Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đèn nhà ai ngọn lu ngọn tỏ

17/08/201408:22(Xem: 8500)
Đèn nhà ai ngọn lu ngọn tỏ

 

 



den_cay_2


Cháy bóng
.

 

Đèn nhà ai đó, ngọn nào lu ngọn nào tỏ?

 

Thú thật, chuyện đèn lu tỏ của nhà ai đó tôi không rành lắm, chỉ dám nói chuyện đèn nhà mình thôi. Đó là cái đèn bàn ăn, nó có tất cả năm bóng, loại Halogen, hằng ngày rọi sáng cho những bữa ăn gia đình trên chiếc bàn tròn. Nó từng đã chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chuyện trò đối đáp đùa giỡn của chúng tôi quanh chiếc bàn này - vui có, buồn có, thương yêu, giận lẫy cũng có. Cái đèn này gần gũi thiếu điều như là thành viên của gia đình tôi. Hơn bốn năm qua nó làm việc cật lực không hề than thở. Tự dưng hai tuần trước cháy mất một bóng, chỉ còn bốn. Còn bốn thì có chướng mắt chút đỉnh nhưng vẫn chưa sao, vẫn còn đủ sáng. Hôm qua lại thêm một bóng nữa rũ bỏ bụi trần khoác áo ra đi. Đến lúc phải lo cho nó nếu không muốn có ngày gặp lại cảm giác của Sài Gòn thời điện cúp liên tục năm xưa. Nói là phải làm ngay, tôi tháo cái bóng đèn hư mang theo làm mẫu, lái xe đến tiệm bán đèn và đồ điện gần nhà. May gặp ông chủ tiệm, là người quen trong Hội Thể Dục Thể Thao. Sau khi xem qua và hỏi: đèn nhà anh có mấy bóng? Năm cái, tôi trả lời như thế! Ông ta chẳng nói chẳng rằng mở tủ và lấy ra năm bóng đèn và gói vào hộp giấy và tính tiền đủ năm cái. Khoan đã, đèn năm bóng mà chỉ cháy có hai, phải thay hết năm bóng sao? Tôi nghĩ là chỉ cần thay hai bóng hư thôi chứ! Tôi có hơi ngạc nhiên và hỏi lại như thế. Ông chủ tiệm điện thân thiện giải thích gì đó vòng vo tam quốc, nào là công xuất, nào là độ sáng… Nói chung là năm bóng này phải hòa điệu với nhau thì ánh sáng sẽ dịu hơn, mới làm cho đời sống chúng tôi thêm ngọt ngào dễ chịu, như năm ngón tay của bàn tay vậy mà! Tôi ừ ngay, thấy có lý và có phần khâm phục ông ta. Ừ, thì gia đình nhỏ của chúng tôi cũng năm người, đã ngồi chung bao nhiêu năm nay dưới mấy ngọn đèn này. Ngồi ăn cơm, ngồi đọc báo, ngồi chơi cờ cá ngựa… nhưng không biết đã hòa điệu được đến mức nào như năm bóng đèn kia? Chuyện dễ như thế mà có khi mình nhận không ra. Phải nhờ đến một sự kiện nhỏ hay có người mách thì mình mới ngộ. Cho tôi nói đại ngôn chút để an ủi: thì cũng như chuyện ông Newton thấy quả táo rụng ngoài vườn, ông Archimedes thấy thân mình nổi trong bồn tắm vậy thôi, nhờ vậy mới tìm ra được mấy phát minh lớn cho nhân loại (chỉ có khác chút xíu, hai ông ấy là bác học còn mình là sơ học).

Cho nên, đèn nhà ai đó có ngọn lu ngọn tỏ tôi không dám chắc, nhưng đèn nhà tôi thì quả thật có ngọn tỏ ngọn lu. Tôi đã thầm biết thế! Mà cho tôi hỏi nhỏ, nhà bạn có thế không?

 

 

Hạnh phúc thì rộng rinh…

 

Sáng nay đẹp trời, cả gia đình chúng tôi lại có cơ hội thảnh thơi ngồi ăn sáng chung. Cuối tuần chúng tôi thường có dịp ngồi ăn sáng chung rất lâu, tán gẩu đủ thứ chuyện trên đời, nếu hôm đó không phải đi đâu hay không có chương trình gì đặc biệt. Cô con gái út có vẻ vui nhất và nói với rằng: con thấy mừng, trong số mấy bạn con chơi thân nhất ở trường thì ba má tụi nó vẫn còn sống chung với nhau. Tôi thấy lạ mới hỏi là có bao nhiêu bạn như thế? Dạ, chừng sáu, bảy đứa. Tôi chưng hửng! Như vậy cha mẹ cả gần mười em còn lại do vì lý do này lý do kia không sống chung với nhau hay sao? Ai biết được trong những gia đình đó, đèn nào là đèn đứt bóng trước trong cái bi cảnh không hòa hợp ấy? Ngọn đèn nào tỏ, ngọn đèn nào lu? Chỉ một việc nhỏ như chuyện chúng tôi ngồi chung bàn ăn sáng như thế này hôm nay mà là một „ước mơ lớn“ cho không biết bao nhiêu chàng trai cô gái trẻ, tuổi bằng con gái út của chúng tôi ư? Sao buồn thế! Mà tôi biết, những gia đình ấy họ giàu có và sang trọng, có địa vị lắm, chứ không phải như chúng tôi. Lục tra thêm những con số trên cơ quan thống kê ở Đức (de.statista.com), thấy số liệu những cặp ly dị ở nước Đức trong thời gian từ năm 2000 đến 2012 chiếm khoảng từ 46,5% đến 52%. Như thế trung bình thì cứ hai cặp là có một cặp ly hôn. Con số làm tôi thật kinh ngạc. Lý do cho những cuộc ly hôn này thì tự trong trứng nước nó có hàng ngàn hàng vạn chuyện mâu thuẫn, từ tài sản, quyền lợi, sở thích, đến tính tình vân vân và vân vân. Nói nôm na là đèn mỗi bên chiếu sáng một kiểu (giống như khi bạn lái xe chạy ban đêm mà có xe đi ngược chiều chiếu đèn pha vào mắt mình vậy mà!), chiếu qua chiếu lại không hợp gu nên hơi bị „chạm điện, mác dây“. Còn chuyện ông ăn chả bà ăn nem là chuyện phụ, chuyện vở bi kịch lúc sắp hay đã hạ màn.

 

Tôi có đọc được câu chuyện này trên báo và xin chép vào đây:

 

Lý do tại sao ly hôn?

 

Hai vợ chồng nọ đưa nhau ra tòa.
Quan tòa hỏi: Anh chị cho biết lý do xin ly hôn?
Chồng: Thưa quý tòa.
Vợ: Để tôi nói trước.
Chồng: Không được, để tôi nói trước
Vợ: Đã bảo là tôi nói trước mà!
Quan tòa: Thôi, không phải nói gì cả, tôi biết vì sao anh chị ly hôn rồi.

 

Như thế thì, đèn nhà ai đó, ngọn nào tỏ ngọn nào lu? Mà tôi biết chắc rằng, nếu cả hai ngọn cùng tỏ chung thì chắc chắn đời của họ và của con cái họ sẽ sáng và tươi hơn.

 

Bây giờ nghe nói ở Việt Nam cũng nhan nhản những trường hợp như thế. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư (tên như vậy nhưng là một cây bút nữ rất độc đáo sâu sắc, giọng nam bộ đặc sệt) vừa cho ra một tập thơ có tựa đề Chấm (bìa do tác giả tự vẽ một dấu chấm lớn, lại ghi là kính tặng cha), trong một bài thơ ở trang 54 mang tựa đề „Nghĩ quanh từ điển“ chị viết:

 

[…]

Bắt quả tang đê hèn đang làm đau người khác

chơ vơ đi lẻ

đẹp nịnh bợ chính mình

hạnh phúc thì rộng rinh, đổ vào bao nhiêu niềm vui không chật

(tựa như hạnh phúc là từ không có thật

giống như công bằng, tự do)

Ai dám có lời bình phẩm gì ở những câu thơ tuyệt diệu như trên?

 

 

Cậu và Tớ

 

Ở tận bên xứ Ấn Độ xa xăm kia, có ông Thánh tên là Gandhi đã nói một câu thật chí lý, đáng để cho đời (và ta) suy ngẫm. Câu nói ấy là: „We are ONE, you and I. I cannot harm you, without harming myself – Bạn và mình (tôi và anh/em; cậu và tớ), chúng ta là MỘT. Tớ không thể làm bạn đau đớn mà không tự làm tổn thương đến mình được“.

 

Bạn nghĩ sao? Tôi tự thấy đau lắm mỗi khi đọc đi đọc lại câu nói ấy, mười lần đủ chục. Tại vì tôi biết, nói thì dễ thế nhưng làm được như lời ông Thánh ấy khuyên thì không dễ chút nào! Có nhiều khi đau quá, tôi đã phải tự hát thầm câu hát ca dao xứ mình, câu hát ca dao bình dân mà tôi đã học được từ ngày còn bé xíu, lúc chưa hề biết yêu đương là cái chi chi. Để làm gì bạn biết không? Để tôi tự xoa nhẹ vết đau trên da thịt tôi đó thôi. Tôi hát rằng:

 

Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ,

Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu

Anh về anh học lại chữ NHU …

 

Ở câu cuối tôi nghe giọng mình hơi run và nghẹn lại …

 

 

--

Đức Quốc, những ngày hè tuyệt đẹp 2014, mùa Vu Lan

Nguyên Đạo

(viết để nịnh vợ, mẹ của mấy con tôi)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2010(Xem: 7965)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 9312)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 8093)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 9155)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 10015)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 8657)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 8690)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 18397)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
24/09/2010(Xem: 12296)
Tronghệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động. Cũngnhư có những trang kinh đức Phật chỉ dạy phương pháp báo đáp ân đức sâudày đối với song thân một cách thiết thực nhất. Có nghĩa là đức Phật đãchỉ bày cách báo ân chơn chánh, hợp đạo lý, có lợi ích trong hiện đời và mai sau...
24/09/2010(Xem: 10012)
Nghèo khó và thịnh vượng là hai điều kiện khác nhau trong số những sự thực của cuộc sống. Bạn, tôi và những người còn lại trong thế giới này rơi vào một trong hai điều kiện ấy. Chúng ta có thể giàu hay nghèo về phương diện của cải vật chất hay phương diện tâm linh. Rõ ràng hai cụm từ này, “nghèo khó” và “thịnh vượng”, có những ngữ nghĩa khác nhau. Trước khi bàn đến những quan điểm của Phật giáo về sự nghèo khó và thịnh vượng, chúng ta cần biết chính xác về ý nghĩa của hai thuật ngữ này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]