Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạt giống bạo lực

12/07/201407:12(Xem: 9030)
Hạt giống bạo lực

hat giong bao luc4

“Nhân chi sơ –tánh bổn thiện” đó là câu nói bắt nguồn từ cái nhìn hiện thực khi mầm sống của con người được bắt đầu; với Phật giáo, bắt đầu cho mầm sống hiện thực không chỉ là tiếng khóc chào đời mà là một quá trình tích lũy nghiệp thức qua vô số thời gian quá khứ. Mầm sống hiện thực bắt đầu không là “tánh bổn thiện” mà bổn thiện đó là trạng thái “vô ký tánh” khi chủng tử thiện-ác chưa có điều kiện khởi sanh.

Nếu “nhân chi sơ tánh bổn thiện” thì tôn giáo không cần có mặt, và nhất là Phật giáo không cần đến Tam tạng giáo điển để giúp hành giả hoán chuyển nghiệp bất thiện của một chúng sanh. Mang thân chúng sanh đều ít nhiều tích lũy nghiệp Thiện và bất Thiện. Bất thiện là hạt giống mang mầm mống bạo lực. Vi tế của mầm mống bạo lực là sân hận, phiền não, bất an, tự ái, phẫn nộ thuộc thập Kiết sử. Khi vi tế nghiệp bất thiện chưa đủ điều kiện phát tác mạnh thì chúng chỉ ở dạng:”phẫn, hận, não, phú, tật, san,cuống, kiêu, xiểm”. Khi hạt giống bất thiện tích lũy nhiều đời có ngoại duyên tạo điều kiện phát tác, hạt giống bạo lực sẽ biến thành bạo động.

hat giong bao luc3

Bất mãn trước một vấn đề, đương sự không đủ khả năng phản kháng, tự thân căm phẩn, muộn phiền, uất ức...Nều cơ duyên tốt cho sự căm phẩn biểu lộ qua hành động, hạt giống bạo lực biến thành bạo động; hạt giống bạo lực tác hại sự sống, sức khỏe của đương sự, nếu chưa có dịp phát tác, khi biến thành bạo động, sức mạnh của hạt giống bạo lực sẽ là sức mạnh của quả bom tác hại đến đối tượng mà hạt giống bạo lực nhắm đến.

Dĩ nhiên khi hạt giống bạo lực biến thành bạo động thì tuệ trí và lòng từ sẽ không có mặt. Đó là điều kiện đưa đương sự dấn sâu vào tội ác. Một cá nhân, một tập thể, một xã hội mang hạt giống bạo lực thì chắc chắc cuộc sống sẽ hổn loạn, chết chóc, tội lỗi sẽ đe dọa cuộc sống nhân loại. Vì lẽ đó mà các tôn giáo lớn và các trường phái tâm linh đều chủ trương tình thương, bác ái, từ bi đối với tha nhân, riêng Đạo Phật, từ bi phủ trùm luôn vạn loại, vì vậy, giới sát luôn đứng đầu trong năm giới của một tín đồ tại gia.

hat giong bao luc2

Suốt gần ba ngàn năm có mặt trên thế giới, Phật giáo luôn thể hiện đức nhân từ, được xem là tôn giáo hòa bình của nhân loại. Phật giáo Tây Tạng bị bức hại, vô số tu sĩ bị đánh giết, giam cầm, nhục hình thế mà trong tâm các Lạt Ma không hề khởi lên sự oán hận. Một Geshe sau khi thoát tù Cộng sản Trung quốc, vượt biên qua Dharamsala, Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi: “trong suốt thời gian bị hành hạ, đánh đập giam cầm. Thầy sợ cái gì nhất? Ngài đáp: “con chỉ sợ mất lòng từ bi đối với họ”. Vào thời Ngô Đình Diệm, trước sự kỳ thị tôn giáo của chính quyền do Ngô Đình Thục chủ trương, nhiều tín đồ và tu sĩ bị bắt bớ, giam cầm, thủ tiêu...nhưng Phật giáo chỉ kêu gọi sự sáng suốt của giới lãnh đạo và đem thân mình làm đuốc để soi sáng lương tâm nhân loại chứ không dám hành động bạo lực, đi ngược lại tinh thần Từ bi bất bạo động của Đức Phật. Rất nhiều tín đồ sống chung trong các giáo xứ cũng khó mà yên thân lúc bấy giờ. Ngay cả sau 1975, vào ngày 06/12/2005, chùa Hiển Quang do Ni sư Diệu Minh trụ trì xin phép dựng bảng chùa dưới cổng giáo xứ Vinh Sơn (ông Tạ) quận Tân Bình, giáo xứ không đồng ý, thế mà chùa bị bốc cháy nửa đêm, thiêu rụi một số xe hai bánh, pháp khí và đồ vật trong chùa, các sư ni thoát thân kịp thời, ni sư trụ trì bị chấn thương cánh tay. GHPGVN cũng như toàn bộ ni chúng, Phật tử không hề lớn tiếng phản kháng, quy tội cho bất cứ ai.

Miền Nam Thái Lan, tín đồ và chư Tăng đã từng bị sát hại bởi một vài thành phần Hồi giáo cực đoan, Phật giáo Thái cũng không hề phản ứng bạo động. Trên thế giới, một số nơi, tín đồ và tu sĩ Phật giáo cũng gặp những khó khăn với tôn giáo bạn, họ cũng lặng lẽ an phận. Nhưng gần đây, sau khi Miến điện thoát khỏi sự khống chế của Trung cộng, một quốc gia thuần lương của Phật giáo, bổng phát cuồng sát hại anh em Hồi giáo thiểu số một cách khó hiểu. Hạt giống bạo lực tiềm ẩn trong mọi người, chỉ cần một ngọn lửa châm ngòi là bùng phát. Nhưng rất tiếc, tu sĩ cũng như tín đồ Phật giáo Myanmar không thể là một người bình thường để hạt giống bất thiện chủ động như thế. Giáo lý Từ Bi bất sát của nhà Phật hàng ngàn năm qua chưa đủ thấm vào máu thịt của quốc gia Phật giáo Miến sao? Hạt giống bạo lực và hành động bạo lực đó phải được tác động bởi mưu đồ chính trị nhằm gây xáo trộn chính thể dân chủ non trẻ của Miến, đồng thời hủy nhục tinh thần và uy tín của Phật giáo. Một tổ chức có tên là 969, nhà sư cực đoan tên U Wirathu xách động bạo loạn, ông ta mệnh danh là Bin La Den của Miến Điện, phong trào nầy xuất hiện vào năm 2001 do nhà sư theo xu hướng dân tộc cực đoan. Phong trào này đã nảy sinh sau khi quân Hồi giáo Taliban tàn phá những pho tượng Phật cổ ở Bamiyan, Afghanistan và nhất là sau hai vụ khủng bố tấn công ở New York 11 tháng 9 năm đó.Ông ta bị chính quyền Miến kết án 25 năm, được phóng thích vào năm 2011 do chủ trương cải cách dân chủ của chính quyền dân sự Thein Sein. Trước kia chỉ là những cuộc biểu tình đơn thuần, nhưng từ năm 2012 đến nay, máu anh em Hồi giáo Rohingya đã đổ và mạng sống của trẻ em Hồi giáo cũng bị đe dọa. Đây không là Phật giáo, cho dù U Wirathu là nhà sư và những kẻ bạo động là tín đồ Phật giáo. Những thành phần cực đoan như thế mang màu sắc chính trị hơn là tôn giáo và tâm linh, họ đã bị hoạt đầu chính trị lợi dụng. Rồi thêm một quốc gia đa số Phật giáo như đảo quốc sư tử Srilanka cũng dấy lên phong trào bài Hồi giáo thiểu số. Khách quan sẽ đặt vấn đề, phía sau bạo lực và bạo động phải là động cơ chính trị đen tối, mượn tay Phật giáo gây bất ổn xã hội, vừa làm áp lực nào đó buộc chính quyền phải ngã vào vòng kim cô tạo một thế lực mới hầu giải tỏa một thế lực đang siết chặt, đồng thời làm mất uy tín của đạo Phật đang có trên thế giới.

hat giong bao luc

Thế giới ngày càng hổn loạn bởi tâm điên đảo của các thế lực vô minh, rất tiếc Phật giáo của hai quốc gia trên, từng là điểm son tôn giáo trong quá khứ đã bị thế lực vô minh lôi kéo vào nghiệp sát, một trọng tội khó dung thứ. Tuy ân oán đã gieo, nhưng nếu Phật giáo sở tại đủ can đảm đứng ra nhận tội và sám hối xin lỗi hàng trăm nạn nhân bỏ mạng, hàng ngàn nạn nhân mất nhà cửa tài sản đang sống bất an trên chính quê hương họ, thì chắc chắn sẽ đem lại an hòa cho cuộc sống dù ác nghiệp đã tạo khó tránh khỏi nghiệp báo.

Mầm mống bạo lực đều tiềm ẩn trong mọi người, nếu lòng từ và trí tuệ phát triển thì hạt giống kia sẽ tự tiêu hủy. Cái mark tu sĩ hay tín đồ của một tôn giáo không đủ chứng minh giá trị thật của tôn giáo mình đang có. Phật giáo cũng thế, là một tôn giáo Từ bi, trí tuệ và hòa bình không chỉ trên giáo điển mà phải được thể hiện qua thân giáo và đời sống thường nhật của Tăng Tín đồ.

Sự sai lầm của một số Tăng tín đồ Phật giáo trên hai quốc gia nói trên, tuy chưa đủ làm mất uy tín của đạo Phật, nhưng đủ làm đau lòng người con Phật. Hành động bạo lực đó tuy chưa đủ làm giảm niềm tin và uy tín của đạo Phật đối với nhân loại, nhưng xã hội loài người sẽ có cái nhìn dè chừng khi ai đó tự xưng là tín đồ Phật giáo cững cực đoan như một số tôn giáo khác.

 Người Phật tử chúng ta hãy sám hối thay cho những bạo lực trên đây, cầu nguyện thần lực Tam bảo gia hộ cho những tâm hồn tôn giáo cực đoan trong Phât giáo hãy ngưng tay bạo động, hướng về nội tâm để phát triển lòng từ cứu độ chúng sanh theo hạnh nguyện của đức Bổn sư. Cầu mong Phật giáo thế giới không bị cuốn hút vào vòng xoáy bạo lực và không bao giờ bạo động cho dù bằng lời nói.


 MINH MẪN

 11/7/2014

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/02/2011(Xem: 15402)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốt và giữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
06/02/2011(Xem: 7386)
Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.
06/02/2011(Xem: 15883)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
02/02/2011(Xem: 11260)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
01/02/2011(Xem: 9245)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
31/01/2011(Xem: 7532)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
28/01/2011(Xem: 12074)
Tất cả chúng sanh lớn như loài người, nhỏ như các loài động vật đều có bổn phận để sanh tồn, như con người có bổn phận của con người, con kiến có bổn phận của con kiến, con ong có bổn phận của con ong, con chim, con sâu đều có bổn phận của con chim của con sâu..v..v.... Nguyễn Công Trứ thường ca ngợi về bổn phận của các loài động vật như : “Ta xem loài vật nhỏ, trong lòng ta tưởng mộ, ong kiến biết hợp đoàn, chim sâu còn luyến tổ, có nước không biết yêu, không bằng chim cùng sâu, có đoàn không biết hợp, ong kiến hơn ta nhiều..v..v.....” Các động vật thuộc loài hạ đẳng còn biết bổn phận đoàn kết và biết luyến tổ để sống còn để tồn tại thì huống hồ là loài người, nguyên vì các nhà hiền triết cho rằng loài người có trí khôn hơn loài vật. Cho nên vấn đề Bổn Phận là nguyên động lực lẽ sống của tất cả chúng sanh để hiện hữu và tồn tại trong cộng đồng duyên sanh của từng chủng loại.
28/01/2011(Xem: 11778)
Người ta sanh ra trên hoàn vũ này, ai cũng có bổn phận. Nói một cách tổng quát, thì đã có cái danh, tất phải có cái phận. Con kiến, con ong, có cái phận của kiến, của ong; mặt trăng, mặt trời có cái phận của mặt trăng, mặt trời. Dù nhỏ dù lớn, mọi vật mọi người đều có cái phận riêng của mình. Những điều cần phải làm, đối với cái phận ấy, chính là bổn phận.
27/01/2011(Xem: 6783)
Bố Thí là một đức hạnh cao quí thường được đề cập đến trong cuộc sống tu tập của người con Phật, tu sĩ lẫn cư sĩ, trong mọi tông phái Phật Giáo. Có lẽ đa số Phật tử chúng ta đều nghe biết nhiều về các lời giảng trong kinh điển Bắc truyền, đều quen thuộc với các khái niệm hành trì như Lục độ Ba-la-mật và Tứ nhiếp pháp của hàng Bồ-Tát.
26/01/2011(Xem: 6855)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới - đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v.. là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]