Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

21. Máu Quý Hơn Nước

15/03/201405:33(Xem: 21451)
21. Máu Quý Hơn Nước
Mot cuoc doi bia 02


Máu Quý Hơn Nước








Ra xuân, trời nắng dịu, đức Phật cùng với hội chúng, mấy chục vị trưởng lão và chừng trên dưới năm trăm vị tỳ-khưu - đặc biệt có cả Ānanda, Nanda, Rāhula, các tỳ-khưu gốc hoàng tộc và chiến sĩ Sākya - lại du hành lên phương Bắc, vượt sông Gaṅgā, đến Vesāli, tạm cư tại Kuṭagārasālā (Trùng các giảng đường, Nhà nhiều tầng có nóc nhọn hoặc Sảnh đường nóc nhọn), rừng Mahāvana. Ở tại đây, ngoài việc đi hóa duyên các nơi, đức Phật biết mình còn có nhiều việc phải làm.

Năm nay, khí hậu, thời tiết nước cộng hòa Licchavī rất thuận hòa, đất nước phồn thịnh, nhân dân no ấm nên việc trì bình khất thực khá dễ dàng. Các vị trưởng lão nhận được lời mời của khá nhiều người trong giới quý tộc, các gia chủ trong vùng, đặt bát tại các tư gia; và các ngài thường thuyết những bài pháp thuận thứ cũng như cho quy y khá nhiều người.

Trưởng lão Mahā Kassapa cùng năm trăm môn đệ đến đảnh lễ Phật và nghe lời giáo giới. Cuối buổi pháp thoại, đức Phật ái ngại nói:

- Trông ông có vẻ phong sương quá, lại gầy ốm nữa! Việc khất thực khó khăn lắm phải không, Mahā Kassapa?

- Đệ tử sức khỏe vẫn bình thường, bạch đức Thế Tôn!

- Nghe nói ông chỉ khất thực những gia đình nghèo khổ - việc ấy có đúng không? Có thiên vị, có đánh mất tính bình đẳng không?

- Đệ tử hiểu! Nhưng vì tâm bi mẫn, đệ tử muốn giúp cho người nghèo, cho họ kiếm chút phước để nương tựa cho nhiều đời sau!

Đức Phật lại hỏi:

- Có người khổ quá, hoàn cảnh bất hạnh quá - Như Lai nghe nói ông lại nhập diệt thọ tưởng định bảy ngày, sau đó mới đi hóa duyên?

- Cũng có một số lần như thế, nhưng đôi khi cũng rải tâm từ, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật mỉm nụ hoa sen:

- Một vị thượng thủ A-la-hán, nhập định bảy ngày hoặc rải năng lượng tâm từ - ai đặt bát cho vị ấy, phước báu rất thù thắng - không chỉ là chút phước đâu, này Mahā Kassapa!

Trưởng lão Mahā Kassapa chỉ biết cúi đầu, nhẹ mỉm cười rất khiêm tốn.

Đại đức Ānanda từ đâu đó xuất hiện, trên tay cầm một tấm y mới đã nhuộm màu vàng đất, nhìn trưởng lão Mahā Kassapa, nói rằng:

- Chiếc y của pháp huynh cũ nát quá rồi, hãy cho đệ xin dâng tấm y này, vải tuy xấu nhưng lành lặn.

- Cảm ơn pháp đệ - Tôn giả từ tốn nói – nhưng tôi đã quen với vải rách, vải lượm rồi vá lại mà thôi; tấm kia nguyên vẹn quá, xin dành cho các sa-môn trẻ hoặc các vị khác cần dùng hơn.

Và dầu Ānanda năn nỉ thế nào, tôn giả cũng không nhận. Đức Phật phải góp lời:

- Thọ trì mười ba pháp đầu-đà bậc thượng, Mahā Kassapa không thọ dụng y mới đâu, Ānanda!

Hôm kia, từ nước Mallā, trưởng lão Kāḷudāyi đến Mahāvana báo tin với đức Phật là đức vua Suddhodana lâm bệnh nặng, có lẽ không qua khỏi vì người tuổi đã gần trăm, muốn gặp ngài lần cuối cùng.

Thế là tức khắc ngày hôm sau, đức Phật và đại chúng lên đường. Và cứ hễ chừng hai, ba do-tuần là phái đoàn được bổ sung thêm các vị trưởng lão và một số tỳ-khưu ở nơi xa đến. Họ đều là những vị A-la-hán lậu hoặc đã tận, có thần thông - biết chuyến đi này là chuyến đi báo hiếu của đức Phật – nên họ tự động tìm tới. Vậy là khi đến Mallā, hội chúng đã có trên ngàn vị.

Trưa hôm ấy, khi dừng chân tại một ngôi rừng ven đường, sử dụng thần thông, đức Phật biết có chuyện trọng đại xảy ra tại biên địa hai nước Sākya và Koliya. Số là dòng sông Rohini, vào khoảng tháng ba, tháng tư mực nước bắt đầu khô cạn; năm nay trời lại hạn hán hơn nên tình trạng ruộng đồng, hoa màu hai bên bờ sông nguy cơ không cứu vãn nổi. Trước đây, nhân dân vùng này đã cho ngăn một con đập, từ đó, họ kéo nước đổ vào ruộng đồng hai bên. Tuy nhiên, vì muốn cứu lúa, cứu hoa màu mà nhân dân hai bên xảy ra tranh chấp nguồn nước. Ban đầu là lời qua tiếng lại, mạ lỵ, phỉ báng nhau, sau đó, với giáo mác – hai bên quyết liệt sẵn sàng đổ máu để chiếm nguồn nước. Nguy hiểm hơn, quân đội hai bên bắt đầu dàn quân, chuẩn bị vào trận để bênh vực cho nông dân nước mình...

Đúng vào lúc đó, với thời gian như viên lực sĩ co duỗi cánh tay, đức Phật xuất hiện; ngài đứng giữa hư không, ngay phía trên con đập phân ranh hai nước. Rõ ràng, ngài đang đứng giữa trận tuyến - bên nội, bên ngoại - để làm người trung gian hòa giải.

Thấy đức Phật oai nghiêm như một vị phạm thiên, hào quang sáng rực đang đứng lừng lững giữa hư không biên địa hai nước; nông dân quăng giáo mác, quân đội quăng vũ khí, cung tên, giáp bào đồng quỳ xuống, sụp lạy: Họ biết uy đức Phật lâu rồi...

Đức Phật nói:

- Như Lai chỉ muốn hỏi chư vị một câu thôi: Nước quý hơn máu hay máu quý hơn nước?

Mọi người cúi đầu, câu hỏi ấy không cần phải trả lời vì ai cũng hiểu cả.

- Vậy có đáng không, chư vị là hai nước anh em, cùng liên minh, đoàn kết thương yêu nhau; bây giờ vì tranh giành nguồn nước mà sinh ra đổ máu. Vậy đối với chư vị, nước quý hơn máu hay sao – những giọt máu đồng bào huynh đệ? Hãy trả lời cho Như Lai xem nào?

Uy lực của đức Phật cùng với cách nói có trọng lượng ngàn cân – đã tạo nên phép thần kỳ hy hữu: Cả hai bên thấy mình lầm lỗi, xin sám hối với đức Phật rồi đồng thuận giải hòa!

- Này chư vị! Đức Phật tiếp - hoạn nạn giúp đỡ nhau mới quý; lúc khó khăn tìm cách san sẻ, chia đắng, sớt cay mới là tâm đức của bậc đại trượng phu! Hãy nghe lời Như Lai mà tận dụng nguồn nước cả hai bên cho đồng đều; đừng dại dột tranh chấp đổ máu, sau này có hối cũng không kịp nữa đâu!

Nói thế xong, đức Phật biến mất giữa hư không, cả hai bên quỳ lạy như tế sao!

Về lại khu rừng, đức Phật lại bộ hành cùng với đại chúng như không có chuyện gì xảy ra. Tôn giả Mahā Moggallāna nói nho nhỏ, kể chuyện đức Phật vừa giải hòa việc tranh chấp nguồn nước sắp đi đến đổ máu của nhân dân biên địa hai nước Sākya và Koliya, tại sông Rohini - cho đại đức Ānanda nghe! Đại đức Ānanda rất thú vị, tự nghĩ:“Đức Thế Tôn luôn luôn bảo vệ sự sống, thuở xưa là con chim hạc, bây giờ là nguồn nước; và suốt trên lộ trình du hành, ngài bao giờ cũng nhắc nhở giữ gìn cây cối thảo mộc, nguồn nước, cả những bãi cỏ xanh!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2011(Xem: 6522)
Người Phật tử có hiếu, nhân ngày lễ Vu Lan hối tưởng lại công ơn cha mẹ, nếu cha mẹ còn hiện tiền hãy đem hết lòng thương kính, chăm sóc...
07/08/2011(Xem: 13790)
Trong các công hạnh đơn giản mà sâu dày và khó thực hiện cho vẹn toàn nhất là hạnh buông xả. Hành giả Phật giáo lấy tâm buông xả làm công hạnh hàng đầu.
03/08/2011(Xem: 10277)
Kinh Phạm Võng dạy rằng “Người Phật tử nếu lấy tâm từ mà làm việc phóng sinh thì thấy tất cả người nam đều là cha mình, tất cả người nữ đều là mẹ mình.
03/08/2011(Xem: 6311)
Thưa các vị Thanh thiếu niên: Mấy hôm trước một cơn mưa to ập đến, con đê vừa mới đắp để ngăn chặn dòng suối ở phía Tây đã sạt lỡ rất nguy hiểm, các vị pháp sư trong học viện đích thân dẫn đại chúng đến đó để sửa sang lại. Việc công quả trong Phật giáo cũng là một pháp tu, cũng là một thời khóa, tham gia công việc khiến cho chúng ta có thể hiểu rõ sự thánh thiện của việc làm, sự vĩ đại của việc phục vụ, từ công việc chúng ta có thể nhận thức được mình là người hữu dụng.
02/08/2011(Xem: 16553)
Cần tảo Già lam địa Thời thời phước huệ sanh Tuy vô tân khách chí Diệc hữu thánh nhơn hành. Dịch nghĩa: Siêng năng quét sạch đất chùa Để cho trí huệ bốn mùa phát sanh Tuy ngày không có khách lành Thánh nhơn thường đến kinh hành nơi đây.
02/08/2011(Xem: 4751)
Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.
02/08/2011(Xem: 4681)
Tiếp nối mạch chương trình Bố tát, Quá đường tập trung và sinh hoạt thảo luận của Chư Tăng tại Thừa Thiên Huế. Chiều ngày 30.6. Tân Mão (30.7.2011) tại Văn phòng Ban Trị sự GHPG tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi hội thảo, tọa đàm lần thứ 5 mùa an cư 2011 với vấn đề đưa ra thảo luận lài “Cảnh giác mọi âm mưa chia rẻ nội bộ Phật giáo và xâm thực Phật giáo”
01/08/2011(Xem: 10961)
Đã có một thời tôi không biết Phật pháp là gì? Trong ký ức tuổi thơ của mình, Phật pháp là những quyển sách ố vàng, vằn vện những chữ tôi không đọc được, hoặc có đọc được vẫn là những âm tự bí ẩn, xa lạ. Tôi không hề có hứng thú để tìm hiểu về Phật giáo cũng vì những lẽ đó. Nhưng rồi do duyên lành, tôi được những đạo hữu quen và không quen giới thiệu những quyển sách đọc được về Phật pháp. Những quyển sách đã khai tâm cho tôi, đã dẫn tôi những bước chập chững đến với kho tàng Phật pháp. Tôi hiểu ra rằng, Đức Phật đã có đến hàng vạn pháp cho mọi người tùy theo căn cơ của mỗi người.
31/07/2011(Xem: 8288)
Mùa Vu Lan lại về, tôi bồi hồi xúc động. Ai cũng có một người mẹ trong trái tim. Sương mù và mưa ngâu. Nhớ thương và xót xa một cái gì đã mất.
30/07/2011(Xem: 9864)
Tiếng chuông chùa mãi ngân vang, vào lúc buổi bình minh vừa thức giấc hay lúc chiều về, đem theo âm thanh ấm cúng, chan chứa tâm tình, lan rộng ra khắp không gian. Từ bao đời qua, tiếng chuông chùa trở thành nề nếp đẹp của văn hoá tâm linh cho mọi người, với nhịp khoan thai, nhịp nhàng, trong âm vang như chứa những niềm vui, hỷ lạc, một tấm lòng nào đó, khó diễn tả được.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567