Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

06. Bình anh như Myanmar

28/03/201408:42(Xem: 6554)
06. Bình anh như Myanmar

Binh_an_nhu_Mien_Dien (1)Binh_an_nhu_Mien_Dien (10)Binh_an_nhu_Mien_Dien (11)Binh_an_nhu_Mien_Dien (2)Binh_an_nhu_Mien_Dien (3)Binh_an_nhu_Mien_Dien (4)Binh_an_nhu_Mien_Dien (5)Binh_an_nhu_Mien_Dien (6)Binh_an_nhu_Mien_Dien (7)Binh_an_nhu_Mien_Dien (8)Binh_an_nhu_Mien_Dien (9)

Chúng ta có thói quen, rời Hà Nội hay Sài Gòn náo nhiệt và ồn ào để về những vùng quê để đổi gió, để có được bình an. Nhiều người làm như vậy. Tôi cũng vẫn thế. Tuy nhiên cái bình an ở Myanmar khác xa so với bình an ở đất Việt. Tôi không biết tại sao.

Bạn đã được đến nước nào mà tại sân bay có đoàn âm nhạc dân tộc biểu diễn chào mừng bạn chưa. Trừ trường hợp bạn là thành viên đoàn của lãnh đạo quốc gia. Ấy vậy mà chuyện ấy xảy ra ở Myanmar. Câu chuyện là có thật. Một cảm giác nhẹ nhàng, thư thái, lâng lâng tràn dâng trong mọi thành viên của đoàn. Âm nhạc theo chúng tôi lên xe về khách sạn. Ai cũng thấy mình quá may mắn và hạnh phúc. Có người bảo, do lao động ở Myanmar được trả thấp nên họ sẵn sàng phục vụ hành khách. Người khác lại cho rằng người dân Myanmar hạnh phúc khi phục vụ, rằng họ đang mang hạnh phúc đến cho chính họ và khách phương xa. Tôi chỉ lặng im thưởng thước trọn vẹn.

Thời nay, ít đâu còn thấy xe bò, xe tay chở hàng từ máy bay về nhà chờ đợi bạn nhận hoặc chở hành lý của bạn từ nơi bạn check in ra máy bay để cất cánh. Lạ lắm. Tôi ngồi lặng lẽ ngắm những nhân viên hàng không Myanmar. Họ cần mẫn làm việc trong bình an đến lạ. Sân bay Myanmar giản đơn đến khó tin. Tất cả là thủ công. Là dùng tay. Nhưng rất nhẹ nhàng và bình an.

Khi máy bay hạ cánh tại Heho, xe kéo của sân bay kéo hết va ly, túi xách của chúng tôi ra thẳng xe bút. Thay vì chúng tôi nhận hành lý và tự xách hay đẩy ra xe. Chuyện này làm cho nhiều người đi Myanmar lần đầu ngạc nhiên. Nhưng thực ra đó là tấm lòng thôi mà: họ biết hành lý riêng đoàn chúng tôi là gần 20 kiện nên trả hết hành lý cho các khách lẻ, còn lại là đoàn Việt Nam. Họ giúp chúng tôi trong bình an và không có bất cứ đòi hỏi nào.

Đến với Bagan, chúng tôi đón nhận bình an đến lạ thường. Ngày nào cũng tôi cũng 2 lần ngắm mặt trời mọc và lặn. Trời Bagan về đêm khá lạnh. Chúng tôi mặc áo ấm để từ 3h30 lên xe ngựa hướng về ngôi chùa cao nơi đây và nhẹ nhàng trèo lên ngồi thiền sớm mai. Không khí trong lành và se lạnh. Những ánh nến được đoàn chúng tôi thắp lên ấm áp và tinh khôi. Chúng tôi im lặng ngồi thiền làm cho các bạn nước ngoài khác cũng thiền theo. Chúng tôi lễ Phật để các bạn phương tây cũng cùng lễ Phật. Chúng tôi niệm Phật và hầu như ai xung quanh cũng cùng niệm. Bình an và tràn đầy nặng lượng. Sớm mai đẹp làm sao.

Khi bầu trời ửng hồng là lúc chúng tôi im lặng nhất. Tất cả lặng im ngắm. Cả một rừng người im phăng phắc. Chợt tôi nghĩ, nếu mà ở Việt Nam hay chỉ cần có đông người Việt thôi thì quân ta tha hồ mà bình luận, chỉ chỏ, nói chuyện và… náo loạn. Ở đây ai cũng như ai: lặng im, dồn cả thân lẫn tâm thưởng thức. Bởi nếu mải bàn tán thì ai sẽ thay ta nhận bình an sớm mai.

Bình an khi mặt trời lặn. Ngắm hoàng hôn bình an lạ thường. Mặt trời đẹp kỳ lạ. Tôi ít thấy ở đâu mặt trời hiền dịu và long lanh như ở Myanmar. Cả ở Golden Rock lẫn Bagan. Cả ở hồ Inle lẫn Mandalay. Người phương tây đổ về đây hình như để ngắm cảnh và cảm nhận sự bình an. Tôi rất thích ngắm kinh khí cầu vào bình minh ngày mới nhưng cũng rất thích ngắm xe ngựa và những con đường nhỏ ngoằn nghèo đầy bụi khi trời chiều.

Tôi đã từng đi xe ngựa ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới. Nhưng đi xe ngựa ở Myanmar là đặc biệt nhất. Nhất nữa là ở Bagan. Những người lái xe ngựa rất hiền lành và chất phát. Họ chăm và yêu ngựa vô cùng. Tôi rất xúc động thấy họ vuốt ve ngựa. Tôi ngạc nhiên khi thấy 1 anh nằm trọn dưới 4 vó ngựa. Bình an đến lạ kỳ.

Tôi vẫn nhớ bữa tôi tặng anh lái ngựa 2 bắp ngô đầu giờ sáng. Những tưởng anh sẽ ăn. Vậy mà anh đã bẻ ra cho ngựa ăn. Bắp còn lại anh không cất đi mà bẻ ra cho những con ngựa khác cùng đoàn, mỗi chú ngựa thưởng thức 1 miếng. Chao ôi, đẹp quá. Tôi cứ ngẩn người ra mà ngắm.

Trong 13 ngày có mặt trên đất Myanmar, ở đâu chúng tôi cũng thấy bình an. Dù Yangon hay Bago, dù Golden Rock hay Bagan, dù Mandalay hay Heho. Dù chốn đông người hay làng quê thì bình an cũng lan tỏa khắp muôn nơi. Tôi biết rằng bình an đó là do các Phật tử nơi đây tạo ra. Chắc chắn là vậy.

Những ngày cuối cùng đến với chúng tôi nhanh vô cùng. Chúng tôi nghỉ ngơi trên hồ Inle trong 1 resort đẹp đến lạ thường. Hồ Inle rộng lắm, có lẽ rộng dài hơn cả Biển Hồ của Campuchia. Chúng tôi tha hồ dạo chơi và ngắm nhìn nước, chơi với chim và cá. Chúng tôi ngồi trên bến uống trà nóng và sẻ chia. Chúng tôi bước những bước chậm và bình an trên những con đường nhỏ, dưới những tán cây xanh.

Resort này có quy định, khi có khách nước nào đến sẽ kéo cơ nước đó lên. Vậy là 3 ngày chúng tôi được thấy cờ Việt Nam. Ngồi bến hồ ngắm cảnh mà thấy an lạc và tự hào. Ai cũng muốn ở thêm Inle Resort thêm vài ngày nữa.

Về đến sân bay Tân Sơn Nhất trong cái nóng đất Việt, chúng tôi nhìn nhau và hỏi nhau: Bao giờ lại được quay lại đất nước Myanmar bình an nhỉ. Ước gì mỗi năm về đó một lần.


TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà



Mời đón đọc các bài tiếp theo:

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/06/2021(Xem: 6122)
NHƯ LỜI GIỚI THIỆU CỦA ARTHUR Zajonc, cuộc gặp gỡ Tâm thức và Đời Sống lần thứ mười đã đưa chúng ta vào một hành trình dài, từ những thành phần đơn giản nhất của vật chất đến sự phức tạp của ý thức con người. Cuốn sách này theo dõi hành trình đó diễn ra trong suốt một tuần trong một căn phòng chật cứng tại tư dinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma trên ngưỡng cửa của dãy Himalaya. Làm thế nào để bắt đầu theo dõi quỹ đạo đầy tham vọng, dường như bao la này? Chúng ta sẽ bắt đầu với tuyên bố mờ đầu thuyết trình của Steven Chu, nhà vật lý đoạt giải Nobel: “Điều quan trọng nhất mà chúng ta biết là thế giới được tạo ra từ các nguyên tử. Đây là quan điểm mà hầu hết các nhà vật lý ngày nay, vào đầu thế kỷ XXI, đồng ý với quan điểm này ”.
09/06/2021(Xem: 6605)
Trong Phật bảo, pháp bảo và Tăng bảo, Chúng con quy y cho đến khi đạt đến giác ngộ. Qua công đức của thực hành sáu ba la mật, Nguyện cho chúng con thành tựu quả Phật vì lợi ích của tất cả chúng sanh.
07/06/2021(Xem: 14485)
Trong mùa an cư kiết hạ năm nay (1984), sau khi đã viết xong quyển "Lễ Nhạc Phật Giáo“, tôi định dịch quyển luận "Đại Thừa Khởi Tín" từ Đại Tạng Kinh, cùng với quý Thầy khác, nhưng không thực hiện được ý định đó. Vì quý Thầy bận nhiều Phật sự phải đi xa. Do đó, tôi đình chỉ việc dịch trên. Sở dĩ như thế, vì tôi nghĩ, tài mình còn non, sức còn kém; đem ý thô sơ, tâm vụng dịch lời kinh Phật chỉ một mình làm sao tránh được những lỗi lầm, thiếu sót. Nếu có nhiều Thầy dịch cùng một lúc, văn ý trong sáng mà lại bổ khuyết cho nhau chỗ thừa, nơi thiếu thì hay hơn; thôi đành phải chờ dịp khác vậy.
07/06/2021(Xem: 15070)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 1 tháng 8 năm 2020, nhằm ngày 12 tháng 6 âm lịch năm Canh Tý, Phật lịch 2564, Phật Đản lần thứ 2644, tại thư phòng Tổ Đình Viên Giác, Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 68. Hôm nay cũng là ngày có nhiệt độ cao nhất, 32 độ C, trong mùa dịch Covid-19 đang lan truyền khắp nơi trên thế giới. Sau hơn 5 tháng ròng rã, tôi đã đọc qua 8 tập kinh Việt dịch trong Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh, từ tập 195 đến tập 202, thuộc Bộ Sự Vị, được dịch từ 2 tập 53 và 54 của Đại Chánh Tạng.1 Nguyên văn chữ Hán 2 tập này gồm 2.260 trang.2 Bản dịch sang tiếng Việt của 2 tập này là 15.781 trang, chia thành 8 tập như đã nói trên. Như vậy, trung bình cứ mỗi trang chữ Hán dịch ra tiếng Việt khoảng 7 trang.
07/06/2021(Xem: 13718)
LỜI NÓI ĐẦU Hôm nay là ngày 9 tháng 7 năm 2018, trong mùa An Cư Kiết Hạ của năm Mậu Tuất, Phật lịch 2562 này, tôi bắt đầu đặt bút viết tác phẩm thứ 66 của mình sau hơn 45 năm (1974-2018) cầm bút và sau hơn 42 năm ở tại Âu Châu (1977-2018). Những sách của tôi viết bằng tiếng Việt hay dịch từ các ngôn ngữ khác ra Việt ngữ như: Anh, Đức, Hán, Nhật đều đã được in ấn và xuất bản với số lượng ít nhất là 1.000 quyển và có khi lên đến 2.000 quyển hay 5.000 quyển. Vấn đề là độc giả có nắm bắt được bao nhiêu phần trăm ý chính của kinh văn hay của sách dịch lại là một việc khác. Người viết văn, dịch sách cũng giống như con tằm ăn dâu thì phải nhả tơ, đó là bổn phận, còn dệt nên lụa là gấm vóc là chuyện của con người, chứ không phải của con tằm.
05/06/2021(Xem: 6851)
Sự ra đời của Đức Phật Thích Ca theo Thông Bạch Phật Đản Phật Lịch 2565- 2021 có đoạn ghi “Bản nguyện của ngài là gì khi hóa thân đến trần gian này?” Một câu hỏi mang đầy ý nghĩa nhất cần phải khai triển. Sự hóa thân xuống trần này với mục đích mở một kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên cho đến ngày nay chưa từng có của loài người, đó là một kỷ nguyên trí tuệ và từ bi. Trước khi đi sâu vào trí tuệ và từ bi, trước hết ta quán chiếu đầu tiên sự xuất hiện bằng cách hóa thân của ngài xuống trần gian này.
03/06/2021(Xem: 6151)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Chủ Nhật (May 30) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Rampur Village & Katiya Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 363 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 14 cây số.
03/06/2021(Xem: 3681)
Nghe vẻ nghe ve, Nghe vè họ nói Chuyện người chuyện sói. Sói nói tiếng người
01/06/2021(Xem: 5024)
Tranh chăn trâu Thiền tông gồm mười bức rất nổi tiếng được sáng tạo trong thời nhà Tống (960-1279) và ngay từ đầu đã được xem như những bức họa tiêu biểu trình bày tinh hoa, cốt tủy của Thiền Trung Quốc. Mười bức tranh này là: 1. Tầm ngưu: tìm trâu, 2. Kiến tích: thấy dấu, 3. Kiến ngưu: thấy trâu, 4. Đắc ngưu: được trâu, 5. Mục ngưu: chăn trâu, 6. Kỵ ngưu quy gia: cưỡi trâu về nhà, 7. Vong ngưu tồn nhân: quên trâu còn người, 8. Nhân ngưu câu vong: người trâu đều quên, 9. Phản bản hoàn nguyên: trở về nguồn cội và 10. Nhập triền thùy thủ: thõng tay vào chợ.
01/06/2021(Xem: 4899)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 6 May 28 vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Chowra Village & Sundapur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thuc phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 17 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 10 ký Gạo và bột Chapati, 1 bộ áo Sari, 2 ký đường, dầu ăn, bánh ngọt cho trẻ em và 100Rupees tiên mặt (Mỗi phần quà trị giá: 15usd.75cents >< 367 hộ = . Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, tiền quà cho những người sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]