Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba

15/03/201408:10(Xem: 29220)
30. Mùa An Cư Thứ Mười Ba
blank

MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BA

(Năm 575 trước TL)


Tiếp Đ
Con Trai Nhà Đại P



Tại ngôi làng Kalanda gần Vesāli có con trai của một nhà đại phú tên là Sudina, vừa mới lập gia đình. Hôm nọ, chàng và một số bạn hữu ghé kinh thành Vesāli vì một vài công việc làm ăn; thấy mọi người đổ xô đến Đại Lâm (Mahāvana), Trùng Các giảng đường (Kūṭāgāra)(1)để nghe đức Phật thuyết pháp, ông và bạn hữu cũng tò mò đi theo.

Thanh niên Sudina nhìn thấy đức Thế Tôn ấy được đoanh vây bởi một hội chúng đông đảo và ngài như một sư tử vương, vàng rực, chói sáng, uy nghi như nhiếp phục cả đại giảng đường, tạo cho chàng một ấn tượng mạnh mẽ.

Rồi còn thời pháp nữa. Với âm thanh trầm hùng, thanh thoát, diệu vợi... với ngôn ngữ cô đọng, gãy gọn, chính xác, dị giản... như đi thẳng vào tâm, vào trí hội chúng. Còn nữa. Còn lý nghĩa và tư tưởng. Còn những ví dụ, những đoản ngôn. Còn chiều sâu và khoảng trống, khoảng lặng của những điều chưa nói hết... Tất cả ấy như cuốn hút tâm tư Sudina làm cho chàng chú tâm lắng nghe không bỏ sót một từ, một ngữ nghĩa nào. Thanh niên Sudina xúc động một cách sâu xa, như đảo hoán tận gốc rễ nếp suy nghĩ của chàng.

Cuối thời pháp, thanh niên Sudina như còn rúng động, bàng hoàng, đăm chiêu, tự nghĩ:

“- Quả là ta đã sống và đang sống một đời vô vị, vô tích sự. Bụi bặm, dơ uế, đặc đầy phiền não và buộc ràng! Ta đang đắm say, mê mải nơi thế giới đốm hoa không thực. Ta đã tìm kiếm hạnh phúc nơi cõi vô thường, tạm bợ, sinh diệt mà tưởng là hằng thường, vĩnh cửu.

Tiếng chuông của giáo pháp đã gõ mạnh lên đầu ta rồi. Ánh sáng của giáo pháp cũng đã chớp lóe trong tâm trí của ta rồi. Vậy, đời sống tại gia này còn thú vị gì nữa, còn chút sinh khí nào nữa đâu?”

Rồi chàng lại suy nghĩ tiếp:

“- Nhưng nếu muốn sống đúng như những điều mà đức Thế Tôn kia đã thuyết giảng thì quả thật không phải là dễ dàng đối với người đời, đối với người tại gia với trăm công, nghìn việc, với ân ái vợ chồng, với tiền bạc, gia sản, với thôn lân, bằng hữu, với truyền thống, tập tục, với bùn lầy, tù đọng và chật chội của toan tính và lo âu.

Cái đời sống trong sạch và trinh trắng như vỏ ốc kia, cái đời sống giải thoát như cánh chim trời kia chỉ thích hợp với người cạo bỏ râu tóc, tam y nhất bát, sống đời xuất gia phạm hạnh mà thôi!”

Thế rồi, với dõng lực và quyết tâm, lúc trở lại gia đình, thanh niên Sudina nói rõ ý định xuất gia của mình cho cha mẹ và cả cho cô vợ mới cưới hay. Ai cũng ngăn cản. Ai cũng nói ý định ấy là điên rồ và ngu ngốc. Ngay chính bạn bè thân hữu cũng xúm vào khuyên lơn chàng, vì chàng là con một nên thuận theo truyền thống tổ tiên là sinh con đẻ cái để nối dõi tông đường!

Ý định sống đời phạm hạnh như mũi tên đã bắn đi, không dừng lại được, thanh niên Sudina tuyên bố với sức mạnh nặng ngàn cân: “Một là xuất gia, hai là chết!” Chàng nằm xuống nơi chỗ nền đất không có trải lót rồi nhịn ăn, một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày.

Khi sự sống của Sudina chỉ còn thoi thóp, sợ con trai chết, cha mẹ mới đồng thuận cho chàng xuất gia.

Thế là vô cùng khó khăn, thanh niên Sudina mới bứt nổi sợi dây ràng buộc của gia đình, trở lại Đại Lâm, Trùng Các giảng đường để xin đức Phật được xuất gia sống đời phạm hạnh.

Đức Phật sở dĩ ở nán lại thêm mấy hôm ở đây cũng chỉ để chờ đợi chàng trai này, vì hơn ai hết, ngài biết ông ta có duyên với giáo pháp(1).

Và sau khi thấy rõ tâm ý, sở nguyện của thanh niên Sudina, đức Phật chứng minh và chư vị trưởng lão cho ông ta thọ đại giới với những lời giáo giới căn bản và cần thiết nhất.

Tỳ-khưu Sudina sau đó, nguyện sống hạnh đầu-đà, mặc y phấn tảo(2}, noi gương tôn giả Mahā Kassapa, tam y nhất bát, tu hành rất mực tinh tấn. Ai cũng kính trọng. Chỉ riêng đức Phật, các vị thánh lậu tận có thắng trí thì chỉ mỉm cười, không bình luận.



(1)Kūṭa là nóc nhọn; agāra là nhà ở, chỗ ở - nên đôi nơi dịch là “Sảnh đường nóc nhọn”.

(1)Câu chuyện về tỳ-khưu Sudina này được mở đầu khi giới thiệu về luật tạng. Vì tám năm sau, lúc về thăm lại gia đình, cha mẹ chàng tha thiết khẩn cầu chàng để lại “hạt giống - bījaka” Lúc ấy, giới bất cộng trụ (pārājikā) thuộc thanh tịnh giới (patimokkha) chưa chế định - chàng không biết, tưởng là không có tội chi, nên đã ba lần giao hợp với người vợ cũ. Kết quả là bà vợ sanh được một đứa con trai nên bạn bè vui nhạo gọi tên bà là “Mẹ của chủng tử”! Mấy trăm năm sau, Mi-lan-đà sở vấn (Milindapañha) cũng có nhắc lại chuyện tỳ-khưu Sudina này.

(2}Paṃsukūla: Vải bó tử thi hoặc vải lượm từng tấm, từng mảnh nơi này và nơi kia, giặt sạch, nhuộm rồi may mặc - không thọ nhận vải mới, vải lành nguyên.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 12273)
"Hỏi hay đáp đúng" (nguyên tác Anh ngữ: '' Good Question, Good Answer) là một trong nhiều tác phẩm phổ biến của Đại đức Shravasti Dhammika, một Tăng sĩ người Úc đã từng diễn giảng giáo lý Phật Đà trên đài truyền hình và đại học Úc
08/04/2013(Xem: 5805)
Khai Thị [ Tập 1 ] Đại Sư Tuyên Hóa Việt dịch: Ban Phiên Dịch Đại Học Pháp Giới, Vạn Phật Thánh Thành --- o0o --- --- o0o --- | Thư Mục Tác Giả | --- o0o --- Vi tính : Diệu Nga - Samuel Trình bày : Mỹ Hạnh - Nhị Tường
08/04/2013(Xem: 8103)
Có một tiểu hòa thượng mới đến thiền viện, anh ta chủ động đi gặp thiền sư Trí Nhàn, nói thành khẩn: - Con mới đến, xin sư phụ chỉ bảo con phải làm những gì. Thiến sư Trí Nhàn mỉm cười nói: - Trước hết, con hãy đi làm quen với chúng tăng trong chùa. Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng lại đến gặp thiền sư, hỏi: - Chúng tăng con đã làm quen hết rồi, giờ phải làm gì?
08/04/2013(Xem: 8002)
Là một con người chúng ta phải có một mục đích cho cuộc sống. Kẻ không theo đúng con đường chính đáng của đời sống sẽ không bao giờ tìm thấy mục đích...
08/04/2013(Xem: 8695)
Nội dung cơ bản của Phật giáo, ở đâu cũng là một, mãi mãi vẫn là một. Phật giáo bắt nguồn từ đức Phật là bậc đại giác, tức là từ biển lớn trí tuệ và từ bi của đức Thích Ca ...
08/04/2013(Xem: 10593)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe hay thường quen miệng nói đến hai chữ "tu dưỡng’ chẳng hạn như:"Con nên tu dưỡng tánh tình để thành người có đức hạnh" hay:"Nó hư, vì khôn gbiết tu tâm, dưỡng tánh". Hai tiếng"tu dưỡng" thường đi đôi với nhau, nên chúng ta thấy mường tượng như chúng nó giống nghĩa nhau, có một phạm vi, một tác dụng riêng biệt. Tu là sửa, mà dưỡng là nuôi. Người ta sửa cái xấu, mà nuôi cái tốt_Sữa là trừ, mà nuôi là cộng; tu có tánh cách tiêu cực, dưỡng tánh có tánh cách tích cực. Một bên tiêu trừ cái xấu, một bên bồi bổ cái tốt. Một bên làm cho hết hư, một bên làm cho thêm nên. Mọi sự vật trong đời tương đối nầy đều có phần xấu và phần tốt. Đối với cái xấu ta phải tu, đối với cái tốt ta phải dưỡng. Chẳng hạn, khi ta trồng một cây gì, công việc của chúng ta có hai phần lớn: bắt sâu bọ, trừ nước phèn, nước mặn: đó là tu hay sửa. Bỏ phân, tưới nước ngọt, cho nó đủ thoáng khí và ánh nắng mặt trời: đó là bổ hay dưỡng. Tu bổ một cái cây, cho nó đơm hoa kết trái,
08/04/2013(Xem: 10058)
Tôi rất vui mừng, vì thấy mỗi ngày chủ nhật, quý vị bơ thì giờ quý báu, để đến chùa lạy Phật nghe kinh, Một giờ quý vị lạy Phật nghe kinh, thì ngày ấy hay tháng ấy quý vị tránh được việc dữ, làm được điều lành. Một người tránh dữ làm lành, thì người ấy trở nên hiền từ. Cả gia đình đều tránh dữ làm lành, thì gia đình được hạnh phúc. Cả nước đều tránh giữ làm lành thì toàn dân có đạo đức, trở nên một nước thạnh trị. Cả nhơn loại đều tránh dữ làm lành, thì lo chi thế giới chẳng được đại đồng, nhơn loại không hưởng được hạnh phúc thái bình.
06/04/2013(Xem: 9685)
Phật Giáo đưa ra nhiều quan điểm khá khác biệt nhau về cái chết. Nếu đã có nhiều quanđiểm khác nhau thì tất nhiên cũng sẽ phải có nhiều phép tu tập khác nhau. Thếnhưng cái chết cũng chỉ là một hiện tượng duy nhất, vậy chúng ta hãy thử tìmhiểu xem tại sao Phật Giáo lại có nhiều quan điểm và nhiều phép tu tập như thế.
05/04/2013(Xem: 5372)
Hẳn bạn hay chú trọng những chuyện đưa tới sai lầm trong đời, hay ít nhất những gì xảy ra không như ý muốn. Dù khổ đau cứ tái diễn chúng ta vẫn phải tiếp tục phấn đấu vượt qua để đạt tới hạnh phúc và theo đuổi chúng ngay khi ta nghĩ tới.
05/04/2013(Xem: 7231)
Đức Phật là một đấng đại Từ Bi, Ngài xem tất cả chúng sinh mọi loài như con một. Lòng yêu thương chúng sinh của Đức Phật trong Kinh Lăng Nghiêm có nói, như mẹ thương con, chỉ mong làm sao cho con mình được hết tất cả khó và hưởng tất cả vui, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm nói ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]