Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Tượng Phật ở Myanmar

30/03/201421:10(Xem: 7446)
07. Tượng Phật ở Myanmar

Tuong_Phat_o_Myanmar (5)
Tượng Phật ở Myanmar

Chưa nơi nào trên thế giới này tôi thấy nhiều tượng Phật như ở Myanmar. Chưa bao giờ tôi thấy trong 1 hang trên núi cao mà có đến 9.990 bức tượng Phật to nhỏ như ở vùng gần sân bay Heho. Không ở nơi nào tôi thấy tạc tượng Phật đẹp như Myanmar.

Đến Myanmar, đâu đâu bạn cũng thấy tượng Phật. Có những bức tương Phật nằm, dài vài chục mét. Có những bức tượng Phật đứng, rồi ngồi cũng cao tới vài chục mét. Nhưng có nhiều bức cũng nhỏ vừa đủ cho thờ cúng trong 1 ngôi nhà hay 1 gian phòng. Nhưng điểm chung là tượng Phật Myanmar rất đẹp, rất sống động.

Phần nhiều tượng Phật ở Myanmar được làm bằng vàng hoặc mạ vàng. Có những bức tượng kỳ lạ như ở Mahamuni, Mandalay. Vô cùng đặc biệt. Bức tượng gốc ban đầu, nghe nói nặng chỉ có 6,5 tấn, được làm bằng đồng và cao 1,84 mét. Tuy nhiên bao nhiêu trăm năm nay các Phât tử xếp hàng mỗi ngày đến để dán vàng lên tượng. Đến nay lớp vàng phủ phía ngoài đã dày lên tới 15 cm. Điều ngạc nhiên là khi lớp vàng theo năm tháng được dán lên ngày một nhiều mà bức tượng ngàn năm nay vẫn rất cân đối và đẹp kỳ lạ.
Tuong_Phat_o_Myanmar (7)Tuong_Phat_o_Myanmar (6)Tuong_Phat_o_Myanmar (4)Tuong_Phat_o_Myanmar (3)Tuong_Phat_o_Myanmar (2)Tuong_Phat_o_Myanmar (1)

Hầu hết các bức tượng Phật trong các ngôi chùa ở Myanmar đều được mạ vàng hoặc làm bằng vàng nguyên khối. Sự kỳ diệu nằm ở chỗ, kinh tế Myanmar còn khó khăn nhưng tất cả những khối vàng đó còn nguyên. Không hề bị đánh cắp. Không hề suy chuyển. Không chỉ vậy, số lượng tương Phật bằng vàng ngày lại nhiều thêm và số vàng được người dân góp vào đúc tượng lớn thêm mỗi ngày.

Ngọc ở Myanmar quý nhất thế giới thì ai cũng biết rồi. Đến Myanmar lần nào tôi cũng tranh thủ cơ duyên đến đảnh lễ những bước tượng Phật bằng ngọc. Nơi đầu tiên không ở đâu xa mà chính là tại chùa Shwedagon hay còn gọi là chùa Vàng ở Yangon. Không lớn nhưng rất đẹp và khác biệt. Đến đây bạn không chỉ được chiêm bái vô vàn tượng Phật bằng vàng mà còn có cơ hội đến với nơi lưu trữ 4 báu vật từ các vị Phật quá khứ bao gồm cây gậy của Phật Câu Lưu Tôn, cái lọc nước của Phật Câu Na Hàm, mảnh áo của Phật Ca Diếp và 8 sợi tóc của Phật Thích Ca.

Như đã nói, Myanmar có rất nhiều gỗ và gỗ quý. Đến đất nước Phật giáo này ngoài việc thỏa thê ngắm những ngôi chùa làm bằng gỗ từ hàng ngàn năm trước vẫn còn khá nguyên vẹn, chúng tôi luôn thành tâm đảnh lễ trước những bức tượng Phật bằng gỗ. Không thể không nói rằng, tượng Phật gỗ Myanmar thuộc loại đẹp nhất thế giới.

Đoàn đi Myanmar lần này của chúng tôi có 16 thành viên thì hầu như không ai là không mua tượng Phật mang về. Người thì mua tượng Phật bằng đồng, người thì thỉnh tượng Phật bằng ngọc. Tuy nhiên có 3 ban thỉnh tượng Phật bằng gỗ tếch, mỗi bức cao nửa mét. Những bức tượng Phật bằng gỗ còn nguyên hoa văn. Rất đẹp.

Sáng nay tôi mang bức tượng Phật ra chỗ chị Phước, một chị bạn chuyên về tượng và đồ gỗ nhờ chị xem lại. Chị trầm trồ khen bức tượng. Chị khuyên tôi nên để nguyên các vân gỗ này, không nên sơn đi, chẳng cần thếp vàng. Như vậy là bức tượng Phật sẽ ngự trị trong ngôi nhà của tôi ở nguyên hình đơn sơ ban đầu như khi thỉnh từ Myanmar.

Tôi không muốn viết nhiều về tượng Phật ở Myanmar. Tôi chỉ muốn bạn dành thời gian đi Myanmar một chuyến để cảm nhận. Chỉ có trải nghiệm mới ngấm sâu, ngấm lâu mà thôi. Còn tôi, bây giờ, ngồi ít phút để ngắm bức tượng Phật gỗ mà mình đã may mắn thỉnh được. Rồi dành ít phút nhớ lại những bức tượng Phật ở khắp đất nước Myanmar mà mình có dịp chiêm bái và đảnh lễ.

Bạn nào thật sự mong muốn ngắm tượng Phật Myanmar xin mời đến nhà tôi. Ta cùng pha trà, đốt trầm, thắp nến, uống trà và ngắm Phật.



TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2015(Xem: 9053)
Đây là hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chư Tôn Đức Tăng Ni lãnh Đạo Phật Giáo trên Thế giới tham dự đại hội về việc thọ giới Tỳ kheo ni, theo tin thần Tứ Phần Luật cho những vị ni cô tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Hamburg Đức Quốc ngày 20/7/2007. Trong đại hội này có HT Phương Trượng Thích Như Điển, HT Thích Quảng Ba (đến từ Úc), Giáo sư tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, và SC Thích Nữ Hạnh Trì đồng phó hội.
09/10/2015(Xem: 9813)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
09/10/2015(Xem: 8878)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
09/10/2015(Xem: 7202)
Chúng ta hãy kiểm lại ba điều. Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là tâm là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ta thường nhớ và thấy như vậy thì sẽ dễ dàng tập trung vào việc tu học để chuyển hoá, gạn lọc tâm buồn thương, giận ghét thành tâm thanh tịnh, sáng suốt. Làm chủ được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống không thể hấp dẫn và lôi kéo ta được nữa.
09/10/2015(Xem: 9063)
Con Bobby bị bệnh hiểm nghèo, phải mổ mắt, và bị mù cả hai mắt. Nhưng nó có bạn. Đứa bạn bùi ngùi sẻ chia. Luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, tuy nét mặt không tránh khỏi nỗi buồn rầu.
09/10/2015(Xem: 17315)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
08/10/2015(Xem: 17188)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 7028)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9524)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 53692)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]