Một gia đình người Việt gồm mẹ và hai con thiệt mạng trên chuyến bay MH17 khi trên đường về Việt Nam trước ngày giỗ của chồng chị. Anh mất cách đây chưa đầy một năm.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con là những người Việt có mặt trên chuyến bay MH17.
Ba nạn nhân vụ máy bay MH17 bị bắn gồm chị Nguyễn Ngọc Minh, 37 tuổi; con gái Đặng Minh Châu, 17 tuổi; và con trai Đặng Quốc Duy, 13 tuổi.
Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận có ba công dân Việt Nam mang quốc tịch Hà Lan trên máy bay thiệt mạng. Sáng nay cán bộ Cục Lãnh sự đến thăm và chia buồn cùng gia đình chị Minh. Nguyện vọng của bố mẹ chị Minh là đưa thi thể ba mẹ con về Việt Nam vì chị Minh và hai cháu sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Gia đình cũng cung cấp mẫu ADN để gửi sang Ukraine giúp hỗ trợ công tác nhận dạng các nạn nhân.
Người bạn thân của chị Ngọc Minh kể với VnExpress, rằng gia đình chị Minh vừa đến dự đám cưới bạn ở Anh hôm 13/7. Theo kế hoạch, ba mẹ con sẽ quá cảnh tại Kuala Lumpur, Malaysia, trước khi về Hà Nội.
Chị Nguyễn Ngọc Minh và hai con sống ở Delft, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Amsterdam (Hà Lan) 60 km. Tháng 8/2013, chồng chị là Đặng Quốc Thắng qua đời trong một tai nạn tàu.
Bạn bè cho biết chị Minh là người nhẹ nhàng, hòa nhã với mọi người. Hai con chị rất thông minh và học giỏi. Chị có một người em trai đang sống với bố mẹ.
Trước đó, trong cuộc họp hôm qua của Hội đồng bảo an LHQ, đại sứ Việt Nam Lê Hoài Trung, cho biết có ba nạn nhân trên chuyến bay MH17 là người Việt.
Cục lãnh sự đang phối hợp với Cơ quan đại diện Việt Nam tại Malaysia, Ukarine, Hà Lan khẩn trương tìm hiểu, thông báo, hướng dẫn các thủ tục pháp lý cần thiết cho gia đình các nạn nhân. Do ba mẹ con chị Minh mang cả quốc tịch Hà Lan nên Việt Nam phối hợp với chính phủ Hà Lan thực hiện việc bảo hộ công dân.
Tại Ukraine, các nhân viên cứu hộ đã tìm được 181 thi thể, đưa về một thành phố gần đó để phục vụ nhận dạng. Huib Gorter, Phó giám đốc vùng của hãng hàng không Malaysia Airlines tại Hà Lan, cho hay hãng đang hỗ trợ ban đầu cho các gia đình nạn nhân 5.000 USD để lo chi phí trước mắt. Hãng cũng sẽ đưa người nhà nạn nhân đến hiện trường nơi chiếc MH17 rơi tại Ukraine.
Một nhân viên cứu hộ đang cắm cọc có buộc dải lụa trắng đánh dấu nơi có xác nạn nhân. Ảnh: Voicessuntimes.
Bình Minh - Việt An
Tối 18-7-2014, Gia đình đệ tử Hoàng Lan Giác Thiện Duyên ở Adelaide, Nam Úc đã xếp 298 đèn cầy theo mô hình ghế ngồi trên chiếc máy bay MH 17 để tưởng niệm 298 nạn nhân đã chết trong cuộc khủng bố kinh hoàng này.
Nỗi đau gia đình người Việt
trên chuyến bay MH17
Cập nhật, 21:48, Thứ Bảy, 19/07/2014 (GMT+7)
Trước bàn thờ, bác Khanh - bố chị Ngọc Minh (người mẹ mang 2 con về nghỉ hè tại Việt Nam có mặt trên chuyến bay của Malaysia bị bắn rơi tại Ukraine) dù đã cố gắng kiềm chế để lo toan việc tang cho con gái và các cháu nhưng cũng không nén nổi những giọt nước mắt xót xa.
“Bây giờ ông đang cúi lạy cháu, bố thắp hương cho con, có bao giờ bố tưởng tượng được lại có ngày có xảy ra cái cảnh nghịch lý người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh như thế này đâu!”, ông nói trước ảnh đứa con gái yêu đang tươi cười nhìn ông từ ban thờ.
Hay tin tai nạn của chị Minh, rất đông bà con họ hàng, bạn bè đã không quản xa xôi đến thắp nén nhang, lo toan đỡ đần công việc và động viên gia đình. Những đôi mắt đỏ hoe, những dòng nước mắt nghẹn ngào, tiếc thương cho người phụ nữ hồng nhan bạc phận.
"Minh xinh lắm, hồi đi học là hoa khôi của trường, bạn bè Lý Thường Kiệt, Cao đẳng Ngân hàng ai cũng yêu mến, ai ngờ bạn lại bạc phận thế. Có lẽ, giờ này, Minh với các con đã về bên chồng ở đâu đó trên kia rồi", một người bạn của chị Minh chia sẻ.
Tiếp chúng tôi, bác Khanh trầm giọng nói, hôm nay, Cục phó Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đã đích thân tới chia buồn và thăm hỏi cùng gia đình. Vị đại diện Cục Lãnh sự đã hỏi gia đình cần sự giúp đỡ, yêu cầu gì sẽ sẵn sàng tạo điều kiện.
Theo gợi ý của Cục Lãnh sự, chúng tôi có thể lựa chọn, một là chủ động sang thẳng Ukraine, Cục sẽ lo thủ tục; hai có thể sang Kuala Lumpur đi cùng đoàn thân nhân của các nạn nhân trên chuyến bay thì Chính phủ sẽ cử người đưa gia đình sang. Thứ ba, nếu gia đình tin cậy, uỷ quyền cho Bộ Ngoại giao đứng ra thay mặt gia đình tiếp nhận di cốt còn lại của ba mẹ con và chuyển về địa điểm theo yêu cầu.
Chúng tôi sẽ họp gia đình, hỏi ý kiến cả bên nhà chồng cháu trước khi quyết định, bố chị Ngọc Minh nói với PV Giao thông.
Có một vấn đề là vì Minh mang hai quốc tịch nên nếu gia đình muốn đưa cháu về Việt Nam thì phải viết giấy gửi cho chính phủ Hà Lan bày tỏ nguyện vọng này, bác Khanh nói, khoé mắt rưng rưng.
Theo gia đình chị Minh, đến thời điểm hiện tại, gia đình chưa nhận được đề nghị hay thông tin trực tiếp nào từ hãng hàng không Malaysia hay Chính phủ Hà Lan, Malaysia. (Có lẽ họ chưa nắm được địa chỉ bố mẹ chị Ngọc Minh để liên lạc, bởi chồng của chị Ngọc Minh cũng vừa mất vào tháng 8 năm ngoái trong một vụ tai nạn tàu hoả tại Hà Lan).
Chị Minh cùng hai con đang mong ngóng được trở về nhà sau một thời gian dài trải qua nhiều biến cố lớn tại Hà Lan
Chiều nay, khi chúng tôi có mặt tại nhà bố mẹ đẻ chị Ngọc Minh, gia đình đã lập bàn thờ, tổ chức phát tang trong dòng họ, cúng cơm và tụng kinh cho 3 mẹ con chị Ngọc Minh.
Người nhà chị cho biết, từ thời điểm bị tai nạn đến ngày hôm nay đã được 3 ngày nên gia đình làm lễ cầu siêu cho 3 mẹ con.
Trong lúc tang gia bối rối bởi nỗi đau quá lớn, dễ nhận thấy sự hiện diện của tình làng nghĩa xóm, bạn bè thân thích. Ngay khi hay tin tai nạn của chị Minh, các cụ trong phường đã có mặt tụng kinh cầu siêu cho ba mẹ con chị.
Sự ra đi của 3 mẹ con sau cái chết của chồng chị Minh năm ngoái thực sự đã khiến cả gia đình đối diện với sự mất mát không gì có thể diễn tả nổi. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 năm, đại gia đình đã mất đi một lúc 4 người. Và đều trong những vụ tai nạn bất ngờ, đau xót. "Hai đứa nhỏ vừa qua một năm học thành công, đang mong về báo cáo kết quả học tập với ông bà ngoại, ai ngờ", một người thân trong gia đình chị cho biết.
Đêm qua, ngay khi nhận được tin báo khủng khiếp là chị mình có mặt trên chuyến bay định mệnh MH17, người em dâu của chị đã không thể kìm lòng và viết trên Facebook: "Gửi người chị mà em vô cùng yêu quý! Chị à, em vẫn nhớ như in năm ngoái sang thăm anh chị, về nước được 20 ngày thì biết tin anh T. ra đi. Lúc ấy chị nói với em: 'Trang ơi, em không biết chị đau thế nào đâu. Chị phải chứng kiến đến phút cuối cùng rút máy để anh ra đi, không còn phải chịu đau đớn nữa'. Em và mọi người đã tưởng chị không đứng dậy nổi sau bao biến cố với người phụ nữ nơi đất khách quê người với hai đứa con đang tuổi cần có sự dẫn dắt của cả cha và mẹ. Chị vẫn bảo em, chị tin có một ngày chị sẽ gặp lại anh chỉ để ôm anh một cái thôi vì chị yêu anh nhiều lắm.
Gần 1 năm trôi qua với bao tai ương, bệnh tật, ai cũng nghĩ rằng chị sẽ vượt qua được để nuôi hai con khôn lớn. Chị hẹn ngày về để làm giỗ cho anh bên bố mẹ, bên rất nhiều người thân yêu của chị để anh có thể an lòng.
Nhưng sao mà đau đớn đến tột cùng khi nhận được hung tin từ đêm qua. Chị ơi, lúc ấy em mới thấm thía nỗi đau mất đi người thân. Cả 1 năm qua, lúc nào em cũng áy náy vì không ở bên cạnh chị lúc chị đau khổ nhất. Em mong chị về từng ngày để được nhìn chị cười và cũng chỉ để ôm chị. Thế mà hôm nay, em phải ôm di ảnh của chị và hai cháu để đặt trên bàn thờ. Không nỗi đau nào như nỗi đau mà hôm nay bố mẹ phải gánh chịu. Chị ơi, kể từ ngày hôm qua, cả gia đình mình đã chịu sự mất mát quá lớn. Một nửa gia đình đã ra đi quá đột ngột.
Niềm an ủi duy nhất với em đó là anh T. đã gặp lại cả ba mẹ con rồi. Chị sẽ không phải chờ quá lâu nữa đúng không chị?
Chị sẽ mãi là người con yêu quý của bố mẹ, là người chị dũng cảm nhất của em, là người mà được rất nhiều người yêu mến. Chị và hai cháu hãy yên nghỉ. Dù có là sự mất mát và đau khổ đến tận cùng nhưng em vẫn mong dù ở đâu, chị vẫn luôn nở nụ cười đẹp như thế".
Gốc tiếng Phạn của chữ cà-salà kasaya.Nhưng thật sự chữ kasayatrong tiếngPhạn không có nghĩa là áomà có nghĩa là bạc màu, cáu cặnhay hư hoại. Sách tiếng Hán dịch chữ này là đạm(màu nhạt), trọchay trược (đục, dơ bẩn, ô nhiễm, rác bẩn), hoặc còn dịch là hoại sắc,bất chính sắc, hư nát, dính bẩn…Tóm lại chiếc áo cà-sacủa người xuất gia tu Phật, của hàng tỳ kheo,…tượng trưng cho những gì nghèonàn, thô sơ, tầm thường, và khiêm nhường nhất. Người đọc, nếu chưa có ý niệm gìvề chiếc áo của một nhà tu Phật giáo, cũng có thể hơi ngạc nhiên khi đọc nhữngđiều vừa nêu trên đây.
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3)
Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
Chịu đựng sự nhục nhã và lời thóa mạ là đức tính quan trọng nhất mà mỗi ngươi có thể rèn luyện, bởi vì sức chịu đựng là vô cùng mạnh mẽ, tại vì chỉ một giây phút tức giận là có thể phá hủy hết công đức của cả một đời người.
Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu.
Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.
Tôi được một vị Tăng sinh ở Saigon mời góp ý kiến về Bát Kính Pháp khoảng hai tuần trước, nhưng vì khá bận rộn với những công việc tại đây (vừa lo thi cử cho việc trường lớp xong thì lại có duyên sự Phật sự 10 ngày tại Minnesota) nên đã khất hẹn với vị ấy là: khi nào tranh thủ được thời gian thì tôi sẽ xem xét vấn đề kỹ hơn để bàn cùng quý vị. Lúc ấy tôi nghĩ rằng: những vị Tăng sinh này sẽ tìm được câu trả lời cho những nghi vấn liên quan đến Bát Kính Pháp nhanh chóng thôi, vì ở Việt Nam hiện có rất nhiều chư Tôn Đức chuyên nghiên cứu, hiểu sâu sắc và hành trì Luật tạng miên mật, các vị dễ dàng đến đảnh lễ thưa hỏi.
Đọc xong những câu chuyện của các phụ nữ ở Hoa Kỳ và kinh nghiệm của các vị đối với đạo Phật, chúng tôi đã rất hoan hỷ và xúc động trước những nhận thức sâu xa của họ về cuộc sống, con người và môi trường chung quanh...
Những lời dạy của đức Phật vừa nhiệm màu vừa thực tiễn đến làm sao! Những lời giảng dạy ấy đã chữa lành, loại bỏ những khổ đau và đem lại sự bình an, hạnh phúc đến hàng vạn con người trong nhiều thế kỷ qua.
Sau đây là các câu chuyện của những phụ nữ người Hoa Kỳ từ các nguồn gốc khắp nơi trên thế giới. Những câu chuyện về hạnh phúc và sự sống trong tỉnh thức của họ qua sự tu tập và trở về với Đạo Phật.
Chúng tôi xin hân hạnh giới thiệu và chia xẻ cùng bạn đọc.
Nhiều người cho rằng Phật giáo là một tôn giáo nên không có sự quan hệ với vấn đề kinh tế đó là nhận định sai lầm, bởi vì con người là một hợp thể do ngũ uẩn tạo thành chia làm hai phần là Vật chất (sắc) và tinh thần (danh). Con người không thể chỉ dựa vào tinh thần không thôi mà có thể tồn tại được, nhưng con người cũng không thể chỉ là động vật thuần nhất về kinh tế vật chất.
Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện. Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.