Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Đặc Tính Của Biển Lớn

15/03/201410:20(Xem: 35517)
31. Đặc Tính Của Biển Lớn
mot_cuoc_doi_bia_3


Đặc Tính Của Biển Lớn






Chuyện ông thợ săn dám kêu đức Phật bằng “bạn của ta” làm cho ai cũng mỉm cười, ai cũng ngạc nhiên. Nhưng có vẻ ai cũng hỷ xả, chẳng chấp trách gì vì biết bản chất ông ta thuần hậu, chất phác. Có người đoán vì đức Phật thấy tâm xuất ly của ông quá mạnh, căn cơ lại sâu dày nên cho xuất gia ngay. Mà quả thật vậy, khi được mặc y, mang bát, trông tăng tướng Upaka đẹp và uy nghi như một vị tôn túc trưởng lão.

Mấy ngày hôm sau, đức Phật định thuyết một thời pháp có sự tham dự đầy đủ cả tăng ni hai viện, đầy đủ hai hàng cư sĩ, có sự tham dự của đức vua Pāsenadi, hoàng hậu Mallikā và cả triều thần trước khi rời Kỳ Viên. Hai vị đại đệ tử đã cho chư tăngi thông báo rộng rãi chuyện ấy.

Hôm ấy, đại giảng đường Kỳ Viên chỗ chứa hơn hai ngàn mà chật ních người. Chư vị trưởng lão tăng ni và các bậc có thắng trí tình nguyện nhường chỗ. Các vị thâm niên, nghe pháp đã nhiều cũng nhường chỗ cho lớp hậu sinh.

Hai vị đại đệ tử đã cho người thu xếp chỗ ngồi khá chu đáo và hợp lý. Tăng bên trái giảng đường, ni bên phải. Chính giữa dành cho đức vua, hoàng hậu, các quan cùng các trưởng lão gia chủ, nam nữ cư sĩ lớn tuổi. Ngoài hiên, các hành lang là những người tuổi trẻ thuộc tất cả các giới.

Tôn giả Ānanda thông minh, đứng ở cuối sảnh vẫn nghe được lời đức Phật, do trí nhớ tốt, có thể thuyết lại đúng nguyên văn, nhận việc thuyết lại cho rất đông thính giả cư sĩ đứng đầy ngoài vườn rừng!

Sau khi nói vài lời khen ngợi Tăng ni có tâm cầu học, tán thán đức vua, hoàng hậu và triều thần đã chịu khó đến nghe pháp, hai hàng cận sự nam nữ cũng như thính chúng đủ mọi giai cấp đã vân hội về đây thật như một biển lớn rồi đức Phật thuyết về biển lớn! Sau, các vị A-xà-lê thuật lại:

- Này chư vị! Vừa rồi đây, sau hạ thứ tám(1), Như Lai đi du hóa nhiếp độ hai tộc rồng và dạ-xoa ở miền Nam đảo. Đặc biệt hôm ấy là do long vương Mahādaranāga thỉnh mời. Như Lai đã đến Kalyānī, rồi đến đỉnh núi Sumanakūṭa, để lại ở đấy mấy dấu chân(2). Lúc trở lại đất liền, khi Như Lai đang ngắm biển thì A-tu-la vương(3)quản nhậm biển nam, có tên là Pahārāda, từ đâu đó với dung sắc đỏ sáng, trang phục y áo, mũ miện, binh khí chói ngời, hóa hiện ngay bên cạnh Như Lai. Nó cất giọng tự nhiên, nói:

- Tôi biết sa-môn Gotama đấy!

- Ta cũng biết ngươi đấy, này Pahārāda!

Nó cười:

- Sa-môn Gotama đứng làm gì ở đây, tại miền biển xa xôi, lạnh lẽo nầy!

- Ừ, Như Lai đang ngắm biển!

- Biển có gì thích thú mà ngắm, thưa tôn giả?

- Vậy ngươi, Như Lai biết là ngươi cũng thích thú biển lắm mà, tại sao?

- Ồ, tôi ấy à! Không những tôi mà các A-tu-la đại thần, binh tướng của tôi cũng rất thích thú biển lớn. Chúng dựng lâu đài trên biển, ca vũ nhạc kịch trên biển, tiệc tùng, dạ yến trên biển, vợ chồng, con cái chúng cũng say sưa trên biển. Bày mưu, tập trận đánh nhau cũng trên biển! Thú vị lắm!

- Ngươi quản nhiệm biển, sống lâu trên biển; vậy ngươi có nhận biết biển lớn có những tính chất đặc thù như thế nào chăng?

- Biết chứ! Biết rất rõ ràng và sành sõi là khác! Tôi còn có thẩm quyền đệ nhất để nói về điều ấy, nói về biển hơn bất cứ ai trên đời này, kể cả tôn giả, vốn được thế gian tôn xưng là bậc thầy của trời và người!

Như Lai mỉm cười:

- Khá lắm! Vậy thì ngươi hãy nói về biển cho Như Lai nghe với nào!

- Thưa vâng! A-tu-la vương đáp rồi bắt đầu nói - Biển lớn có tám đặc tính mà không ở nơi nào có được.

Thứ nhất, biển xuôi dần dần, xuôi từ từ, từ cạn đến sâu, không có thình lình, không có đột ngột tạo nên những hang, những vực...

Thứ hai, biển muôn đời vẫn đứng một chỗ, không xê dịch như sông, như suối; nó lại còn thủ phận, nhẫn nại không phá vượt qua bờ này hay qua bờ kia...

Thứ ba, biển không chứa chấp, không dung chứa những xác chết người và thú; nó quăng vất ngay lên bờ hết, không bao giờ lưu giữ những vật bất tịnh ấy trong lòng mình!

Thứ tư, phàm có con sông lớn nào như sông Gaṅgā, sông Yamunā, sông Aciravatī, sông Sarabhū, sông Mahī... khi chảy về biển lớn, chúng liền bỏ quên tên tuổi của mình để hoà nhập với cái đại đồng.

Thứ năm, dầu tất cả sông cái, sông con chảy vào biển một trăm năm, một ngàn năm; dầu mưa trên trời cũng đổ xuống một trăm năm, một ngàn năm... lòng biển cũng dung chứa hết mà không bao giờ tràn ra ngoài; nó còn chẳng vơi, chẳng đầy là khác nữa!

Thứ sáu, biển chỉ thuần nhất một vị mặn, dẫu cả triệu triệu năm cũng không thay đổi tính chất của mình.

Thứ bảy, lòng biển lớn chứa giữ tất cả châu báu của trần gian như: Trân châu (muttā), maṇi châu (maṇi), lưu ly (veluriyo), xa-cừ (sangho), ngọc bích (silā), san hô (pāvālaṃ), bạc, vàng, ngọc đỏ (lohitanko), mã não (masāragallam).

Thứ tám, biển là trú xứ của vô lượng chúng sanh - nhất là những chúng sanh lớn. Ngoài asura, nāgā, gandhabbā... còn có những chúng hữu tình dài một trăm do-tuần, hai trăm do-tuần đến năm trăm do-tuần...

Nói thế xong, Asura vương kết luận:

- Đấy là tám tính chất thù thắng, vi diệu nên chúng tôi rất thích thú cư trú ở đây! Còn sa-môn Gotama thì sao? Khi ngài thiết lập giáo pháp, rao giảng giáo pháp thì những tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, sa-di, sa-di-ni, ưu-bà-tắc, ưu-bà-di... có thích thú sống trong giáo pháp ấy không, như chúng tôi vô cùng hoan hỷ và thích thú biển lớn?

- Có chứ, này Pahārāda! Đức Phật đáp - Họ cũng hoan hỷ và thích thú trong pháp và luật của Như Lai, tương tợ như ngươi hoan hỷ và thích thú trong biển lớn vậy đó!

- Thế pháp và luật của sa-môn Gotama có những đặc tính thù thắng gì, tính chất vi diệu gì mà chúng đệ tử có thể hoan hỷ và thích thú để sống trong đó?

- Như biển lớn có tám tính chất đặc thù mà ngươi vừa kể cho Như Lai nghe thì pháp và luật của Như Lai cũng có tám tính chất đặc thù, vi diệu, thù thắng chẳng nơi nào có được, này Pahārāda!

Asura vương rất thú vị:

- Tôi xin được rửa tai để lắng nghe tám điều kỳ diệu chưa từng có ấy?

Rồi đức Phật mở lời:

- Này Pahārāda Asura vương! Hãy nghe! Như Lai sẽ giảng nói đây!

Thứ nhất, pháp và luật của Như Lai cũng xuôi từ từ, xuôi dần dần, từ cạn vào sâu, không có đột ngột tạo hang, tạo vực. Tại sao vậy, vì pháp và luật mà Như Lai giảng nói bao giờ cũng tuần tự thứ lớp từ dễ đến khó, từ thấp lên cao, từ cạn vào sâu. Học pháp là phải thuận thứ như vậy, con đường hành trì cũng thế mà sự chứng ngộ cũng tương tự thế, không bao giờ có chuyện thình lình mà thể nhập, không có sự đột nhiên mà chứng ngộ!

Asura vương reo lên:

- Hay quá là hay! Vậy cho nghe điều thứ hai, là biển chỉ đứng một chỗ, không vượt qua bờ?

- Điều thứ hai, giáo pháp của Như Lai là từ chứng nghiệm, giác ngộ sự thực, từ chân lý như thực mà nói ra nên không thay đổi, biến hoại theo thời gian. Đệ tử của Như Lai sống trong lòng giáo pháp ấy, thích thú trong giáo pháp ấy, ở yên một chỗ, không bao giờ dám vượt qua một giới hạn nào, bờ này hay bờ kia của tri kiến. Có vị thà chịu hy sinh thân mạng để giữ gìn pháp và luật ấy huống hồ là vượt qua hay phá rào!

- Kỳ diệu vậy thay!

- Thứ ba, biển lớn không chứa chấp vật bất tịnh thì giáo pháp của Như Lai cũng tương tợ vậy. Người nào ác giới, sống theo ác pháp, có sở hành bất tịnh đáng ngờ, có những hành vi che đậy, không phải là sa-môn mà tự nhận là sa-môn, không sống phạm hạnh mà lại giả danh phạm hạnh, nội tâm hôi hám, ứ đầy tham dục bất chánh thì Tăng-già cũng sẽ quăng vứt người ấy, hội họp rồi trục xuất người ấy, không cho sống chung cùng với tăng đoàn nữa!

Thứ tư, những con sông về với biển đều phải bỏ tuổi, bỏ tên. Cũng vậy, trong giáo hội của Như Lai có bốn giai cấp: Sát-đế-lỵ, bà-la-môn, phệ-xá, thủ-đà-la. Khi họ xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, họ cũng từ bỏ giai cấp, bỏ họ, bỏ tên, bỏ danh vọng, bỏ địa vị, bỏ sự nghiệp, bỏ quê hương, chủng tộc để chỉ còn là những tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, là những sa-môn Thích tử (Sākyaputta) mà thôi!

Thứ năm, trăm sông đổ về biển, trăm lượng nước mưa xuống từ trời cũng không làm cho biển đầy hay vơi. Cũng vậy, này Pahārāda! Có nhiều tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni nhập Niết-bàn không có dư y, mà sau này, nếu có vô lượng, vô lượng tỳ-khưu, vô lượng tỳ-khưu-ni nhập Niết-bàn không có dư y như thế, thì Niết-bàn cũng không tràn, cũng không đầy, cũng không vơi như biển vậy.

Thứ sáu, này Pahārāda! Nếu biển chỉ có một vị mặn thuần nhất thì giáo pháp của Như Lai cũng thế: Nó cũng chỉ có một vị thuần nhất, thuần chất, ấy là vị giải thoát.

Thứ bảy, này Asura vương! Nếu biển tích lũy mọi châu báu của nhân gian thì giáo pháp của Như Lai cũng là nơi chứa giữ những châu báu siêu thế. Đấy là bốn niệm xứ, bốn chánh cần, bốn như ý túc, năm căn, năm lực, bảy giác chi, thánh đạo tám ngành.

Thứ tám, biển là trú xứ của rất nhiều chúng sanh lớn thì giáo pháp của Như Lai cũng là trú xứ của những bậc thánh nhân, còn hơn là chúng sanh lớn, còn hơn là các vị đại vương, các vị thiên vương; ấy là các bậc Dự lưu đạo, Dự lưu quả, Nhất lai đạo, Nhất lai quả, Bất lai đạo, Bất lai quả, A-la-hán đạo, A-la-hán quả.

Đức Phật nói xong tám tính chất đặc thù của giáo pháp, Asura vương Pahārāda kính cẩn thốt lên:

- Quả thật là vi diệu, thưa sa-môn Gotama! Trước đây tôi chỉ nghe tin đồn đức Thế Tôn là như vậy, là như vậy với những danh xưng, tôn xưng thắng vượt tam giới. Nay thì tôi thấy rõ, sa-môn Gotama là bậc lợi tuệ, thông tuệ, quán tuệ, ưu việt tuệ, mà thế gian, cả triệu lần sinh diệt của quả địa cầu cũng không có người thứ hai! Tôi vô cùng ngưỡng mộ, và xin được làm kẻ hộ trì cho giáo pháp của đức Tôn Sư!

Kể xong câu chuyện, đức Phật nói:

- Này chư vị! Biển lớn với tám đặc tính ưu việt ấy cũng vẫn là chưa đủ so với giáo pháp của Như Lai, chưa vi diệu bằng giáo pháp của Như Lai.

Tại sao vậy? Ví như tại đại giảng đường Kỳ Viên ngày hôm nay, chẳng khác gì một biển lớn, gồm tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, cận sự nam, cận sự nữ; đầy đủ cả bốn giai cấp, đầy đủ các vị thánh sơ quả, nhị quả, tam quả, tứ quả; đầy đủ những chúng sanh lớn như đức vua Pāsenadi, hoàng hậu Mallikā... các quan đại thần và các đại gia chủ đều cùng nhau nghe pháp, tu học nhưng không lấn bức nhau, ăn hiếp nhau; ai có chức phần, bổn phận, nhiệm vụ nấy. Còn biển lớn kia thì chúng sanh lớn ăn thịt chúng sanh nhỏ, cá lớn nuốt cá bé để nuôi mạng mình. Như thế, giáo pháp của Như Lai vi diệu hơn biển lớn kia nhiều.

Còn nữa, biển lớn kia, những chúng hữu tình thấp thỏi, nhỏ bé thì muôn đời là thân phận thấp thỏi, nhỏ bé, không bao giờ trở thành chúng sanh lớn được. Giáo pháp Như Lai hoàn toàn khác thế! Tại sao vậy? Vì một chúng sanh nhỏ sanh trong giai cấp thấp thỏi, hạ liệt, ví như làm nghề đổ phân, hốt rác, nạo vét ống cống có thể trở thành một thánh nhân, nghĩa là trở thành một chúng sanh lớn! Ví dụ như tỳ-khưu Sunīta xuất thân là một người gánh phân, mấy năm trước, xuất gia ở đây, bây giờ đã trở thành một chúng sanh lớn, một vị thánh. Ví như con một nữ nô lệ trong đại gia đình trưởng giả Cấp Cô Độc, là tỳ-khưu Dasaka, bây giờ cũng đã là một chúng sanh lớn, một vị thánh. Ví như tỳ-khưu-ni Ambapālī trước đây là một kỹ nữ, bây giờ cũng đã là một chúng sanh lớn, một tỳ-khưu-ni, một vị thánh A-la-hán!

Như thế, giáo pháp của Như Lai vi diệu hơn biển lớn kia quá nhiều!

Còn nữa, những chúng sanh trong biển lớn, chúng sanh ra trong biển lớn, lớn lên trong biển lớn, ăn giết nhau trong biển lớn, già đời trong biển lớn rồi chết đi trong biển lớn. Còn biển lớn của Như Lai hoàn toàn khác thế. Biển lớn Niết-bàn của Như Lai không sanh, không già, không bệnh, không chết, không sầu bi khổ ưu não...

Còn nữa, biển lớn kia chỉ thuần nhất một vị mặn, một vị vô tri, bên trong chẳng chứa giữ một thuộc tính ưu việt nào. Giáo pháp của Như Lai tuy cũng thuần một vị giải thoát; nhưng có vị giải thoát lại có luôn những năng lực thắng trí, tứ vô ngại giải, tứ vô lượng tâm cùng những khả năng siêu việt khác.

Còn nữa, trong biển lớn, chúng sanh nhỏ là chúng sanh nhỏ, không có chuyện vừa nhỏ vừa lớn. Giáo pháp của chư Phật khác thế. Ví như có người sanh thuộc giai cấp thủ-đà-la, làm nghề chân tay, nặn đồ gốm, là chúng sanh nhỏ, nhưng người ấy thật vô cùng lớn: Giới lớn, tín lớn, tâm lớn, tuệ lớn... ngay chuyện bố thí cúng dường, của cải, tài sản có bao nhiêu, thế mà được đức Phật Kassapa tán thán là bậc đàn tín hộ trì tối thượng, còn hơn cả đức vua Kikī kinh thành Bāraṇasī!

Thuyết đến ngang đây, đức Phật yên lặng. Ai cũng náo nức muốn nghe câu chuyện lạ kỳ. Nôn nóng nhất là số hội chúng đã từng nghe chuyện “Sa-môn trọc đầu” bên bờ sông Aciravatī.

Và người tò mò muốn nghe tiếp theo, chính là đức vua Pāsenadi - vì ông ta tự nghĩ:

“- Người thợ gốm ấy có khả năng tài sản như thế nào mà lại được tán thán là bố thí tối thượng, hơn cả đức vua Kikī cai trị một quốc độ Bārāṇasī hùng cường và giàu mạnh?”



(1)Theo Đức Phật và Phật pháp của ngài Nārada thì hạ thứ 8, đức Phật ở tại rừng Bhesakalā gần tảng đá Sumsumāra, thị trấn Bhagga.

(2) Theo Pháp Hiển, hai dấu chân cách nhau 15 do tuần. Dấu chân trên đỉnh có xây một bảo tháp cao 400 bộ, được trang hoàng bằng châu báu.

(3) Có rất nhiều A-tu-la vương. Đây là A-tu-la vương biển Nam - Còn các A-tu-la vương biển Đông, Tây nữa. Trên đất liền cũng có rất nhiều. Riêng A-tu-la vương cõi trời có tên là Vepacitta - Asurina.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/03/2021(Xem: 4535)
Dharamshala: Chính Quyền Trung Ương Tây Tạng (Central Tibetan Administration CTA) đã tổ chức Kỷ niệm 62 năm ngày Tổng Khởi nghĩa Chống Tàu cộng tại trụ sở chính ở Dharamshala, Ấn Độ dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong (Sikyong), Tiến sĩ Lobsang Sangay, nhà lãnh đạo Chính trị được bầu dân chủ Tây Tạng, Diễn giả Pema Jungney, Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng (ATPD), Cư sĩ Sonam Norbu Dagpo, Chánh văn phòng Ủy ban Tư pháp Tối cao Tây Tạng, và sự hiện diện của ngài Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng lưu vong, các thành viên Quốc hội lưu vong Tây Tạng. Các vị quan chức CTA, và nhân viên truyền thông tuân thủ các hướng dẫn an ninh y tế của địa phương, phòng ngừa Covid-19.
11/03/2021(Xem: 5063)
Cách nay chừng vài tuần lễ tôi nhận được một phong thư dày gửi đi từ Thầy Thanh An ở Tích Lan, trong đó có quyển sách trên. Sách do nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2020, in loại bìa cứng mạ vàng rất trang nhã. Tất cả có 180 trang chữ nhỏ. Tác giả là một vị Hòa Thượng người Tích Lan đã ở Hoa Kỳ lâu năm, và dĩ nhiên là Hòa Thượng Gunaratana đã dịch và tham cứu từ bản tiếng Pali, vốn là những Kinh điển gốc của Phật Giáo Nam Truyền và Ngài đã viết cũng như bình chú bản kinh nầy bằng tiếng Anh nhan đề là: Meditation on Perception-Ten Healing Practices to Cultivate Mindfulness. Thầy Thanh An là một nghiên cứu sinh về Phật Giáo ở bậc Tiến Sĩ tại Đại Học Kelaniya, Tích Lan. Thầy Thanh An cho biết đây là tác phẩm đầu tay của Thầy ấy dịch từ Anh Văn ra Việt Văn.
11/03/2021(Xem: 4564)
Chính quyền Trung ương rất mong muốn quảng bá việc Nghiên cứu Phật giáo tại Ấn Độ, và đang chuẩn bị sẵn sàng một cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh về các trường Đại học Ấn Độ, cung cấp các chương trình Phật học. The University Grants Commission (UGC) đã gửi một Chỉ thị đến tất cả các trường học để cung cấp dữ liệu liên quan về các chương trình học liên quan đến Phật giáo. Điều này được cho là sẽ hồi sinh Ấn Độ, như một trung tâm nghiên cứu và truyền thống Phật giáo trên toàn thế giới.
10/03/2021(Xem: 8030)
Cư sĩ Quảng Hải Phan Trung Kiên sinh năm Nhâm Dần (1962) tại Phường Tân Thái, Quận 3, Đà Nẵng (nay là Phường Mân Thái), là người con thứ ba trong gia đình có 9 anh em (5 trai, 4 gái). Vượt biên cùng với Ba và 3 anh em trai vào tháng 6 năm 1981 và định cư đến Mỹ vào cuối tháng 3 năm 1982. Má và các em gái cùng em trai út vượt biên năm 1988 và cả gia đình sum họp tại Hoa Kỳ vào năm 1989.
09/03/2021(Xem: 4477)
Đài Bắc, Đài Loan: Vào ngày 7 tháng 3 vừa qua, trong một cuộc mít tinh đông đảo do Hiệp hội Phúc lợi Tây Tạng Đài Loan (在 台 藏人 福利 協會) và Mạng lưới Nhân quyền cho Tây Tạng, Đài Loan (西藏 台灣 人權 連線 會), hơn 34 tổ chức phi chính phủ từ khắp đất nước Đài Loan, đã cùng tham gia kỷ niệm 62 năm ngày tổng khởi nghĩa chống Tàu cộng xâm lăng 10/3/1959-10/3/2021. Cuộc mít tinh cũng đánh dấu kỷ niệm gần 70 năm ngày Ký kết Thỏa thuận 17 điểm giữa Tây Tạng và nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc.
09/03/2021(Xem: 5290)
Cái gì là “Không thường cũng không đoạn”?Ý nghĩa “Không Thường” chính là tất cả sự vật không phải cố định vĩnh cữu bất biến, mà là thời khắc nào cũng bị biến đổi mãi mãi.Ý nghĩa “Không Đoạn” là chỉ trong chỗ biến đổi này chưa từng có dừng lại, cũng chính là chưa có phút giây nào “Gián Đoạn”.Giả sử như sự sự vật vật trong thế giới này đích thực có thật tại thì không cần phải phát sanh ra hiện tượng “Không”.Hôm qua có mà hôm nay không thì đây chính thuộc về “Đoạn”.Còn nếu như có vĩnh cữu thì đó chính thuộc về “Thường”.Thử hỏi thế giới hiện thật đây là “Đoạn” như thế nào và “Thường” như thế nào? Đúng ra sự sự vật vật trên thế giới đều là “Không, không phải thường cũng không phải đoạn”.
09/03/2021(Xem: 8863)
Anton đã nói với tôi rằng một người bạn nổi tiếng của ông một lần nọ đã lưu ý rằng hầu hết những nhà vật lý lượng tử liên hệ đến lãnh vực này thì ở trong phong thái tâm thần phân liệt. Khi họ ở trong phòng thí nghiệm và chơi đùa với mọi thứ, thì họ là những người thực tế. Họ nói về những quang tử (photon) và điện tử đi đây và đi đó. Tuy nhiên, lúc chuyển sang việc thảo luận triết lý, và hỏi họ về nền tảng của cơ học lượng tử, thì hầu hết sẽ nói rằng không có gì thật sự tồn tại mà không có cơ cấu nhận – định nó.
08/03/2021(Xem: 4260)
Dharamshala: Danh sách tham gia ngày càng tăng, bởi các nhà lãnh đạo thế giới đã được tiêm vaccine COVID-19, vào đầu giờ hành chính ngày 6 tháng 3 vừa qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal, Dharamshala, H.P., Ấn Độ. Sau khi tiêm liều vaccine COVID-19, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi tất cả những người đủ điều kiện, đặc biệt là ‘bệnh nhân bị nhiễm covid-19’ hãy vì lợi ích chung cho xã hội, nhanh chóng đăng ký tiêm liều vaccine COVID-19. “Điều này rất quan trọng, vì vậy tôi đã thực hiện việc tiêm vaccine COVID-19, tôi muốn chia sẻ nhiều người nên đã can đảm để thực hiện tiêm liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Zonal.
07/03/2021(Xem: 7443)
Huế, cố đô một thời, là thành phố nhỏ bé như vậy mà lại có nhiều chùa nhất so với các miền khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Bởi, nơi đây có chiều dài lịch sử lập quốc của nhà Nguyễn từ khi người đầu tiên khai mở là Nguyễn Hoàng, muốn tránh sự sát hại của người anh rể là Trịnh Kiểm nên xin đi xa vào Nam để khai khẩn đất hoang theo sự vấn kế của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua câu phán: “ Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân.“ Và, Chùa Thiên Mụ danh Tự có từ đó. Đứng đầu bảng trong 10 ngôi chùa nổi tiếng tại Huế.
07/03/2021(Xem: 5001)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali. Lời dạy này được ghi lại trong Kinh Tiểu Bộ và Kinh Tương Ưng; do Hòa thượng Minh Châu dịch từ tiếng Pàli sang tiếng Việt. Trước khi tìm hiểu lời dạy trên của đức Phật, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về ngài Vakkali một chút.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]