Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Mùa An Cư thứ sáu

15/03/201406:06(Xem: 24915)
31. Mùa An Cư thứ sáu
Mot cuoc doi bia 02

MÙA AN CƯ THỨ SÁU

(Năm 582 trước TL)

Bát Gỗ Đàn Hương



Tại kinh thành Rājagaha (Vương Xá) có người triệu phú đi tắm sông, nhặt được một khúc gỗ đàn hương chỉ còn lõi, rất quý. Ông thuê thợ khắc tiện đẽo thành một chiếc bình bát. Sau khi chuốt mài, đánh bóng, vân gỗ hiện ra màu hồng đào rất đẹp. Ông thích thú ngắm nhìn mãi.

Bạn ông lấy làm lạ, hỏi:

- Ngài triệu phú có ý định làm vị sa-môn khất sĩ chăng?

- Không phải!

- Hay muốn làm một tác phẩm nghệ thuật, chưng cho đẹp mắt, ngắm cho vui mắt?

- Cũng không phải!

Trầm ngâm một chút, ông triệu phú giải thích:

- Theo truyền thống gia tộc, khi làm xong mọi bổn phận ở đời rồi, tôi phải xuất gia, theo gót một đoàn sa-môn, bà-la-môn nào đó. Nay tôi cũng đã trọng tuổi, chưa nói chuyện xuất gia, nhưng tôi cũng muốn tìm một giáo phái nào đó để nương tựa. Nhưng hiện nay, từ các nước liên bang cộng hòa bên bờ bắc sông Gaṅgā, sang bờ nam, tại kinh thành này, ông giáo chủ nào cũng tự xưng là Phật, là đại thánh, là đại A-la-hán cả. Vậy mình biết tin ai bây giờ?

Người bạn gật đầu:

- Quả vậy! Nhưng tôi nghe nói, sa-môn Gotama là Phật thiệt đấy! Ông coi, đức vua Bimbisāra (Bình-sa) đâu phải là con người cả tin, không có trí, thế mà đã quy y làm môn hạ sa-môn Gotama? Rồi triều đình, cả Veḷuvana (Trúc Lâm) và cả quy mô đại tịnh xá nữa?

Vị triệu phú mỉm cười:

- Cả các lão thần, các danh gia vọng tộc, cả chàng thánh y Jīvaka và cả vườn xoài của hắn ta nữa?

- Đúng thế!

- Nhưng tôi chưa tin – Ông triệu phú lắc đầu - Vậy nên, tôi cho đẽo chiếc bát quý trọng này rồi móc trên đầu chót những cây tre dựng cao mười tầm cây thốt nốt; rồi cho gia nhân đánh trống, bố cáo khắp mọi nơi rằng: “Vị nào có thể bay lên để lấy chiếc bát trầm đỏ thì chúng tôi mới tin vị ấy là bậc A-la-hán. Tất cả gia đình, quyến thuộc, bạn hữu chúng tôi sẽ làm môn hạ vị ấy, giáo phái ấy!”

Chuyện không mấy chốc lan xa khắp nơi. Mọi người tò mò tìm đến xem chuyện hư thực. Quả là chiếc bát đỏ rực treo cao tít trên mây xanh. Người kéo đến ngày càng đông. Và du sĩ, đạo sĩ, sa-môn, bà-la-môn cũng kéo đến rất đông. Người ta bàn tán về chiếc bát quý. Người ta bàn tán không biết ai là người có thần thông trên đời này? Rồi chiếc bát kia sẽ lọt vào tay giáo phái nào?

Giáo chủ của sáu giáo phái hữu danh được kể tên là Makkhali Gosāla, Pakudha Kaccāyana, Nigaṇṭha Nāṭaputta, Ajita Kesambala, Sañjaya Velaṭṭhaputta hiện rải rác đầy khắp các quốc độ Bắc Nam sông Gaṅgā. Họ có đồ chúng rất đông. Chuyện bát trầm đã đến tai họ. Gia đình triệu phú đã rất khó chịu khi phải tiếp đoàn này rồi đoàn khác. Ai đến cũng chỉ để thuyết phục ông, rằng là nên dâng cúng bình bát ấy cho giáo chủ chúng tôi. Giáo chủ chúng tôi là bậc A-la-hán, xứng đáng thọ nhận bình bát quý giá ấy. Rằng là, chẳng lẽ nào một vị A-la-hán lại đến đây trổ thần thông vì một vật ngoại thân? Rằng là, A-la-hán là bậc thượng nhân, hành động bay lên lấy bát xem ra chẳng đẹp mắt chút nào!

Nói gì thì nói, ông triệu phú không dễ gì bị thuyết phục.

- Lời nói của tôi là một chiếc đinh to, đóng trên đầu ngọn tre rồi, quý ngài cứ bay lên đấy mà nhổ!

Đã năm sáu ngày qua đi, thế là không có một vị A-la-hán nào trên đời này sao? Nghe nói có một giáo chủ tìm đến, sau khi thuyết phục không được, ngài định sử dụng thần thông, vừa nhớm bay lên thì người đệ tử bên cạnh đã nhanh tay kéo y lại, nói rằng:“Cái bát này thật không xứng để thầy làm như vậy. Thôi, ông triệu phú đã không chịu dâng – còn có vẻ cảnh cáo – thì sau này đừng có hối tiếc đấy!”

Đến ngày thứ bảy, trưởng lão Mahā Moggallāna (Đại Mục-kiền-liên) và đại đức Piṇḍolabhāradvāja vân du hành hóa ở xa về. Sau khi đi khất thực vừa đủ dùng, hai vị ven theo một sườn núi vào thành. Trên đường, nghe người ta bàn tán bên tai về chuyện cái bát đàn hương trên đầu mười ngọn tre của ông triệu phú; lại có vẻ chê cười một số sa-môn, bà-la-môn không có tài, lại đến thuyết phục dâng bát. Họ cũng hoài nghi như ông triệu phú là trên thế gian này không có vị A-la-hán nào đâu...

Bước lên một mỏm núi cao để nhìn bao quát thành phố, trưởng lão Mahā Moggallāna nói với vị tỳ-khưu trẻ đang đứng ở bên cạnh:

- Ông nghe đấy! Người ta đã hoài nghi như thế, đâu có sai, phải không?

Đại đức Piṇḍolabhāradvāja đưa tay chỉ trang viện ông triệu phú ở tít dưới xa; và cái bát, chỉ là một cái chấm nhỏ như đầu mũi kim, treo cao trên đầu ngọn tre cùng với một đám đông người đang ngồi, đứng lố nhố trông như đàn kiến, rồi nói:

- Họ đấy! Đối với họ, với chúng sanh ngu muội, ai sử dụng thần thông lấy được cái bát treo cao ấy thì mới là bậc A-la-hán thứ thiệt! Tội nghiệp không!

Trưởng lão Mahā Moggallāna mỉm cười:

- Dường như ông muốn cho họ một bài học phải không?

- Trước mặt trưởng lão, đệ tử... Nét mặt vị đại đức trẻ đỏ lựng lên - đệ tử đâu dám thế!

- Ông còn nghĩ rằng, hãy hiển lộng thần oai cho dân chúng Vương Xá thành, cả ngoại đạo, cả ông triệu phú kia biết khả năng đệ tử của đức Tôn Sư. Vả chăng, nó còn lợi lạc, tạo duyên lành cho cả hằng trăm người quy y theo Phật đạo nữa, có phải thế không?

Thấy vẻ lúng túng của vị tỳ-khưu trẻ, trưởng lão Mahā Moggallāna nói:

- Thôi được rồi! Ta cho phép ông đấy. Giả dụ như đức Tôn Sư có la rầy thì để ta gánh chịu cho!

Đại đức Piṇḍolabhāradvāja tuy đắc ngũ thông nhưng chưa có thánh quả, tâm vẫn còn lăng xăng, ham vui; được lời của vị Đệ nhị đại đệ tử như mở tấm lòng. Ông cúi đầu xá chào trưởng lão rồi nhanh như cánh chim én, nhảy lên một tảng đá cao, nhiếp tâm vào định tứ thiền, xuống cận hành, khởi tưởng, trú tưởng, làm kiên cố tưởng. Lát sau, như cánh chim đại bàng, ông bay lên, tảng đá to cao hơn cả cái nhà bị hút dính dưới chân - rồi cứ thế, cánh đại bàng bay ba vòng quanh thành Vương Xá. Bên dưới thành phố, dân chúng xôn xao, ngước lên trời chỉ trỏ. Lát sau, một số nơi đã tỏ ra hoảng loạn, họ sợ tảng đá rớt xuống, sập nhà cửa và chết người nên chạy tới chạy lui có vẻ bất an. Biết vậy, khi đến gần nhà ông triệu phú, đại đức Piṇḍolabhāradvāja khẽ nghiêng người, lắc chân một cái là tảng đá lớn kia được trả về vị trí cũ trên núi. Thuận tay, rướn người, đại đức lấy chiếc bát trên đọt tre cao mười tầm thốt nốt, rồi như cánh chim ưng vàng bay đến cửa nhà ông triệu phú. Ở đây, mọi người đang trố mắt, sững sờ. Thoáng sau, cả gia đình ông triệu phú mừng vui, hớn hở ra đón chào vị A-la-hán trẻ tuổi!

- Tôi là đệ tử đức Thế Tôn! Tôi không phải là bậc A-la-hán cao quý, xin ông triệu phú, cả nhà và mọi người hiểu cho như vậy!

Đại đức Piṇḍolabhāradvāja hai ba lần phân bua, thanh minh. Nhưng ông triệu phú không cần biết điều đó, thỉnh mời vào nhà, xếp đặt chỗ ngồi cao quý nhất. Cả nhà quỳ xuống đảnh lễ. Gia nhân, kẻ làm công và mọi người tìm đến, xúm quanh, vòng trong, vòng ngoài bàn tán ồn ào như buổi chợ đông.

- Có vị A-la-hán thật sự trên thế gian này rồi! Xin ngài cho chúng đệ tử được cúng dường!

Ông triệu phú xin thỉnh lại cái bát đàn hương, đặt vào đấy vật thực thượng vị loại cứng, loại mềm. Thọ nhận xong, vị tỳ-khưu trẻ tuổi nghiêm trang nói:

- Hãy đến Trúc Lâm tịnh xá, quỳ bên chân đức Đạo Sư – ngài dạy như thế nào thì cứ y như vậy mà thọ trì – tôi chỉ là người mới tu học sơ cơ, xin quý vị biết cho như vậy!

Nói thế xong, sợ mọi người phiền nhiễu, đại đức Piṇḍolabhāradvāja chợt biến mất tại chỗ và có mặt ngay tại khu rừng trúc với thời gian như viên lực sĩ co duỗi cánh tay.

Biến cố vừa rồi làm xáo động cả thành phố. Một đồn mười, mười đồn trăm. Không mấy chốc, cả gốc cây, cục đá, bụi cỏ trên mọi hang cùng ngõ hẻm đều đã biết chuyện ấy. Thế rồi, từng đoàn người, từng đoàn người kéo về Veḷuvana như trẩy hội.

Đức Thế Tôn, lúc ấy, sau mùa an cư, vừa từ Maṅkulapabbata về Trúc Lâm, đang tiếp chuyện với thần y Jīvaka Komārabhacca.

Chuyện là, sau một thời gian khá dài vắng mặt, đức Phật thấy có một vài sự đổi khác trong sinh hoạt ở đây, chuyện tốt có, chuyện xấu có.

Việc đầu tiên là tôn giả Uruvelākassapa và đồ chúng tìm đến đảnh lễ, nói là đức vua Seniya Bimbisāra đã hứa khả dâng cúng một khu rừng cách đây không bao xa để thành lập ni viện. Tôn giả Mahā Kassapa cũng hoan hỷ cho biết là một số nam nữ đạo sĩ khổ hạnh cực đoan của Nigaṇṭha Nāṭaputta đã được tôn giả cảm hóa, trong đó có Bhaddākapilāni, người vợ cũ hiện đang đợi chờ sự giáo giới của đức Tôn Sư.

Gần một tuần lễ, đức Phật và các vị trưởng lão thay nhau đến khu rừng mới, nơi ni viện vừa mới thành lập. Đức Phật đã làm lễ xuất gia cho ni giới sau đó bàn giao công việc cho ni trưởng Gotamī và một số giáo thọ, tỳ-khưu-ni học thức, biết việc, quen việc từ Vesāli sang. Cơ sở lều xá đã được tôn giả Uruvelākassapa, tôn giả Mahā Kassapa và chúng đệ tử chuẩn bị từ trước nên số lượng công việc kể ra cũng không nhiều lắm. Tôn giả Sāriputta dường như phải thường trực để giáo giới ni chúng tập sự. Tôn giả Mahā Moggallāna thì được đức Phật giao phó những công việc riêng, lúc ở gần, lúc ở xa; nhưng đa phần là cho phép ngài sử dụng thần thông để cảm hóa hoặc hàng phục những người hữu duyên nhưng rắn mắt, cứng cỏi. Có một chuyện tình cảm tế nhị mà đức Phật cũng không quên dặn tôn giả Ānanda là tạo sự gặp mặt giữa ni trưởng Gotamī, tỳ-khưu-ni Yasodharā, sa-di Rāhula, đại đức Nanda, các tôn giả ông hoàng quý tộc và một số gia đình Sākya thân thiết. Gặp nhau, họ mừng vui lắm, nhưng xem ra cũng thanh thản, nhẹ nhàng.

Tại giảng đường Trúc Lâm, vài ba lần giáo giới thường lệ đến hội chúng tỳ-khưu, sau đó là buổi gặp mặt tất cả chư vị trưởng lão, đức Phật nói:

- Trong số tỳ-khưu mới nhập chúng, Như Lai nhận thấy có một số vị ngũ quan khuyết tật, trông không có tăng tướng, có thể làm mất đức tin cho các hàng cư sĩ tại gia – là tại làm sao?

Tôn giả Mahā Kassapa, bậc niên trưởng, đại diện cho các trưởng lão thưa trình:

- Trong hội chúng của các ngài Kassapa thờ thần lửa thuở trước, thường đi hành hóa ở xa, lâu lâu hóa độ đâu đó một vài người, nghe nói trước đây họ là đạo sĩ tóc búi, có ở tại Uruvelā. Do nể tình đồng đạo cũ, các ngài đã thu nhận. Đệ tử thấy họ ăn nói, đi đứng còn lung tung, nhưng xét ra, đức Tôn Sư chưa có quy định gì về điều ấy!

Đức Phật gật đầu:

- Phải rồi! Như Lai không thể trách các vị được! Đấy là việc thứ nhất cần nên chấn chỉnh - Đức Phật nhìn quanh một lát – Còn việc thứ hai nữa. Trước đây, lúc Như Lai giảng pháp, dẫu cả ngàn người nhưng cũng im lặng như tờ. Nhưng mấy hôm vừa rồi, Như Lai nhận thấy trong hội chúng, nhiều kẻ đứng lên, ngồi xuống, đi ra, đi vào, nhúc nhích, nhấp nhổm khá tùy tiện; lại có rất nhiều cử động thô tháo ở nơi tay chân, thân mình; đây đó lại có tiếng ho, tiếng khạc nhổ, tiếng hắt xì hơi, tiếng gãi ngứa, tiếng cào tay rột rạt... là tại làm sao vậy nhỉ?

Tôn giả Vappa trình thưa:

- Bạch đức Thế Tôn! Những điều đức Tôn Sư thấy hoàn toàn đúng. Tất cả số tỳ-khưu ấy đều đa phần là bệnh nhân. Họ mắc đủ thứ bệnh. Kể từ khi thánh y Jīvaka Komārabhacca nổi danh thơm về tài chữa bệnh đã lan xa nhiều quốc độ. Người ta lũ lượt tìm đến trang viện của thánh y xin chữa hằng chục thứ bệnh khác nhau. Họ ngồi, nằm la liệt đầy sân, đầy vườn. Thánh y Jīvaka Komārabhacca từ chối, nói rằng, ông ta đã đầu tắt, mặt tối lo cho hoàng gia, đức Phật và tăng chúng - đã không có được chút ít nghỉ ngơi, lấy đâu ra thì giờ để chữa bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, họ không chịu đi. Sau phải nhờ một số quân đội hoàng gia mới giải tán được.

Đức Phật yên lặng lắng nghe. Ngài tuy biết mọi chuyện nhưng muốn để chư trưởng lão trình bày, sau đó, chính họ phải có biện pháp giải quyết.

Tôn giả Assaji thưa tiếp:

- Số nam bệnh nhân ở đấy, họ khôn ngoan tìm đến các trưởng lão xin xuất gia, cốt ý để được Jīvaka chữa bệnh. Một số sau khi lành bệnh liền hoàn tục. Số chưa lành bệnh hiện còn ở đây. Đa phần không có tâm tu, tục khí còn quá nặng nề. Chư trưởng lão và các vị giáo thọ hiện đang rất quan tâm về điều ấy!

Đức Phật lại gật đầu:

- Phải rồi! Nhưng các vị cứ nói tiếp đi!

Tôn giả Kimbila thưa tiếp:

- Mới đây, Jīvaka Komārabhacca phát hiện có nhiều chứng bệnh rất nguy hiểm, muốn gặp đức Thế Tôn để trình bày cho cặn kẽ để sớm có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa...

Đức Phật nói:

- Cả việc ấy Như Lai cũng chưa chế định. Ừ, rồi Như Lai sẽ nói chuyện với Jīvaka. Nhưng hiện tại, trước mắt, một vị tỳ-khưu trong giáo hội thanh tịnh mà lé mắt, chột mắt, đi khập khiễng, cụt một tay, cụt một chân, cổ ngoẹo một bên, người lùn tịt, sứt tai, sứt mũi, bướu cổ, câm điếc... nghĩa là ngũ quan bất toàn, kỳ hình dị dạng thì chư vị trông có được không?

- Thưa, không được!

- Còn nữa! Rồi cái tịnh xá Trúc Lâm này, đến một lúc nào đó sẽ biến thành bệnh viện với các vị tỳ-khưu mang bệnh cùi, bệnh lao, bệnh động kinh... thì trông có được chăng?

- Thưa, không được!

Đức Phật nhìn các vị trưởng lão rồi tiếp:

- Giáo pháp Như Lai được xây dựng trên nhân quả, có nhân, có duyên mới có quả. Khi nào có một việc phát sanh mà ai cũng thấy đó là xấu thì ngăn chặn điều xấu ấy, dập tắt nhân ấy, đã trở thành giới điều, trở thành luật tắc. Việc vị tỳ-khưu toàn hảo ngũ quan, tăng tướng – là điều kiện để cho thọ đại giới, vậy là đã trở thành luật xuất gia tỳ-khưu. Việc vị tỳ-khưu phải hoàn toàn khỏe mạnh, vô bệnh là điều kiện cho thọ đại giới, vậy là đã trở thành luật xuất gia tỳ khưu! Các vị thấy có đúng không?

- Thưa, phải vậy!

- Thế thì bây giờ, chư vị trưỏng lão sẽ họp bàn với nhau, soạn thảo với nhau về tất thảy mọi điều kiện toàn hảo, viên mãn về luật xuất gia tỳ-khưu. Hai nội dung lược dẫn mới chỉ là gợi ý sơ khởi, Như Lai biết, các vị sẽ đưa ra được một liệt kê toàn bích hơn nhiều!

Tôn giả Sāriputta tán thán:

- Đúng là sự thấy biết của bậc Toàn Tri Diệu Giác! Chúng đệ tử nắm bắt rất rõ. Các điều kiện xuất gia còn có khả năng ngăn chặn kẻ mang công mắc nợ, kẻ trốn lính, bọn trộm cướp trốn luật pháp, bọn á nam á nữ, bọn bị hình phạt đóng dấu lên trán, bọn bị cáo thị tầm nã; nghĩa là còn nhiều lắm, bạch đức Tôn Sư!

- Ừ, đúng vậy! Như Lai biết! Bây giờ các vị hãy làm việc đi, có Sāriputta và Mahā Kassapa chủ trì. Như Lai sẽ làm việc với Jīvaka Komārabhacca, ông ta đã đến rồi đấy!

Và quả đúng như thế, lúc ấy, Jīvaka với cỗ xe hai ngựa đang đi vào Trúc Lâm tịnh xá.

Đức Phật chăm chú lắng nghe thánh y Jīvaka Komārabhacca trình bày tình trạng nguy hiểm do một số bệnh nhân lợi dụng tìm cách giả mạo, trộm tướng xuất gia. Trong số ấy, có một số bệnh được coi là nan y, bất trị; có một số bệnh lại lây lan truyền nhiễm rất nhanh, nếu chư tỳ-khưu không có kiến thức vệ sinh phổ thông thì nguy hại cho cả giáo hội. Xin đức Thế Tôn cho mở lớp học này. Đáng lưu ý nhất là có một số bệnh - phải gọi là bệnh nghiệp mà ông ta đang nghiên cứu - liên hệ đến việc bệnh nhân cần phải thay tâm đổi tánh; phải biết tu tập, phải biết bố thí, trì giới... mới có công năng giải tan ác nghiệp trước đây!

Jīvaka Komārabhacca nói rằng, bọn chúng đa phần do trọng nghiệp thuở trước còn dư sót, tự bản thân lại đang sống trong các ác, bất thiện pháp thì thượng đế cũng không cứu chúng được. Đệ tử lại càng không thể. Muốn thoát khỏi tình trạng hiện nay là phải trả họ trở về nhà...

Chính lúc đang nói chuyện ngang đây thì dân chúng hiếu kỳ đã kéo đến làm huyên náo cả Trúc Lâm. Vị tỳ-khưu thị giả trình bày lại câu chuyện chiếc bát gỗ đàn hương và đại đức Piṇḍolabhāradvāja đã sử dụng thần thông ra sao. Ngay lúc ấy, tôn giả Mahā Moggallāna cũng vừa dẫn vị đại đức ấy đến đảnh lễ đức Phật và trình diện ngài.

Buổi chiều, sau thời pháp lệ thường, đức Phật giáo giới rộng rãi đến hội chúng, có cả chư vị trưởng lão và đầy đủ cả tăng ni hai viện:

- Chuyện sử dụng thần thông để lấy chiếc bát gỗ quả thật là không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn hạnh. Trước đây, Như Lai thường để cho các vị thượng thủ A-la-hán đã chấm dứt lậu hoặc, đã rỗng không mọi trần cấu – tùy nghi sử dụng các khả năng thắng trí để giáo hóa một số căn cơ nào đó. Nhưng nay thì chuyện gì xảy ra? Tỳ-khưu Piṇḍolabhāradvāja dầu có pháp thượng nhân nhưng chưa bước được vào dòng thánh đạo, nội tâm còn nhiều cấu uế, lại muốn chứng tỏ oai lực của mình trước muôn dân thành Vương Xá? Hành động ấy chứng tỏ gì? Chứng tỏ tâm trí còn dục tham, khoa trương, muốn thể hiện bản ngã, là những kiết sử, cấu uế không có trong tâm bậc thánh. Vì chưa cấm đoán, chưa chế định nên tỳ-khưu Piṇḍolabhāradvāja chưa phạm lỗi. Nhưng nay thì khác. Từ rày về sau, ngoại trừ một vài vị do Như Lai chỉ định, còn tăng ni hai viện, ai để lộ pháp thượng nhân trước hai hàng cư sĩ tại gia, trước mọi người thì phạm tội dukkaṭa(1)tức là xấu ác, sái quấy, phải sám hối trước tăng.

Nhìn chiếc bát gỗ trầm láng lẩy, óng chuốt nổi vân đỏ và tỏa mùi thơm, đức Phật tiếp lời:

- Chẳng lẽ nào một sa-môn khất sĩ, xin ăn trước cửa mọi nhà, sống đời tri túc, tri chỉ, bần hàn, vô sản... lại sử dụng chiếc bát trân quý thế kia? Có xứng với phẩm hạnh xuất trần, ly cấu chăng? Có nghe dễ chịu trước tiếng lời của dư luận xã hội chăng?

Tôn giả Mahā Kassapa bạch:

- Thưa đức Tôn Sư! Chính người sử dụng nó đã cảm thấy khó chịu; còn dư luận xã hội thì khỏi nói, họ cười chê, biếm nhẽ, coi khinh không ra gì đâu! Nhân tiện đây, xin đức Thế Tôn cấm chỉ luôn các loại bát vàng, bát bạc, bát các loại ngọc, bát pha lê, bát đồng đỏ, bát thủy tinh, bát thiếc, bát chì, bát đồng thau...(2)mà lác đác đâu đó, ở nơi này và nơi kia, có một số vị tỳ-khưu đã sử dụng.

Đức Phật gật đầu:

- Phải rồi! Những loại bát mà vị đệ nhất đầu-đà đã liệt kê cũng được phải cấm chỉ như thế. Các hàng trưởng lão phải thông báo rộng rãi điều ấy đi các nơi! Ngưng một lát, nhìn chiếc bát trầm, nhìn qua hướng Jīvaka Komārabhacca - đức Phật tiếp – Còn cái bát trầm đỏ, này ông thần y, nó có phải là thuốc không?

- Đúng vậy, bạch đức Tôn Sư! Nó là dược liệu, ví như ta có thể tinh chế để làm thuốc rỏ mắt cho sáng; nhưng đồng thời cũng là một loại hương liệu quý hiếm nhằm để pha trộn vào các loại thuốc cao, như: cao chữa bỏng, cao đắp đau lưng, cao làm tươi mịn da, cao hút độc, mụt nhọt, cao đắp chỗ xương gãy, cao nhuận tràng, cao ấm phổi... nhiều lắm!

- Ừ! Vậy thì Như Lai trao cái bát quý ấy cho ông để sử dụng vào việc lợi ích.

- Đệ tử sẽ nghiền thành bột để tinh chế thuốc rỏ mắt và các loại cao cần thiết nhất để phục vụ đức Thế Tôn và tăng ni hai viện.

Sau đó đức Phật chế định rằng, chư tỳ khưu, tỳ-khưu-ni chỉ nên sử dụng bát sắt, bát gỗ mít và bát đất mà thôi; ai sử dụng loại bát khác, ngoài chế định, như đã nêu ở trên, là phạm tội dukkaṭa!



(1)“Na bhikkhave iddhipāṭihāriyam dessetabbam. Yo dasseyya āpatti dukkaṭassa”- Này chư tỳ-khưu! Như Lai chế định không được biểu diễn thần thông; ai sử dụng pháp thượng nhân sẽ phạm tội tác ác!

(2)Lấy ý từ Tạng Luật, tiểu phẩm (Cūlavagga)II, Sđd.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2020(Xem: 6635)
Tản mạn : Làm sao Chuyển hoá khổ đau ? "Khổ đau chỉ đến khi ta khởi lên ý niệm đó mà thôi ! " Nếu ai đó đã từng học được điều này thì mời các bạn cùng tôi ngâm vài vần thơ trước khi vào đề tài rất hữu ích cho thời đại công nghệ này bạn nhé ! Nhất là giới trẻ và trung niên ngày nay dù có học Phật Pháp hay đang nghiên cứu vài sách về tâm lý . Làm thế nào khổ đau được chuyển hoá ? Không lạm bàn nạn dịch với thiên tai Thẩm sâu nội tâm ... rơi lệ , thở dài Chuyện uất ức, bất mãn, thành công thất bại ! Suy cho kỹ ... Tâm phan duyên, hoang dại ! Khổ đau chỉ đến ... ý niệm khởi đó thôi Tự mình tiêu cực, sao lại phải Tôi!!! Nào tản mạn ... nuôi dưỡng được tâm thái tích cực !!! ( thơ Huệ Hương )
17/11/2020(Xem: 8022)
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NI TRƯỞNG THƯỢNG NGUYÊN HẠ THANH Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Thánh Tổ Đại Ái Đạo Kiều Đàm Di Mẫu Kính bạch chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng, Ni sư cùng chư Đại đức Tăng Ni, Kính thưa quý Thiện nam, Tín nữ xa gần, Thật là vinh dự cho chúng con/ chúng tôi hôm nay được viết những dòng giới thiệu này cho tuyển tập “Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ” (Sharing the Dharma - Vietnamese Buddhist Nuns in the United States) do Ni Sư Thích Nữ Giới Hương, Chùa Hương Sen, đứng ra biên soạn và xuất bản.
17/11/2020(Xem: 5780)
Nhân loại đã biết cách bay lên mặt trăng, tuy nhiên nhiều nơi trên địa cầu vẫn còn bị ràng buộc với những thói quen xưa cổ, trong đó một thành kiến khó rời bỏ là xem nhẹ phụ nữ. Hầu hết các tôn giáo cũng xem nhẹ phụ nữ. Riêng trong Phật Giáo, phụ nữ từ xưa vẫn có một vị trí đáng kính và bình đẳng trên đường học đạo, để tận cùng là thành tựu Niết Bàn. Khi vua Pasenadi nước Kosala không vui vì hoàng hậu Mallikà sinh một bé gái, Đức Phật trong Kinh SN 3.16 dạy vua rằng: "Này Nhân chủ, ở đời / Có một số thiếu nữ / Có thể tốt đẹp hơn / So sánh với con trai / Có trí tuệ, giới đức..." Hơn hai mươi thế kỷ sau, ý thức nữ quyền mới trở thành phong trào. Theo định nghĩa cô đọng và đơn giản, nữ quyền là niềm tin vào sự bình đẳng của nữ giới với nam giới về chính trị, kinh tế và văn hóa. Do vậy thường khi, nữ quyền gắn liền với dân quyền, vì bình quyền nam nữ dẫn tới ý thức bình quyền cho từng người dân, đặc biệt là nơi các dân tộc đang bị các nước thực dân thống trị, hay nơi các sắc tộc thiểu số
16/11/2020(Xem: 4800)
Vào ngày 8 tháng 11 vừa qua, Hội đồng Thống nhất Thiên Chúa giáo, Phật giáo và Ấn Độ giáo Bangldesh (Bangladesh Hindu Bouddha Christian Oikya Parishad; BHBCOP), đã tổ chức một chương trình tập hợp và biểu tình hàng loạt trên toàn quốc để phản đối các cuộc tấn công, đốt phá, tra tấn và giết hại người tôn giáo thiểu số tại Bangldesh. Là một phần của cuộc biểu tình, họ đã thành lập các chuỗi người và các cuộc biểu tình từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa tại các giao lộ chính của các trụ sở cơ quan chính quyền cấp quận, huyện, thành phố và tỉnh trên khắp đất nước, bao gồm cả giao lộ Shahbagh, Dhaka và giao lộ ngã tư New Market, Chittagong.
16/11/2020(Xem: 5474)
Vào giữa thế kỷ thứ mười bảy, Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã nhấn mạnh tầm quan trọng như thế nào để việc phân tích không trở thành một bài học thuộc lòng như vẹt mà phải là sống động. Khi chúng ta tìm kiếm cho một “cái tôi” tồn tại cụ thể như vậy mà không thể tìm kiếm được nó hoặc là cùng giống hay khác biệt với tâm thức và thân thể, điều thiết yếu là phải tìm kiếm cùng khắp; bằng khác đi chúng ta sẽ không cảm thấy tác động của việc không tìm thấy nó. Đức Đệ Ngũ Đạt Lai Lạt Ma đã viết:
15/11/2020(Xem: 6057)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde, một tổ hợp báo chí uy tín và lâu đời của nước Pháp. Một số câu được trích nguyên văn từ các bài kinh, trong trường hợp này nguồn gốc của các câu trích dẫn đó sẽ được ghi chú rõ ràng, trái lại các câu đã được rút gọn, chỉ giữ lại ý chính, sẽ không có chú thích về nguồn gốc. Ngoài ra trong bài 1 trước đây, người chuyển ngữ đã mạn phép ghi chú dài dòng với hy vọng có thể giúp một vài độc giả theo dõi dễ dàng hơn chăng các lời trích dẫn đôi khi khá cô đọng hoặc trừu tượng? Dầu sao thiết nghĩ sự suy tư và phán đoán là quyền hạn ưu tiên và thiêng liêng của người đọc, vì lý do đó kể từ bài 2 này, người chuyển ngữ sẽ mạn phép chỉ xin ghi chú thêm một vài suy nghĩ riêng của mình khi cảm thấy cần thiết. Độc giả có thể xem bản gốc tiếng Pháp của các câu trích dẫn này trên trang mạng của báo Le Monde: https://dicocitations.lemonde.fr/auteur/616/Bouddh
14/11/2020(Xem: 6455)
Kính mạn phép được thay đổi lại lời của một bài hát mà âm điệu đã thấm sâu vào huyết quản tôi từ bao giờ và hôm nay một lần nữa lại vang vang ...nửa như kích thích sự hưng phấn trong tôi nửa như khuyến khích tôi phải trình bày vì sao tôi thấy ra được điều này " Một niềm an vui hạnh phúc hỷ lạc thật sự có mặt và có thật trong mỗi con người chúng ta "
13/11/2020(Xem: 5149)
Từ khi có Lục tổ Huệ Năng đưa ra lý thuyết chúng sanh có sẳn Tánh Giác gọi là Phật Tánh trong người nhưng vì bị Ý thức che mờ đi nên cần ngồi thiền vén lớp ý thức này ra thì Phật tánh sẽ hiện ra thành Phật nên không cần kinh luật bất lập văn tự mà tu. Rất nhiều người bình dân phương nam đi theo một thời đông đảo. Câu hỏi được đặt ra là tánh giác này có trước hay sau ý thức? Thế nên mới đưa ra kế tiếp là giác ngộ rồi mới khởi tu tức là học kinh Phật. Vì Giác ngộ đến Giải thoát sinh tử là một chặng đường rất dài có khi rất nhiều kiếp cần trãi nghiệm. Vậy chúng ta nghiên cứu giác ngộ trước.
13/11/2020(Xem: 4805)
Nhân khi đọc bài Thành Tựu Niết bàn của Cư sỹ Nguyên giác Phan Tấn Hải, chúng tôi xin phép kết hợp với thuyết big bang của Stephen Hawking và tiến trình giác ngộ của Đức Phật, và sự sống và chết theo Phật giáo để luận bàn về Niết bàn, giải đáp thắc mắc đức Phật chết rồi đi về đâu? Đây chỉ là khởi niệm mới lạ, biết đâu tương lai sẽ có người chứng minh được.
13/11/2020(Xem: 4743)
Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]