Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

37. Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn

17/03/201409:03(Xem: 25446)
37. Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn

blank

Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn

Sau mùa an cư thứ hai mươi, đức Chánh Đẳng Giác còn ở lại đây một thời gian vì ngài còn chờ đợi để cứu độ cho gia đình một người thợ săn.

Đức Phật nhớ rõ, cách đây mười tám năm, có cô con gái một gia đình triệu phú đến Veḷuvanārāma nghe pháp. Do túc duyên quá khứ, cô đắc quả Tu-đà-hoàn. Tuy nhiên, cũng do nhân duyên đưa đẩy, cô lại trốn cha mẹ đi theo một chàng thanh niên thợ săn, tên là Kukkuṭamitta. Thế là cô ta quên cha, quên mẹ, hy sinh tất cả thói quen đầy đủ tiện nghi vật chất xa hoa, chấp nhận cuộc sống thiếu thốn, cơ cực với người mình yêu ở cạnh một ngôi rừng. Chàng trai chồng nàng là một thợ săn giỏi, đủ sức kiếm từng con thịt để nuôi gia đình mỗi ngày mỗi thêm đông đúc. Trong vòng hơn mươi năm mà cô đã sinh hạ cho chàng trai được bảy đứa con trai, mà đứa nào cũng mạnh khoẻ cơ bắp và dễ nuôi như nuôi heo, nuôi bò. Chúng ăn chi cũng được, mặc chi cũng được và nằm đâu cũng được, không hề đau ốm và lại lớn nhanh như thổi. Kế nghiệp nghề tổ, mới bảy tám tuổi, chúng đã phải mang bẫy, vác lưới, mang cung tên theo cha vào rừng. Họ đặt bẫy khắp nơi để bẫy những con thú nhỏ như chồn, thỏ, gà rừng... Và họ giương cung có tẩm độc để bắn những con thú lớn như nai, hươu, lợn rừng... Cả cọp và sư tử cũng không thoát được cây cung thiện xạ của họ. Đúng là những tay sát thủ chuyên nghiệp ở rừng sâu. Thời gian sau, những cô con dâu lần lượt xuất hiện, phụ giúp công việc trong ngoài giúp mẹ. Nhà cửa cứ phải cơi nới hoặc làm thêm nhiều cái khác. Cuộc sống của cả một đại gia đình như thế, lặng lẽ và bình yên trôi qua.

Sáng sớm hôm đó, đức Phật thấy nhân duyên xưa đã chín muồi nên ngài ôm bát đi vào rừng, nơi hằng trăm cái bẫy mà gia đình thợ săn thường giăng sẵn mỗi đêm. Tại một chỗ dễ thấy, đức Phật lưu lại đấy một dấu chân rất rõ ràng rồi đến ngồi dưới một gốc cây có bóng mát cách đó không bao xa.

Theo lệ thường, sớm nào Kukkuṭamitta và mấy người con trai cũng chia ra nhiều hướng để gỡ bắt thú bị dính nơi những chiếc bẫy. Nhưng lạ lùng làm sao, sáng nay chẳng có một con nào! Kukkuṭamitta ngạc nhiên vô cùng. Bất chợt, ông ta nhìn thấy một dấu chân, tự nghĩ: “Đúng là người này! Chính hắn là người đã thả hết những con thú mắc bẫy của ta đây!” Lần theo vết khả nghi, Kukkuṭamitta thấy một người đang ngồi dưới bóng cây. Không hồ nghi gì nữa: “Chính hắn là thủ phạm! Ta sẽ giết chết hắn!” Kukkuṭamitta giận sôi gan, nhanh như cắt, lắp ngay một mũi tên có tẩm độc, giương lên nhắm bắn.

Lúc ấy, đức Phật vẫn tự tại, an nhiên, vẫn cứ để cho người thợ săn nhắm bắn, ngài chẳng phân trần, nói năng gì cả. Nhưng người thợ săn tuy đã giương cung lên mà không thể bắn được. Cánh tay và chiếc cung như bất động. Ông ta muốn buông xuống, cũng không được. Rồi cả hai chân và thân mình đều không thể nhúc nhích. Lát sau, người thợ săn cảm nghe hai sườn đau nhức, cái miệng há ra không thể ngậm lại, và nước miếng cứ nhễu ra, chảy ra ròng ròng xuống ngực, xuống bụng. Cứ đứng trân trân như trời trồng vậy. Nó đã hóa thành bức tượng người thợ săn bằng đồng hay bằng đá mất rồi!

Những người con trai đi gỡ thú các hướng kia cũng ngạc nhiên như cha, là chẳng có một con nào mắc bẫy, một con chuột núi cũng không! Lúc trở lại hướng này thì thấy cha mình trong tư thế giương cung nhưng không nhích nhích, động đậy. Có một người ngồi dưới gốc cây, đoán là kẻ đã gỡ thú, và là tay phù thủy đang hãm hại cha mình nên họ đồng loạt giương cung nhắm bắn. Thế là họ(1)cũng biến thành bức tượng đứng trân trân như cha chúng vậy.

Theo lệ thường, Kukkuṭamitta và các con đi vào rừng, nơi những chỗ đặt bẫy, gỡ thú mang về nhà rồi các con dâu đi bán chợ sớm, sau đó, họ mới cùng nhau đi săn thú lớn. Nhưng sáng nay, thấy trời đã khá trưa mà không thấy ai trở về, nghi có việc chẳng lành nên bà và các con dâu bươn bả đi tìm. Đến nơi, bà thấy chồng và các con đang giương cung bắn một người. Liếc nhìn sang, thấy đức Phật, hoảng quá, bà la lớn lên:

- Đừng bắn! Đừng giết! Mấy người đừng giết “cha tôi”!

Nghe vậy, thợ săn Kukkuṭamitta tự nghĩ: “Ác hại thay! Té ra ông này là ‘cha vợ’ của mình mà mình lại không biết. Nếu vợ ta không nói thì cái nghiệp muốn giết cha vợ như thế này, cái tội tày đình ấy gánh sao cho hết!”

Các con trai của Kukkuṭamitta cũng nghĩ: “Hóa ra ông này là ‘ông ngoại’ của mình! Ôi! Mình giương cung bắn ông ngoại như thế này thì tội lỗi ấy trời sẽ không dung, đất sẽ không tha!”

Sau khi Kukkuṭamitta nghĩ người kia là “cha vợ”, và các con nghĩ là “ông ngoại” thì những trạng thái tâm hung dữ, ác độc của họ tự động lắng dịu xuống.

Và khi bà vợ đến gần bên, nói lớn: “Hãy mau buông cung tên xuống và đến sám hối với cha ta đi!” thì đức Phật xả thần lực, cho họ được tự nhiên cử động tay chân trở lại.

Rồi cả đại gia đình, gồm hai vợ chồng Kukkuṭamitta, các con trai và con dâu đồng đến cúi đầu, chấp tay và hối lỗi việc làm sái quấy vừa rồi bên chân đức Phật.

Khi thấy tâm ai cũng đã tắt được lửa nóng, và một trạng thái mát mẻ của tình thân thuộc, thân quyến dịu nhẹ đã lan tỏa ta, đức Phật sử dụng thêm năng lượng tâm từ bao phủ mọi người và không gian xung quanh rồi ngài bắt đầu cuộc nói chuyện.

Đầu tiên, đức Phật nói đến sự đau khổ, thống khổ của những cảnh giới địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh và a-tu-la; nhân và quả nó ra sao. Thứ đến, ngài đề cập đến những cảnh giới an vui và hạnh phúc của cõi người, trời dục giới cùng nhân và quả của nó. Khi thấy tâm ai cũng đã sẵn sàng như manh vải dễ nhuộm màu, đức Phật khuyên hãy bỏ nghề thợ săn, cái nghề sát sanh hại vật sẽ bị quả báo đau khổ khôn lường. Hãy nên làm ruộng, làm vườn, làm củi gỗ, nghề mộc, nghề tre cùng nhiều việc chân tay khác. Đức Phật cũng khuyên là cả đại gia đình nên dẫn nhau về thành phố, quỳ lạy và sám tội bên chân ông bà triệu phú, vẫn đang còn khoẻ mạnh. Tâm lý xưa nay, ai cũng thương con, thương cháu; và họ sẽ tha thứ, sẽ cho thêm vốn liếng làm ăn sinh sống. Còn cả tương lai cho con cho cháu nữa, không thể chôn vùi mãi đời mình trong cái nghiệp sát ở rừng sâu, tối tăm và cơ cực lắm.

Lạ lùng làm sao, sau buổi ngôn giáo ấy, cả đại gia đình khẳng khái, quyết tâm bẻ cung tên, bỏ nghề, tìm công ăn việc làm khác. Và họ cũng có dự định về thăm cha mẹ, ông bà ngoại triệu phú nữa, sau mấy chục năm biệt tích!

Riêng đức Phật thì biết, đã an trú họ “vào dòng” nên ngài lại ôm bát trở lại thành phố, đi khất thực vừa đủ dùng rồi trở lại Veḷuvanārāma tịnh xá.

Buổi chiều, tại chánh pháp đường, do ai cũng không biết, buổi sớm, đức Tôn Sư ôm bát đi đâu, nên đức Phật kể lại chuyện đi thăm gia đình người thợ săn, và đã an trú họ vào mảnh đất Bất Tử như thế nào.

Đại chúng bèn hồ nghi:

- Có thể nào những kẻ thợ săn giết vật không gớm tay kia lại buông cung, buông tên được, từ bỏ nghiệp sát được, bạch đức Tôn Sư?

- Ừ, họ từ bỏ được đấy! Cả người cha, bảy người con trai, bảy cô con dâu đều đã có đức tin bất động, không còn hoài nghi nhân quả nữa.

- Thật là tuyệt vời! Ồ, thế còn người mẹ, thì ra sao hở đức Tôn Sư?

- Riêng bà ta thì đã “ Nhập Lưu” từ thuở còn là con gái, vào năm mà Như Lai thuyết những bài pháp đầu tiên ở Veḷuvanārāma tịnh xá.

Từ đoạn đối thoại này, đại chúng tỳ-khưu lại khởi lên một hoài nghi khác: “Cô gái này, đã đắc quả Tu-đà-hoàn rồi mới về làm vợ chàng thợ săn Kukkuṭamitta. Thế là thời gian trải qua mấy chục năm, sanh hạ bảy người con trai, bà ta làm sao tránh sao khỏi những tội lỗi liên hệ? Ví dụ, này bà, đem cung, đem lao, đem dao găm, đem lưới lại đây cho tôi? Này bà, kia là thuốc độc, bà hãy khéo tay một chút, giúp tôi tẩm độc vào đầu những mũi tên bắn thú với nhé? Như vậy, bà ta đã giúp chồng khí giới để ông ta bắn thú, giết thịt mất rồi. Thế là một vị thánh Tu-đà-hoàn mà cũng còn sát sanh hay sao?”

Thấy đây là một hoài nghi hợp lý nên đức Phật đã giải thích thêm:

- Nầy chư tỳ-khưu! Một nữ thánh Dự Lưu không bao giờ còn phạm tội sát sanh, khởi ý sát sanh. Đây là bà ta chỉ vâng lời chồng chứ không xúi giục chồng. Khi chồng bảo đưa cung, đưa tên thì bà đưa cung, đưa tên. Bà không hề khởi tư tác, ví như ông hãy giết con thú này đi, hãy giết con thú khác đi! Bà cũng không nghĩ rằng, ta sẽ tẩm độc đầu mũi tên này để chồng ta giết được nhiều con thú to để bán được nhiều tiền, nhiều bạc.

Tư tác là nghiệp, có khởi ý, có chủ ý giết vật, cố gắng giết vật mới phạm giới sát sanh. Nếu không có tư tác, không có chủ ý giết vật thì không tạo nghiệp sát sanh...

Thấy đại chúng dường như vẫn đang còn thắc mắc, đức Phật nói tiếp:

- Ví như bàn tay ta lành lặn, không có thương tích thì bàn tay ấy có thể cầm nắm thuốc độc mà không ảnh hưởng gì, thuốc độc chẳng thể nào thâm nhập vào cơ thể, vào máu huyết được. Cũng như thế ấy, nếu ta không có tư tác bất thiện, không khởi ý xấu độc mà cầm cung, cầm tên trao cho người khác thì vẫn không phạm tội sát sanh, vì ác không thể xâm nhập vào tâm người lành được.

Cuối cùng, đức Phật đọc lên một bài kệ để kết luận:

“- Tay ta nếu chẳng vết thương

Dẫu cầm thuốc độc chẳng phương hại gì

Ác kia vô hiệu tức thì

Với người đức hạnh thường khi niệm lành”(1).



(1)Pháp cú chú giải ghi là 7 người con trai, và sau đó là 7 cô con dâu. Dh.iii.24-31 cũng ghi như vậy. Và nếu chuyện ấy xảy ra, thì tối thiểu cũng vào khoảng hạ thứ 40, lúc bà gần 60 tuổi, đứa con trai út mới đủ tuổi lập gia đình! Những sử liệu thường thiếu “logic” là chuyện thường!

(1)Pháp cú 124: Pāṇimhi ce vaṇo nāssa, hareyya pāṇinā visaṃ, nābbaṇaṃ visamanveti, n’atthi pāpaṃ akubbato (Kinh lời vàng).


Normal0falsefalsefalseEN-USX-NONEX-NONEMicrosoftInternetExplorer4

Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2011(Xem: 6956)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
27/04/2011(Xem: 7650)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
25/04/2011(Xem: 13001)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
25/04/2011(Xem: 10270)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì có và xảy ra trong hiện tại, tùy theo duyên mà sống, bình thường trong mọi lúc, là sao cũng được, không phân biệt, chấp trước. Ví như Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi chưa đủ duyên, phải ẩn nhẫn trong rừng, cùng sống với đám thợ săn, đem rau lụt chung với nồi nước thịt, nhưng vẫn giữ được khí tiết người tu. Hay câu chuyện về hai huynh đệ cùng đi ngang qua một giòng sông, gặp một cô gái muốn qua sông khi trời đã xế chiều, mà không có đò, vị sư huynh thấy tội nghiệp, bèn đưa lưng cõng giúp cô gái qua sông rồi bỏ xuống ngay, còn vị sư đệ thì do sợ phạm giới, nên không dám giúp, nhưng khi đi được một quảng đường dài, vị sư đệ mới trách phiền sư huynh là tại sao phạm giới, khi cõng cô gái trên lưng, vị sư huynh mới trả lời, ta cõng nhưng đã bỏ cô gái lại bên bờ sông từ lâu rồi, sao đệ còn mang cô ấy theo đến đây làm chi vậy ? tùy duyên là vậy đấy, khi gặp việc cần giúp thì sẵn sàng giúp, xong rồi sẵn sàng buông xuống, không chấp chứa nữa, chứ không phân biệ
23/04/2011(Xem: 6934)
Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này? Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?
22/04/2011(Xem: 18001)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăngtừ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách tạo nghiệp tốt.
22/04/2011(Xem: 8270)
1. Niệm Phật trọng ân 2. Niệm phụ mẫu ân 3. Niệm sư trưởng ân 4. Niệm thí chủ ân 5. Niệm chúng sanh ân 6. Niệm sanh tử khổ 7. Tôn trọng kỷ linh 8. Sám hối nghiệp chướng 9. Cầu sanh Tịnh độ 10. Linh chánh pháp cửu trụ
18/04/2011(Xem: 54424)
Câu Phật hiệu "Nam Mô A Di Đà Phật" quả thật rất mầu nhiệm, công năng rất lớn, được rất nhiều lợi ích, nếu mà nói về đề tài xoay quanh câu đại hồng danh này thì bản thân tôi không bao giờ thấy chán và tôi chỉ luôn luôn nói và viết như nhiều bài bình luận tôi đã viết, có gì không phải xin BQT và các bạn đồng tu, các Phật tử xa gần bỏ quá cho:
16/04/2011(Xem: 8894)
Căn phòng đầu tiên, phía tay trái, khi vừa hết những bậc cấp dẫn lên tầng trên của một dãy phòng ốc trong chùa Già Lam, đấy là am của thượng tọa Tuệ Sỹ, được đặt tên là Thị Ngạn Am. Là Bờ. Hồi đầu thị ngạn, quay đầu nhìn vào là bờ. Nhìn thẳng vào tâm mình. Trực chỉ nhân tâm / Kiến tánh thành Phật.
15/04/2011(Xem: 8566)
Chương trình khóa tu 14/04 đến 17/04/2011 tại Thiền Viện Chánh Pháp
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]