Một gia đình người Việt gồm mẹ và hai con thiệt mạng trên chuyến bay MH17 khi trên đường về Việt Nam trước ngày giỗ của chồng chị. Anh mất cách đây chưa đầy một năm.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con là những người Việt có mặt trên chuyến bay MH17.
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân.
Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
Bạn bè cho biết chị Minh là người nhẹ nhàng, hòa nhã với mọi người. Hai con chị rất thông minh và học giỏi. Chị có một người em trai đang sống với bố mẹ.
Trước đó, trong cuộc họp hôm qua của Hội đồng bảo an LHQ, đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung, cho biết có ba nạn nhân trên chuyến bay MH17 là người Việt.
Cục lãnh sự đang phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam tại Malaysia, Ukarine, Hà Lan khẩn trương tìm hiểu, thông báo, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết cho gia đình các nạn nhân. Do ba mẹ con chị Minh mang cả quốc tịch Hà Lan nên Việt Nam phối hợp với chính phủ Hà Lan thực hiện việc bảo hộ công dân.
Tại Ukraine, các nhân viên cứu hộ đã tìm được 181 thi thể, đưa về một thành phố gần đó để phục vụ nhận dạng. Huib Gorter, Phó giám đốc vùng của hãng hàng không Malaysia Airlines tại Hà Lan, cho hay hãng đang hỗ trợ ban đầu cho các gia đình nạn nhân 5.000 USD để lo chi phí trước mắt. Hãng cũng sẽ đưa người nhà nạn nhân đến hiện trường nơi chiếc MH17 rơi tại Ukraine.
Một nhân viên cứu hộ đang cắm cọc có buộc dải lụa trắng đánh dấu nơi có xác nạn nhân. Ảnh: Voicessuntimes.
Bình Minh - Việt An
Tối 18-7-2014, Gia đình đệ tử Hoàng Lan Giác Thiện Duyên ở Adelaide, Nam Úc đã xếp 298 đèn cầy theo mô hình ghế ngồi trên chiếc máy bay MH 17 để tưởng niệm 298 nạn nhân đã chết trong cuộc khủng bố kinh hoàng này.
Nỗi đau gia đình người Việt
trên chuyến bay MH17
Cập nhật, 21:48, Thứ Bảy, 19/07/2014 (GMT+7)
Trước bàn thờ, bác Khanh - bố chị Ngọc Minh (người mẹ mang 2 con về nghỉ hè tại Việt Nam có mặt trên chuyến bay của Malaysia bị bắn rơi tại Ukraine) dù đã cố gắng kiềm chế để lo toan việc tang cho con gái và các cháu nhưng cũng không nén nổi những giọt nước mắt xót xa.
“Bây giờ ông đang cúi lạy cháu, bố thắp hương cho con, có bao giờ bố tưởng tượng được lại có ngày có xảy ra cái cảnh nghịch lý người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh như thế này đâu!”, ông nói trước ảnh đứa con gái yêu đang tươi cười nhìn ông từ ban thờ.
Hay tin tai nạn của chị Minh, rất đông bà con họ hàng, bạn bè đã không quản xa xôi đến thắp nén nhang, lo toan đỡ đần công việc và động viên gia đình. Những đôi mắt đỏ hoe, những dòng nước mắt nghẹn ngào, tiếc thương cho người phụ nữ hồng nhan bạc phận.
"Minh xinh lắm, hồi đi học là hoa khôi của trường, bạn bè Lý Thường Kiệt, Cao đẳng Ngân hàng ai cũng yêu mến, ai ngờ bạn lại bạc phận thế. Có lẽ, giờ này, Minh với các con đã về bên chồng ở đâu đó trên kia rồi", một người bạn của chị Minh chia sẻ.
Tiếp chúng tôi, bác Khanh trầm giọng nói, hôm nay, Cục phó Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã đích thân tới chia buồn và thăm hỏi cùng gia đình. Vị đại diện Cục Lãnh sự đã hỏi gia đình cần sự giúp đỡ, yêu cầu gì sẽ sẵn sàng tạo điều kiện.
Theo gợi ý của Cục Lãnh sự, chúng tôi có thể lựa chọn, một là chủ động sang thẳng Ukraine, Cục sẽ lo thủ tục; hai có thể sang Kuala Lumpur đi cùng đoàn thân nhân của các nạn nhân trên chuyến bay thì Chính phủ sẽ cử người đưa gia đình sang. Thứ ba, nếu gia đình tin cậy, uỷ quyền cho Bộ Ngoại giao đứng ra thay mặt gia đình tiếp nhận di cốt còn lại của ba mẹ con và chuyển về địa điểm theo yêu cầu.
Chúng tôi sẽ họp gia đình, hỏi ý kiến cả bên nhà chồng cháu trước khi quyết định, bố chị Ngọc Minh nói với PV Giao thông.
Có một vấn đề là vì Minh mang hai quốc tịch nên nếu gia đình muốn đưa cháu về Việt Nam thì phải viết giấy gửi cho chính phủ Hà Lan bày tỏ nguyện vọng này, bác Khanh nói, khoé mắt rưng rưng.
Theo gia đình chị Minh, đến thời điểm hiện tại, gia đình chưa nhận được đề nghị hay thông tin trực tiếp nào từ hãng hàng không Malaysia hay Chính phủ Hà Lan, Malaysia. (Có lẽ họ chưa nắm được địa chỉ bố mẹ chị Ngọc Minh để liên lạc, bởi chồng của chị Ngọc Minh cũng vừa mất vào tháng 8 năm ngoái trong một vụ tai nạn tàu hoả tại Hà Lan).
Chị Minh cùng hai con đang mong ngóng được trở về nhà sau một thời gian dài trải qua nhiều biến cố lớn tại Hà Lan
Chiều nay, khi chúng tôi có mặt tại nhà bố mẹ đẻ chị Ngọc Minh, gia đình đã lập bàn thờ, tổ chức phát tang trong dòng họ, cúng cơm và tụng kinh cho 3 mẹ con chị Ngọc Minh.
Người nhà chị cho biết, từ thời điểm bị tai nạn đến ngày hôm nay đã được 3 ngày nên gia đình làm lễ cầu siêu cho 3 mẹ con.
Trong lúc tang gia bối rối bởi nỗi đau quá lớn, dễ nhận thấy sự hiện diện của tình làng nghĩa xóm, bạn bè thân thích. Ngay khi hay tin tai nạn của chị Minh, các cụ trong phường đã có mặt tụng kinh cầu siêu cho ba mẹ con chị.
Sự ra đi của 3 mẹ con sau cái chết của chồng chị Minh năm ngoái thực sự đã khiến cả gia đình đối diện với sự mất mát không gì có thể diễn tả nổi. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, đại gia đình đã mất đi một lúc 4 người. Và đều trong những vụ tai nạn bất ngờ, đau xót. "Hai đứa nhỏ vừa qua một năm học thành công, đang mong về báo cáo kết quả học tập với ông bà ngoại, ai ngờ", một người thân trong gia đình chị cho biết.
Đêm qua, ngay khi nhận được tin báo khủng khiếp là chị mình có mặt trên chuyến bay định mệnh MH17, người em dâu của chị đã không thể kìm lòng và viết trên Facebook: "Gửi người chị mà em vô cùng yêu quý! Chị à, em vẫn nhớ như in năm ngoái sang thăm anh chị, về nước được 20 ngày thì biết tin anh T. ra đi. Lúc ấy chị nói với em: 'Trang ơi, em không biết chị đau thế nào đâu. Chị phải chứng kiến đến phút cuối cùng rút máy để anh ra đi, không còn phải chịu đau đớn nữa'. Em và mọi người đã tưởng chị không đứng dậy nổi sau bao biến cố với người phụ nữ nơi đất khách quê người với hai đứa con đang tuổi cần có sự dẫn dắt của cả cha và mẹ. Chị vẫn bảo em, chị tin có một ngày chị sẽ gặp lại anh chỉ để ôm anh một cái thôi vì chị yêu anh nhiều lắm.
Gần 1 năm trôi qua với bao tai ương, bệnh tật, ai cũng nghĩ rằng chị sẽ vượt qua được để nuôi hai con khôn lớn. Chị hẹn ngày về để làm giỗ cho anh bên bố mẹ, bên rất nhiều người thân yêu của chị để anh có thể an lòng.
Nhưng sao mà đau đớn đến tột cùng khi nhận được hung tin từ đêm qua. Chị ơi, lúc ấy em mới thấm thía nỗi đau mất đi người thân. Cả 1 năm qua, lúc nào em cũng áy náy vì không ở bên cạnh chị lúc chị đau khổ nhất. Em mong chị về từng ngày để được nhìn chị cười và cũng chỉ để ôm chị. Thế mà hôm nay, em phải ôm di ảnh của chị và hai cháu để đặt trên bàn thờ. Không nỗi đau nào như nỗi đau mà hôm nay bố mẹ phải gánh chịu. Chị ơi, kể từ ngày hôm qua, cả gia đình mình đã chịu sự mất mát quá lớn. Một nửa gia đình đã ra đi quá đột ngột.
Niềm an ủi duy nhất với em đó là anh T. đã gặp lại cả ba mẹ con rồi. Chị sẽ không phải chờ quá lâu nữa đúng không chị?
Chị sẽ mãi là người con yêu quý của bố mẹ, là người chị dũng cảm nhất của em, là người mà được rất nhiều người yêu mến. Chị và hai cháu hãy yên nghỉ. Dù có là sự mất mát và đau khổ đến tận cùng nhưng em vẫn mong dù ở đâu, chị vẫn luôn nở nụ cười đẹp như thế".
Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư vị chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 10 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
Đa số chúng ta, những người có duyên với Phật Giáo, hầu hết đã nghe nói đến, không nhiều thì ít, rằng Phật thuyết pháp, Tổ sư thuyết pháp, Pháp sư thuyết pháp, Hòa thượng hay Thượng tọa thuyết pháp, v.v…, nhưng ít ai nghe nói chim muôn thuyết pháp, phải không? Vì chúng ta thiết nghĩ rằng các loài động vật hay thực vật thì khác với loài người, không có Phật Pháp, không thể nghe hay thuyết Phật pháp, do đó, nên chúng ta có thể nghĩ rằng làm gì có chuyện chim muôn, cây cỏ, v.v… có thể thuyết Phật pháp bằng ngôn ngữ của chúng.
Sáng nay vừa thức dậy, nhìn ra ngoài bầu trời trong thật đẹp, chim chóc hót ca vang, ríu rít gọi nhau nghe sao mà thanh bình quá, tiếng chim hót mà con rất ưa thích nghe từ thuở còn ấu thơ mỗi khi bình minh sắp trổi dậy cho một ngày mới.
Hôm nay 28.6.2020 sinh nhật lần thứ 71 của Thầy, con xin kính đọc bài thơ của nhà thơ Hoàng Phong Linh tức ông Võ Đại Tôn, 1 chiến sỹ yêu nước, yêu Đạo, yêu Đời luôn dâng hiến đời mình cho Tổ Quốc kính mừng sinh nhật Thầy:
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng, nhiều lần lên tiếng trước công luận thế giới về chính sách tiêu diệt văn hóa truyền thống Tây Tạng của Bắc Kinh.
Thật vậy, TQ đã và đang thực hiện việc tiêu diệt có hệ thống di sản văn hóa của Tây Tạng với sự phá hủy các truyền thống Phật Giáo và tôn giáo, hệ thống giáo dục, làm đổ vỡ xã hội, gây cảnh vô luật pháp, bất bao dung xã hội, lòng tham không kiểm soát và sự gia tăng cao độ việc buôn bán tình dục và nạn nghiện rượu tại Tây Tạng, theo một phúc trình được đăng trên trang mạng toàn cầu www.thehindubusinessline.com cho biết.
Ở đời có những cuộc từ giã hùng tráng gây ấn tượng như tạo nguồn cảm hứng sâu đậm trong lòng người qua lịch sử đương thời và mai sau. Điều đó đủ chứng minh tiền nhân có lý do xác đáng để khước từ quá khứ tù hãm, nhắm hướng tương lai không chỉ cho riêng mình mà còn nghĩ tới đồng loại và chúng sanh. Những cuộc từ giã hay nói chính xác hơn là những cuộc vượt thoát can trường mới diễn tả đúng ngữ nghĩa và ngữ cảnh của mỗi sự kiện mà tôi cho rằng ở trong ba thời kỳ: cổ đại, trung hưng và hiện đại.
Nghĩ cho cùng cuộc đời dài của con người chính là những bước đi - không hơn không kém. Đó là những bước khập khiễng từ khi lọt lòng mẹ cho đến các bước run rẩy trước khi bước vào quan tài. Điều quan trọng nhất là kẻ lữ hành phải luôn sáng suốt và lạc quan để nhận biết “mùa xuân phía trước”. Dầu sao đi nữa, dù muốn hay không mình vẫn phải bước đi.
Hôm nay là ngày 4 tháng 6 năm 2002 nhằm ngày 24 tháng 4 năm Nhâm Ngọ, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 34 của mình với nhan đề là: “Cảm Tạ Xứ Đức”. Trong mùa an cư kiết hạ này tôi cố gắng hoàn thành tác phẩm để sau đó còn cho dịch ra tiếng Đức, nhằm cho người Đức cũng có thể xem và hiểu nhiều hơn về một dân tộc ở rất xa hơn nửa vòng trái đất, nhưng tại quê hương này đã cưu mang họ hơn 25 năm nay trong bàn tay từ ái đón nhận những người tỵ nạn Cộng Sản Việt Nam đến tạm dung, sinh sống tại xứ Đức này.
Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh pháp vì chánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm phát huy chánh kiến, tu tập trí tuệ, đưa người hành giả dần đến mục đích giác ngộ và giải thoát. Chánh pháp cũng giữ một vai trò rất quan trọng trong trách nhiệm hướng dẫn quần sinh. Chúng ta nhớ lại lời căn dặn của Đức Phật trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Này A Nan, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình, hãy tự mình y tựa chính mình, chớ y tựa người khác. Dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ tựa.”
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ?
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
Đức Phật ôn tồn trả lời;
Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch, trong đó Việt Nam có ít nhất 6 người chết. Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho biết VN có hàng chục triệu người mất việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Kinh tế suy sụp mọi mặt, đặc biệt thê thảm là các ngành du lịch, khách sạn, tiệm ăn, chợ búa, giao thông. Toàn dân đều bị ảnh hưởng --- kể cả tăng ni trong và ngoài nước, khi các khóa tu và khóa lễ hủy bỏ vì giãn cách xã hội, Phật tử không thể tới chùa được. Trong hoàn cảnh này, hạnh nguyện hộ trì và bố thí cần được thực hiện theo lời Đức Phật dạy để bảo vệ sáu phương: Bố thí tài vật (giúp dân vượt khó, cúng dường chư tăng, ba mẹ, thầy cô giáo…), bố thí sinh mạng (liều thân vào nơi hiểm nạn để cứu người, như lính cứu hỏa thời bình, như nhân viên y tế thời đại dịch vì chăm sóc bệnh nhân cũng là chăm sóc Đức Phật), và rồi tận cùng của hạnh bố thí là giải thoát.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.