Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con người sợ nhất là chính mình

09/03/201417:03(Xem: 7768)
Con người sợ nhất là chính mình



CON NGƯỜI SỢ NHẤT LÀ ĐÁNH MẤT CHÍNH MÌNH?

Do người ta đánh mất chính mình nên bị tham lam, ích kỷ, tham muốn quá đáng chi phối rồi sinh ra sân giận, thù hằn, ghét bỏ mà tìm cách giết hại lẫn nhau. Có một chú tiểu sau nhiều năm tu học ở chùa mới cung kính thưa hỏi hoà thượng:

“Thưa sư phụ, con người ta sợ nhất cái gì?” Hoà thượng hỏi lại vị đệ tử: “Vậy theo con thì sợ nhất cái gì?” “Dạ thưa sư phụ, có phải là sự cô độc không ạ?” Hoà thượng lắc đầu: “Không đúng!” “Dạ thưa sư phụ, vậy là sự hiểu nhầm chăng?” - “Cũng không đúng!” - “Là sự tuyệt vọng?” - “Càng lại không đúng!”

Rồi chú tiểu liền đưa ra mười mấy phương án khác nhưng hết thảy hoà thượng đều không chấp nhận. Chú cảm thấy mất tự tin trước những lời xác định là không nên vặn hỏi lại sư phụ: “Vậy là gì thưa sư phụ?” - “Là chính mình?” Chú tiểu bất ngờ nhận ra chính mình là tâm trong sáng, thanh tịnh.

Lúc này, Hoà thượng mới từ tốn nói: “Thực ra, những điều con vừa nói như sự cô độc, sự hiểu lầm, sự tuyệt vọng hoặc vô vàn những sự kiện khác… đều là cái bóng phản chiếu của tính biết sáng suốt, nó là cảm xúc do sự vọng động của chính mình mà ra. Nếu ai cũng nghĩ những thứ đó là đáng sợ thì chúng ta tự đánh mất chính mình. Ngược lại, chúng ta không sợ gì hết vì nghĩ rằng không có nhân quả nghiệp báo thì vô tình tạo thêm nhiều tội lỗi làm tổn hại cho người và vật.” Sau câu nói của sư phụ, chú tiểu đủ niềm tin biết mình có tâm thanh tịnh, sáng suốt ngay nơi thân này.

Câu chuyện trên luôn nhắc nhở chúng ta sống ở đời cần có sự suy gẫm, chớ nên buông xuôi mọi việc. Có lẽ ai cũng đã từng đôi ba lần đánh mất một thứ gì đó. Trong tất cả những điều bị đánh mất, có khi nào chúng ta tự hỏi lòng mình rằng chúng ta lo sợ bị đánh mất điều gì nhất không? Thật ra, trong mọi thứ bị đánh mất, đánh mất chính mình mới là điều đáng sợ nhất, nên từ đó con người ta mới tham lam, ích kỷ, sân hận, ganh ghét, tật đố rồi tìm cách tạo vây cánh, bè phái đấu tranh, giành giựt, giết hại lẫn nhau.

Những người đang yêu nhau tha thiết không muốn rời xa nhau vì đam mê, vì say đắm, vì luyến ái nhớ nhung và có lẽ sợ nhất là mất người yêu. Có người thì sợ mất gia đình người thân mà mình yêu quý nhất như cha mẹ lo cho con cái, như vợ chồng thương yêu nhau, như anh em cùng vui vẻ, thuận thảo, thương mến nhau… Và những người đang thăng tiến trên con đường công danh, sự nghiệp thì có lẽ sợ mất quyền cao chức trọng và sợ không còn ai cung kính, tôn trọng khi bị thân bại danh liệt… Nói chung, tất cả chúng ta sợ bị đánh mất rất nhiều thứ, toàn là những điều có liên quan đến sự sống gia đình và xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất, quý giá nhất mà chúng ta đã đánh mất nó từ lâu là chính mình.

Chúng ta đừng bao giờ vì muốn được lòng một ai đó mà tự đánh mất chính mình. Thế gian này đã từng có rất nhiều người đánh mất cả cuộc đời chỉ vì quyền lợi riêng tư, mong được có địa vị danh vọng và mau thăng quan tiến chức mà sống trong lừa đảo, dối trá, bóc lột kẻ dưới… Chính vì vậy, “nhận biết chính mình” mới là điều cần thiết và quan trọng nhất. Nếu chúng ta biết tất cả mọi thứ trên đời, trên thông thiên văn, dưới am tường mọi sự việc mà lại không biết chính mình là ai, là gì, mình từ đâu đến và sau khi chết đi về đâu thì sự hiểu biết ấy chỉ đáp ứng được giá trị bên ngoài nên không thể giúp ta hoàn thiện chính mình để thật sự sống bình yên, hạnh phúc.

Người xưa nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Thắng ở đây không chỉ là thắng theo kiểu chiến trận, thắng ở đây cũng chưa hẳn là thắng người hay thắng kẻ thù mà thắng ở đây là thắng chính mình. Chúng ta chiến thắng những dục vọng thấp hèn có tính cách tham lam, sân hận, si mê để vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời nhờ biết cách làm chủ bản thân để không bị các thói quen xấu ác có tính cách làm tổn hại cho người và vật.

Chúng ta cần biết được chính mình để sống tốt hơn trong mối quan hệ với gia đình người thân, với bạn bè, với đồng nghiệp và với tất cả mọi người trong xã hội. Ngày xưa, thời Phật còn tại thế, có vị tỳ kheo đã hoàn tục và xuất gia đến lần thứ 7. Gia tài của thầy chỉ có cây cuốc cùng miếng ruộng nhỏ, ấy thế mà đã làm cho thầy điên đảo vọng động, tính toán hơn thua. Sau nhiều lần hoàn tục chỉ vì tiếc nuối cây cuốc, dù xuất gia nhưng thầy vẫn giấu cây cuốc vào chỗ kín để đến khi cần thì lấy ra xài. Lần thứ 6 khi hoàn tục thầy cảm thấy bất an bởi cuộc sống chẳng có gì khấm khá hơn. Trong thời gian đó, thầy quán chiếu về sự hiện hữu của thân này nên thấy rõ nó là một chuỗi nhân duyên hòa hợp giả có, không thực thể. Vậy cái gì là tôi mà muốn chiếm hữu để rồi từ đó thấy mọi thứ là của tôi mà chúng ta tham đắm, dính mắc vào đó rồi làm khổ đau cho nhau.

Sau lần thiền quán đó đã giúp thầy khai thông trí tuệ, thấy rõ được bản chất thật của thân này là vô thường, tâm suy tư nghĩ tưởng là vọng dối, hoàn cảnh sự vật thì đổi thay nên tất cả đều vô thường. Nhưng ngay nơi thân này có tính biết sáng suốt, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, mũi-lưỡi-thân-ý cũng lại như thế. Rồi thầy ra bờ sông quăng cây cuốc xuống dòng sông và la lớn lên trong sự mừng rỡ: “Ta đã chiến thắng rồi! Ta đã chiến thắng rồi!”

Lúc này, vua Ba Tư Nặc cùng quan quân vừa mới dẹp loạn xong và đang trên đường trở về, nghe tiếng thầy tỳ kheo nói “Ta đã chiến thắng rồi” nên Vua Ba Tư Nặc mới tự nghĩ thầm trong bụng “Ta mới chính là người đã chiến thắng” rồi đến thưa hỏi thầy tỳ kheo kia: “Thầy đã chiến thắng cái gì?” Thầy tỳ theo mới nói: “Tôi đã 7 lần hoàn tục và xuất gia, hôm nay mới chiến thắng được chính mình là biết cách chuyển hóa phiền não tham-sân-si do lầm chấp thân này là tôi và của tôi.”

Chúng ta từ xưa nay mải mê tìm cầu bên ngoài để kiếm tìm hạnh phúc mà tự đánh mất chính mình. Một số người cho rằng chết là hết nên đánh mất chính mình. Kẻ tin có đấng thần linh thượng đế ban phước giáng họa nên cũng đánh mất chính mình. Còn có nhiều người quan niệm cõi này là cõi tạm, cõi bên kia mới là cõi vĩnh hằng rồi từ đó đánh mất chính mình trong hiện tại. Một số người nói rằng tất cả đều là ngẫu nhiên, khi không nên cũng đánh mất chính mình. Rồi kẻ cầu khẩn, van xin, ỷ lại vào người khác càng đánh mất chính mình nhiều hơn nữa.

Tại một làng nọ có một ông già sống nghèo khổ trên mảnh đất khô cằn, đá sỏi của mình. Sau nhiều năm cày sâu cuốc bẩm, siêng năng đầu đội trời chân đạp đất nhưng chẳng có gì khá hơn. Rồi một buổi sáng đẹp trời ông đang chuẩn bị công việc hằng ngày thì bỗng nhiên người ta phát hiện bên dưới miếng đất của ông có một mỏ đá kim cương. Từ đó, ông già trở nên giàu có, ông sắm một chiếc xe hơi sang trọng với số tiền khổng lồ để mỗi ngày đi du lịch đó đây mà ngắm cảnh xem hoa, vui thú trong quãng đời còn lại.

Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt là ông già đó chẳng bao giờ phải tốn tiền mua xăng. Ông đã dùng hai con ngựa để kéo chiếc xe đi hết nơi này sang nơi khác. Nhiều người trong chúng ta hiện nay cũng đang sống một cuộc đời như thế, nhưng đáng tiếc là hầu như tất cả mọi người đều lãng phí thời gian vô bổ để tìm cầu bên ngoài mà tự đánh mất chính mình. Chúng ta quay lại chính mình ở đây không có nghĩa là ta tự hủy diệt thân xác, đày đọa bản thân, mà chúng ta biết cách làm chủ bản thân qua ý nghĩ, lời nói và hành động để không làm tổn hại một ai.

Để hoàn thiện chính mình chúng ta cần phải nhận biết những khuyết điểm của bản thân để tìm cách khắc phục và chuyển hóa. Chúng ta có thể làm tốt hơn tất cả mọi công việc nếu chúng ta quyết tâm và nỗ lực làm mới lại chính mình. Ngay từ giờ phút này mọi người hãy lắng lặng tâm tư để quay về với tuổi thơ, khi còn nhỏ có lẽ ai cũng biết chơi trò đá dế, xem đá dế và cổ động đá dế. Một con dế trống bình thường chỉ thích gáy để ra oai với các nàng dế mái mà không thích đánh nhau, nhưng một khi đã bị con người quay cho chóng mặt rồi thì gặp đâu đá đó, cắn xé điên cuồng với đồng loại. Cuộc đời chúng ta cũng giống như thế, ta bị dòng đời cuốn trôi theo tiền tài, sắc đẹp, quyền cao chức trọng, ăn ngon mặc đẹp, ngủ nhiều nên chúng ta không còn biết chính mình là gì nữa.

Mỗi một ngày chúng ta hãy dành cho mình một chút ít thời gian, một không gian yên tĩnh để quay lại chính mình mà biết cách làm chủ bản thân trong cuộc sống bộn bề với những được mất, hơn thua, phải quấy, tốt xấu. Ta có thể vận dụng thiền trong đời sống hằng ngày bằng cách làm chủ suy nghĩ của mình. Một niệm ác dấy lên ta liền không theo hay trụ tâm vào hơi thở hoặc niệm Phật, Bồ tát để dần hồi chuyển hóa các tạp niệm lăng xăng mà làm mới lại chính mình.

Có một vị thương gia sau nhiều năm lập nghiệp kiếm được rất nhiều tiền và rất thành công. Tuy nhiên, trong thời gian kinh tế toàn cầu khủng hoảng anh bị phá sản rồi nợ nần chồng chất. Cuối cùng, không tìm ra cách giải quyết nên anh định kết liễu cuộc đời. Nửa đêm, anh lần mò ra bờ sông và chợt nhìn thấy một người thiếu nữ xinh đẹp đang ngồi than khóc thảm thương, động lòng hiếu kỳ nên anh đến hỏi cô gái:

“Có chuyện gì mà đêm khuya thanh vắng cô ngồi khóc một mình ở đây?” Cô gái buồn bã nói trong nghẹn ngào, uất ức: “Em bị người yêu bạc đãi nên không còn muốn sống nữa, không có anh ấy em không thể nào sống nổi.” Vị thương gia nghe xong liền lập tức dùng lời khuyên nhủ: “Trước khi quen bạn trai em vẫn bình thường sống một mình mà!” Cô gái vừa nghe xong liền thức tỉnh và cám ơn chàng thương gia rối rít, sau đó bỏ ngay ý định tự tử. Lúc đó, cô gái quay sang hỏi vị thương gia: “Còn anh, sao nửa đêm anh ra đây làm gì?” Vị thương gia hổ thẹn quá nên đành nói dối là chỉ dạo mát ngắm trăng, nhìn dòng sông thơ mộng.

Chàng thương gia và cô gái cả hai đều đánh mất chính mình nên trong cuộc mưu sinh phải chịu vật vã trong khổ đau, thậm chí đến đường cùng đành chọn giải pháp quyên sinh khi mất mát xảy ra. Xét cho cùng cũng chỉ thiệt cho mình mà thôi vì trước khi mất mát chúng ta đâu có gì.

Con người do bám víu vào sắc thân này mà cho là thật ta nên làm cái gì cũng để đáp ứng nhu cầu cho thân. Chúng ta ai sinh ra đời cũng với hai bàn tay trắng, vậy mà khi lớn lên sự chấp ngã ngày càng nhiều nên si mê, sân giận, tham lam chiếm đoạt giành lấy về phần mình làm khổ đau cho nhiều người khác. Chính vì thế, Phật dạy từ con người cho đến muôn loài vật đều chịu sự chi phối của vô thường, thay đổi vốn là bản chất của cuộc đời này để chúng ta bớt làm tổn hại nhân loại.

Ốc sên con một hôm thắc mắc hỏi mẹ: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng như thế mà các loài khác không có như vậy?” Ốc sên mẹ nói: “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ nên phải mang cái vỏ cứng bên ngoài để bảo vệ thân này.” - “Chị sâu róm cũng không có xương nhưng tại sao chị ấy không cần đeo cái vỏ như mình vậy mẹ?” - “Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm nhờ có đôi cánh nên tung bay đó đây và nhờ bầu trời bảo vệ.” - “Ủa, sao cô giun đất cũng không có xương, cũng không biến hóa được nhưng cô ấy không đeo cái vỏ như mình vậy mẹ?” - “Vì cô giun có khả năng chui xuống đất được nên lòng đất sẽ che chở cô ấy.”

Nghe mẹ nói như thế ốc sên con vừa khóc vừa nói: “Loài ốc chúng ta thật bất hạnh hơn các loài khác vì không có bầu trời bảo vệ và lòng đất cũng chẳng che chở cho chúng ta. Vì vậy mà chúng ta phải đeo cái vỏ nặng nề này.” Ốc sên mẹ mới nói với con rằng: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình để được sống và tồn tại con ạ.”

Hình ảnh mẹ con ốc sên nói chuyện với nhau về cái vỏ bọc che thân mang ý nghĩa do ngu si chấp thân làm ngã nên phải bị đọa vào loài ốc sên để chịu quả báo. Loài bướm, loài giun được ví như các tín đồ cuồng tín không hiểu lẽ đúng sai của cuộc đời nên chấp nhận đấng tối cao ban phước giáng họa để sống một đời mê muội chẳng hiểu biết gì.

Cuộc sống của muôn loài vật được sinh ra bởi do thói quen chấp trước nhiều đời nên mới có thân tướng, hình dạng khác nhau. Làm người dù xấu xí, đen đúa, khó coi nhưng vẫn tốt hơn các loài vật vì còn biết suy nghĩ, tìm tòi, nghiệm xét, phân biệt tốt xấu, đúng sai. Các loài súc sinh chỉ sống theo nghiệp nên không có khả năng suy nghĩ, do đó chịu sống một kiếp tối tăm, mê muội vì đã hoàn toàn đánh mất chính mình.

Con người hơn các loài vật ở chỗ biết phân biệt, nếu gặp người khác chỉ dạy, nhắc nhở hoặc tự chiêm nghiệm, suy xét sẽ dễ nhận ra sai sót của mình mà thức tỉnh trở lại. Khichúng ta luôn sống với chánh niệm tỉnh giác thì nhờ vậy ta lúc nào cũng để hết tâm ý vào những gì mình đang tiếp xúc. Chúng ta biết quan sát sự việc đang diễn ra một cách rõ ràng, tường tận và trung thực. Nhờ vậy, ta dễ dàng làm chủ bản thân mà không đánh mất chính mình để bình thản, an nhiên trước mọi xung đột, đổi thay của dòng đời nghiệt ngã.

Khi ta quét dọn nhà cửa hay lau chùi, chúng ta chỉ chú tâm vào việc mình đang làm. Ta biết rõ từng cử chỉ, hành động của mình mà không bị vướng kẹt vào bất cứ đối tượng nào thì việc dọn dẹp nhà cửa cũng được gọn gàng, sạch sẽ và mau chóng hơn.

Khi lái xe cũng vậy, ta phải dùng tâm biết để điều hành mắt nhìn thẳng phía trước hoặc liếc ngang, liếc dọc để quan sát từng diễn biến xảy ra. Tai nghe tiếng còi xe, mắt nhìn thấy đèn xin cho xe qua mặt hoặc quẹo trái, quẹo phải. Tay giữ lái, mắt quan sát, hai chân chủ động đạp số hay thắng để đảm bảo an toàn khi lái xe. Thân ta đang ngồi trên xe còn tâm ý đang nhớ nghĩ chỗ khác nên không làm chủ được tốc độ, do đó dễ gây ra tai nạn, gây thương tổn đến tính mạng và thiệt hại tài sản. Mặt khác, trong lúc lái xe đèn đỏ là cơ hội giúp ta biết dừng lại và tâm trở về với chính mình. Khi gặp đèn đỏ, chúng ta ngồi yên ổn để toàn thân thư giãn nhẹ nhàng giúp cho tâm được an ổn, thoải mái.

Con người do đánh mất chính mình nên mới tham lam, thù hận, ganh ghét, tật đố, vu oan, phỉ báng, tìm cách triệt hạ lẫn nhau. Chính vì vậy, vua Trần Nhân Tông hiểu thấu được lời Phật dạy nên đã từ bỏ quyền lực cao nhất mà giao lại cho con để ra sức tu tập, cuối cùng đạt được giác ngộ, giải thoát. Sau đó, ngài đem tư tưởng Phật học, đặc biệt là Thiền học được đưa vào áp dụng rộng rãi trên khắp mọi miền đất nước nên mọi người nhờ biết quay lại chính mình mà làm chủ từ suy nghĩ cho đến lời nói và hành động. Ngài khuyên tất cả dân chúng quy hướng Tam bảo, giữ gìn năm giới, tu mười điều thiện, phá bỏ những tập tục mê tín và các tín ngưỡng khác có tính cách giết hại. Chính nhờ vậy mà đại đa số người dân đều sống có ý thức, trách nhiệm, thương yêu đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.

Để không đánh mất chính mình chúng ta phải sống tỉnh giác, khi làm việc gì ta phải biết rõ việc đó; khi đi biết mình đang đi, khi uống nước biết mình đang uống nước, khi tiếp xúc với công việc thì biết mình đang làm cái gì… Thông thường, tâm ý chúng ta hay chạy theo những buồn vui, thương ghét nên lúc nào cũng sống trong phân biệt phải quấy, tốt xấu, đúng sai… Chúng ta hay nhớ nghĩ về quá khứ tốt và xấu rồi tiếc nuối những gì đã qua, tương lai chưa đến mà chúng ta lại mơ mộng ảo huyền, hy vọng đạt được những điều tốt đẹp mà trong hiện tại chúng ta lại không chịu gieo nhân thiện lành, do đó đành cam chịu đánh mất chính mình để bị dòng đời cuốn trôi mà làm những điều xấu ác.

Quay lại chính mình để nhận ra tâm Phật thanh tịnh, sáng suốt ở ngay nơi thân mình. Do đó, chúng ta biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ cho đến lời nói, hành động không làm tổn hại một ai và luôn mở rộng tấm lòng từ-bi-hỷ-xả để đem tình yêu thương chân thật đến tất cả muôn loài bằng trái tim hiểu biết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/02/2021(Xem: 5407)
Nhân đọc bài về tuổi già của Đỗ Hồng Ngọc Bác sĩ y khoa, tôi mỉm cười. Mình cũng thuộc tuổi già rồi đấy!! Các bạn mình cũng dùng chữ ACCC= ăn chơi chờ chết vì vượt qua ngưỡng tuổi 70 rồi. Vậy theo BS Ngọc là làm như vậy cũng thực tế đó nhưng có thật là hạnh phúc tuổi già không? Bạn có đủ hết, con cái thì hết lo cho chúng được nữa rồi, chúng tự lo lấy chúng. Tiền bạc thì hết lo được nữa rồi có bấy nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.
14/02/2021(Xem: 4904)
Phật giảng thuyết có ba phương cách: a. Giảng trực tiếp như các kinh đạo Phật Nguyên thủy, b. Giảng bằng phủ định, từ chối là không và phủ định hai lần là xác định tuyệt đối. c. Giảng bằng biểu tượng, đưa câu chuyện cánh hoa sen hay viên ngọc trong túi người ăn mày để biểu tượng hoá ý nghĩa sâu xa của kinh. Phương cách thứ ba này là kinh Pháp Hoa. Có nhiều biểu tượng nhưng nổi bật nhất là cánh hoa sen là biểu tượng kinh Pháp Hoa.
10/02/2021(Xem: 9639)
Long Khánh là một thị xã ven Đô, Phật giáo tuy không sung túc như các Tỉnh miền Trung Nam bộ, nhưng sớm có những ngôi chùa khang trang trước 1975, do một số chư Tăng miền Trung khai sơn lập địa. Hiện nay Long Khánh có những ngôi chùa nổi tiếng như chùa Hiển Mật hay còn gọi là chùa Ruộng Lớn tọa lạc tại Thị xã Long Khánh, chùa Huyền Trang, tọa lạc tại ấp Bàu Cối, xã Bảo Quang,.…Nhưng điều đáng nói là một ngôi Tam Bảo hình thành trong vòng 5 năm,khá bề thế. Qua tổng thể kiến trúc và xây dựng, không ai ngờ hoàn hảo trong thời gian cực ngắn, đó là Tịnh xá Ngọc Xuân, do sư Giác Đăng,đệ tử HT Giác Hà, hệ phái Khất sĩ, thuộc giáo đoàn 5 của Đức thầy Lý.
08/02/2021(Xem: 5270)
Hình ảnh con trâu tượng trưng cho tâm ý của chúng sinh. Mỗi người ai cũng đều có một con “trâu tâm" của riêng mình. Và cứ như thế pháp chăn trâu được nhiều người sử dụng, vừa tự mình chăn vừa dạy kẻ khác chăn. Vào cuối thế kỷ mười ba, thời nhà Trần, trong THIỀN MÔN VIÊT NAM xuất hiện một nhân vật kiệt xuất. Đó là Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, ông là một thiền sư đắc đạo. Ông là người hướng dẫn vua Trần Nhân Tông vào cửa Thiền và có nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của vị vua sáng lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử này.
08/02/2021(Xem: 4275)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 5132)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5348)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8144)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6274)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 5718)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]