Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

34. Duyên Xưa, Lối Cũ

15/03/201406:11(Xem: 26479)
34. Duyên Xưa, Lối Cũ
Mot cuoc doi bia 02

Duyên Xưa, Lối Cũ





Mấy ngày hôm sau, bà quý phi xinh đẹp đến xin xuất gia tại ni viện trên một cái võng bằng lưới vàng với một trăm thị nữ theo hầu, có đức vua, chánh hậu Videhi, các quan đại thần, các vị công nương... cùng đến tham dự cuộc lễ. Đức Phật đích thân chứng minh, các vị trưởng lão làm lễ thụ giới cho nàng trước sự chứng kiến của tăng ni hai viện, triều đình cũng như hai hàng cư sĩ.

Niềm vui thanh cao, thánh thiện làm cho khuôn mặt của đức vua như tỏa hào quang, ông rộng tay mở kho tàng, đặt bát cúng dường suốt bảy ngày, gồm đủ mọi lễ phẩm phụ tùy đến đức Phật và tăng ni để kỷ niệm ngày mừng vui trọng đại của hoàng gia. Đức vua hiền thiện này còn làm một nghĩa cử cao đẹp là lập bốn trại chẩn bần bên ngoài bốn cổng thành để bố thí cho những người nghèo khổ, cơ nhỡ, già cả, neo đơn... Ngoài ra, mọi châu báu, tư trang, tư dụng của bà quý phi đều được ủy thác cho đức vua và hoàng hậu để kiến thiết, chỉnh trang các tịnh xá trong kinh thành.

Sự kiện hy hữu này, tăng ni cứ bàn tán mãi, chẳng rõ do nhân duyên kỳ lạ nào mà bà quý phi chỉ nghe một thời pháp, đã có thể từ bỏ tức khắc mọi vinh hoa phú quý thế tục để sống đời một nữ khất sĩ bần hàn!

Biết được mối nghi hoặc trong lòng của mọi người, tôn giả Sāriputta thỉnh đức Phật vén mở bức màn mù sương các kiếp tử sinh của bà quý phi để tăng trưởng đức tin cho hàng tỳ-khưu hậu học. Thuận theo mọi người, đức Phật đã kể chuyện tương đối đầy đủ, như sau:

- Cũng là duyên xưa, lối cũ thôi, này các thầy tỳ-khưu! Bà Khemā này có duyên căn rất thâm hậu. Kể từ thời đức Phật Padumuttara, cô sinh ra làm một nô tỳ cho một gia chủ trong thành phố Haṃsavati. Đời sống cô rất nghèo hèn và cơ cực. Tuy nhiên, dung sắc cô rất đẹp, diễm kiều, khả ái; nhất là mái tóc đen dài, óng ánh, mượt mà thả xuống gót chân... Duyên may, hôm nọ, thấy trưởng lão Sujatā - vốn là đại đệ tử của đức Phật Padumuttara - với nghi dung sáng rỡ, với lục căn thanh tịnh đang thong dong, tự tại trì bình khất thực nơi xóm nhà ven lộ. Phát khởi tâm tịnh tín, nhưng không có tiền, chỉ có vài xu lẻ, đủ để mua một chiếc bánh ngọt, cô thành kính đặt bát cúng dường! Với trí tuệ, với thắng trí, trưởng lão thoáng nhìn đã thấy, biết nhân, duyên và quả ở cô thí chủ này, nên ngài dịu dàng cất tiếng nói:

- Vật thí tuy nhỏ nhoi, nhưng tâm cô thành kính, tịnh tín nên nó đẹp lắm, quý lắm! Cô có ước nguyện gì không?

- Thân phận con bé mọn, thấp thỏi, đâu dám ước nguyện gì; chỉ mong rằng, một kiếp nào đó, trong tương lai, có cơ duyên được đời sống xuất gia nhẹ nhàng, thanh thoát như tôn giả vậy.

- Cô sẽ có cơ duyên thù thắng và rồi sẽ được thành tựu như nguyện.

Được sự động viên, khích lệ như thế - nên khi nào hễ có dịp là cô lại đặt bát cúng dường, dù chút ít nhưng không mệt mỏi, bao giờ cũng hoan hỷ và mát mẻ. Trong một cuộc cúng dường lớn lên đức Phật và chư tăng, không biết bao nhiêu là vua chúa, quan lại, triệu phú, doanh gia... với tiền rừng, bạc bể, lương thực, thực phẩm như núi, thượng vị loại cứng, loại mềm... Cô rất hổ thẹn vì thấy mình không có gì. Chợt nghĩ đến tài sản quý báu là mái tóc đẹp, hiếm có; cô gái, không ngần ngại, cắt ngay mái tóc đem bán. Người chủ tiệm cửa hàng trang điểm, là một con người không có lương tâm; biết mái tóc này là cực quý; nhưng nhìn thấy cô gái nghèo hèn, thuộc giới cấp thấp cổ, bé miệng, nên chỉ trả cho hai đồng tiền vàng mà thôi! Lại còn miệng lưỡi đãi bôi, nói là cám cảnh hoàn cảnh của cô nên đã mua với giá rất cao! Cô gái không buồn về chuyện ấy, bèn hối hả sắm sanh lễ phẩm để chung hội thí với mọi người!

Đức Phật với thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm thuần tịnh siêu nhân, ngài biết tất cả việc xảy ra. Sớm hôm ấy, đức Phật ôm bát, không dừng lại nơi chỗ phú quý của vua chúa, không dừng lại nơi chỗ cao sang của các quan đại thần; và bỏ qua thượng phẩm của tất cả triệu phú, doanh gia, các đại gia chủ - để đi đến nơi mâm vật thực nghèo nàn của cô gái. Mừng đến nỗi nước mắt cứ giọt ngắn, giọt dài, cô gái trân trọng đặt bát cho đức Thế Tôn trước hằng ngàn đôi mắt ngưỡng mộ lẫn ghen tỵ của mọi người. Để cho phước báu của cô gái càng thêm viên mãn, đức Phật bảo thị giả xếp gấp tấm tăng-già-lê làm bốn trải lên nền đất rồi ngài ngồi xuống, an tĩnh, thanh tịnh độ thực ngay tại chỗ. Cô gái quỳ xuống, chấp tay hầu một bên.

Đặt bát cho chư tăng đại chúng xong, mọi người quây quần lại xin cô gái chia phước. Cô vui mừng lắm, nhưng không biết chia phước ra làm sao. Đức Phật mỉm cười, ân cần dạy rằng:

- Con thành kính chấp tay lên, đặt ngay nơi chỗ trái tim của mình - làm thế nào để cho ngôn ngữ, tâm hồn và ý nghĩ kết hợp làm một, rồi nói như thế này: “Tôi rất hoan hỷ, đại hoan hỷ chia phước đến cho tất thảy mọi người”. Con biết tại sao không? Phước như ngọn đèn. Con đang có một ngọn đèn sau khi cúng dường đến Như Lai. Ngọn đèn ấy, nếu con cho một trăm người thắp, ngàn người thắp thì ánh sáng đèn cứ thế mà lan tỏa ra mãi; nhưng ngọn đèn trong tay con vẫn không hao hụt, không suy suyển một chút nào. Nó vẫn nguyên vẹn!

Thế rồi, sau khi cô gái chia phước, mọi người đồng rân hô lớn, lành thay, làm cho cả đại địa và các tầng trời cũng phải rung rinh.

Vị đại vương chí tôn kinh thành Haṃsavati nghe chuyện cô gái, rưng rưng cảm động, xiết bao thương quý - chiều ấy, cùng hai thị vệ, hỏi đường, tìm đến thăm tận nhà. Ngạc nhiên thấy cô gái đẹp quá, lại ở trong cái chòi rách nát với một cậu em trai. Đức vua trẻ thấy trái tim rung động, không muốn giấu giếm thân phận mình, nói thật với cô gái và muốn rước cô gái về cung. Cô gái thấy chàng trai cao sang, tuấn tú cũng nghe lòng mình bồi hồi, xao xuyến. Có gì lạ đâu, họ đã từng là vợ chồng trong nhiều kiếp quá khứ rồi! Lạ thay, khi cô gái vừa cúi đầu xuống, hổ thẹn, ngầm ý chấp thuận thì mái tóc của cô ta dài ra như cũ. Đức vua trố mắt nhìn. Chỉ có đức Phật và các bậc có thắng trí mới biết phép lạ ấy có được là bởi Đế Thích thiên chủ. Hôm ấy, khi cô gái cắt bán mái tóc thanh xuân, mua vật thực cúng dường đức Phật và được đức Phật thọ nhận rồi độ thực ngay tại chỗ - thì tại Đao Lợi thiên cung, tảng đá vàng làm ngai ngồi của ông chợt nóng ran lên. Đây là dấu hiệu, lúc nào tại nhân gian có ai đó làm phước, mà phước báu ấy rất cao thượng, lúc trả quả, có thể thắng trội, vượt trội - có thể chiếm lĩnh ngay cả ngai vàng của ông ta. Dùng thiên nhãn ngắm nhìn, Đế Thích thấy biết ngay, nên ông đã ra tay ban chút phép mầu cho cô gái được lấy lại mái tóc đẹp của mình trước khi se duyên về cung với đức vua! Sau đó, cô gái được vua phong làm quý phi, sống một cuộc đời yên ấm, vương giả.

Một lần nọ, khi thấy đức Phật tuyên dương một tỳ-khưu-ni sáng chói đệ nhất về trí tuệ, bà đã ước nguyện sau này sẽ sở đắc như vậy. Và đức Phật Padumuttara đã thọ ký cho bà được như nguyện.

Hết kiếp sống ấy, do nhờ tâm tịnh tín và phước báu thù thắng ấy, cô ta luân chuyển trong các cõi trời và người với hạnh phúc sang cả và thù thắng, luôn là hoàng hậu, chánh hậu, vương phi các vị vua trời và các đức Chuyển luân Thánh vương.

Đến thời Phật Vipassī, bà được xuất gia trong giáo pháp này, nổi tiếng là một tỳ-khưu-ni có trí phân tích với ngữ ngôn tinh tế, trong sáng kiêm cả tài hùng biện.

Đến thời Phật Kakusandha, cô thác sanh trong một gia đình cự phú, biết bố thí, trì giới, có đức tin thiêng liêng với Tam Bảo, đã xây dựng một trú xứ vĩ đại, khang trang, đẹp đẽ để cúng dường đến đức Phật và mấy chục ngàn tăng chúng có chỗ tĩnh cư.

Đến thời Phật Koṇāgamana, tâm tịnh tín và sự bố thí cúng dường của cô vẫn đi theo ước nguyện cũ, vẫn là những đại tịnh xá, đại lâm viên cho đức Phật và giáo hội.

Đến thời Phật Kassapa, bà tên là Samanī, là trưởng công chúa con đức vua Kikī nước Kāsi, kinh thành Bārāṇasī - đã khẩn khoản xin xuất gia nhưng không thuận duyên, do hai thân không cho phép. Thế là bảy chị em, gồm Samanī, Samaṇagutta, Bhikkhunī, Bhikkhudāyika, Dhammā, Sudhammā và Saṅghadāyika sống trong những cung điện nguy nga tráng lệ. Tuy nhiên, do căn tu nhiều đời, họ thường hay đi nghe pháp, sống rất có giới hạnh và bố thí cúng dường không mệt mỏi...

Này các thầy tỳ-khưu, đừng tưởng vị trưởng công chúa Samanī ấy là ai, chính là bà Khemā hiện nay đấy. Do nhân duyên nhiều đời như vậy, một thời gian sau, chắc chắn bà sẽ đắc quả A-la-hán, đồng thời sẽ sở đắc tất cả mọi thành tựu từ ước nguyện cũ. Ngoài những thắng trí, ngôn ngữ, biện tài, tỳ-khưu-ni Khemā sau này sẽ là bậc trí tuệ đệ nhất trong hàng ni chúng. Tự bà sẽ lấy lại phẩm vị từ ước nguyện xưa của mình khi quỳ dưới chân đức Phật Padumuttara, đã được ngài hứa khả đúng vào thời giáo pháp hiện nay của Như Lai!

Đại chúng thở phào, nhẹ nhõm; và thế là đức tin, thêm một lần nữa được xác lập, được củng cố, tăng trưởng.

Tôn giả Ānanda chợt thưa hỏi:

- Thế sáu vị công chúa đã từng nghe pháp, bố thí, cúng dường, sống rất có giới hạnh thuở ấy - họ lưu lạc phương trời nào, cảnh giới nào rồi, bạch đức Thế Tôn?

Đức Phật mỉm cười:

- Lại duyên xưa, lối cũ mà về. Họ đang có mặt đầy đủ ở đây cả rồi!

Đại chúng ngơ ngác. Có người, bất giác đưa mắt nhìn ngược, nhìn xuôi!

Đức Phật lại tiết lộ bí mật một chút:

- Đời này, họ đã sanh ra, và trước sau họ đều tao ngộ trong giáo pháp. Riêng cô công chúa út, rồi các thầy sẽ gặp thôi, không lâu đâu!

Đại chúng thỏa mãn vì câu chuyện thật hay, thật cảm động ấy; và ấn tượng mà họ ghi nhớ nhất - là cô gái nghèo khổ đã tự cắt bỏ mái tóc thanh xuân của mình, đem bán để mua thực phẩm cúng dường!

Lúc mọi người giải tán hết thì tôn giả Ānanda cứ lẽo đẽo theo sau tôn giả Mahā Moggallāna để hỏi cho kỳ được 6 cô công chúa còn lại là ai, tên là gì, hiện họ đang ở những đâu?

Tôn giả Mahā Moggallāna biết rất rõ như sau: “Samaṇagutta xưa, bây giờ là Uppalavaṇṇa; Bhikkhunī xưa, bây giờ là Paṭācārā; Bhikkhudāyika xưa, bây giờ là Kuṇḍalā; Dhammā xưa, bây giờ là Kisā-Gotamī; Sudhammā xưa, bây giờ là Dhammadinnā” - nhưng ngài chỉ cười, khẽ nói:

- Đức Thế Tôn chưa kể câu chuyện còn lại là có lý do của ngài, tôi là ai mà dám bước qua giới hạn ấy? Hiền hữu chỉ cần biết rằng, họ đều còn đang lưu lạc ở trong đời, còn đang nếm đủ mọi mùi vị ngọt ngào cũng như đắng cay của cuộc sống, khi chưa dứt nghiệp. Nhưng sau này, họ đều là những vị tỳ-khưu-ni đạo cao đức trọng, sáng chói trong rừng ni chúng! Đức Phật không đã từng dạy từ đầu, rằng là, ai nấy đều cứ theo duyên xưa, lối cũmà về, đó sao!

Nói thế cũng bằng không! Tôn giả Ānanda xịu mặt xuống, trông sao mà dễ thương, dễ mến đến vậy!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/08/2014(Xem: 17082)
Vu Lan báo hiếu lại về, Khắp nơi phật tử nhất tề dâng hương. Người người già trẻ bốn phương, Lên cầu cho mẹ, mến thương hết lời. Cửa chùa mở rộng đón mời, Hỏi thăm hiền mẫu trên đời còn không, Mẹ còn, chùa lấy hoa hồng, Cài lên vạt áo, cho lòng thêm tươi. Người nào mẹ đã qua đời, Thì cài hoa trắng, gửi lời nhớ thương.
05/08/2014(Xem: 7000)
Bạn nghe tiêu đề và thấy vô lý quá đúng không. Tôi cũng thế, nếu tôi chỉ đọc tên bài viết này thì cũng giật mình vì cho rằng có vấn đề. Rồi thấy buồn cười. Hằng ngày chúng ta suy nghĩ, nói năng, làm việc liên tục không ngừng nghỉ. Từ sáng sớm đến đêm khuya. Ngay cả khi ngủ chúng ta cũng không nghỉ. Hằng ngày, khi chúng ta làm việc mà nếu tâm vẫn trong sạch, không mọc rễ, thì khi đó ta đã đưa tâm về nhà. I have a rrived. I am home. Ta đã về. Ta đã tới. Nhưng nếu ta làm cái gì đó rồi tâm ta mọc rễ thì ta đã đưa tâm đi xa nhà. I am far from my home. Ta đã đi xa nhà mất rồi, thật rồi.
01/08/2014(Xem: 9183)
Bạn bè tôi thường hay đùa nhau nói: giày dép còn có số huống chi con người ta. Tôi biết, đó là bạn bè đùa vui thôi! Cuộc đời tôi thì có gắn bó nhiều với những câu chuyện về giày dép. Có bạn còn nói: cái mũ người ta đội trên đầu mới đáng nói hơn, nói chi lòng vòng mấy cái chuyện giày chuyện dép, chỉ là món đồ dùng người ta mượn để đạp dưới đất mà đi. Thì cũng có sao đâu! Cái mũ đội trên đầu thấy „cao thượng“ nhưng lúc lỡ quên mang theo thì mình có thể chui vào đâu đó tránh nắng hay dùng khăn chùm đầu cũng đỡ lạnh. Nhưng giày dép mà vắng mặt thì… bạn ơi, có hơi chật vật đấy! Sỏi đá, gai góc vào chân thì chỉ có khóc thôi. Phải vậy không? Ai từng gặp cảnh ấy mới biết. Bởi nghĩ thế nên mấy cái chuyện giày chuyện dép ấy nó cứ đeo đuổi theo tôi nhiều năm, đến hôm nay mới có dịp kể ra đây.
31/07/2014(Xem: 7307)
Máy bay cất cánh từ phi trường Kastrup, Copenhagen lúc 20 giờ 30 tối, trong đầu tôi vẫn còn nỗi lo là mình đến phi trường Geneva lúc 22 giờ 25 rồi có gặp được các học viên của Khóa Tu Học Phật Pháp, hay có ai đến đón chúng tôi không? Như Thầy Quảng Hiền đã trấn an không?
30/07/2014(Xem: 6797)
‘Bạch Thế Tôn, mới rồi, một gia chủ giàu có ở thành Savatthi này qua đời mà không có con thừa kế. Con vừa cho chuyển tài sản của ông ta vào kho của hoàng cung; những tám triệu đồng tiền bằng vàng chưa kể số tiền bằng bạc. Mặc dù là một gia chủ giàu có, thế nhưng bữa ăn hằng ngày của ông ta thì chỉ là cháo nấu bằng gạo nát với bánh làm bằng đậu khô; y phục vỏn vẹn chỉ có ba mảnh vải dệt bằng sợi gai; phương tiện di chuyển là chiếc xe bò gãy gọng nóc lợp bằng rơm’.
29/07/2014(Xem: 8770)
Thông thường làm từ thiện, ai cũng liên kết với lòng Từ bi. Thấy ai làm từ thiện đều nghĩ người đó có tâm từ. Thật ra, cùng một động thái nhưng nội hàm có nhiều sai biệt. Có người vì xu hướng mà làm từ thiện, có người vì ham danh mà làm từ thiện, có người chạy theo phong trào mà làm từ thiện...những trường hợp nầy thiết nghĩ không cần phải đề cập, cái cần đề cập là những người thực tâm vì thương xót đối tượng mà làm từ thiện. Trường hợp nầy hoàn toàn đồng ý đây là tâm tốt, nhưng tốt đối với người bình thường trong xã hội, riêng với một Phật tử dù xuất gia hay tại gia, việc hành thiện còn phải xây dựng trên nền tảng tâm Bồ đề.
29/07/2014(Xem: 8699)
Tất cả chúng ta đều có thể bị bệnh. Một khi chúng ta được sinh ra trong vòng luân hồi sinh tử với thân thể này thì có nghĩa là chúng ta đã chịu sự ảnh hưởng của những phiền não và nghiệp chướng, cho nên bị ốm đau là điều không thể nào tránh khỏi. Đó cũng chính là bản chất của cơ thể chúng ta - thân thể này sẽ già đi và sẽ bị bệnh. Ma-ha Tăng kỳ luật, quyển 28, Đại chính tân tu Đại tạng kinh, tập 22, trang 455b)
24/07/2014(Xem: 10561)
Hôm nay chúng tôi xin nói đề tài Ba điều căn bản của người tu Phật. Vì chúng ta tu Phật phải biết thế nào là cội gốc, thế nào là ngọn ngành. Ba điều này tôi căn cứ theo kinh Pháp Hoa, nhắc lại cho quí vị nhớ và thực hành.
22/07/2014(Xem: 9665)
Hoà thượng Chánh Tâm trụ trì ở chùa Kim Liên. Một ngôi chùa cổ, xinh xắn, ấm cúng, nhiều cây cổ thụ bao quanh. Chùa toạ lạc dưới chân núi, cạnh một con suối nhỏ chảy róc rách. Ngài có hai đệ tử, thầy tỳ kheo Tâm An và chú sa di Tâm Bình. Thầy Tâm An xuất gia từ thuở ấu thơ, vì mồ côi mẹ sớm. Thầy lớn hơn chú Tâm Bình đến hai mươi tuổi. Thầy đảm trách hai chức vị, Thị giả và Tri khách, nghĩa là vừa chăm sóc Hoà thượng, vừa lo việc trong, việc ngoài ở chùa. Thầy bận rộn suốt ngày, nhưng lúc nào cũng tươi cười vui vẻ. Chưa bao giờ ai thấy Thầy sân si. Thầy luôn luôn giữ phép lục hoà, trên kính, dưới nhường, làm mọi việc trong chánh niệm tỉnh giác, cần mẫn tinh tiến trong việc tu học. Sau công phu tối, Thầy thường toạ thiền dưới gốc cây cổ thụ bên bờ hồ sau chùa. Từ khi còn thơ ấu, Thầy đã được sự dìu dắt dạy bảo ân cần của Thầy Bổn Sư.
21/07/2014(Xem: 10503)
Những món thực phẩm dưới đây rất quen thuộc và bổ dưỡng. Nhưng nếu ăn không đúng cách thì hậu quả mà chúng đem lại cũng khôn lường.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]