Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự do, dân chủ, hòa bình

26/10/201406:39(Xem: 9469)
Tự do, dân chủ, hòa bình

hoa binh

Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.

 

Hòa bình không phải chỉ là ngưng chiến tranh, dừng tranh chấp. Nếu chỉ là một tình trạng, một hoàn cảnh đối nghịch hay đảo ngược với tranh chấp, nó sẽ tiếp tục là đầu mối của những tranh chấp mới. Cái gì nằm trong tương đãi, đối lập, sẽ không vĩnh viễn giữ nguyên vị thế của nó theo thời gian.

Dân chủ không phải chỉ là một thể chế đối nghịch với quân chủ, độc tài. Dân chủ theo cách hiểu phổ quát hiện nay là quyền làm chủ của người dân (power / rule of the people) trực tiếp hay gián tiếp đối với việc điều hành guồng máy quốc gia, thông qua thể thức phổ thông đầu phiếu. Nhưng nếu việc bỏ phiếu của người dân bị giới hạn trong một danh sách ứng viên được chỉ định sẵn bởi một đảng phái hay nhà cầm quyền thì không còn là dân chủ.

Đơn giản như thế, nhưng nhân loại đã phải trải qua mấy ngàn năm xây dựng nền văn minh (tinh thần hay vật chất, quốc gia hay quốc tế), đổ bao máu xương, khổ nhục với hàng ngàn cuộc canh tân và cách mạng (lớn hay nhỏ, riêng hay chung), mà vẫn chưa thiết lập được một thế giới hòa bình, tự do, dân chủ thực sự như mong đợi.

Tự do, dân chủ, hòa bình cho đến nay vẫn còn là giấc mơ của nhân loại trên toàn hành tinh. Để biến giấc mơ thành hiện thực, người ta đã phải đấu tranh bằng nhiều hình thức: ứng cử, bầu cử, biểu tình, bất hợp tác, bất tuân dân sự, chiếm giữ (occupy), đấu tranh bất bạo động, và thậm chí chủ trương bạo lực (âm thầm hoặc công khai), khởi xướng chiến tranh nhằm tiêu diệt đối lập hoặc để tranh thủ vị thế của mình, v.v… Ngoài ra,  còn có hình thức khích lệ bằng cách trao giải thưởng cho những ai có đóng góp to lớn hoặc ảnh hưởng sâu rộng trong công cuộc vận động vì hòa bình, dân chủ, nhân quyền… (Buồn cười thay, trong một số trường hợp, giải thưởng lại trở thành mục tiêu cho những kẻ hoạt đầu, tư lợi cá nhân, thay vì nhắm đến hạnh phúc cho số đông).

Phật giáo đã xây dựng nền móng cho tự do, dân chủ từ 25 thế kỷ trước, ngay khi đức Phật còn tại thế; và hòa bình đối với Phật giáo, không chỉ là ngưng tranh chấp, không chiến tranh giữa các dân tộc, quốc gia hay liên quốc gia, mà vượt xa hơn trong ý nghĩa là hòa hợp và an bình nơi tự tâm, cùng lúc thể hiện trong tương quan xã hội.

Không cần phải vận dụng hàng vạn lời dạy trong Ba tạng (Kinh, Luật, Luận) để chứng minh nền tảng tự do, dân chủ và hòa bình của Phật giáo. Chỉ cần suy nghiệm từ những Phật ngôn  từng được phổ cập trong các bộ phái Phật giáo hơn hai nghìn năm trăm năm qua, ai cũng có thể nhận biết: đức Phật từng cổ xúy cho sự bình đẳng xã hội, không phân biệt giai cấp, giới tính. Điều này được chứng thực trong cơ cấu tổ chức tăng-đoàn (sangha) cũng như các nguyên tắc yết-ma (karma) và sáu pháp hòa-kính rất dân chủ trong sinh hoạt của cộng đồng tăng lữ.

Một trong những lời dạy bất hủ của đức Phật, được đời sau đánh giá như là tuyên ngôn của bậc thầy vĩ đại nhất của nhân loại nhằm giải thoát niềm tin và sự nô lệ tư tưởng của con người trước các thần tượng, thần quyền; khai mở con đường tri thức tự do, siêu thoát:

“…Chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình. 

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết như sau: ‘Các pháp này là thiện; các pháp này không đáng chê; các pháp này không bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc,’ thời này Kàlàmà, hãy tự đạt đến và an trú!” (*)

Những lời trên, thật đơn giản, nhưng có thể làm rung chuyển và lật nhào tất cả các chủ thuyết và hệ thống tư tưởng từng giam hãm con người trong khuôn khổ và vị thế hèn kém trước các thần linh, giáo chủ, lãnh tụ, thần tượng… Cho đến những thế kỷ cận đại, nghĩa là sau gần ba thiên kỷ Phật giáo lưu truyền, những lời dạy này vẫn còn làm cho giới khoa học thán phục, và vẫn còn trực tiếp hay gián tiếp làm nền tảng, hoặc gây ý thức cho tư tưởng tự do, phong trào đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, và hòa bình thế giới.

Không vội tin bất cứ điều gì, bất cứ ai, mà phải dùng lý trí để xét đoán, suy nghiệm kỹ trước khi thực hiện: đây là phương thức tiếp cận và xác minh sự thực của khoa học, là khởi đầu cho mọi văn minh tiến bộ, và là tinh thần tự do, dân chủ của nhân loại ngày nay.

Khi thực hiện và chấp nhận điều gì thì đều vì lòng thương, hướng về niềm hạnh phúc, an lạc cho mình, cho người: đây là con đường hòa bình của Phật giáo.

 

Người con Phật đã dẫn đầu nhân loại về hòa bình trong suốt hai ngàn năm trăm năm qua, và sẽ tiếp tục nêu gương hòa bình, bất bạo động cho toàn hành tinh này trong tương lai vô tận.

Những gì người con Phật làm là để đem lại hạnh phúc cho số đông, chứ không phải để được ban thưởng, khen tặng từ thần linh hay từ bất kỳ cá nhân, tổ chức tôn giáo hay thế tục nào. Phần thưởng cao quý và to lớn nhất của người con Phật chính là niềm an lạc, hạnh phúc thực sự của tha nhân, của xã hội, quốc gia, và cho toàn thế giới. Và để có được phần thưởng ấy, trước hết hãy quên mình đi. Từng bước, kiên định, không làm những điều xấu-ác, thực hiện những điều lợi ích cho mình, cho người, với một tâm ý tĩnh lặng, trong sáng. Đó là mẫu hình lý tưởng của người con Phật trong mọi hoàn cảnh, mọi thời đại.

 

 

________________

 

(*) Đức Phật dạy phương cách chọn lựa, suy nghiệm và truy tầm sự thực cho những người thuộc bộ tộc Kàlàma, được ghi lại trong Kinh Kàlàma, Tăng Chi Bộ III. 65 (trích đoạn từ bản dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu).

 

 

 Bao Chanh Phap 36 bia

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6993)
Như mọi người đều biết, Đạo Phật trong suốt những thập niên qua đã có nền tảng khá vững chắc tại phương Tây. Riêng tại Đức, sự tìm hiểu và tu tập giáo lý Phật Đà của người bản xứ ngày càng nhiều thấy rõ. Ở điểm này có rất nhiều lý do để dẫn chứng.
08/04/2013(Xem: 10232)
Trong giới hạn lịch sử ngắn ngủi của loài người trên trái đất, theo nhà khảo cổ Pete Rainier, tính từ thời thượng cổ đến nay, có hơn 1000 tôn giáo đã xuất hiện. Trong đó, có chừng một trăm tôn giáo còn đứng vững cả trăm năm và một chục tôn giáo đứng vững cả ngàn năm.
08/04/2013(Xem: 8541)
Chủ yếu Ðạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ; trước phải giác ngộ nhiên hậu mới ...
08/04/2013(Xem: 12658)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 6208)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8538)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8455)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
08/04/2013(Xem: 9282)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
08/04/2013(Xem: 11016)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10547)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]