Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhẫn

23/02/201408:21(Xem: 9118)
Nhẫn

Nhan

Nhẫn là một ‘món’ mà ta phải dùng hàng ngày, dù chúng ta có ở đâu trên thế giới, dù thu nhập chúng ta có cao thuộc loại hạng nhất thế giới. Đi chơi mà trời nắng, phải đội mũ, nhẫn với ánh nắng mặt trời. Nếu gặp mưa, phải mặc áo mưa, nhẫn với mưa. Vào lúc chuyển mùa, nhẫn với cảm cúm. Ngay cả thiết bị kỹ thuật cao cấp nhất là phi thuyền Con Thoi, thời tiết xấu, cũng phải hoãn phóng vài ngày. Phải nhẫn thôi.

Uống một ngụm trà, nước còn quá nóng, phải chờ, phải nhẫn. Mỗi ngày có khi muốn gấp mà không gấp được, phải nhẫn. Có khi muốn chậm mà không chậm được, phải nhẫn. Có khi muốn chuyện gì xảy ra mà nó không xảy ra. Có khi muốn chuyện gì không xảy ra, nó lại xảy ra. Phải nhẫn thôi. Không nhẫn được thì sẽ stress, mặt mày nhăn nhó cả ngày, rồi bệnh. Rồi đến tuổi già. Một chậu cây nhỏ cũng không dám bưng. Rồi đến lúc chống gậy, ngồi xe lăn. Nói trước quên sau, để đâu quên đó. Rồi có lúc thân tâm này không chịu tuân theo ý mình nữa. Phải nhẫn thôi.

Mỗi ngày chúng ta phải nhẫn với biết bao điều. Rất nhiều cái chống lại ý muốn của ta. Nếu mỗi cái mỗi tức giận thì chắc là không sống thọ nổi. Nhẫn quá nhiều thành quen, đến độ nhìn kỹ thì đời người chỉ là một chuỗi dài những nhẫn. Kể cả nhẫn với thành công, nhẫn với thất bại. Nhẫn với được, nhẫn với mất. Có phải đạo Phật đã gọi cõi chúng ta đang sống đây là cõi Ta Bà, nghĩa là cõi Kham Nhẫn? Chúng ta phải nhẫn với những tham muốn của mình. Tham muốn thì quá nhiều mà thành tựu thì quá ít, quá lâu. Tham muốn ấy nếu bị người nào cản trở, chống lại, thì nổi tức giận. Lại phải nhẫn với sự tức giận. Chúng ta lại phải nhẫn với những quan niệm sai lầm của mình, những quan niệm sẽ sinh ra những hậu quả tai hại, mà có khi cả đời người cũng không đủ thấy, rồi than trời trách đất, oán người trách đời.

Nhẫn là nhẫn với tham, sân, si, vượt thắng con người tạp nhạp hỗn loạn của mình. Nhẫn là một đức tính để làm người và để vượt khỏi thân phận con người rối loạn hạn hẹp của mình. Chúng ta phải nhẫn vì hiện hữu thân tâm của chúng ta là giới hạn, bất toàn và, thế giới chung quanh chúng ta cũng hữu hạn, bất toàn. Chúng ta phải nhẫn vì thân tâm chúng ta đang bị thúc ép, trói buộc. Như thế, mỗi cái nhẫn ấy phải chăng là một lời kêu gọi của tự do? Mặt bên kia của một sự việc khiến ta phải nhẫn chính là tự do. Ai mà chẳng thuộc “sắc tức là Không, Không tức là sắc; sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác sắc”. Vấn đề là ngay nơi cái nhẫn này chúng ta có thể nghe được và tìm thấy sự tự do tối hậu hay không.

Nhẫn là một đức tính để sống ở đời, để làm bất cứ việc gì, để khỏi gây gổ, để khỏi tự làm tổn hại mình, để đi đến thành công trong bất cứ việc gì. Nhẫn được xác định là một trong sáu sự hoàn thiện (ba -la – mật) để trở thành một người cao cả, phát huy được những đức tính của con người. Đó là Nhẫn nhục ba -la – mật. Chữ “nhục” đây không có nghĩa là nhục nhã, mà có nghĩa là chịu khuất, chịu lép vế, chịu nhịn. Để sống ở đời, để tự hoàn thiện, để trở nên cao đẹp, chúng ta cần đức tính nhẫn: kiên nhẫn, chịu đựng, chịu khó, biết nhường nhịn, biết bớt tham, bớt sân, bớt si…

Đi du lịch ở một bãi biển đẹp, chúng ta cứ nghĩ tiền tôi thì tôi hưởng. Nhưng nhìn sâu một chút thì sự hưởng thụ của chúng ta dựa vào công sức kiên nhẫn, chịu khó của biết bao người. Ai đổ mồ hôi làm những con đường đến đây, ai làm sạch sẽ bãi biển mỗi ngày, nhà này ai xây, hạt gạo này từ đâu mà có…? Hóa ra, trong cuộc sống mỗi ngày, chúng ta sống là dựa vào sự nhẫn nhục với nhau để sống. Sống là sống trong sự nhẫn nhục của tất cả chúng sanh với nhau. Từ đó mà có sự biết ơn, tình thương, tôn trọng cho tất cả chúng sanh. Từ đó mà có từ bi, sức mạnh vận hành toàn bộ đời sống.

Muốn tiến lên trên con đường sự thật, con đường chân lý, cũng đòi hỏi chúng ta phải nhẫn nhục với những sự thật, để thấu hiểu và xuyên qua chúng. Khổ, Không, Vô thường, Vô ngã là những sự thật rất khó chịu đựng. Để thấu hiểu chúng, để thoát khỏi tính ích kỷ thâm căn cố đế, chúng ta phải nhẫn nhục chịu đựng những sự thật làm tróc gốc hiện hữu của ta. Chịu đựng chúng lâu ngày, dần dần chúng ta sẽ nhận ra chúng, thấu hiểu chúng và vượt qua được bờ bên kia của tự do và giải thoát.

Thế nên, như một cách diễn tả con đường đi đến chân lý, đạo Phật dùng chữ nhẫn: Phục nhẫn, Tín nhẫn, Tùy thuận nhẫn, Vô sanh pháp nhẫn và Cứu cánh nhẫn hay Tịch diệt nhẫn. Càng ở thấp, càng ít phát triển, càng kém hoàn thiện, chúng ta càng phải nhẫn nhiều. Đó là dấu hiệu cho chúng ta biết chúng ta còn có ít tự do. Cho đến Vô sanh pháp nhẫn thì không có gì để phải nhẫn nữa. Không có một cái tôi để phải nhẫn với cái gì, và không có một cái gì để phải nhẫn nữa. Nhẫn, như vậy, là một con đường để đến tự do và cũng là một thước đo cho sự tự do nội tại vốn có của chúng ta. Cho nên, đạo Phật mở ra con đường nhẫn nhục ba – la – mật, một trong sáu sự hoàn thiện của con người. Ba -la – mật là hoàn thiện, trọn vẹn, rốt ráo, vượt qua đến bờ bên kia. Tóm lại, nhẫn nhục là một đức tính không thể thiếu trên con đường làm người (nhân đạo), và càng không thể thiếu trên con đường trở thành một con người hoàn hảo, toàn thiện và toàn diện (Phật đạo).

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 136

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8048)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7620)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7974)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8788)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7580)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6820)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5428)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5903)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5115)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7859)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]