Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

32. Tiếp Chuyện Đức Vua Seniya Bimbisāra

15/03/201406:08(Xem: 29759)
32. Tiếp Chuyện Đức Vua Seniya Bimbisāra
Mot cuoc doi bia 02


Tiếp Chuyện Đức Vua
Seniya Bimbisāra






Hôm kia, vào buổi chiều, tiết xuân, đức vua Seniya Bimbisāra, hoàng hậu Videhi, hoàng tử Ajātasattu (A-xà-thế) cùng quan binh tùy tùng hộ giá đến thăm đức Thế Tôn. Đức vua ra lệnh cho dừng xe ở bên ngoài rồi cùng hoàng hậu nắm tay hoàng tử đi lần vào, chậm rãi từng bước một theo lối sỏi. Đức vua đưa mắt nhìn nơi này, nơi khác. Mỗi khi công việc triều chính mệt mỏi, đức vua lại tìm đến đây để hưởng được giây phút an bình. Dẫu không có đức Phật thì có các vị trưởng lão, đức vua có thể tiếp kiến để học hỏi nhiều điều. Hóa ra, các vị này kiến thức cũng thâm uyên, lại có thể cặn kẽ, khúc chiết giảng giải giáo pháp, liên hệ việc đời, việc đạo một cách rất rành rẽ, thông bác...

Trúc Lâm đại tịnh xá càng ngày càng phát triển. Chính đức vua cho viên quan đặc trách kiến trúc của hoàng gia thường lui tới đây, công trình nào xuống cấp, phải tu bổ ngay. Trong thời gian sử dụng, nếu thấy thiếu những công trình phụ cần thiết nào phải trình báo, rồi thưa xin các vị trưởng lão cho thực hiện để phục vụ Tăng chúng kịp thời!

Tin đại chúng tăng ni về an cư mùa mưa đã lâu, đức vua chỉ mới đến thăm viếng một lần, nhưng sau đó thì quá nhiều bận rộn. Từ khi sống theo giáo pháp, nội tâm đức vua được yên ổn, nội cung và triều đình cũng yên ổn; nhưng đức vua và một số các quan đại thần trẻ lại có những quan điểm bất đồng về chính sách. Họ bảo rằng, luật pháp mà quá khoan thứ thì nhân dân sẽ sinh loạn. Họ nói rằng, giới thanh niên xuất gia quá nhiều thì gánh nặng gia đình lại đẩy qua cho giới phụ nữ. Họ nói rằng, bây giờ phụ nữ cũng được tự do xuất gia nữa thì miếng cơm, manh áo của xã hội lại phải san sớt quá nhiều cho du sĩ, đạo sĩ, sa-môn, bà-la-môn trì bình khất thực - đến lúc nào đó sẽ không còn chịu đựng nổi. Họ nói rằng, của tiền của hoàng gia đổ vào để xây dựng tịnh xá cho tăng ni, trong lúc các công trình cung điện hoàng gia xuống cấp lại chưa được trùng tu. Bức tường bao bọc thành ngoài là công trình an ninh quốc phòng đôi nơi cũng đã hư sập, cũng đang đòi hỏi ngân sách và sức dân. Nếu viện cớ là thời bình, muôn dân phú túc, thịnh cường mà không có chính sách nhìn xa trông rộng ... thì cũng là nguy cơ của triều đại. Cần phải khai thác thêm các mỏ sắt, mỏ đồng, mỏ vàng.. để một phần dự trữ cho ngân khố, một phần bán ra các nước láng giềng, một phần rèn đúc khí giới, áo giáp... dùng lúc hữu sự! Họ nói có lý quá. Và đức vua cũng đã mệt mỏi quá. Việc này chưa yên đã sinh việc khác. Mấy năm nay, miền bắc sông Gaṅgā liên tiếp được mùa thì phía nam mất mùa; mặc dầu Māgadha (Ma-kiệt-đà) chưa ảnh hưởng gì nhiều lắm nhưng cũng phải kiếm cách thay đổi cây trồng nông nghiệp. Đức vua lại nghĩ khác, năm nay đức Thế Tôn và đại chúng về đây thì Tứ đại Thiên vương phải lo điều ấy. Họ, một số quan đại thần ấy chưa đầy đủ đức tin. Năm nọ, đức Thế Tôn và tăng chúng vừa bước chân đến cửa đông kinh thành Vesāli thì trời liền đổ mưa, hết khô hạn, hết dịch bệnh. Họ duy vật chất quá. Họ lại bảo ta duy tâm linh quá. Họ đâu biết rằng chỉ cần một trận mưa đúng tiết, đúng thời thì mang lại cơm áo cho cả hằng trăm ngàn người. Một hiện thân của đấng Siêu Việt ở đây là đã hộ trì cho quốc độ, đem đến an bình như thế nào cho bá tánh – chúng có hiểu đâu...

Đức Phật tiếp chuyện đức vua dưới bóng cây ngoài hiên. Trời im mát. Hoàng tử Ajātasattu đã mười tuổi, trông đã chững chạc, tự động đến đảnh lễ đức Phật.

Đức vua tâm sự về công việc bộn bàng ở triều đình, chuyện thời tiết nắng mưa năm qua khá phức tạp, nhưng từ khi đức Thế Tôn về thì bắt đầu dễ chịu, mùa màng chưa đến nỗi nào. Một lát, lại hỏi qua chuyện ni viện đã ổn định chưa? Còn chuyện bệnh nhân trộm mạo tăng tướng xuất gia do Jīvaka kể lại thì giờ như thế nào rồi? Đức vua gợi ý, nếu có chuyện gì giải quyết không được, cần đến hoàng gia thì xin đức Tôn Sư cứ sai bảo.

- Không có gì, tâu đại vương! Số bệnh nhân do Jīvaka phát hiện, các vị trưởng lão ân cần nói chuyện phải trái, họ đã tự động trả lại y bát, hoàn tục, chưa có việc gì đáng tiếc xảy ra.

Đức vua hỏi sang chuyện khác:

- Mới đây dư luận bàn tán khắp nơi về việc một vị tỳ-khưu trẻ đã sử dụng thần thông để lấy chiếc bát trầm đỏ trên đầu đọt tre cao mười tầm thốt nốt; điều ấy là đúng với sự thực hay không đúng với sự thực?

- Quả có vậy!

- Dư luận cũng bảo rằng, đức Thế Tôn đã rầy la việc ấy; và sau đó đã công bố rộng rãi, là cấm chỉ chư tăng để lộ pháp thượng nhân, biểu diễn thần thông trước mắt mọi người?

- Quả có vậy!

- Nghe được điều ấy, mấy hôm nay, trên khắp mọi ngã đường, chúng ngoại đạo(1)gióng trống mở cờ tuyên bố là thách đấu thần thông với đức Tôn Sư đấy!

- Ừ, Như Lai cũng có nghe.

- Chúng nói rằng, các bậc giáo chủ cao quý của họ, không thể vì chiếc bát tầm thường mà để lộ pháp thượng nhân, lại càng không muốn sinh ra tranh chấp với đệ tử của sa-môn Gotama. Nay tình thế khác rồi. Các giáo chủ của họ muốn đấu pháp lực với chính sa-môn Gotama mà thôi!

- Ừ, Như Lai cũng có nghe như thế!

Thấy sự bình tĩnh, an nhiên của đức Phật, đức vua Seniya Bimbisāra lại cảm thấy lo lắng:

- Đức Tôn Sư đã cấm chỉ rồi! Vậy, chuyến này chúng ta sẽ bị lép vế rồi!

- Không đâu! Đức Phật mỉm cười - Chính Như Lai sẽ sử dụng thần thông để cho họ thấy oai lực bất khả tư nghị của một vị Chánh Đẳng Giác - ngài giải thích thêm – chư Phật quá khứ cũng thường làm như thế, một lần, nhiều loại thần thông khác nhau để nhiếp phục chúng ngoại đạo!

- Thế chuyện cấm chỉ...?

- Này đại vương - đức Phật nói tiếp – nghe nói đại vương có một vườn xoài đặc chủng, quý hiếm nên đã ra bảng yết thị cấm chỉ không cho phép ai được đến vườn xoài, hái xoài – có phải vậy chăng?

- Thưa, đúng vậy!

- Vậy cái bảng cấm chỉ ấy có cấm chỉ đại vương đến vườn xoài, hái xoài; hay đại vương là ngoại lệ, ở ngoài sự cấm chỉ ấy?

- Dĩ nhiên, ông vua thì cứ tha hồ!

- Cũng vậy, tâu đại vương! Như Lai cấm chỉ chư đệ tử, nhưng Như Lai thì ngoại lệ, Như Lai sẽ tùy nghi sử dụng thần thông để giáo hóa sanh chúng!

Đức vua bất giác cười xòa. Một lát, ngài hỏi tiếp:

- Vậy thì lúc nào đức Tôn Sư sử dụng thần thông?

- Đúng duyên, đúng thời thì phải vào đúng ngày rằm tháng sáu, đầu an cư mùa mưa. Nghĩa là bắt đầu từ hôm nay, đến tháng Asāḷaha, còn gần năm tháng nữa!

- Tại chỗ nào, thưa đức Tôn Sư?

- Tại nước Kosala, kinh thành Sāvatthi, trên một cái cây lớn, có tên là Kaṇḍamba!

Đức vua rất hoan hỷ về buổi tiếp chuyện với đức Phật, nhưng chỉ tiếc là không được xem cuộc biểu diễn thần thông ấy. Lúc từ giã, đức vua hứa sẽ giúp một tay để kiến thiết, sửa sang ni viện cho chắc bền hơn, khang trang hơn. Ra về rồi mà đức vua còn một nỗi niềm canh cánh bên lòng là chưa khuyên nhủ được bà quý phi của mình đến Trúc Lâm để được nghe pháp.



(1)Không có nghĩa xấu - chỉ để gọi các tôn giáo, các giáo phái không phải Phật giáo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 9047)
Bàn về lòng vị tha - một ấn phẩm dày 900 trang do Matthieu Ricard - nhà khoa học, nhà sư người Pháp viết và được Nhà xuất bản Nil tổ chức ấn hành. Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Mạng nghiên cứu Cles.com với chính tác giả.
14/05/2015(Xem: 6842)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 9982)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 12883)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 8662)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7371)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 13773)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8510)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8697)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30288)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]