Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lặng thinh mà tỏa sáng

17/10/201420:25(Xem: 6807)
Lặng thinh mà tỏa sáng

Oakland_2 

           



Bài viết “Phật trên hè phố Oakland” của nhà báo Trần Khải, tiếp tục được tải truyền rộng rãi trên các website.

            Bài viết ghi lại đại cương sự kiện phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com về một pho tượng Phật đã đem lại sự bình an, sạch sẽ cho một khu phố nhiều tội ác và rác rưởi trước đây. Chi tiết đặc biệt đã thu hút người đọc, là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá, chỉ cao khoảng 2 feet, được đặt ở góc đường 11 và đường 19, trong khu Eastlake, thành phố Oakland , là do một người vô thần, tình cờ nhìn thấy tại một tiệm bán vật liệu xây cất.

            Bài báo tường trình rằng, anh Dan Stevenson chẳng thờ Phật, cũng chẳng thờ Chúa, cũng chẳng theo tôn giáo nào. Nói chung, Dan Stevenson là một người vô thần.

            Nhưng tôi nghĩ, tại sao một người dân bình thường và được mô tả là vô thần đó, khi nhìn thấy tượng Phật Thích Ca, lẫn lộn giữa những vật liệu xây cất, anh lại khởi lòng từ bi, mua về? Rồi chẳng phải anh chỉ mua để chưng bầy đâu đó quanh nhà, mà anh đã mang ra góc đường 11 & 19, là địa điểm khét tiếng về đủ loại tội hình sự, đồng thời cũng là bãi rác lộ thiên, nơi dân cư quanh đó cứ mang rác ra mà đổ thoải mái! Khi gắn tượng, anh còn cẩn thận hàn cứng tượng vào một khung sắt, rồi dán đáy khung xuống nền xi măng bằng một loại keo tốt, phải mua tới 35 đồng để bảo vệ tượng không bị cạy đi.

            Một người vô thần, tự động một mình làm những điều đó, lại hy vọng là tượng Phật ở đó sẽ đem bình an cho khu phố, thì người đó có thực vô thần không? Tại sao anh không mua một hình tượng nào khác mà lại là tượng Phật Thích Ca? Và điều gì khiến một người vô thần, hy vọng là pho tượng nhỏ xíu đó lại có thể đẩy lui tội ác?

            Đa số dân cư khu đó đủ mọi sắc dân da mầu, từ nghèo khó tới trung lưu. Nếu Dan Stevenson chia sẻ niềm hy vọng này của anh, trước khi gắn pho tượng xuống, có lẽ ít ai tin tưởng và đồng ý với anh, nếu không muốn nói, còn cho là anh vọng tưởng, hoang đường!

            Vậy mà, sự hiện diện của pho tượng nhỏ, nơi góc đường, đã thay đổi cả khu phố.

            Đây không thể chỉ là tình cờ. Những ai có niềm tin nơi Phật pháp, nhiều phần sẽ tin rằng Dan Stevenson đã có hạt giống bồ đề được gieo trồng kiếp trước, hay ngay kiếp này, mà chính anh không hề nhận biết. Hạt giống đó vẫn âm thầm được tưới tẩm, gặp đủ duyên là trổ quả, đơm hoa.


            Những bất ngờ cực kỳ mầu nhiệm đã khiến cả chính quyền lẫn dân chúng quanh vùng sửng sốt, là từ khi tượng Phật được an vị tại đó, thống kê về mọi loại tội phạm và phá rối, đã giảm tới 82%.

            Nơi khi trước là điểm tụ họp của các thành phần tội phạm, nay người từ khắp nơi, mọi thành phần, mọi chủng tộc ghé đến chiêm bái, tỏ lòng tôn kính.

            Nơi khi trước rác rưởi nhơ bẩn, bừa bãi, nay là hoa thơm trái ngọt người người mang đến cúng dường.

            Bài báo của phóng viên Chip Johnson mô tả điều này, cùng với lời những cảnh sát làm việc thống kê nói rằng, không thể hiểu nguyên nhân vì sao lại có sự thay đổi tuyệt hảo như vậy, chỉ nhờ một tượng Phật bằng đá!

            Nhìn trên phương diện tích môn, quả là họ không thể tin, không thể hiểu. Nhưng nếu chuyển được cái nhìn về phương diện bản môn thì sự thật hiển nhiên này có chi lạ đâu!

            Tượng Phật bằng đá đơn sơ đó, tuy lặng thinh mà tỏa sáng Pháp thân. Pháp thân Phật là tâm từ vô lượng vô biên, cực kỳ mạnh mẽ tới những tâm chí thành khẩn gọi.

            Khi xưa, năm anh em ngài Kiều Trần Như được coi là tăng đoàn đầu tiên, sau khi được Đức Phật thuyết Tứ Diệu Đế tại Lộc Uyển. Khi đó, ngài Xá Lợi Phất còn đang lang thang nay đây mai đó tìm cầu đạo sư. Một lần, tại thành Vương Xá, Xá Lợi Phất chợt thấy một vị khất sỹ trẻ, đang ôm bát khất thực. Vị khất sỹ lặng lẽ từng bước, có nói gì, làm gì đâu! Vậy mà từ nhân dáng đó đã tỏa ra năng lượng vô cùng thanh tịnh, an lạc khiến ngài Xá Lợi Phật rúng động toàn thân, đến mức không thể không đi theo, chờ vị khất sỹ đó khất thực xong, vào rừng thọ trai, rồi mới đến bên, cung kính thưa rằng:

            - Sư phụ của ngài là ai, mà ngài thọ nhận được nhân dáng đoan nghiêm nhường này!

            Vị khất sỹ đó chính là ngài A Xà Bà Thế (Assaji), người em út trong ngũ huynh đệ Kiều Trần Như. Ngài trả lời ngài Xá Lợi Phất rằng:

            - Sư Phụ tôi là Đức Phật Cồ Đàm, bậc Giác Ngộ vừa đạt đạo giải thoát.

            Ngài Xá Lợi Phất khẩn khoản xin ngài A Xà Bà Thế ban cho vài lời Đức Phật đã dạy. Từ chối không được, ngài đọc một bài kệ ngắn, lời Đức Thế Tôn:

            “Muôn vật từ duyên sinh

            Lại từ duyên mà diệt

            Bậc Giác Ngộ tuyệt vời

            Đã từng thuyết như vậy”(*)

            Vừa nghe xong bài kệ, lập tức, ngài Xá Lợi Phất thấy tâm mình bừng sáng, bèn theo về gặp Đức Phật xin thọ giáo, để không bao lâu sau, trở thành một, trong mười Đại Đệ Tử, hoằng pháp lợi sanh cho tới ngày nhập Niết Bàn.

 

            Pháp thân là như thế, lặng thinh mà tỏa sáng.

            Pháp thân cũng có thể là biểu tượng.

            Chiêm ngưỡng một bức tranh Bồ Tát Quán Thế Âm với bình tịnh thủy Cam Lồ trên tay, người chí kính thành tâm có thể cảm nhận nước Cam Lồ đang được Bồ Tát rưới cho mình, khiến phút giây, bao phiền não được đoạn tận, bao uế trần được tẩy sạch, như vừa được khai sinh mới mẻ.

            Kinh nghiệm này không lạ gì với những ai từng vững tin và am hiểu giáo pháp.

 

            Người theo pháp môn Tịnh Độ, ngồi trước tôn tượng Đức Phật A Di Đà, tĩnh tâm niệm Phật, sẽ không khó gì, khi tâm người đó nhập vào cảnh giới có chim thuyết pháp, gió đưa hương.

            Họa phẩm lặng thinh.

            Tôn tượng lặng thinh.

            Nhưng năng lượng vô hình vẫn tỏa sáng.

           

            Trong chương cuối, của Kinh Bốn Mươi Hai Chương, Hòa Thượng Phước Tịnh chú giảng, có đoạn thuật lại lời đối thoại giữa Quốc sư Huệ Trung và nhà vua.  Quốc sư rời kinh đô, lên núi Bạch Nhai luyện tâm. Nhà vua thương nhớ, thỉnh thoảng lại cho người lên rước về triều để được vấn an. Có lần vua hỏi:

            - Bốn mươi năm trên núi, ngài chứng được những quả vị gì?

            Quốc sư chỉ tay lên trời, hỏi vua:

            -Mây trắng trên kia, ai đóng đinh mà dính trên không trung vậy?

            Vua trả lời:

            - Không ai đóng đinh cả. Nó tự vậy thôi!

            Quốc sư bèn nói:

            -Ta cũng thế. Ta không có qủa vị gì để chứng. Ta là người bình thường, là một ông tăng trên xó núi thảnh thơi. Ta không bị buộc vào gì cả.

 

            Tuy dẫn chứng này phải dùng ngôn từ, nhưng nói, mà thực như không nói, vì Quốc sư nào có thường kế cận bên vua. Vậy mà điều gì khiến nhà vua luôn tưởng nhớ đến ngài? Có phải là Pháp thân ngài vẫn tỏa sáng đến tấm lòng thành khẩn của nhà vua?

            Thế nên, pháp thân tuy vô hình nhưng vẫn thể hiện ở muôn hình vạn trạng. Tôn tượng Phật Thích Ca bằng đá trắng, bên hè phố Oakland, nay đã được cư dân nơi đó thiết kế một Am nhỏ, với kiến trúc như một ngôi chùa tí hon bằng gỗ. Và tôn tượng được an vị bên trong, như một biểu tượng linh động và rõ nét nhất về sự cảm hóa nhiệm mầu, qua lòng từ bi mẫn ái của Chư Phật đối với chúng sanh. 

            Nay, không chỉ cư dân trong vùng thay nhau chăm sóc, không chỉ những Phật tử mọi sắc dân về tụng kinh, lễ bái trước Am, mà du khách thập phương nghe tin, cũng ghé thăm, chắp tay tỏ lòng kính ngưỡng.

 

            Giữa khu phố người người an lạc, hạnh phúc đó, tượng Phật tĩnh tọa trong Am, vẫn chỉ lặng thinh mà tỏa sáng.            

                    

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất, đêm trăng tháng mười)

(*) Làng Mai dịch.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2014(Xem: 8736)
Cụ Bà Tâm Thái, 82 tuổi phát tâm đóng chuông Đại Hồng Chung mỗi buổi khuya tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu, nhân dịp Cụ Bà viếng thăm Úc 6 tháng từ 25-9-2014 đến 25-3-2015
21/09/2014(Xem: 6778)
Thấy người làm việc lành việc phải, mình tán thán bằng lời, hoặc góp một phần công, giúp một phần của để thành tựu công việc lành ấy. Quả là người này đã có lòng lành đáng quí đáng mến. Huống nữa, Tam Bảo là cây cầu đưa chúng sanh từ bến mê qua bờ giác, Tam Bảo là con thuyền cứu vớt chúng sanh đang chìm trong bể khổ đưa đến bờ Niết-bàn, Tam Bảo là ngọn đèn sáng soi đường cho chúng sanh khỏi lạc trong rừng tối vô minh. Người phát tâm tán trợ bồi bổ tô đắp cho Tam Bảo thường còn ở thế gian thì công đức biết bao kể xiết. Vì Tam Bảo thường còn ở thế gian, chúng ta phát tâm cúng dường, quả là việc làm tự lợi lợi tha đầy đủ.
19/09/2014(Xem: 7886)
Cái tuổi 40 thiệt khó nói là già hay trẻ. So với tuổi 80 thì đó là nửa đường, nhưng với tuổi 70 thì đã quá nửa. Vậy rồi cứ nghe se mình một tí là nghĩ ngợi lung tung. Thời nay ngoài mấy kiểu chết bất trắc, còn có chuyện dư đường, dư mỡ. Không kể bệnh nan y, chỉ cần vài năm không chịu thử máu là chuyện gì cũng có thể xảy ra.
18/09/2014(Xem: 7813)
Dì Sáu là một người đàn bà rất đáng phục. Sinh trưởng ở miền nam Việt Nam, lúc nhỏ chắc học hành cũng chẵng bao nhiêu. Sau 1975 di tản sang tây, không biết một tí tiếng Pháp nào, vậy mà lại một thân một mình sống được yên hàn từ mấy chục năm nay tại xóm La Tinh, ở ngay trung tâm thành phố Ba Lê hoa lệ.
12/09/2014(Xem: 9602)
Hương đêm lan tỏa quanh mẹ khi mẹ bước ra khỏi lan can lầu. Có mùi thơm dìu dịu của dạ lý hương từ bên dưới thoảng nhẹ và mùi sương đẫm trên những thân lá trường sinh. Từ trên đỉnh chùa núi ở phía nam thành phố, từng hồi đại hòng chung trầm ấm rền rền gióng lên, qua không gian tĩnh lặng của sáng sớm mùa hẹ, âm ba của nó như những lượn sóng trầm chảy vào thời gian và thế giới bình yên của thành phố biển. Vậy là đã ba giờ rưỡi sáng.
08/09/2014(Xem: 7437)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 9804)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 12878)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 12478)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
05/09/2014(Xem: 8208)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]