Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tự do, Bình an và Hạnh phúc

20/03/201407:45(Xem: 7795)
Tự do, Bình an và Hạnh phúc
minh_hoa_quang_duc (85)

Tự do, Bình an và Hạnh phúc 
Nguyễn Thế Đăng

Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.

Con người không phải xin xỏ tự do, bình an và hạnh phúc ở ai cả,
dù đó là một vị thần tối cao, một Thượng đế. Chúng là kết quả do chính con người làm ra. Tự do, bình an, hạnh phúc là kết quả của những hành động của nó. Những hành động là Karma, được dịch là nghiệp. Nếu những hành động của nó là nhân của tự do và hạnh phúc, thì quả của những hành động đó phải là tự do và hạnh phúc.
Tiến trình nhân quả này được gọi là nghiệp báo (quả chín từ những nhân là những hành động đã tạo) và tiến trình này xảy ra không chỉ một kiếp sống. 

Người xưa nói “Người quân tử chẳng oán Trời, chẳng trách người”, không đổ thừa sự bất hạnh của mình cho ông Trời, cho người khác, hay cho hoàn cảnh. Đây là thái độ can đảm, thực tế, dựa trên sự công bằng của định luật nhân quả. Cái gì tôi đã phóng ra, cái ấy phải trở lại với tôi. Nếu muốn sửa đổi, cải tạo cuộc đời mình thì phải sửa đổi cải tạo cái nhân đang có trong lúc này, không buồn chán vì cái quả phải chịu lúc này.

Tin và biết hành động theo nhân quả, người ta “sửa đổi” số mệnh
của mình. Người ta có tự do: tự do làm điều tốt để có được điều tốt, tự do tránh điều xấu để không phải gặp điều xấu. Con người là chủ nhân của cuộc đời mình, nắm giữ tài sản của mình là những gì mình đã làm trong quá khứ, và là chủ nhân của cuộc đời mình ngay trong hiện tại và tương lai, tùy theo mình muốn trờ thành thế nào. Nhân quả cũng như những bậc thang, tùy ý chúng ta muốn đi lên hay đi xuống, đi nhanh hay đi chậm. Tạo ra những nhân tốt, cao đẹp, ít nợ nần ai chúng ta sẽ nhẹ nhàng tiến lên. 
Tạo ra những nhân xấu, thấp kém thân tâm chúng ta sẽ nặng nề, đi xuống. Nếu chúng ta làm được nhiều điều tốt cho người khác thì gánh cuộc đời chúng ta sẽ nhẹ nhàng, gặp nhiều điều tốt đẹp. Nếu chúng ta làm nhiều điều xấu cho người khác, nợ nần với cuộc đời này nhiều, gánh cuộc đời sẽ nặng nề, chứa những điều tiêu cực, những món nợ nần và cuộc đời chúng ta lẩn quẩn trong vòng vay trả. Nhân quả không phải là định luật phá hoại tự do của chúng ta. 
Trái lại, nó là điều kiện tất yếu để chúng ta có tự do và hạnh phúc. Như trong định luật vật lý, một máy bay muốn bay lên phải dựa vào trọng lực, sức cản của không khí, tốc độ chạy lấy đà…Cũng nhờ quan sát những dấu hiệu của nhân quả biểu hiện trong cuộc đời mình mà chúng ta biết học hỏi để sửa đổi, hoàn thiện con người mình càng ngày càng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn.

Tự do và hạnh phúc thứ nhất là tự do chọn lựa, xây dựng đời mình
theo hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn và do đó, hạnh phúc hơn. Bình an là khi mình đã thực sự chịu trách nhiệm đối với cuộc đời mình. Cả ba nền văn hóa văn minh làm nền tảng cho thế giới hiện đại là Tây phương , Hy Lạp, Ấn Độ, và Trung Hoa đều nhìn nhận rằng chính những đức tính của con người tạo ra hạnh phúc cho nó. Con người có nhiều đức tính là con người có nhiều tự do, bình an và hạnh phúc. Hiện nay, những sách “học làm người” của Âu Mỹ để dạy cho thanh thiếu niên về những đức tính của con người thì
rất nhiều và được dịch ở Việt Nam cũng rất nhiều.

Nước Nhật vừa vượt qua được thảm họa động đất, sóng thần và tai
nạn nguyên tử bằng một tâm thái khiến các cường quốc hàng đầu của Âu Mỹ phải thán phục, vì can đảm, tự chế, trật tự không hỗn loạn, hy sinh, không tham tiền của lương thực một cách không hợp pháp, lạc quan không bi lụy, trách nhiệm, tự trọng…cho đến cả những em bé. Những đức tính đó là những đức tính Phật giáo đã đi vào thâm tâm của người Nhật từ thời Thánh Đức thái tử cách đây 15 thế kỷ.

Chúng ta cũng cần nhớ lại, năm 2006, cựu Thủ tướng Nhật Fukuda đã nói: “Nhật Bản và Việt Nam có cùng chung Phật giáo Đại thừa, cùng ăn cơm bằng đũa”. Với hơn 2500 năm có mặt của mình đồng hành cùng nhân loại, hầu như không có đức tính nào cần thiết cho con người mà đạo Phật không nêu ra. Hơn thế
nữa, đạo Phật không phải chỉ là một hệ thống triết học, mà còn là một hệ thống thực hành gắn liền với cuộc sống con người để hiện thực hóa những đức tính ấy trong thân tâm con người và xã hội.

Những đức tính tạo nên nhân cách một con người. Những đức tính tạo nên nhân cách,bản sắc của một dân tộc. Và cũng những đức tính tạo nên hạnh phúc cho dân tộc đó. Tự do và hạnh phúc thứ hai là trau dồi nuôi dưỡng cho mình những đức tính. Những đức tính đó chính là tự do, bình an và hạnh phúc. Trong khi xây dựng những đức tính, con người tìm thấy ý nghĩa của đời mình. Trong khi xây
dựng những đức tính đó con người đã hưởng được tự do và hạnh phúc. Nhưng con người còn mong muốn nhiều tự do, bình an và hạnh phúc hơn nữa. Con người sở dĩ tiến bộ vì sự bất mãn của nó, vì sự bất toại nguyện của nó.

Đến một lúc nào, con người nhận ra rằng mình vẫn bị hạn chế trói
buộc, bị cầm tù giam nhốt trong một cuộc đời, một thân tâm chật hẹp. Cuộc đời chúng ta vẫn hạn hẹp, quanh quẩn, lặp đi lặp lại cũ mòn trong một giới hạn khó thấy nào đó. Thân chúng ta không tự do vì nó nằm trong quy luật sanh, già, bệnh, chết. Tâm của chúng ta không tự do, vì những ý nghĩ vẫn làm chủ chúng ta, đẩy đưa chúng ta không yên nghỉ được. Tâm của chúng ta không tự do, vì nó chứa chấp nuôi dưỡng những ám ảnh, những lo sợ, những ghét giận, những ghen tỵ…Không thể kể hết những khổ đau này.

Ngày nào nhân loại còn văn chương, còn nghệ thuật thì văn chương và nghệ thuật vẫn còn làm chứng cho sự khổ đau của con người. Sự khổ đau không có bình an, tự do và hạnh phúc bởi vì suốt ngày và suốt đời của chúng ta bị giam nhốt, chỉ sinh hoạt giữa hai bức tường “tôi và cái của tôi”. Chúng ta có làm gì, có thêm được những cái gì, thì cũng chỉ làm cho hai bức tường ấy dày thêm, kiên cố thêm mà thôi. Hai bức tường suốt đời giam nhốt chúng ta đó, là “tôi và cái của tôi”. Nói theo thuật ngữ Phật giáo,
hai bức tường đó là “ngã và pháp”, còn nói theo hiện đại là “chủ thể và đối tượng”.

Để thoát khỏi hai bức tường khiến ta mất tự do, bình an và hạnh
phúc này, đạo Phật có rất nhiều phương pháp cũng như rất nhiều vị thầy hướng dẫn. Nhưng chúng ta không nói điều đó ở đây. Chỉ biết rằng thoát khỏi sự chuyên chế của ngã và pháp là chủ đề chính của đạo Phật. Và trong suốt lịch sử đạo Phật Việt Nam, đã có không ít người giải thoát ra khỏi thân phận tù đày trong ngã và pháp. Nếu không có những người đó, thì làm sao đạo Phật còn sống đến ngày nay?

Thoát khỏi ràng buộc của sự phân chia và cách biệt của chủ thể -
đối tượng, sự ràng buộc tạo nên thân phận con người, đó là tự do giải thoát. Thoát khỏi sự xung đột thường trực cho đến suốt đời giữa chủ thể và khách thể, sự xung đột là tính chất của thân phận làm người, đó là bình an. Xóa bỏ được ranh giới mãi mãi phân lìa chủ thể và khách thể, sự xung đột là tính chất của thân phận làm người, đó là bình an. Xoá bỏ được ranh giới mãi mãi phân lìa chủ thể và khách thể, ranh giới tạo thành sự cô đơn đặc trưng của con người, đó là hạnh phúc.

Tự do, bình an và hạnh phúc thứ ba là thoát khỏi ngục tù của “cái
tôi và cái của tôi”, của “chấp ngã và chấp pháp”. Nhưng có người còn đòi hỏi hơn nữa. Có thể nào trong khi làm việc để thoát khỏi cái tôi và cái của tôi, tôi vẫn sống trong xã hội, vẫn giúp đỡ được người khác thoát ra khỏi ngục tù của chính họ? có thể nào sự giải thoát của tôi vẫn đồng hành với sự giải thoát của người khác? Có thể nào tự do, bình an và hạnh phúc của tôi vẫn không tách lìa với công cuộc tìm kiếm tự do, bình an và hạnh phúc của người khác? Hơn nữa chính sự giải thoát của người khác làm cho tôi thêm giải thoát, tham dự một cách căn bản vào sự giải thoát của riêng tôi?

Đây là chủ đề của Đại thừa? Việc thực hành vượt thoát khỏi ngã và
pháp của tôi không ra ngoài đời sống thường nhật, không ra ngoài xã hội. Trái lại, nhờ đời sống xã hội, nhờ người khác mà sự giải thoát của tôi càng thêm sâu rộng; tự do, bình an và hạnh phúc của tôi càng thêm đơm hoa kết trái. Nhu cầu cao hơn nữa của tôi là vừa giải thoát cho mình đồng thời lo giải quyết cho người khác. Nói theo thuật ngữ, đây là sự kết hợp của tánh Không và từ bi.

Tự do, bình an và hạnh phúc thứ tư là mình và người không phân
biệt trong tiến trình giải thoát, phương tiện và cứu cánh không lìa nhau trong tiến trình giải thoát. Đây là sự tự do, bình an và hạnh phúc lớn nhất vì nó không còn bị lệ thuộc vào một cái gì nữa cả, cái thấp nhất cũng như cái cao nhất.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2011(Xem: 6418)
Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn của Đại Sư Thật Hiền, Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
27/07/2011(Xem: 5438)
Hỏi: Tại sao đạo Phật lại đề xướng ăn chay? Đáp:Người ăn chay thì dục niệm nhẹ. Kẻ ăn mặn thì dục niệm nặng nề. Có tôn giáo cho rằng động vật được sanh ra là để cho loài người ăn, cho nên ăn mặn là một việc hợp lý trời đất. Song le, Phật Giáo đề xướng tinh thần "mọi vật đều cùng một thể, đó gọi là Đại Bi," và xem mọi loài chúng sanh đều có Phật-tánh, đều sẽ thành Phật; cho nên chủ trương giới sát, phóng sanh.
27/07/2011(Xem: 5673)
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng:
26/07/2011(Xem: 5436)
Quyển “MỚI VÀO CỔNG CHÙA” ra đời trước, chúng tôi hướng dẫn độc giả vừa mới làm quen với mùi tương dưa, còn ngỡ ngàng khi bước chân vào cổng chùa. Đến quyển “VÀO CỔNG CHÙA”, chúng tôi nhắm đến những độc giả đã quen thuộc với những chiếc mái vốn cong, từng nghe tiếng mộc ngư nhịp đều buổi tối và tiếng chày kình ngân nga buổi khuya. Tuy nhiên vẫn còn là khách thấy nghe thân cận nhà chùa, chưa phải là người sống trong chùa.
24/07/2011(Xem: 6329)
Ngày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này. Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.
22/07/2011(Xem: 4704)
Bạn bè là sự thể hiện sinh động cho mối quan hệ đặc thù giữa người với người. Mối quan hệ đó được thiết lập căn bản trên sự đồng đẳng hoặc bất đồng đẳng về giới tính, tuổi tác, chí nguyện, đam mê, sở thích,… là tiêu chí quan trọng để khẳng định nhân cách hoặc quan điểm sống của một con người. Với Phật giáo, sống là sống với. Do đó, bạn bè là một thuộc tính riêng có của các loài chúng sanh nói chung và của con người nói riêng, và là một trong những nhân tố quan trọng, có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên bối cảnh sống cũng như khả năng thăng hoa tâm linh của một con người. Sống phải có bạn bè. Không có bạn bè, được xem là một trong năm điều bất hạnh đã được Đức Phật cảnh báo(1).
22/07/2011(Xem: 5297)
Bên cạnh sự ảnh hưởng trực tiếp của gia đình, trong cuộc sống chúng ta, mối tương giao với bạn bè cũng đóng vai trò rất quan trọng cho sự thành bại của mình. Trong mối quen biết ngoài xã hội, hay trong đoàn thể cùng sống chung, ta có nhiều loại bạn hữu; nhưng tìm được người bạn tốt, chân thật hiểu được ta, để có thể chia sẻ tâm tư là điều khó, huống chi là hỗ trợ ta vượt qua những khó khăn trong đời sống thì càng khó gấp bội phần.
22/07/2011(Xem: 4829)
Suốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.
22/07/2011(Xem: 5137)
Có những biện giải Phật học mà đôi khi ý nghĩa thực tiển vượt thoát khỏi cái võ ngôn từ. Đó là khi hiện thực nương gá vào sự biện giải đó bị biến dạng theo lịch sử, thời gian. Gần gũi hơn, có những phạm trù, khái niệm mà khi vận dụng, ta vô tình quên mất nghĩa gốc ban đầu của chúng. Vấn dề Phật sự là một trường hợp như vậy.
16/07/2011(Xem: 5871)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567