Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Tu P­­hật như ở Myanmar­

20/03/201418:58(Xem: 6946)
05. Tu P­­hật như ở Myanmar­


Phat_tu_Myanmar (1)
Tu P­­hật như ở Myanmar­

Ở Myanmar ai ai cũng tu. Nhìn những khuôn mặt luôn vui tươi của họ, tôi biết rằng họ đã an lạc lắm rồi, họ đã gần niết bàn hơn chúng ta rồi.

Tôi có anh bạn hay dẫn đi chơi ở Myanmar. Rồi tôi về thăm nhà bạn ấy. Tôi chơi rất lâu với gia đình, nhất là cậu em trai. Hỏi chuyện mới biết cậu ta đi làm mỗi ngày được 2 đô la. Tôi rút ví ra tặng cậu 10 đô la. Thế là cậu nói ngay rằng cậu sẽ xin nghỉ làm 1 tuần. Tôi hỏi tại sao. Cậu bảo, có 10 đô la của tôi tức không cần đi làm 1 tuần. Và cậu sẽ xin vào chùa tu 7 ngày.

Tôi giật mình. Trời Phật ơi, sao mà họ nghĩ đơn giản thế. Sao mà tâm họ tuyệt vời đến thế. Sao mà họ tu hay thế. Tôi giật mình nghĩ về mình: Hùng ơi, cậu tham quá, cậu muốn nhiều quá, cậu si mê thật rồi!

Ở Myanmar các bạn trẻ thường xuất gia gieo duyên. Tình cờ có 1 lần tôi được chứng kiến lễ xuất gia của mấy bạn trẻ. Gia đình thuê xe chạy khắp thành phố. Phía trước là cờ Phật, ảnh Phật và hoa tươi. Nhạc và những bài kinh tụng được phát vang xa, ấm cúng, rộn ràng. Các gia đình có con xuất gia vui tươi, ăn mặc đẹp. Họ đến lễ tại các đền chùa, nấu cơm chay chiêu đãi bà con linh đình. Để tất cả mừng cho họ có con xuất gia.

Tôi lại giật mình nghĩ về 1 đồng nghiệp của tôi tại công ty sách Thái Hà khi xuất gia chúng tôi cũng đã rất vui và liên hoan vui mừng. Ấy vậy mà mẹ của em đó đã ngất phải vào viện cấp cứu. Bố bạn ấy cũng chán nản. Họ còn dọa kiện tôi, Tổng giám đốc, vì đã để cho họ mất con. Họ bảo, nuôi học bao năm, tốn bao tiền của, công sức, nay con xuất gia là họ mất con. Họ muốn con đi làm, lấy chồng, đẻ con,… Mô Phật! Tôi thầm mong 2 bác có 1 dịp đi Myanmar và dự lễ xuất gia của những người cha người mẹ ở đây.

Phat_tu_Myanmar (6)Phat_tu_Myanmar (5)

Tác giả đặt bát cúng dường Chư Tăng Miến Điện

Phat_tu_Myanmar (4)Phat_tu_Myanmar (3)Phat_tu_Myanmar (2)

Tôi đã dành cả tiếng đồng hồ để đi theo 1 đoàn các tu nữ tý hon tại Mandalay. Các cô bé còn rất bé đã xuất gia và mặc những bộ áo tràng màu hồng thật đáng yêu, thật đẹp. Họ vui tươi ca hát và tụng kinh. Họ đi khất thực trong các khu dân cư. Tôi đi theo và ngẩn người ra. Ước gì mình được như họ. Đẹp và đáng yêu lắm. Tu từ nhỏ vậy thì lớn lên sẽ là những người rất tốt rồi.

Cũng vì đi theo để cảm nhận sự tuyệt vời của các vị tu nữ ít tuổi tôi đã chứng kiến nhiều em bé cúng dàng. Ở Việt Nam nếu có cúng dàng các nhà sư thì chủ yếu là người lớn tuổi. Hoăc các em nhỏ được người lớn hướng dẫn cúng dàng. Còn ở Myanmar, các bé nhỏ làm việc này rất tự nguyện. Tôi cứ đứng ngắm mãi cậu bé đứng xúc từng thìa gạo cúng cho rất nhiều tu nữ. Xúc động lắm.

Người dân Myanmar chưa giàu có về vật chất. Ấy mà họ mở ra rất nhiều trường thiền, tu viện, học viện Phật giáo. Người tu và học ở đây đâu có chỉ dân bản xứ mà người từ nhiều nước trên thế giới. Trong chuyến đi Myanmar lần này, chúng tôi từ sân bay đi thẳng về Học viện Phật giáo Nguyên thủy Quốc tế Yangon. Có đến đây mới biết, riêng Việt Nam ta đã có 52 học viên, trong đó có 51 quý tăng và ni và 1 cư sỹ. Tôi lặng người nghĩ về tấm lòng của những bạn tu Myanmar. Họ tu và tạo mọi điều kiện cho tất cả cùng tu. Bạn cứ đến đây 1 lần đi để biết họ đã có ngôi trường tuyệt vời thế nào. Cảnh trong trường rất đẹp, cơ sở vật chất rất tốt, các thầy cô giáo thì tuyệt vời.

Myanmar cũng có rất nhiều thiền viện. Đây là nơi tu tập của các nhà sư. Các Phật tử trong và ngoài nước thường tới thiền viện để tỏ lòng kính trọng và cúng dường: thức ăn, tiền bạc, áo cà sa và vật dụng. Phật tử có thể lưu lại cả tuần, cả tháng, cả năm trong thiền viện để thực tập thiền, nghe thuyết pháp hay nghiên cứu Phật pháp. Tôi có mấy anh bạn đến đây tu rồi. Họ ở đây 3 tháng. Sau 3 tháng về nước tôi thấy tâm họ thay đổi hẳn. Có người còn tu ở bên các thiền viện 6 tháng. Tôi hay đến thăm giao lưu với họ khi họ về nước. Thật là tuyệt vời. Tuyệt không thể tả được.

Người Myanmar không uống bia, rượu. Bạn rất khó tìm thấy các quán nhậu như ở Việt Nam ta. Phải công nhận là họ giữ giới rất tốt. Ở đây là giới thứ 5: không sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Còn ở Việt Nam ta thì sao: vừa trưa qua tôi trả lời phỏng vấn về nguyên nhân bia rượu nhiều ở Việt Nam, tác hại và giải pháp. 11h30 trưa thứ 7 này sẽ phát trên kênh VTV1 trong chương trình “Câu chuyện văn hóa”. Tôi mong sao con số 9 tỷ lít bia hoặc 100 chai bia mỗi người Việt uống 1 năm làm giật mình những ai chưa mắc bệnh nan y. Tôi mong họ 1 lần đến những đất nước Phật giáo, như Myanmar yêu quý chẳng hạn.

Người Myanmar coi việc tu tập như ta ăn và uống. Hàng ngày ta vẫn ăn, họ thì hàng ngày tu. Kiếp người ngắn lắm, đâu có thời gian để hoang phí. Ai đó quanh tôi còn dùng cụm từ “giết thời gian”. Than ôi, sy mê đến vậy là cùng.

Tự nhiên tôi muốn lập ra nhóm “khuyến tu” để khuyến khích tất cả những ai muốn tu. Tôi muốn học các bạn Myanmar. Muốn lắm.

TS Nguyễn Mạnh Hùng – Công ty sách Thái Hà

Mời đón đọc các bài tiếp theo:

6, Bình an như Myanmar

7, Tượng Phật ở Myanmar

8, Kinh sách và đọc như ở Myanmar

9, Bí mật Myanmar

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8047)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7619)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7972)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8786)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7576)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6817)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5428)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5902)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5115)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7859)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]