Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vở cải lượng: Cuộc Đời Liên Hoa Hòa Thượng

18/03/201411:02(Xem: 10035)
Vở cải lượng: Cuộc Đời Liên Hoa Hòa Thượng

chuyentinh-lienhoahoathuong2

Vở Cải Lương Phật Giáo :

CUỘC ĐỜI LIÊN HOA HÒA THƯỢNG

Thật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.

ht-nhudien2

Vở Cài Lượng Phật giáo “Cuộc Đời Liên Hoa Hòa thượng”(CĐLHHT), được chuyễ thể từ tác phẫm “Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng”của Sa môn Thích Như Điễn. (ảnh bên).

Nội dung nói về cuộc đời Ngài Thiệt Thành Liễu Đạt (1763 – 1823), một danh tăng của PGVN đầu thế kỷ XVIII. Từ những năm 1744 – 1821, khi còn trụ trì chùa Từ Ân và Khải Tường ở Gia Định. Thời gian (1789 – 1902) Nguyễn Ánh (sau là Vua Gia Long) chú trọng việc trung hưng, tổ chức hành chánh và tiến hành xây dựng thành Gia Định, chủa Khài Tường chính là nơi cư ngụ tạm thời cho Hoàng hậu và cách cung phi, chùa Từ Ân dành cho vua và các quan tùy tùng. Chính tại chủa Khài Tường này, năm Tân Hợi (1791) Hoàng Tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Minh mạng) được chào đời.

Chính do nhờ công lao đó nên khi gầy dựng đế nghiệp ở Phú Xuân, năm Gia Long thứ 16 (Đinh Sữu -1817) vua Gia Long thể hiện sự biết ơn của mình bằng cách vời Ngài ra kinh đô nhân chức Tăng Cang và trụ trì quốc tự Linh Mụ. Năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi lấy hiệu là Minh Mạng , vì mến phục tài và đức của Ngài nên phong tặng cho danh hiệu “Hòa ThượngLiên Hoa”. Trong thời gian nhậm chức Tăng Cang và thuyết pháp (Mỗi tháng tám ngày), Hoàng Cô (Chị ruột của vua Gia Long ) tức Thái Trưởng Công Chúa Long Thành (Nguyễn Thị Ngọc Anh), một trong rất nhiểu đệ tử trong hoàng gia thọ Bồ tát giới của Ngài, đã rất quan tâm và để ý, nhen nhóm một khối tình đơn phương. Ngài nhiều lần khuyến giải Hoàng cô nhưng đáp lại vẫn là những cử chỉ thương thầm nhớ trộm khiến Ngài thêm lo âu. Đã nhiều lần Ngài đệ trình nguyện vọng xin được trở lại chùa xưa đất tổ trong Gia Định nhưng vẫn không được đáp ứng. Cho đến khi hay tin từ các viên quan Gia Định ra chầu vua cho hay Hòa Thượng Linh Nhạc- Phật Ý (1725 – 1821) đã viên tịch từ hai năm trước, ước nguyện chính đáng của Ngài mới được toại ý. Bấy giờ là năm Quý Mùi (1823).

Khi đã về lại chùa xưa ở Gia Định chưa bao lâu thì vào một buổi sáng tháng 10 cùng năm, đã nghe tin Hoàng Cô sắp vào chùa Từ Ân và Khải Tường với lý do cúng dường trai tăng. Sau hai ngày ở chùa Từ Ân, mỗi sáng sớm sau thồi công phu khuya, Ngài phài đến vấn an Hoàng Cô, đến ngày thứ ba Ngài ra đi để lại bức thư đăn dò thị giả Mật Đĩnh mọi điều rồi đến chùa Đại Giác ở Biên hòa nhập thất. Rồi Hoàng Cô cũng biết nới ấy và tìm đếm với tâm trạng suy sụp hoàn toàn. Sao nhiều lời khẩn khoản xin được gặp mặt bị từ chối, Hoàng Cô chỉa cần xin cho hôn nhẹ bàn tay rồi ra về. Ngài nghĩ nếu chỉ có thế để tình hình tốt hơn nên không ngần ngại đưa bàn tay từ trong tịnh thất ra cho Hoàng Cô hôn, nhưng nào ngờ sau động thái tưởng như nhỏ nhặt ấy lại biến tâm trạng Hoàng Cô phấn chấn thêm hơn và xin tiếp tục ở lại chùa Đại Giác để “sám hối” và để được…hầu thầy! Trước diễn biến nặng nề như vậy, ngay đêm đó Ngài đã tự thiêu nhục thân của mình ngay trong tịnh thất để chấm dứt mối tình nghiệt oan trong nghiệp dĩ. Không lâu sau đó nữa, Hoàng Cô đã quyên sinh bằng liều độc dược để được theo Ngài. Đó là ngày mùng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).

lien hoa hoa thuong

Trong quyển CTLHHT, tác giả đã sử dụng khung sườn là lịch sử tu học và hóa đạo của Ngài Thiệt Thành Liễu Đạt. Lồng vào đó là những chi tiết hổ trợ cho ý tưởng chính. Điểm đặc sắc nhất người đọc dễ nhận ra là trong quá trình tuyết giảng ở nội cung, Ngài Thiệt Thành Liễu Đạt đã giảng những kinh gì, có liên quan gì đến giới nữ trong cung và tình hình cai trị đất nước của triều Nguyễn buổi ban đầu ấy.v…v…Qua đó, người đọc thấy được sự tu học của cung hoàng và giá trị nhận thức Phật pháp của họ ra sao.

Cho nên tác giả đã đưa ra nhiều chủ đề Phật pháp mà có thể khi ấy Ngài Thiệt Thành đã giảng trong nội cung, đó là nhữing hệ tư tưởng trong kinh Duy Ma Cật, Thắng Man, Kim Cang, Nhân Vương Hộ Quốc.v…v…Dàn trãi trong quyễn truyện này cón có rất nhiều tư liệu và ý nghĩa trong giới luật, Phật học cũng được tác giả khéo léo vận hành và lý giài rất nhuẩn nhuyễn. Những chi chi tiết ấy tưởng chửng không ăn nhập gì đến cuộc đời Liên Hoa Hòa Thượng nhưng nó rất ảnh hưởng trong tiết tầu văn học nghệ thuật, hổ trợ nhiều cho ý tưởng xây dựng nhân vật. Thí dụ như khi trở về chùa Khài Tường ở Gia Định, Ngài và HT Viên Quang ngồi nhớ chuyện xưa qua bài thơ “Nhớ Chùa” được lồng vào khá hợp tình hợp cảnh, trong khi bài thơ ấy là của cố HT Thích Mãn Giác (1929 – 2006).

lien hoa hoa thuong 2

Truyện CĐTLHHT chủ đích nói về hành trạng tu học và hóa đạo của Hòa thượng Liên Hoa vì vậy mới có những hư cấu cần thiết và vận dụng một vài mẫu truyền khẩu trong dân gian, trong thiền học như trên. Hoàng cô trong truyện này vẫn chỉ là điểm nhấn, hay nói một cách khác là một thách thức lớn trong cuộc đời của Ngài. Nếu không là giới quan tâm đến phật học thì ở mặt khác nhân vật được chú ý nhất không phải là HT Liên Hoa mà chính là Hoàng Cô. Đó là chuyện rất dễ hiểu.

Cho nên, trong CĐLHHT chúng ta sẽ bắt gặp một Hoàng cô (không có tên) và một Thái trưởng Công Chúa Long Thành (có thật trong lịch sử), hai nhân vật này lúc nào cũng xuất hiện bên nhau trong quá trình tìm hiểu Phật pháp, dù trong sử liệu lịch sử cả hai chỉ là một. Vì thế khi trong diễn biến tự sự, nhất là trường đoạn sau cùng mang tính nhạy cảm cao (bây giờ là phần của truyền khẩu dân gian) thì chỉ có mỗi Hoàng Cô.

Khi chuyển thể thành một vở cải lương, cần có sự chọn lọc để tinh gọn lại nội dung và phải có đường dây câu chuyện mạch lạp nhưng tất cả những tình tiết đó cũng được vận dụng triệt để. Vì thế mà phài mất hơn một năm trời bàn chuyển thể mới được hoàn thành. Hạn chế của loại hình nghệ thuật cải lương không cho phép chúng ta thực hiện những phân cảnh hay trường đoạc của bối cảnh lịch sử như mong muốn, nhưng với những mốc lịch sử và sự thật của nó vẫn được trân trọng đúng mực. Qua đây góp phần tôn xưng hình tượng một danh tăng của PGVN trong điều kiện có thể.

Qua đây, tác giả chuyển thể xin chân thành cảm ơn Hòa thượng Thích Như Điển, NSUT Út Bạch Lan, Nghệ Sĩ Tô Châu cùng các nghệ sĩ khác và đặc biệt đạo diễn Ngọc Hùng, đã giúp hoàn thành và đưa tác phẫm này đến với công chúng đúng với tâm nguyện trước ngày Đản sanh Đức Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật và cũng là ngày đại lễ Vesk Liên Hiệp Quốc PL 2558.

Xin được giới thiệu.

Vở đã được post lên You Tube với từ khóa “Chuyện Tình Liên Hoa Hòa thượng”. Mời xem ở đây:
http://quangduc.com/a51888/vo-cai-luong-chuyen-tinh-lien-hoa-hoa-thuong

DƯƠNG KINH THÀNH

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2020(Xem: 5233)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8866)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 30475)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10885)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8337)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5342)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
01/12/2019(Xem: 9480)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5796)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10541)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]