Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhẫn

23/02/201408:21(Xem: 8917)
Nhẫn

Nhan

Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng, phải đội mũ, nhẫn với ánh nắng mặt trời. Nếu gặp mưa, phải mặc áo mưa, nhẫn với mưa. Vào lúc chuyển mùa, nhẫn với cảm cúm. Ngay cả thiết bị kỹ thuật cao cấp nhất là phi thuyền Con Thoi, thời tiết xấu, cũng phải hoãn phóng vài ngày. Phải nhẫn thôi.

Uống một ngụm trà, nước còn quá nóng, phải chờ, phải nhẫn. Mỗi ngày có khi muốn gấp mà không gấp được, phải nhẫn. Có khi muốn chậm mà không chậm được, phải nhẫn. Có khi muốn chuyện gì xảy ra mà nó không xảy ra. Có khi muốn chuyện gì không xảy ra, nó lại xảy ra. Phải nhẫn thôi. Không nhẫn được thì sẽ stress, mặt mày nhăn nhó cả ngày, rồi bệnh. Rồi đến tuổi già. Một chậu cây nhỏ cũng không dám bưng. Rồi đến lúc chống gậy, ngồi xe lăn. Nói trước quên sau, để đâu quên đó. Rồi có lúc thân tâm này không chịu tuân theo ý mình nữa. Phải nhẫn thôi.

Mỗi ngày chúng ta phải nhẫn với biết bao điều. Rất nhiều cái chống lại ý muốn của ta. Nếu mỗi cái mỗi tức giận thì chắc là không sống thọ nổi. Nhẫn quá nhiều thành quen, đến độ nhìn kỹ thì đời người chỉ là một chuỗi dài những nhẫn. Kể cả nhẫn với thành công, nhẫn với thất bại. Nhẫn với được, nhẫn với mất. Có phải đạo Phật đã gọi cõi chúng ta đang sống đây là cõi Ta Bà, nghĩa là cõi Kham Nhẫn? Chúng ta phải nhẫn với những tham muốn của mình. Tham muốn thì quá nhiều mà thành tựu thì quá ít, quá lâu. Tham muốn ấy nếu bị người nào cản trở, chống lại, thì nổi tức giận. Lại phải nhẫn với sự tức giận. Chúng ta lại phải nhẫn với những quan niệm sai lầm của mình, những quan niệm sẽ sinh ra những hậu quả tai hại, mà có khi cả đời người cũng không đủ thấy, rồi than trời trách đất, oán người trách đời.

Nhẫn là nhẫn với tham, sân, si, vượt thắng con người tạp nhạp hỗn loạn của mình. Nhẫn là một đức tính để làm người và để vượt khỏi thân phận con người rối loạn hạn hẹp của mình. Chúng ta phải nhẫn vì hiện hữu thân tâm của chúng ta là giới hạn, bất toàn và, thế giới chung quanh chúng ta cũng hữu hạn, bất toàn. Chúng ta phải nhẫn vì thân tâm chúng ta đang bị thúc ép, trói buộc. Như thế, mỗi cái nhẫn ấy phải chăng là một lời kêu gọi của tự do? Mặt bên kia của một sự việc khiến ta phải nhẫn chính là tự do. Ai mà chẳng thuộc “sắc tức là Không, Không tức là sắc; sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc”. Vấn đề là ngay nơi cái nhẫn này chúng ta có thể nghe được và tìm thấy sự tự do tối hậu hay không.

Nhẫn là một đức tính để sống ở đời, để làm bất cứ việc gì, để khỏi gây gổ, để khỏi tự làm tổn hại mình, để đi đến thành công trong bất cứ việc gì. Nhẫn được xác định là một trong sáu sự hoàn thiện (ba -la – mật) để trở thành một người cao cả, phát huy được những đức tính của con người. Đó là Nhẫn nhục ba -la – mật. Chữ “nhục” đây không có nghĩa là nhục nhã, mà có nghĩa là chịu khuất, chịu lép vế, chịu nhịn. Để sống ở đời, để tự hoàn thiện, để trở nên cao đẹp, chúng ta cần đức tính nhẫn: kiên nhẫn, chịu đựng, chịu khó, biết nhường nhịn, biết bớt tham, bớt sân, bớt si…

Đi du lịch ở một bãi biển đẹp, chúng ta cứ nghĩ tiền tôi thì tôi hưởng. Nhưng nhìn sâu một chút thì sự hưởng thụ của chúng ta dựa vào công sức kiên nhẫn, chịu khó của biết bao người. Ai đổ mồ hôi làm những con đường đến đây, ai làm sạch sẽ bãi biển mỗi ngày, nhà này ai xây, hạt gạo này từ đâu mà có…? Hóa ra, trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta sống là dựa vào sự nhẫn nhục với nhau để sống. Sống là sống trong sự nhẫn nhục của tất cả chúng sanh với nhau. Từ đó mà có sự biết ơn, tình thương, tôn trọng cho tất cả chúng sanh. Từ đó mà có từ bi, sức mạnh vận hành toàn bộ đời sống.

Muốn tiến lên trên con đường sự thật, con đường chân lý, cũng đòi hỏi chúng ta phải nhẫn nhục với những sự thật, để thấu hiểu và xuyên qua chúng. Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã là những sự thật rất khó chịu đựng. Để thấu hiểu chúng, để thoát khỏi tính ích kỷ thâm căn cố đế, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng những sự thật làm tróc gốc hiện hữu của ta. Chịu đựng chúng lâu ngày, dần dần chúng ta sẽ nhận ra chúng, thấu hiểu chúng và vượt qua được bờ bên kia của tự do và giải thoát.

Thế nên, như một cách diễn tả con đường đi đến chân lý, đạo Phật dùng chữ nhẫn: Phục nhẫn, Tín nhẫn, Tùy thuận nhẫn, Vô sanh pháp nhẫn và Cứu cánh nhẫn hay Tịch diệt nhẫn. Càng ở thấp, càng ít phát triển, càng kém hoàn thiện, chúng ta càng phải nhẫn nhiều. Đó là dấu hiệu cho chúng ta biết chúng ta còn có ít tự do. Cho đến Vô sanh pháp nhẫn thì không có gì để phải nhẫn nữa. Không có một cái tôi để phải nhẫn với cái gì, và không có một cái gì để phải nhẫn nữa. Nhẫn, như vậy, là một con đường để đến tự do và cũng là một thước đo cho sự tự do nội tại vốn có của chúng ta. Cho nên, đạo Phật mở ra con đường nhẫn nhục ba – la – mật, một trong sáu sự hoàn thiện của con người. Ba -la – mật là hoàn thiện, trọn vẹn, rốt ráo, vượt qua đến bờ bên kia. Tóm lại, nhẫn nhục là một đức tính không thể thiếu trên con đường làm người (nhân đạo), và càng không thể thiếu trên con đường trở thành một con người hoàn hảo, toàn thiện và toàn diện (Phật đạo).

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 136

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2015(Xem: 9042)
Bàn về lòng vị tha - một ấn phẩm dày 900 trang do Matthieu Ricard - nhà khoa học, nhà sư người Pháp viết và được Nhà xuất bản Nil tổ chức ấn hành. Bài phỏng vấn sau đây được thực hiện bởi Mạng nghiên cứu Cles.com với chính tác giả.
14/05/2015(Xem: 6838)
Xin đại chúng giữ gìn trang nghiêm cho tâm được yên lắng để nghe pháp thoại. Quý vị cùng với tôi thực tập, theo dõi ba hơi thở vào và ra. Thở vào, tôi biết tôi đang thở vào; Thở ra, tôi biết tôi đang thở ra.
14/05/2015(Xem: 9979)
“Để có hạnh phúc chân thật, bạn phải chuyển hóa những năng lượng tiêu cực do chính bản năng của bạn tạo ra, phải tìm lại bản chất chân thật của hợp thể con người bạn mà đất trời đã trao tặng”, thầy Minh Niệm, tác giả cuốn Hiểu về trái tim, cộng tác viên của Giác Ngộ từ nhiều năm nay, mở đầu cuộc trò chuyện với Giác Ngộ khi phóng viên hỏi về “hạnh phúc chân thật” mà thầy đề cập trong sách. Tiếp tục cuộc trò chuyện, ĐĐ.Thích Minh Niệm cắt nghĩa thêm:
08/05/2015(Xem: 12880)
Lúc mọi người muốn ông ta chứng minh lời mình nói là đúng, ông ta liền cao giọng nói như thách thức Đức Phật: “Đức Phật quả thực Người có linh, hãy xuống đây, trước mặt rất đông mọi người hãy ban phước hay giết chết tôi đi, thì tôi sẽ tin là người thực sự có tồn tại”, ông ta cố ý lặng yên chờ mấy phút nữa, đương nhiên là Đức Phật không xuống để ban phước hay giết chết ông ta. Ông ta liền nhìn mọi người xung quanh và nói “mọi người thấy rồi đấy, Đức Phật vốn dĩ là không tồn tại”.
07/05/2015(Xem: 8659)
Steve Jobs (1955-2011), người sáng lập Hãng Apple Computer, đã có lúc tu tại Ấn Độ, trong bài nói chuyện với các sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Stanford năm 2005, kể ba câu chuyện như là lời nhắn nhủ thân tình với những sinh viên tốt nghiệp, sắp bước chân vào ngưỡng cửa cuộc đời:
07/05/2015(Xem: 7370)
Tâm linh là sự kiện phi vật thể, đối lập với duy vật. Hầu hết các tôn giáo đều mang tính chất tâm linh; tín ngưỡng tâm linh của các tôn giáo không thuần nhất, tùy trình độ, căn cơ và khuynh hướng của mỗi loại tín ngưỡng mà có chánh tín và tà tín.
07/05/2015(Xem: 13756)
(Bộ kinh Milindapanha xuất hiện vào khoảng năm trăm năm sau Phật Niết-bàn, do ngài Pitakaculàbhaya ở trung Ấn Độ trước thuật bằng tiếng Pàli. Nội dung kể lại những câu hỏi, đáp giữa vua Milinda và tỳ kheo Nàgasena. Những câu hỏi thì đa trí, sắc bén mà lời giải đáp lại thâm sâu, quảng kiến, lợi tuệ; nhiều khi chỉ là những ví dụ cụ thể, bình dân, giản dị, rất bổ ích cho các nhà học giả, người nghiên cứu, kẻ đa nghi cũng như sự học Phật của các hàng hậu tấn.) - Thưa đại đức! Trẫm nghe rằng giáo hội của Đức Tôn Sư trong sạch, quý báu, cao thượng lắm phải chăng? - Tâu, vâng. - Trong giáo hội ấy, tất cả Tăng chúng và Ni chúng đều là người đã chứng đắc các quả vị thanh tịnh cả chăng?
06/05/2015(Xem: 8504)
Đời sống là một chuỗi những câu chuyện xen lẫn nhau, không phải là những khái niệm. Khái niệm thì khác xa với sự thật. Do vậy, một câu chuyện được kết cấu với tình tiết phong phú và có ý nghĩa thì gần gũi với đời sống thực tế. Đó là lý do tại sao chúng ta dễ dàng liên hệ với đời sống qua các câu chuyện hơn là những lý thuyết trừu tượng. Và đó cũng là lý do mà thầy Ajahn Brahm - tu sĩ người Anh, Tu viện trưởng rừng thiền Bodhinyana và là Giám đốc hội Phật học Tây Úc - chọn cách giảng dạy, trình bày pháp thông qua những câu chuyện.
01/05/2015(Xem: 8694)
HỎI: Tôi vì học tập và công việc nên sống xa nhà, hiện đang ở trọ một mình. Gia đình tôi thờ Phật, trước đây mỗi ngày tôi đều tụng kinh, lạy Phật. Hiện nơi tôi ở trọ cách chùa rất xa, việc đến chùa lạy Phật hàng ngày rất khó khăn. Gần đây, tôi được người quen tặng một bức tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tôi vui lắm và mong được thờ Ngài trong phòng để tiện tụng niệm, lễ bái. Nhưng tôi rất băn khoăn vì phòng trọ rất nhỏ hẹp, bạn bè thường hay tới chơi, đôi khi có cả bạn trai của tôi đến nữa. Xin hỏi, tôi thờ Bồ-tát có trong phòng trọ có được không? Nếu được thì quy cách như thế nào để không phạm lỗi bất kính?
01/05/2015(Xem: 30284)
Một tập sách với tựa đề như trên, trong xã hội hiện nay, không có gì đặc biệt; so với Kito giáo tại Việt Nam, cũng là việc làm bình thường, vì hàng năm, một số giáo xứ thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn giáo lý và hôn nhân cho thế hệ trẻ từ tuổi 18 trở lên; nhưng đặc biệt của tập sách nầy nằm trong hai lĩnh vực: 1/ Phật giáo chưa từng xuất hiện sách hoặc lớp hướng dẫn về hạnh phúc gia đình, mặc dù có những kinh điển nói qua vấn đề nầy, quá tổng quát, chưa thích ứng với từng cảnh trạng của từng xã hội biến thái khác nhau hiện nay. 2/ Sách không trực tiếp dạy giáo lý như các lớp “giáo lý và hôn nhân” của các giáo xứ, nhất là giòng Tên; nhưng sách hướng dẫn tháo gỡ nhiều vấn đề mắc mứu liên quan đến tâm lý xã hội và đạo đức nhà Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]