Vở Cải Lương Phật Giáo :
CUỘC ĐỜI LIÊN HOA HÒA THƯỢNG
Thật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
Vở Cài Lượng Phật giáo “Cuộc Đời Liên Hoa Hòa thượng”(CĐLHHT), được chuyễ thể từ tác phẫm “Chuyện Tình Liên Hoa Hòa Thượng”của Sa môn Thích Như Điễn. (ảnh bên).
Nội dung nói về cuộc đời Ngài Thiệt Thành Liễu Đạt (1763 – 1823), một danh tăng của PGVN đầu thế kỷ XVIII. Từ những năm 1744 – 1821, khi còn trụ trì chùa Từ Ân và Khải Tường ở Gia Định. Thời gian (1789 – 1902) Nguyễn Ánh (sau là Vua Gia Long) chú trọng việc trung hưng, tổ chức hành chánh và tiến hành xây dựng thành Gia Định, chủa Khài Tường chính là nơi cư ngụ tạm thời cho Hoàng hậu và cách cung phi, chùa Từ Ân dành cho vua và các quan tùy tùng. Chính tại chủa Khài Tường này, năm Tân Hợi (1791) Hoàng Tử Nguyễn Phúc Đảm (sau là vua Minh mạng) được chào đời.
Chính do nhờ công lao đó nên khi gầy dựng đế nghiệp ở Phú Xuân, năm Gia Long thứ 16 (Đinh Sữu -1817) vua Gia Long thể hiện sự biết ơn của mình bằng cách vời Ngài ra kinh đô nhân chức Tăng Cang và trụ trì quốc tự Linh Mụ. Năm Canh Thìn (1820) vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm lên nối ngôi lấy hiệu là Minh Mạng , vì mến phục tài và đức của Ngài nên phong tặng cho danh hiệu “Hòa ThượngLiên Hoa”. Trong thời gian nhậm chức Tăng Cang và thuyết pháp (Mỗi tháng tám ngày), Hoàng Cô (Chị ruột của vua Gia Long ) tức Thái Trưởng Công Chúa Long Thành (Nguyễn Thị Ngọc Anh), một trong rất nhiểu đệ tử trong hoàng gia thọ Bồ tát giới của Ngài, đã rất quan tâm và để ý, nhen nhóm một khối tình đơn phương. Ngài nhiều lần khuyến giải Hoàng cô nhưng đáp lại vẫn là những cử chỉ thương thầm nhớ trộm khiến Ngài thêm lo âu. Đã nhiều lần Ngài đệ trình nguyện vọng xin được trở lại chùa xưa đất tổ trong Gia Định nhưng vẫn không được đáp ứng. Cho đến khi hay tin từ các viên quan Gia Định ra chầu vua cho hay Hòa Thượng Linh Nhạc- Phật Ý (1725 – 1821) đã viên tịch từ hai năm trước, ước nguyện chính đáng của Ngài mới được toại ý. Bấy giờ là năm Quý Mùi (1823).
Khi đã về lại chùa xưa ở Gia Định chưa bao lâu thì vào một buổi sáng tháng 10 cùng năm, đã nghe tin Hoàng Cô sắp vào chùa Từ Ân và Khải Tường với lý do cúng dường trai tăng. Sau hai ngày ở chùa Từ Ân, mỗi sáng sớm sau thồi công phu khuya, Ngài phài đến vấn an Hoàng Cô, đến ngày thứ ba Ngài ra đi để lại bức thư đăn dò thị giả Mật Đĩnh mọi điều rồi đến chùa Đại Giác ở Biên hòa nhập thất. Rồi Hoàng Cô cũng biết nới ấy và tìm đếm với tâm trạng suy sụp hoàn toàn. Sao nhiều lời khẩn khoản xin được gặp mặt bị từ chối, Hoàng Cô chỉa cần xin cho hôn nhẹ bàn tay rồi ra về. Ngài nghĩ nếu chỉ có thế để tình hình tốt hơn nên không ngần ngại đưa bàn tay từ trong tịnh thất ra cho Hoàng Cô hôn, nhưng nào ngờ sau động thái tưởng như nhỏ nhặt ấy lại biến tâm trạng Hoàng Cô phấn chấn thêm hơn và xin tiếp tục ở lại chùa Đại Giác để “sám hối” và để được…hầu thầy! Trước diễn biến nặng nề như vậy, ngay đêm đó Ngài đã tự thiêu nhục thân của mình ngay trong tịnh thất để chấm dứt mối tình nghiệt oan trong nghiệp dĩ. Không lâu sau đó nữa, Hoàng Cô đã quyên sinh bằng liều độc dược để được theo Ngài. Đó là ngày mùng 2 tháng 11 năm Quý Mùi (1823).
Trong quyển CTLHHT, tác giả đã sử dụng khung sườn là lịch sử tu học và hóa đạo của Ngài Thiệt Thành Liễu Đạt. Lồng vào đó là những chi tiết hổ trợ cho ý tưởng chính. Điểm đặc sắc nhất người đọc dễ nhận ra là trong quá trình tuyết giảng ở nội cung, Ngài Thiệt Thành Liễu Đạt đã giảng những kinh gì, có liên quan gì đến giới nữ trong cung và tình hình cai trị đất nước của triều Nguyễn buổi ban đầu ấy.v…v…Qua đó, người đọc thấy được sự tu học của cung hoàng và giá trị nhận thức Phật pháp của họ ra sao.
Cho nên tác giả đã đưa ra nhiều chủ đề Phật pháp mà có thể khi ấy Ngài Thiệt Thành đã giảng trong nội cung, đó là nhữing hệ tư tưởng trong kinh Duy Ma Cật, Thắng Man, Kim Cang, Nhân Vương Hộ Quốc.v…v…Dàn trãi trong quyễn truyện này cón có rất nhiều tư liệu và ý nghĩa trong giới luật, Phật học cũng được tác giả khéo léo vận hành và lý giài rất nhuẩn nhuyễn. Những chi chi tiết ấy tưởng chửng không ăn nhập gì đến cuộc đời Liên Hoa Hòa Thượng nhưng nó rất ảnh hưởng trong tiết tầu văn học nghệ thuật, hổ trợ nhiều cho ý tưởng xây dựng nhân vật. Thí dụ như khi trở về chùa Khài Tường ở Gia Định, Ngài và HT Viên Quang ngồi nhớ chuyện xưa qua bài thơ “Nhớ Chùa” được lồng vào khá hợp tình hợp cảnh, trong khi bài thơ ấy là của cố HT Thích Mãn Giác (1929 – 2006).
Truyện CĐTLHHT chủ đích nói về hành trạng tu học và hóa đạo của Hòa thượng Liên Hoa vì vậy mới có những hư cấu cần thiết và vận dụng một vài mẫu truyền khẩu trong dân gian, trong thiền học như trên. Hoàng cô trong truyện này vẫn chỉ là điểm nhấn, hay nói một cách khác là một thách thức lớn trong cuộc đời của Ngài. Nếu không là giới quan tâm đến phật học thì ở mặt khác nhân vật được chú ý nhất không phải là HT Liên Hoa mà chính là Hoàng Cô. Đó là chuyện rất dễ hiểu.
Cho nên, trong CĐLHHT chúng ta sẽ bắt gặp một Hoàng cô (không có tên) và một Thái trưởng Công Chúa Long Thành (có thật trong lịch sử), hai nhân vật này lúc nào cũng xuất hiện bên nhau trong quá trình tìm hiểu Phật pháp, dù trong sử liệu lịch sử cả hai chỉ là một. Vì thế khi trong diễn biến tự sự, nhất là trường đoạn sau cùng mang tính nhạy cảm cao (bây giờ là phần của truyền khẩu dân gian) thì chỉ có mỗi Hoàng Cô.
Khi chuyển thể thành một vở cải lương, cần có sự chọn lọc để tinh gọn lại nội dung và phải có đường dây câu chuyện mạch lạp nhưng tất cả những tình tiết đó cũng được vận dụng triệt để. Vì thế mà phài mất hơn một năm trời bàn chuyển thể mới được hoàn thành. Hạn chế của loại hình nghệ thuật cải lương không cho phép chúng ta thực hiện những phân cảnh hay trường đoạc của bối cảnh lịch sử như mong muốn, nhưng với những mốc lịch sử và sự thật của nó vẫn được trân trọng đúng mực. Qua đây góp phần tôn xưng hình tượng một danh tăng của PGVN trong điều kiện có thể.
Qua đây, tác giả chuyển thể xin chân thành cảm ơn Hòa thượng Thích Như Điển, NSUT Út Bạch Lan, Nghệ Sĩ Tô Châu cùng các nghệ sĩ khác và đặc biệt đạo diễn Ngọc Hùng, đã giúp hoàn thành và đưa tác phẫm này đến với công chúng đúng với tâm nguyện trước ngày Đản sanh Đức Bổn Sư Thich Ca Mâu Ni Phật và cũng là ngày đại lễ Vesk Liên Hiệp Quốc PL 2558.
Xin được giới thiệu.
Vở đã được post lên You Tube với từ khóa “Chuyện Tình Liên Hoa Hòa thượng”. Mời xem ở đây:
http://quangduc.com/a51888/vo-cai-luong-chuyen-tinh-lien-hoa-hoa-thuong
DƯƠNG KINH THÀNH