Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn tâm tư

29/09/201409:40(Xem: 7819)
Tản mạn tâm tư
 451_tuhoc







Không học Phật pháp thì không biết đường nào để giải thoát, nhưng cái thấy trong lúc chứng ngộ – tuyệt nhiên không giống với những gì ta đã học. Tấm bản đồ không phải con đường, càng không phải chỗ mình muốn đến. Nhưng bỏ mất nó thì có mà chết, mà ôm cứng lấy nó cũng chết. Muốn tu học ngon lành, hãy hỏi mấy em hướng đạo sinh cách dùng bản đồ.


Công đức bố thí giúp ta được giàu có, nhưng giá trị của sự giàu có không bằng một phần triệu của cái tâm bố thí. Dẫu ta có giàu đến cỡ nào đi nữa. Người tu hành phải biết sống vô sản, nhưng không tài sản chưa hẳn là sự tu hành. Cái tâm không tha thiết vật chất là tâm của hiền thánh, sự nghèo khó trong nỗi thèm khát nọ kia chỉ là đời sống của loài ngạ quỷ.

Người ta nói té ở đâu thì phải đứng lên từ chỗ đó. Mọi khổ ải trầm luân luôn bắt đầu từ sự có mặt của ngũ uẩn, nhưng không biết nhìn lại ngũ uẩn mà có thể giải thoát thì là chuyện xưa nay chưa từng.
Những may mắn ta có được bây giờ chỉ là quả lành từ quá khứ. Một người điên hay đứa con nít chỉ biết trái xoài trên tay, không biết phải làm sao để sau đó có thêm những trái xoài khác.

Thuyết Pháp và lập chùa là giúp người khác tu tập. Nhưng người làm hai việc đó thường rất dễ quên mình. Xưa nay kẻ trúng số hiếm bao giờ là người bán vé số. Không hiểu tại sao. Kẻ tu hành cứ lo đi đứng đây kia thì tâm tư dễ bị loạn động. Nhưng ở hoài một nơi coi chừng tâm tư tù đọng. Nếu phải đi, lòng cần như gió và nếu phải ở, tâm nên như nắng, đốm nắng bên thềm.

Giới luật là dãy hàng rào bảo vệ người, đất và tài sản bên trong, chớ không phải để giam hãm, nhốt tù chủ nhân. Ý nghĩa của chuyện tu hành là để bỏ được cái gì, không phải để có được cái gì. Hai động từ này đã thay đổi lịch sử Phật giáo.

Một sợi tóc hay chiếc lá me nhỏ xíu có thể khiến ta dầm mình trong một niềm vui hay nỗi buồn chất ngất. Vậy mà nhiều lúc đi ngang một ngọn núi hay hồ nước mênh mông, ta vẫn không có cảm giác gì đặc biệt. Ở đời không có gì là nhỏ hay lớn tuyệt đối, cái cốt tử là lòng mình ra sao.

Đọc báo thấy sự ngoan hiền tuyệt đối của người dân Triều Tiên, rồi nhìn lại sự răm rắp của Phật tử và giáo dân một số nơi, nhiều người thấy tiếc đến nhói ruột. Ước gì kẻ lãnh đạo của bầy chiên lành đó biết tận dụng sự trung thành tận tụy kia một cách thông minh và thiện chí, thì chuyện tốt nào làm không xong chứ. Người ta chỉ biết chăn nuôi nhằm những mục đích rất nhỏ nhoi.

Trên mấy chiếc máy bay dân sự của Mỹ luôn có câu này ở lưng ghế trước mặt hành khách: Life Vest Under Your Seat. Phao cứu hộ nằm ngay bên dưới ghế ngồi của bạn. Ô hay, câu này nghe quen quen, hình như có một câu Pháp Cú cũng có nội dung tương tự! Mấy chục tuổi đầu, một ngày nhận ra chuyện này lạ lắm. Một người thông minh và thiện chí vị tha đến mấy cũng mặc, cứ trao tay họ chút quyền lực thì hầu hết ai cũng đột nhiên ngu, ác, và tham giống hệt nhau. Khác biệt chăng là hình thức biểu hiện. Tôi lạnh người khi tìm hoài đến giờ vẫn không thấy ngoại lệ.

Người cư sĩ càng ít hiểu biết giáo lý thì cơ hội làm nô lệ sẽ lớn hơn cơ hội làm đệ tử của Tăng ni. Ở một số cửa hàng bên Mỹ, người ta ghi câu này trên cánh cửa phòng vệ sinh: No Merchandise Beyond This Point. Tạm hiểu là đừng mang hàng hóa vào đây, hoặc chuyện buôn bán là ở ngoài kia, không phải trong này. Trời ạ, lẽ ra câu này phải được treo ở nhiều nơi lắm.

Người ta ít khi có hứng thú với món hàng mình đang bán, cần thứ gì tương đương thì vẫn thích tìm đến mua ở chỗ khác. Người tu học coi chừng mình cũng vậy, qua ngày dài tháng rộng không còn tin vào những gì mình vẫn rao giảng tuyên truyền. Đưa người vào đạo, còn mình hướng tâm về đời.

Buôn có bạn, bán có phường. Trong cửa thiền hình như cũng thế. Người tinh tấn hay giải đãi luôn đi theo nhóm, nhóm càng đông thì quan điểm của mình càng được củng cố. Cái bậy được nuôi dưỡng lâu ngày cũng thành ra một cái đạo chứ chẳng chơi!

Mọi kiến thức và suy tư ngoài kinh điển phải được quy chiếu trên kinh điển, nhằm chứng minh Phật pháp uyên nguyên, không phải những thứ có thể thay thế lời Phật. Vào youtube nghe Tăng ni bây giờ thuyết giảng dễ thấy mọi sự đang đi ngược lại.

Người có nghe thấy chút ít về Phật, mỗi khi có chuyện đau buồn thì thường muốn tìm về bên chân Phật. Khổ nỗi có được mấy người lúc vô sự lại chịu nghĩ đến việc xây dựng một Phật giáo ngon lành. Thế là cái Phật giáo mà thiên hạ tìm đến lúc hữu sự chỉ là một biển hiệu mang tính biểu hiện.

Ai cũng sợ chết, sợ bị đoạ, nhưng kiểu sống của thiên hạ thì giống hệt như hai chuyện đó sẽ không bao giờ xảy ra. Dù chúng có thể đến ngay đêm nay hay sáng mai không chừng. Ngộ thiệt.

Lời dạy nguyên thủy của đức Phật rất thực tiễn, dễ chứng minh qua đời sống thực tế. Nhưng không hiểu sao người học Phật hôm nay lại chỉ dốc lòng tin vào những điều huyễn hoặc xa vời, và chê lời dạy thứ thiệt của Phật là tiểu thừa nhỏ bé. Sợ sách cắn hay sao mà ngại nghiên cứu kỹ lưỡng một chút. Thời mạt thế rồi sao chứ!

Ăn gì cũng sợ dư mỡ, dư đường hay cao huyết áp. Vậy mà về tinh thần thì bất cẩn đến khó hiểu, ai nói gì cũng tin, cũng cố nhét vào óc như là lời thánh. Bảo là ngu thì giận. Người ta thương mình mà lại hận người ta. Thế có nên không?

Học vị hay bằng cấp trong đạo lẫn ngoài đời luôn rất cần thiết, nhưng nó là bảo chứng cho một trình độ kiến thức có thiệt, không phải cái có thể thay thế cho kiến thức mà mình chưa có. Không gì nguy hiểm cho bằng việc ngồi lên một phi cơ mà người lái không có đủ kiến thức của một phi công.

Kẻ viết bài này chỉ là một gã tục tử, chọn cách nói để chúng chửi, còn hơn là im lặng ỡm ờ để mặc những điều trái khoáy mặc nhiên tồn tại ở đời. Viết xong có vì vậy mà chết cũng tốt hơn là sống trăm tuổi mà làm con hến vô tri, vô trách nhiệm.

Mong lắm vậy thay!

TOẠI KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2010(Xem: 6819)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chí và nghị lực. Thứ nhất: “Học để biết cách hiếu thảo với ông bà cha mẹ”. Cây có cội, nước có nguồn. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Biết ơn và đền ơn là quy tắc đạo thờ ông bà tổ tiên dân tộc Việt Nam và người tu theo đạo Phật. Thứ hai: Học để biết ơn thầy tổ. Thầy ở đây bao gồm thầy dạy chữ và dạy nghề nghiệp. Ngoài ra ta còn biết ơn thầy dạy về đạo đức luân lý sống trong xã hội. Trước tiên là học lễ phép, sau đó mới học chữ và học nghề chân chính. Thứ ba: Học để biết ơn đất nước, ơn các vị lãnh đạo có công giúp cho mọi người ổn định về đời sống an sinh xã hội và biết ơn các anh hùng nghĩa tử.
28/12/2010(Xem: 7390)
Hầu hết chúng ta đều mắc phải cái bệnh "đòi hỏi tuyệt đối". Giàu thì mình muốn giàu hơn tất cả, sang cũng muốn mình sang hơn tất cả, cho đến đẹp, giỏi, khen, đều là hơn tất cả. Có cái gì thua kém hơn người là buồn, tủi, bực dọc không hài lòng. Do đó cộc sống không thấy có hạnh phúc, vì thấy mình còn thua người này kẻ nọ. Hoặc than trách người thân của mình sao không được như ý mình muốn. Những nỗi khổ đau buồn bực ấy đều do không hiểu "cuộc đời tương đối mà!"
26/12/2010(Xem: 11923)
Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên). Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.
25/12/2010(Xem: 9682)
Gần ¼ thế kỷ trong nghề đâm heo thuốc chó tại xứ người, tác giả có nhận xét chủ quan là hình như loài vật cũng có một thứ tình cảm, một linh cảm nào đó...
24/12/2010(Xem: 20452)
Nhờ Phật giáo, tôi biết tu tập để phát động lòng từ bi và đem lại hơi ấm cho tim tôi, sự tu tập ấy tỏ ra khá hữu ích cho tôi trong cuộc sống thường nhật.
23/12/2010(Xem: 6872)
Trả lời phỏng vấn của Tuần báo Pháp Le Point, đức Dalai Lama thứ 14 nghiêm khắc phê phán chủ trương cải đạo của người theo đạo Thiên chúa. Theo ngài đó một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa.
19/12/2010(Xem: 19251)
Hoàngđế A-dục trị vì nước Ấn vào thế kỷ thứ III trướcTây lịch và cũng là một trong những nhân vật sáng chói nhấttrong lịch sử Phật giáo. Là vị hoàng đế nổi tiếng nhấtcủa triều đại Maurya ông đã thống nhất gần toàn thểbán lục địa Ấn độ. Dưới triều đại của ông,văn hóa được phát triển cao độ và cũng là lần đầu tiêntrong lịch sử nước Ấn mà sử liệu thật phong phú ghi chépbằng chữ viết còn lưu lại đến ngày nay. Nghệ thuật tiêubiểu và đặc trưng nhất cho nền văn hóa Ấn độ nói chungcũng đã phát sinh trong thời kỳ này.
19/12/2010(Xem: 8952)
Năm 1996, nhà xuất bản Le Pré aux Clercs có phát hành một quyển sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-lai Lạt-ma được chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Ngài. Sách gồm VI chương, dày 192 trang và sau đây là chương V của quyển sách mang tựa đề "Cẩm nang cho cuộc sống".
18/12/2010(Xem: 9030)
Nghiệp: Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý. Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]