Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ

17/03/201408:33(Xem: 19142)
24. Về Vải Dơ Quăng Bỏ
blank

Về Vải Dơ Quăng Bỏ


Thấy ở tại tịnh xá Trúc Lâm vậy là vừa đủ, hôm kia đức Phật tuyên bố: “Nửa tháng nữa, Như Lai lại đi vân du về hướng Bắc, qua sông Gaṇgā; sẽ ghé thăm Vesāli, Videha, Moriya, Malla sau đó lên Koliya...”

Tin được truyền đi, đại chúng tỳ-khưu ai cũng chuẩn bị vá y, giặt y, đốt bát, coi lại những vật dụng tùy thân để lên đường cùng đức Phật. Chư vị trưởng lão cũng tự thân lo việc cho riêng mình.

Tôn giả Mahā Kassapa từ rừng về, ghé thăm và đảnh lễ đức Phật.

Nhìn thấy đôi chân đất lấm bụi đường xa, tấm y đắp đã cũ mòn, tấm y ngoại cũng đã tơi tả của ngài, đức Phật nói:

- Trông ông phong trần quá! Hãy tắm giặt, nghỉ ngơi và nên vá víu tấm y ngoại lại kìa!

- Thưa vâng, bạch đức Tôn Sư.

- Thọ trì những 13 pháp đầu-đà bậc thượng thì khó khăn lắm, trong lúc ông cũng đã lớn tuổi, quá kham khổ, thiếu thốn, thế có tiện không?

- Không sao, đệ tử thấy mình còn mạnh khỏe. Lại nữa, làm vậy mới giáo huấn đệ tử tỳ-khưu được.

- Ừ, thôi ông cứ tùy nghi.

Thế rồi, từ hương phòng đức Phật đi ra, tôn giả Mahā Kassapa tìm một con suối vắng để tắm giặt, choàng tạm tấm y hai lớp rồi ngồi nghỉ ngơi trên một tảng đá đợi tấm y ngoại và y nội khô.

Trong lúc ấy thì một nhóm tỳ-khưu thấp thoáng trong rừng cây đang bàn bạc việc vá y, đốt bát chuẩn bị tháp tùng đức Phật trên chuyến du hành về phương Bắc.

Họ bàn chuyện:

- Chúng ta tắm giặt thường không có y thay nên lúc nào cũng phải kiếm rừng vắng, thật bất tiện...

- Thì hãy vào phòng tắm hơi...

- Chỗ ấy thì nên để dành cho chư vị trưởng lão...

- Ai mở miệng xin đức Phật hoặc chư vị trưởng lão chế định cho chư tỳ-khưu nên có một tấm y tắm nữa.

- Thôi mà! Tôn giả Mahā Kassapa và đệ tử của ngài thọ trì luôn 13 pháp đầu-đà mà có ai than phiền gì đâu! Ai biết đủ thì nó đủ. Ai thấy thiếu thì tự nhiên nó thiếu thôi!

Thấy câu chuyện bàn bạc ấy, tôn giả ghi nhận trong lòng. Tự nghĩ: “Khá khen cho mấy ông sư trẻ mà tư duy đã chững chạc. Nhu cầu về chiếc y tắm là đúng, là cần thiết. Lúc nào thuận tiện mình sẽ thưa chuyện với đức Đạo Sư! Chính mình cũng thấy là bất tiện huống hồ gì những ông sư thanh niên!” Mỉm cười về ý nghĩ ấy, xong, ngài lấy bát ra nhen lửa đốt sét hen rỉ bên trong rồi lượm một nắm cỏ khô chùi bát cho thật sạch. Sau đó ngài ngồi cặm cụi vá y. Chiếc y ngoại của tôn giả đã mùn rách, nên ngài trăn qua trở lại mấy tấm vải vụn nhặt được nơi nghĩa địa, tìm cách vá bện lên trên y cũ một lớp nữa.

Trong lúc ấy thì tôn giả Anuruddha chống gậy lần dò đường đang bước qua. Sở dĩ tôn giả phải lấy gậy dò đường như vậy là vì ngài bị mù mắt do hành thiền quá độ, sau nhờ đắc thiên nhãn thông nên đi đâu cũng vô ngại; tuy nhiên lúc nào về các tịnh xá, ngài lại dùng gậy để đi tới đi lui. Hiện lúc này bệnh mù mắt đã bớt, ngài có thể thấy lờ mờ...

Thấy vậy, tôn giả Mahā Kassapa hỏi:

- Hiền giả đi đâu đó? Tôi là Mahā Kassapa đây!

- Nghe nói tôn huynh từ rừng mới về nên tôi tìm cách đi viếng thăm đây!

- Viếng thăm làm gì mà vất vả vậy!

- Không sao! Nghe giọng nói của tôn huynh thì tôi đã mát mẻ rồi.

Rồi tôn giả ngồi xuống, lấy tay sờ tấm y, sờ mấy mảnh vải rồi nói tiếp:

- Tôn huynh đang vá y à? Thế năm trăm tỳ-khưu đệ tử của tôn huynh đâu cả rồi mà ở đây không có một người đỡ đần tay chân như vậy?

Tôn giả Mahā Kassapa nói:

- Chuyện của mình, mình làm được mà!

Chợt tôn giả Anuruddha nói:

- Tấm y này nó hư mục cả rồi! Vá víu làm sao được nữa?

- Không sao! Vậy tôi mới vá đùm,vá đụp chồng lên trên đây này!

- Cũng được, nhưng nó sẽ dày và nặng quá, đi đường xa, bụi tấp vào, mồ hôi lấm vào thì thành cái “cục nợ” đấy!

Tôn giả Mahā Kassapa mỉm cười nói:

- Không sao! Tâm mình không “nợ” thì chiếc y làm sao lại “cục nợ” cho mình được?

- Đúng vậy! Thật là tuyệt vời! Tôn giả mỉm cười rồi nói tiếp - Còn tôi, thọ trì đầu-đà bậc hạ mà tấm y sang trọng quá như thế này, xem chừng là nợ thật đấy!

- Cũng không nợ!

- Tại sao?

- Vì về các loại vải phấn tảo, đức Phật chỉ mới chế định đó là vải dơ, vải người ta quăng bỏ chứ chưa đi sâu và rộng về các chi tiết; nên tấm y kia dẫu sang trọng nhưng vẫn đúng pháp và luật.

- Cảm ơn tôn huynh! Sự thật là vậy. Sự thật là tôi không biết. Sự thật là đức Tôn Sư có đến xâu chỉ giúp nhưng ngài cũng không bảo đấy là có lỗi.

Chuyện tôn giả Anuruddha lang thang đi tìm vải dơ, vải người ta quăng bỏ thì có người chỉ cho một khúc vải lấm lem bụi đất nơi đống rác, ngài lượm về giặt sạch thì ai cũng biết. Nhưng khúc vải quý giá như thế nào thì ngài không biết. Các bậc có thắng trí còn biết thêm, tôn giả có một vị thiên nữ tên là Jālinī ở cung trời Đao Lợi, vốn là người vợ cũ từ kiếp trước đã có nhã ý cúng dường khúc vải ấy; sợ dâng tận tay thì tôn giả không nhận nên thiên nữ lại quăng nơi đống rác trên con đường mà ngài sắp đi qua. Lại còn sợ ngài không thấy nên cô phải nhờ người mách bảo giúp nữa. Còn nữa, ai cũng biết tôn giả bị mù không thể may y, nên chư trưởng lão Sāriputta, Moggallāna, Ānanda đều đến giúp một tay. Đặc biệt, đức Phật đi ngang, thấy vậy, ngài cũng bước vào, lấy kim xâu chỉ giúp.

Tôn giả Mahā Kassapa ân cần nắm tay người bạn mù:

- Đúng vậy! Đức Phật chưa chế định ngăn cấm nhặt khúc vải đẹp tốt, vậy hiền giả không có lỗi.

- Cảm ơn tôn huynh!

- Cảm ơn làm gì! Sự thật là vậy mà!

Chuyện đến tai đức Phật, ngài cho tụ họp đại chúng rồi giảng giải như sau:

- Về chuyện y phấn tảo(1), rộng rãi hơn, bắt đầu từ nay, những vị tỳ-khưu theo hạnh đầu-đà được phép sử dụng những thứ vải sau đây:

Vải quăng bỏ nơi mồ mả, nghĩa địa, đống rác, bến nước, trên đường đi...

Vải quăng vất lang thang nơi các quán hàng, chợ búa...

Vải chùi mình dơ rồi bỏ
Vải dơ mà người bịnh mặc rồi bỏ
Vải bó tử thi
Vải đã bị cháy một, hai chỗ
Vải đã bị xé rách
Vải bị mối ăn, chuột cắn
Vải rách bìa, rách biên
Vải đã làm cờ và phướng
Vải rịt ghẻ rồi bỏ
Vải mà sa-môn bỏ
Vải dùng trong việc tôn vương rồi bỏ
Vải bị gió thổi bay, chủ bỏ
Vải bị sóng biển đánh tấp vào bờ...

Vải chư thiên hoặc cận sự nam nữ đem bố thí nhưng không dâng cúng tận tay lại đem bỏ một nơi nào đó.

Tất cả các loại vải ấy lượm về giặt sạch, may y là đúng pháp. Tuy nhiên, cần lưu ý là:

Người thọ trì bậc thượng thì chỉ được phép nhận vải bó tử thi, vải quăng bỏ nơi mồ mã, nghĩa địa.

Người thọ trì bậc trung thì chỉ được phép lượm vải quăng bỏ trên đường, trên đống rác, nơi bến nước...

Người thọ trì bậc hạ thì được phép nhặt vải bất kỳ đâu, cho chí thí chủ là loài người hay chư thiên quăng bên chân, trước mặt chứ không phải cúng dường tận tay, vẫn đúng pháp như thường.

Này các thầy tỳ-khưu! Sở dĩ Như Lai chế định rộng rãi như vậy là vì Như Lai biết nhân duyên và quả, vì biết quá khứ, hiện tại vị lai. Tại sao vậy? Vì Như Lai biết rõ rằng, thời gian về lâu về dài, đầu-đà bậc thượng, bậc trung đệ tử của Như Lai sẽ không còn ai kham nhẫn được nữa thì ít ra cũng còn đầu-đà bậc hạ! Và như vậy thì khi thí chủ là loài người hoặc chư thiên tìm đến những khu rừng đầu-đà quăng vải tốt trên đường, treo nơi gốc cây, trên tảng đá thì các vị tỳ-khưu thọ trì đầu-đà bậc hạ cũng thọ nhận được. Nhờ vậy, hạnh đầu-đà sẽ còn duy trì trên thế gian vài ba ngàn năm sau.

Nghĩ hơi một chút, đưa mắt quan tâm nhìn đại chúng, đức Tôn Sư nói tiếp:

- Người thọ trì đầu-đà có vô số lợi ích, đấy là:

Biết hổ thẹn tội lỗi

Biết ghê sợ tội lỗi

Biết đủ

Ít ham muốn

Dễ nuôi

Sống đời không tích lũy

Biết xả ly

Đi trên con đường vắng lặng

Làm sáng hạnh của sa-môn

Dễ thấy điều xấu ác

Xa rời nơi nhiệt não

Xa rời tâm nhiễm ô

Dễ độc cư thiền tịnh

Dễ phát triển thiền minh sát

Được nhân loại, chư thiên ái kính

Là phước điền của trời, người...

Tuy nhiên, giáo pháp của Như Lai là giáo pháp toàn diện. Vì giáo pháp toàn diện nên công hạnh toàn diện, khế lý, khế cơ toàn diện mà tướng dụng cũng toàn diện; vậy nên ai thọ trì đầu-đà là tốt mà ai không thọ trì đầu-đà cũng không phải xấu. Ở rừng, ở nghĩa địa, ở núi sâu, ở nhà trống hay ở chỗ có mái che, cốc liêu, tịnh xá, tu viện tại thành phố, thị trấn, làng mạc cũng không sao. Hình thức bên ngoài là thọ trì đầu-đà mà tâm còn nhiễm ô, không chịu tu tập thì đâu có tốt gì? Mặc y lành tốt từ tay thí chủ cúng dường nhưng tinh cần tu tập để rời xa tham sân phiền não thì lại càng đáng khen ngợi. Quan trọng là có tu tập và tu tập tốt hay không; có đi theo lộ trình giới, định, tuệ, bát chánh đạo, tứ niệm xứ hay không! Thọ nhận tứ sự từ hai hàng cận sự nam nữ cúng dường hay không thọ nhận đều được tùy nghi lựa chọn sở tri, sở hành cho mình.

Giáo pháp của Như Lai cũng là lộ trình của trung đạo, hãy nhớ rõ như vậy.


(1)- Là y được may từ những tấm vải lượm nơi này và nơi khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/11/2012(Xem: 6243)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 5978)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
22/11/2012(Xem: 4868)
Haibạn thân mến, Trước hết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !
21/11/2012(Xem: 5739)
Gần đây, tòa soạn nhận được rất nhiều thông tin từ bạn đọc trong nước và hải ngoại gửi về, với yêu cầu tha thiết cần có sự kiểm chứng trước một số thông tin mang tính quy chụp, tự dựng vô căn cứ, hoặc những phát biểu – thông điệp tiếm xưng đụng chạm đến lòng tự trọng dân tộc của người Việt… Câu chuyện trong tuần kỳ này xin giới thiệu cùng bạn đọc những ý kiến của CTV. Minh Thạnh, về khía cạnh văn hóa ứng xử trong một thông điệp ẩn chứa nhiều nội dung khác của một chức sắc tôn giáo nước ngoài tại nước ta, được nhiều diễn đàn quan tâm.
17/11/2012(Xem: 8124)
Trong thời gian gần đây có một số ý kiến cho rằng phương pháp thực hành AN TRÚ TRONG HIỆN TẠI hay còn gọi là HIỆN PHÁP LẠC TRÚ mà các nhà Phật học trình bày trong nhiều sách báo, tạp chí Phật giáo là không phù hợp với tinh thần Phật dạyhoặc không trích dẫn đầy đủ lời Phật dạy trong kinh.
15/11/2012(Xem: 17000)
theo báo New York Times cho biết cơ quan cứu hộ Arizona đã tìm thấy một người phụ nữ, Christie McNally 39 tuổi trong tình trạng hôn mê do nhiễm nắng và thiếu nước và chồng, Ian Thorson, chết thê thảm trong một hang núi ở cao độ 7000 bộ giữa những ngọn núi vùng sa mạc thuộc bang Arizona vào ngày Chủ Nhật 22 tháng 4 năm 2012.
14/11/2012(Xem: 9959)
Ai cũng phải chết nên chết là điều đáng sợ. Tuy nhiên không phải ai cũng được trải qua tuổi già, nên dầu tuổi già còn đáng sợ hơn cái chết, người ta vẫn chúc tụng nhau sống lâu trăm tuổi, đầu bạc răng long. Vì không phải ai cũng thấy được những cái khổ của tuổi già.
02/11/2012(Xem: 6874)
Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...
01/11/2012(Xem: 5772)
Nhằm để thực hành Đạo Phật, chúng ta trước nhất phải biết về tâm. Ngay cả nếu ta là một người không tín ngưỡng, ta có thể thử để cải thiện hay rèn luyện tâm, được cung cấp ta có kiến thức về nó. Bất cứ một con người bình thường nào, cho vấn đề ấy, có thể thực tập rèn luyện tâm và điều này cuối cùng sẽ chứng tỏ là rất hữu dụng.
30/10/2012(Xem: 9396)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567