Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người Cư Sĩ Phật Giáo

16/03/201407:44(Xem: 6910)
Người Cư Sĩ Phật Giáo

khoatuhoc-20-5a
NGƯỜI CƯ SĨ PHẬT GIÁO
Tô Đăng Khoa

Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.

Đây là cách thực hành Giáo Pháp của vị ấy: Vị ấy luôn nắm lấy cơ hội để lắng nghe Giáo Pháp - lời của Đức Phật, các bậc Thiện Tri Thức đã thức tỉnh. Nhưng không phải chỉ có lắng nghe: Vị ấy quyết chí ghi nhớ Pháp đã được nghe. Vị ấy cố gắng ghi nhớ nó, giữ nó trong tâm trí của mình: Bởi vì vị ấy biết rằng, nhờ vậy vị ấy luôn luôn suy ngẫm về Pháp, luôn luôn hướng tâm tới Pháp, để hiểu Pháp một cách sâu sắc, và sống tùy Pháp mọi lúc mọi nơi.

Bằng cách thực hành nhiều lần như vậy, vị ấy thành tựu Chánh Kiến, Chánh Tư Duy và rõ biết Pháp. Vị ấy nhận ra: Pháp là quy luật tự nhiên, muốn thoát khổ, vị ấy phải tuệ tri như thật đối với tất cả Pháp. Nhờ thành tựu Chánh Kiến, Chánh Tư Duy như vậy, cuộc sống của vị ấy được hài hòa trọn vẹn với Pháp.

Vị ấy tự mình kinh nghiệm và rõ biết chắc chắn rằng toàn bộ cuộc sống của mình đang được tác động và chuyển hóa bởi sự kỳ diệu của Pháp. Trong công việc của mình, vị ấy siêng năng, chăm chỉ trong bổn phận, không tranh chấp với bất cứ ai trong đời. Về tài chính, vị ấy sống luôn biết đủ, chi tiêu những gì cần thiết, tránh nợ, và rõ biết lợi ích của việc tiết kiệm.

Vị ấy lưu tâm chăm sóc tốt sức khỏe vật chất và tinh thần của cha mẹ, bảo bọc tương kính người bạn đời và cùng nhau cân nhắc chú tâm đến việc nuôi nấng và giáo dục con cái. Do biết cách thu xếp cuộc sống theo bổn phận của một người cư sĩ tại gia một cách thiện xão như vậy, cuộc sống thế tục của vị ấy được cân bằng: tâm vị ấy không bị chi phối bởi đời sống thế tục. Thời gian còn lại vị ấy dành hết cho đời sống tinh thần của mình.

Ít nhất mỗi tuần một lần, mặc vào bộ đồ lam tượng trưng cho sự tinh khiết của người cư sĩ, vị ấy dành ra một ngày cho sự im lặng của bậc Thánh. Vị ấy cho phép tâm của mình tự thanh tịnh trong sự tĩnh lặng cao quý này của thân, khẩu và ý. Vị ấy biết, một ngày sống trong sự im lặng của bậc thánh, được đi theo bước chân của các vị A La Hán của Thế Tôn, giá trị hơn bất kỳ tài sản thế gian nào. Mỗi ngày, vị ấy tự nhắc nhở mình về Pháp đã được học: vị ấy gìn giữ cho ngôn ngữ về Pháp được trong sáng và đơn giản (qua việc ghi nhớ những lời của Đức Phật Nguyên Thủy được viết ra từ ngôn ngữ gốc Pali).

Vị ấy gìn giữ lời dạy của Thế Tôn như gìn giữ Pháp Nhãn của mình. Vị ấy tránh xa tất cả tranh luận, không liên hệ đến mục đích về Pháp, vị ấy rõ biết: Pháp đã được Thế Tôn khéo thuyết (hoàn thiện ở gian đoạn đầu-tức là Giới, hoàn thiện ở giai đoạn giữa-tức là Định, hoàn thiện ở giai đoạn cuối -tức là Tuệ, đầy đủ văn đầy đủ nghĩa), thiết thực hiện tại, không có thời gian, có khả năng hướng thượng, chỉ do người trí tự tu, tự chứng, tự nhận thức.

Mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu một ngày mới, vị ấy khẳng định lại niềm tin của mình trong sự giác ngộ của đức Phật và sự tuyên bố, minh thị của Ngài về Pháp. Vị ấy phát nguyện sẽ tự mình độc hành độc bộ đi theo con đường này một cách nghiêm chỉnh suốt kiếp này. Suốt ngày trong 4 oai nghi, vị ấy bình tĩnh ghi nhận về ý nghĩa của tất cả Pháp đúng như vị ấy đã được học: Vị ấy nhận rõ tất cả Pháp: Đây là Vô Thường, đây là Khổ, đây là Vô Ngã. Đây là Chánh Kiến của vị ấy.

Vị ấy biết, từ sự cân bằng và sống biết đủ của đời sống tại gia và tự tin nơi Pháp sẽ đưa đến hoan hỷ, từ hoan hỷ sẽ đưa đến an lạc. Đây là sự an lạc không liên hệ đến sự tham dục. Niềm an lạc bên trong này sẽ dẫn vị ấy an trú vững chắc, bình tĩnh nơi Sơ Định. Vị ấy thực hành tùy Pháp, tuần tự tịnh chỉ tất cả các Hành, vốn như người thợ xây nhà làm cho hiện hửu tất cả các Pháp hữu vi. Vị ấy làm cho tịnh chỉ lời nói, tầm tứ, thọ tưởng, và hơi thở ra vô. Vị ấy tự thân kinh nghiệm lần đầu tiên sự an lạc tối thượng do sự tịnh chỉ các Hành đưa đến. Nhưng trên tất cả, vị ấy biết không có niềm vui nào cao hơn sự nhận thức (trực nhận) sự vô thường của sáu giác quan, sáu căn và sáu thức, sự trực nhận về khổ, sự sanh khởi, sự đoạn diệt, và con đường đưa tới sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn.

Vị ấy trực nhận về Tánh Duyên Khởi của Tất Cả. Vị ấy trực nhận Y Duyên Khởi Pháp Tánh, tức là Pháp Tánh Bổn Trụ, vị ấy xác quyết rõ ràng như vậy, không thể khác hơn được, không thể dùng khái niệm quy ước phân tách được. Sau khi xác nhận Pháp Tánh vốn Y Duyên Khởi Như Vậy, tâm vị xả niệm thanh tịnh, và trở nên an tịnh ngay trên trú xứ của nó (tức là 18 giới: 6 căn, 6 trần, 6 thức) và an trú Bất Động, Vô Tướng Tâm Định. Vị ấy tuệ tri: “Đây là tịch tịnh, đây là thù thắng, tức là sự tịnh chỉ tất cả các Hành, sự từ bỏ tất cả Sanh Y, sự ái diệt, sự ly tham, đoạn diệt, Niết Bàn”

Đối với vị ấy, không có việc gì đáng làm hơn thế nữa. Đối với đời sống hiện tại, vị ấy vẫn mặc quần áo Lam, sống giữa vợ và các con, tham gia vào các việc có lợi ích cho xã hội. Vị ấy sống tùy Pháp, tùy duyên và căn cơ người đối diện, chia sẽ lại kinh nghiệm của chính mình về con đường dẫn đến Hữu Dư Niết Bàn như đã được chỉ ra bởi các đấng Giác Ngộ. Đây chính là người cư sĩ của Đức Phật. Từ Pháp hoá sanh, là người thừa tự Pháp, không thừa tự vật chất.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2018(Xem: 7430)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7457)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 12925)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7404)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 10148)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 9332)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
06/08/2018(Xem: 5984)
Khổ đau là điều ai cũng muốn tránh trong cuộc sống, không ai mà muốn bất hạnh xảy ra đối với mình. Nhưng cuộc đời là những bước thăng trầm của tâm hồn, là con đường chông chênh nhiều lúc nhiều hầm hố. Chỉ những người khi ngã mà không nản chí quyết tâm bước dậy đi tiếp mới là đáng trân quý biết bao. Và mỗi lần vấp ngã trong cái của khổ đau lại cho ta nhiều bài học về kinh nghiệm sâu sắc mà không ở đâu có được.
04/08/2018(Xem: 6945)
Có một câu chuyện thú vị rằng năm 1994, thiền sư Phật Giáo người Hàn Quốc, tiến sỹ Seo Kyung-Bo đã có chuyến viếng thăm Đức Cha John Bogomil đặc biệt và đã tặng Đức Cha vương miện của Bồ tát Quan Thế Âm bằng ngọc. Lúc đó Đức Cha John Bogomil có hỏi thiền sư Seo Kyung-Bo về sự liên kết giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Câu trả lời rằng 2 tôn giáo là 2 cánh của 1 con chim. Quả là ngày nay con chim đó đã vỗ cánh bay vào thiên đường thật rồi. Đức Cha Seo Kyung-Bo đã có bức tượng Bồ tát Quan Thế Âm tại Tây Ban Nha thật rồi.
04/08/2018(Xem: 6626)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Cho nên, những ai lập chí xuất gia đều có chung một sở nguyện là mong được thoát khổ, giác ngộ và giải thoát. Nhưng tu như thế nào để đạt được mục tiêu cao quý đó?
04/08/2018(Xem: 6050)
Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này. Nếu ta không tỉnh thức về sự chết, thì ta sẽ không tận dụng tất cả những thuận lợi của đời sống con người quý giá này mà ta đang có được. Nó trọn vẹn ý nghĩa vì căn cứ trên việc ấy thì những tác động quan trọng có thể được hoàn thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]