậy cho con các ông, là các giòng sông là anh em chúng tôi và cũng là anh em các ông, và các ông phải thân thương với giòng sông như các ông thân thương huynh đệ các ông. Chúng tôi biết người da trắng không hiểu tập quán chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất kia, vì họ là người ngoại xứ ban đêm đến lấy của đất cái gì họ cần. Đất không phải là anh em họ, mà là kẻ thù, khi họ lấy được thì họ sẽ tiến nữa. Họ bỏ mồ mả của tổ tiên mà không trăn trở gì. Họ lấy đất của con cái mà không trăn trở gì. Mồ mả của tổ tiên và gia tài của con cái, họ bỏ rơi vào quên lãng. Họ coi mẹ, đất đai, anh em, trời đất, như là đồ vật mua bán, cướp phá, bán đi như bán những con cừu, hay những hạt ngọc óng ánh. Lòng tham lam sui họ nghiến ngấu đất đai và chí còn để lại một cái sa mạc.

Không có nơi nào an bình trong các tỉnh của người da trắng. Không có chỗ nào để nghe tiếng lá cuộn mình trong mùa xuân, hay tiếng cọ sát của các cánh con bọ. Cũng có thể vì tôi là người man rợ nên tôi không hiểu. Những tiếng động đó hình như chỉ làm nhức tai họ. Sống làm chi nếu con người không nghe thấy tiếng kêu lẻ loi của con én hay tiếng trò chuyện tào lao của các con ếch trong cái ao ban đêm ? Tôi là người da đỏ nên tôi không hiểu. Người chúng tôi ưa tiếng gió êm ru lườn trên mặt hồ, ngay cả mùi của gió đã được nước mưa trưa nay rửa sạch, hay đã được lá thông cho thêm hương thơm.

Không khí rất trân quí cho người da đỏ, vì mọi sự đều chia nhau một hơi thở.

Súc vật, cây cối, con người. Đều chung với nhau một hơi thở.

Người da trắng hình như không để ý đến không khí họ thở. Như một người phải để ra mấy ngày mới tắt thở, nên không biết mùi hôi thối. Nếu chúng tôi bán đất này cho các ông, các ông phải nhớ là không khí rất quý cho chúng tôi và nhớ là không khí chia xẻ hồn nó với nhứng sinh vật nó nuôi sống. Cơn gió đã cho ông cha chúng ta hơi thở đầu cũng là cơn gió đã nhận ở ông cha chúng ta hơi thở cuối cùng. Nếu chúng tôi bán đất này cho các ông, các ông phải giữ riêng nó và coi nó là thiêng liêng, là nơi mà cả người da trắng các ông cũng được đến để hưởng làn gió đã được dịu lại với hương hoa của đồng nội. Chúng tôi cũng đành phải xét đề nghị các ông mua đất của chúng tôi. Nhưng nếu chúng tôi nhận lời, tôi cho các ông một điều kiện : người da trắng phải coi các sinh vật trên mảnh đất này như những anh em !

Tôi là người man rợ, tôi không biết cách sống nào khác !

Tôi đã thấy xác một ngàn con bò rừng thối rữa trên cánh đồng, bỏ lại khi các người da trắng từ trên các chuyến tầu hỏa đi qua bắn chúng nó chết. Tôi là một người man rợ, tôi không hiểu tại sao con ngựa sắt phun khói của các ông lại quan trọng hơn những con bò rừng mà chúng tôi chỉ giết để sinh sống.

Con người là gì nếu không còn các thú vật ? Nếu tất cả thú vật đều mất hết, con người sẽ chết trong một tâm linh lẻ loi. Bởi vì cái gì đến cho thú vật rồi sẽ đến với con người. Mọi sự trên đời đều liên can với nhau.

Các ông phải dạy cho con cháu các ông là đất chúng bước lên được tạo bởi hương hỏa của tổ tiên. Dạy cho chúng biết tôn trọng đất, bảo chúng là đất được giầu có bởi đời sống của giòng giõi. Dạy cho con cái các ông những điều mà chúng tôi dạy cho con cái chúng tôi, là đất là người mẹ. Cái gì xẩy đến cho đất sẽ xẩy đến cho con cái của đất. Ai khạc nhổ lên đất là khạc nhổ lên chính mình.

Ít nhất chúng tôi cũng biết điều này : là đất không thuộc về người mà người thuộc về đất. Điều đó chúng tôi biết. Mọi điều đều liên đới với nhau như máu mủ trong một gia đình. Mọi sự đều liên đới với nhau.

Cái gì đến với đất sẽ đến với con cái của đất.

Không phải con người đã tạo lên cái khung của cuộc đời. Người chỉ là một sợi giây. Cái gì người làm cho cái khung của cuộc đời là họ làm cho chính mình.

Người da trắng được thượng đế của họ đi cùng và nói chuyện như những người bạn, nhưng cũng không thể vượt qua được số mạng chung. Nói cho cùng, chúng tôi và người da trắng có thể cũng là anh em. Để rồi xem sao. Có một điều chúng tôi biết, điều mà người da trắng có thể một ngày kia sẽ khám phá ra, là chúng ta có cùng một thượng đế. Có thể bây giờ các người cho là đã có được thượng đế của các người như các người muốn sở hữu đất đai của chúng tôi. Nhưng các người không làm được điều đó. Vì thượng đế là của mọi người và lòng từ bi dành cho người da trắng và cho người da đỏ đều như nhau. Đất là của quý của trời. Phá hại đất là mang nặng khinh khi với đấng tạo hóa đã sanh ra đất. Rồi người da trắng cũng sẽ bị tiêu diệt, có thể trước các bộ lạc khác. Làm lây trùng cái giường, các người đêm sẽ ngủ trong xu uế của chính mình.

Rồi khi chết các người sẽ huy hoàng với đầy sức mạnh của thượng đế đã đem các người đến vùng đất này, rồi vì một sứ mạng nào đó, đã giúp các người ngự trị vùng đất này và ngự trị dân da đỏ. Cái định mệnh đó là một bí hiểm cho chúng tôi, vì chúng tôi không hiểu khi tất cả những con bò rừng đã bị tàn sát, các con ngựa đã bị chế ngự, những góc bí mật của các khu rừng đã mang đầy hơi của những nhóm người, và các ngọn đồi đầy hoa đã bị tàn lụi bởi những người đến nói bi bô.

Thì dẫy rừng đâu ? Đã biến mất. Và con đại bàng đâu ? Đã biến mất.

Ngày tận cùng của sự sống, ngày bắt đầu của sự sống còn.

Trùm da đỏ, 1854.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2010(Xem: 9569)
Nhà sư Đức pháp danh Saddhaloka (Hòa Thượng Tín Quang) được người Việt ở HK gọi là “ Thầy Tây Đức” đã được làm lễ an nghỉ ngày 5/1/2014 tại HK. Lễ tang ngài bắt đầu từ nhà tang lễ Hunghom kế tiếp tiến hành tại nghĩa trang Wo Hop Sek, vùng Tân giới (NT) sau đó mọi người sẽ dự bữa ăn chay tại tu viện Yuen Long hay còn gọi là chùa Yuen Long.
17/10/2010(Xem: 9852)
Hơn 6 tiếng xe lửa từ Aschaffenburg, tôi trở về đến nhà gần 10 giới tối. Lục đục tắm rửa, ăn chén súp nóng (do chồng nấu cho) huyên thuyên kể chuyện, rồi đánh răng... mãi gần 12 giờ khuya tôi mới lên giường đi ngủ. Sáng sớm hôm sau 6 giờ thức dậy sửa soạn đi... cày. Công việc ứ đọng của 2 ngày thứ 5, thứ 6 (lấy hè, cộng với công việc của thứ 2 đầy ắp trên bàn. Tôi một mình chịu trách nhiệm một phòng không ai thay thế). Ông xếp trước khi về văn phòng còn đứng đó chờ đợi, vẻ lo âu. Tôi trấn an ông:
16/10/2010(Xem: 6623)
Đại học Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịchsử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâmlược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệuvô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.
16/10/2010(Xem: 7872)
PHÁP ẤN Thích Nhất Hạnh
15/10/2010(Xem: 8397)
Thế gian chênh lệch này quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không phải vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan, trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng, đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không không hoàn toàn xấu xa.
14/10/2010(Xem: 7950)
Những tài liệu hữu ích về SỨC KHOẺ/ BỆNH TẬT (phần 1)
11/10/2010(Xem: 12604)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 8141)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11388)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7445)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]