Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trở về với con đường hạnh phúc

19/03/201406:39(Xem: 8930)
Trở về với con đường hạnh phúc
minh_hoa_quang_duc (356)Trở về với con đường hạnh phúc
Viên Minh & Trần Minh Tài

Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, chứ không phải là một tai ách gia truyền hay tội tổ tông từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như một vài người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng quyền uy tối thượng phán xử công và tội của ta. Chúng ta phải là quan tòa của chính mình.


Phải biết gánh chịu trách nhiệm của đời sống chúng ta và nhìn nhận những khuyết điểm của chính mình mà không qui trách hay nguyền rủa bất cứ kẻ nào khác. Đổ tội cho kẻ khác khi gặp phải những nghịch cảnh thì dễ nhưng chúng ta nào biết rằng chính khi hành động như thế chúng ta vô tình rước thêm phiền lụy và tạo cho mình nhiều thù nghịch hơn.

Như tiền nhân đã nói: Người tiểu nhân luôn luôn tìm cách chỉ trích kẻ khác, người trung nhân thì tự khiển trách mình và người đại nhân quân tử không tự trách mình cũng chẳng phiền trách tha nhân. Vì thế, muốn làm người quân tử chúng ta phải tự giải quyết những vấn đề riêng tư của mình mà không nên phiền trách kẻ khác. Hơn thế nữa, chúng ta phải sáng suốt, khi một người nào đó đã làm phiền lụy đến ta; hãy bắt chước thái độ của người hiền nhân quân tử, nghĩa là không oán trách, không nguyền rủa kẻ tạo ra làm lỗi, mà phải nhận thức rằng kẻ đó đã bị mê hoặc bởi tham lam, sân hận, si mê, nên mới hành động điên rồ, và tìm cách khuyên răn, cải thiện họ bằng lòng từ ái khoan dung. Được như vậy, một ngày kia kẻ làm lỗi sẽ ăn năn hối cải.

Phương pháp này đã được các bậc Thánh nhân từ cổ chí kim áp dụng và chứng tỏ rằng đó là phương pháp hữu hiệu nhất để thắng lướt mọi trở lực trên đường đời. Một điều đáng ghi nhớ là chính lòng khoan dung, đức kiên nhẫn và sự sáng suốt của ta có một từ lực khả dĩ quy hồi kẻ thù nghịch và làm cho họ nhận thức được làm lỗi của họ.

Trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy rằng:
"Chớ nên dòm ngó lỗi người, chớ nên dòm coi họ đã làm gì hay không làm gì. Chỉ nên nhìn lại chính mình thử đã làm được gì và chưa làm được gì." Vì ít có ai toàn chân toàn thiện trên thế giới này, bất cứ người nào cũng có thể phạm một lỗi lầm dù vô tình hay cố ý. Nếu quả thật nhân vô thập toàn thì liệu chúng ta đã là người hoàn toàn không có lầm lỗi chưa. Và như thế tại sao chúng ta không cố gắng sửa đổi làm lỗi của mình mà lại chỉ trích lỗi làm của kẻ khác? Nếu mọi người đều biết tự tu, tự xả, tự nhận lãnh trách nhiệm về mọi hành động của mình chứ không quy trách kẻ khác thì thế giới sẽ trở nên bình an, thái hòa; không còn loạn ly, tranh chấp, không còn đố kỵ, oán thù.

Nhưng, như Đức Phật đã dạy: "Nhìn lỗi người thì dễ, song quả thật là khó mà thấy được lỗi lầm của chính mình". Thế nên người ta thường phiền trách, phê phán kẻ khác hơn là tự phản tỉnh để kiểm soát chính mình, hành động như thế là trốn trách nhiệm. Tại sao chúng ta không can đảm nhìn nhận lỗi lầm và chịu trách nhiệm về những kết quả của lỗi làm đó.

Lắm khi chúng ta gặp phải một số người tìm cách lợi dụng lòng khoan dung và đức kiên nhẫn của ta và cũng lắm khi thái độ nhường nhịn của ta có thể bị xem là hèn nhát. Chúng ta không nên vì thế mà lấy làm khó chịu; vì nếu lương tâm chúng ta minh trực, thái độ chúng ta cũng chính đáng thì tất phải được các bậc thiện trí thức ca ngợi. Vả lại Đức Phật dạy rằng: "Không bao giờ có một kẻ hoàn toàn được khen hay hoàn toàn bị chê, dù trong quá khứ, hiện tại hay mãi mãi sau này." Ngài lại dạy rằng: "Như một ngọn thanh sơn kiên cố không bị gió lay, những lời tán dương hay phỉ báng không lay động được bậc đại trí."

Ngay trong đời sống của Đức Phật, lắm khi Ngài cũng bị chỉ trích, vu khống, phỉ báng. Phương pháp của Ngài là kiên nhẫn và trầm tĩnh. Ngài không cần đính chính, nhưng sự thật tự nhiên sáng tỏ nhờ đức độ siêu việt của Ngài.

Chúng ta chưa thể so sánh với bậc thánh nhân tuyệt thế như Ngài, nhưng nếu chúng ta sáng suốt, cũng có thể thắng lướt được hiểm nguy. Nếu có một kẻ nào đó vì si mê, tà kiến mà gây rối cho chúng ta, thì đó là cỏ hội để chúng ta trắc nghiện hay thể hiện lý trí sáng suốt, căn bản giáo dục, nền tảng đạo đức và tinh thần từ, bi, hỷ, xả của chúng ta. Trái lại, nếu ta cũng cư xử như kẻ điên rồ bằng cách tích lũy lòng oán hận, cố báo thù trả oán, thì hóa ra chúng ta tự hạ phẩm giá của mình xuống ngang hàng hay thấp kém hơn kẻ điên rồ ấy. Căn bản giáo dục và kiến thức đạo đức có ích gì khi ta không biết tùy cơ ứng dụng giống như người quân tử. Chính vì nhận thấy kẻ khác điên rồ, hung ác và tội lỗi mà ta không nên dẫm lên vết chân lầm lạc của họ.

Giữa chúng ta nhiều người có thiện tâm, không bao giờ làm hại kẻ khác, nhưng có khi họ vẫn bị chỉ trích và vẫn gặp ít nhiều khó khăn trên đường đời mặc dù họ luôn luôn giúp đỡ kẻ khác. Vì thế họ nghĩ rằng: Nếu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ, thì tại sao ta làm lành mà lại gặp khó khăn và hành động từ thiện của ta vẫn bị người khác chỉ trích?

Đức Phật dạy rằng: "Khi thi ân ta không nên cầu được báo đáp". Hơn nữa, không phải kẻ thọ ơn nào cũng là hạng người biết ơn ân nhân của mình. Không gì cao đẹp bằng một người thi ân không mong được đền ân, đáp nghĩa.

Nếu làm được như vậy chúng ta trở thành bậc hiền nhân quân tử và chắc chắn chúng ta không bao giờ cảm thấy thất vọng khi bị vong ân bội nghĩa. Tuy vậy, trong một ngày nào đó, dù muốn dù không, chắc chắn chúng ta sẽ gặt hái được kết quả cao quí do hành động phước thiện mà ta đã làm, đúng như lời cổ nhân đã nói: "thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo; nhược hoàn bất báo thời thân vị đáo", nghĩa là nhân lành thì quả lành, nhân ác thì quả dữ, sở dĩ chưa trổ quả là chưa đúng lúc đó thôi.

Mặt khác chúng ta phải suy nghĩ rằng, sở dĩ ngày nay ta làm lành mà bị chỉ trích hoặc gặp phải những điều bất hạnh là vì một vài nhân bất thiện nào đó mà ta đã tạo tác trước đây trong kiếp sống hiện tại hay quá khứ. Nhưng sau khi đã can đảm, bình tĩnh nhận lãnh trách nhiệm những hành động bất thiện quá khứ của mình, chúng ta đương nhiên không còn bị chi phối bởi phiền não chướng ấy nữa, nếu từ bây giờ ta không tạo thêm nhân bất thiện nào khác.

Nhờ suy nghĩ như thế chúng ta có thể dễ dàng vượt qua mọi trở ngại để tiếp tục con đường phước thiện. Đức Phật đã nêu một gương sáng cho thế nhân khi Ngài lấy ân báo oán. Ngài dạy: "Càng nhiều oan trái đến với ta, ta càng có nhiều cơ hội thực hiện từ tâm". Hơn nữa người hành động bất thiện chưa hẳn là người luôn luôn có bản tính độc ác, mà chỉ vì vô minh và vì họ tưởng lầm rằng phải hành động như thế để khỏi bị kẻ khác chê bai, hoặc để ngăn chặn không cho kẻ khác phá rối họ đến cùng. Thay vì trả thù họ, ta nên tìm cách cải thiện và giải thích cho họ biết rằng làm như thế là không hợp lý.

Chúng ta phải thương yêu họ như chính mình, vì một ngày kia họ sẽ nhận thức được hành động điên rồ của mình và bỏ dần những tập quán sai lầm. Như thế chúng ta cần phải để cho họ có cơ hội ly ác, hoàn thiện. Mọi người làm lỗi chỉ vì vô minh hay nhu nhược, nhưng chúng ta không nên có thành kiến là họ sẽ nhu nhược mãi mãi. Họ cần phải được các bậc đạo đức bao dung che chở. Chúng ta cần tìm mọi cách để cải thiện họ hơn là cô lập hay bỏ mặc họ. Có thể họ tái phạm làm lỗi cũ nhiều lần, nhưng chúng ta cần phải kiên nhẫn sửa đổi họ như một vị bác sĩ chữa trị bệnh nhân mang một căn bệnh dễ tái phát.

Nếu chúng ta có ý chí, biết kiểm soát tâm minh và tri túc, kẻ khác không thể quấy rầy hay đánh cắp hạnh phúc của ta được. Lòng bao dung và trí sáng suốt giúp chúng ta rất nhiều trong việc thoát ly ra khỏi những ràng buộc, những gánh nặng do phiền não gây nên, để sống một cuộc đời thanh tịnh tự tại.

Đức Phật dạy: "Hạnh phúc thay chúng ta sống không thù hận giữa những người thù hận, giữa những người thù hận chúng ta sống không thù hận. Hạnh phúc thay ta sống kiên cường giữa những người nhu nhược, giữa những người nhu nhược ta sống kiên cường". Trong thực tế của cuộc đời, không ai hoàn toàn thoát khỏi những lo âu phiền muộn, trừ khi chúng ta trở thành bậc toàn thiện. Tuy nhiên, nếu ta hiểu rõ được bản chất của cuộc sống, không phàn nàn, bất mãn mà can đảm nhận lãnh những kết quả của hành động mình thì đau khổ không những không còn làm cho chúng ta sa đọa, mà còn giúp chúng ta vượt lên đến Chân, Thiện, Mỹ.

Phiền não và khổ đau là phí tổn tất nhiên mà ta phải trả vì chúng đã chiếm hữu cái thân ngũ uẩn này. Chừng nào chúng ta không còn lệ thuộc vào khối danh sắc ấy nữa, chúng ta mới hoàn toàn thoát ly mọi phiền muộn khổ đau. Khi gặp nguy khó mà ta vẫn giữ được nụ cười trên gương mặt trầm tĩnh và sáng suốt, giải quyết vấn đề mà không tỏ ra một chút bối rối lo âu thì chính ta là hiền nhân quân tử.

Tóm lại, chúng ta phải nhận lãnh trách nhiệm cải thiện chính mình, phải can đảm nhìn nhận khổ đau của ta do chính ta tạo nên, chứ không qui trách cho kẻ khác. Không những thế, chúng ta còn tìm cách lấy đức độ của mình để qui phục kẻ khác trở về con đường chân chính, đó là sứ mạng tự giác giác tha vậy
Ý kiến bạn đọc
24/06/201923:44
Khách
"Viên Minh & Trần Minh Tài"???
Các bậc cao tăng thường ít khi viết chung với người khác.
Không rõ Trần Minh Tài là ai ???
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/01/2020(Xem: 5228)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8865)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 30471)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10878)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8334)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5341)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
01/12/2019(Xem: 9476)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5795)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10540)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]