Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy biết hổ thẹn

22/02/201409:24(Xem: 8091)
Hãy biết hổ thẹn
Hãy biết hổ thẹn
Tác giả :Nguyên Cẩn
MỜI XEM CÂU CHUYỆN THỰC 
TRƯỚC KHI ĐỌC BÀI DƯỚI ĐÂY

Chief hy sinh để cứu chủ mình khi cố cắn chết con rắn hổ mang.

hay biet ho then
Ngày thứ 2, 12/2/2007, khoảng 2h chiều. Chú chó Chief giống American Pit Bull Terrier, đã cứu bà cụ 87 tuổi Liberata la Victoria, và cháu của bà là Maria Victoria Fronteras, thoát chết khỏi một con rắn hổ mang, chui vào nhà qua một lối cửa mở ở dưới bếp.

Liberata la Victoria và Chief đang xem TV thì bỗng nhiên Chief nhảy dựng lên và báo động cho bà cụ biết về sự xuất hiện của một con rắn hổ mang cách đó độ 3 thước. Maria Victoria vội vàng chạy tới và đẩy bà cụ vào một căn phòng và hy vọng con rắn sẽ bỏ đi. Nhưng khi Victoria quay lại thì cô hoảng sợ nhìn thấy con rắn chỉ còn cách khoảng chưa đầy 1 thước, nó bạnh mang ra và chuẩn bị tấn công. Cô hét lên để cầu cứu.

Đúng lúc đó thì Chief lao vào giữa con rắn và 2 người phụ nữ, lấy thân mình để che chở 2 người khỏi cú mổ chết người của con rắn. Sau đó nó cắn cổ con rắn, quật ra sàn và giết chết nó. Nhưng chiến thắng của Chief đã phải trả một cái giá quá đắt. Nó đã bị con rắn mổ vài nhát vào mõm và không lâu sau đó, nó đã trút hơi thở cuối cùng. Gia đình Fronteras đã cố gọi BS Thú Y, nhưng người ta đã không thể làm được gì để cứu Chief. Vết rắn cắn quá gần não và nọc độc đã phát tán quá nhanh.

Ian De la Rama, một người bạn của gia đình Fronteras đã kể lại: “Chỉ chưa đầy 30 phút từ khi bị con rắn cắn, Chief đã bất tỉnh và mất khả năng kiểm soát cơ thể của nó, nhưng nó vẫn cố chống trả lại Thần Chết để được nhìn thấy chủ nó một lần cuối.”
Chồng của Victoria, tên là Marlone, đã vội vã cấp tốc trở về nhà khi nghe hung tin từ vợ anh. Điều cuối cùng mà Chief làm là đưa ánh mắt nhìn lên Marlone và vẫy đuôi. Nó thở dài lần cuối và vĩnh viễn từ giã cõi đời.


Hãy biết hổ thẹn 
Nguyên Cẩn

hay-biet-ho-then-300x285Lời người viết:

Có một tác phẩm đã được dịch ra 18 thứ tiếng là Petit traité des grandes vertus (tạm dịch Tiểu luận và Đại hạnh) trong đó tác giả Andre Comte-Sponville, một triết gia người Pháp, đã đề cặp đến 18 khái niệm triết học, hay đúng hơn, 18 phẩm chất tạo nên nhân cách người phương Tây, từ tình yêu cho đến phong cách lịch sự, từ lòng khoan dung cho đến sự nhẫn nhịn… 

Nhìn lại cuộc sống và xã hội chúng ta hôm nay, người ta cũng thấy rất cần phải xây dựng hay khôi phục lại những phẩm chất đã làm nên người Việt hôm qua và sẽ phải là căn tính Việt ngày mai. Trong bài viết này, chúng tôi nói về một phẩm chất đang phôi pha, hay nguy hiểm hơn, đang dần vắng bóng, trong cách ứng xử của con người Việt hiện tại: lòng hổ thẹn.

Phải chăng người dân vô cảm?

Trong bài viết Sự nhẫn tâm, vô cảm, và trách nhiệm đăng trên báo tạp chí Văn Hóa Phật Giáosố 132 phát hành ngày 1-7-2011, tác giả đã nhân sự kiện có vụ xúm vào hôi của thay vì cứu giúp người đi đường bị giật tiền trên đường phố xảy ra giữa ban ngày tại TP. HCM để nói đến sự nhẫn tâm, thói vô cảm và đặt vấn đề về tinh thần trách nhiệm. Tác giả bình luận “… họ hoàn toàn không xấu hổ, hoàn toàn không sợ hãi bất cứ hậu quả nào mà hành vi đó có thể gây ra, họ ngang nhiên nhúng tay vào việc ác. Họ không vô cảm mà là những kẻ không có một chút tình thương nào, quá tham lam, không biết xấu hổ, không hiểu luật nhân quả, không sợ hãi sự trừng trị của luật pháp, coi thường luật pháp, coi thường mọi biện pháp quản lí trị an của chính quyền sở tại, coi thường đồng loại đang chứng kiến hành vi của họ. Đó là tính cách tâm lý kẻ cướp”.Tác giả cũng phê phán: “Trong khi đó thái độ của những người có trách nhiệm là vô cảm. Thật vậy, khi nhiều ngày đã trôi qua mà không hề có một tiếng nói có trách nhiệm nào giải thích về vụ việc nói trên …”. Và tác giả đã kết luận bài báo như một tiếng chuông báo động: “Hơn lúc nào hết, sự vô cảm cần được nhận diện đúng nơi, đúng chỗ. Nếu không, từ những chuyện nhỏ như sự kiện trong mẫu tin trên, nếu không được xử lý đến nơi đến chốn, nó có thể gây thành những trận cuồng phong vô cảm cuốn phăng dân tộc này!”.

Liệu sự vô cảm đã đến mức ghê gớm vậy chăng? Người ta vẫn thấy trên mặt báo ngày nào cũng có tin tức về những vụ người dân bị tai nạn, đến mức thương vong, vì sự tắc trách của những nhà thầu công trình, hay do sự bê trễ, thờ ơ của những người thiếu trách nhiệm. Gần đây, đã xảy ra vụ thiếu nữ ở Cà Mau chết vì bị các cán bộ bệnh viện bỏ mặc sau khi chuẩn đoán sai khiến công chúng phẫn nộ đập phá bệnh viện và cả nhà riêng của vị bác sĩ trực. Hành vi ấy tất nhiên là không đúng nhưng đó chính là lời cảnh báo rằng đã đến lúc không thể làm ăn tắc trách như vậy được nữa.

Thế còn những vụ không biết gọi tên ai thì sao? Chẳng hạn mẫu tin được truyền đi bởi Thông tấn xã Việt Nam như sau đây: “Tối 19/3, tại thôn Cầu, xã Lạc Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên xảy ra vụ tai nạn thương tâm. Bà Nguyễn Thị Phải, 76 tuổi, khi đi rửa rau trên bờ mương gần nhà đã chạm phải đường dây điện hạ thế bị đứt. Điện giật làm bà phải chết tại chỗ. Tại hiện trường, đoạn dây điện sinh hoạt dẫn vào nhà các hộ dân vẫn lơ lửng bên xác nạn nhân …. Người dân thôn Cầu cho rằng đường dây điện hạ thế đã xuống cấp nghiêm trọng là thủ phạm chính gây ra cái chết của bà Phải. Mặc dù người dân đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương, ngành điện, cảnh báo tình trạng nguy hiểm của lưới điện đe dọa cuộc sống của hàng trăm con người, song đã qua hiều năm chưa hề có chuyển biến. Sau khi lưới điện được bàn giao cho điện lực Văn Lâm từ một năm qua, tình trạng trên vẫn chưa được khắc phục”.

Trong những vụ tai nạn lao động khắp nơi trên cả nước, có ai thống kê bao nhiêu phần trăm nguyên nhân là do thái độ vô trách nhiệm của chủ thầu, chủ đầu tư….

Trông người mà nghĩ đến ta

Hẳn là con người ở đâu cũng giống nhau về mặt tâm sinh lý. Trong lúc ở ta chưa có dữ liệu thì cũng có thể nhìn qua nước bạn mà nghĩ về mình khi những hiện tượng xã hội có nhiều sự đồng nhất. Nếu người dân vì không biết hổ thẹn mà “hôi của” rồi bỏ chạy thì các quan tham cũng vậy. Một bài viết được đăng trên The Economic Observer Online(Quan sát Kinh tế Trực tuyến báo) dẫn những thống kê chính thức của Nhà nước Trung Quốc gần đây, cho biết kể từ thập niên 1990, con số quan chức và nhân viên cao cấp thuộc các cơ quan Nhà nước Trung Quốc bỏ trốn ra nước ngoài đã lên tới gần 18.000 người; theo chân họ là khoản tiền trị giá 800 tỉ NDT (hơn 120 tỉ USD). Đưa ra thống kê này, Ngân hàng Trung Quốc nhấn mạnh tới thực tế là đến nay vẫn không ai có thể nói chính xác bao nhiêu tiền đã bị lấy đi và con số 120 tỉ USD kể trên chỉ là ước đoán. Số tiền đó tương đương với tổng ngân sách dành cho hoạt động giáo dục từ năm 1978 tới năm 1998 ở Trung Quốc; và như vậy, ước tính mỗi quan chức Trung Quốc bỏ trốn đã bòn rút của Nhà nước và nhân dân Trung Quốc xấp xỉ 7 triệu đô la Mỹ; tất nhiên, con số thực có thể lớn hơn như vậy rất nhiều. 

Người dân Trung Quốc rất phẫn nộ khi biết chỉ riêng bà vợ của viên phụ tá kỹ sư trưởng thuộc Bộ Đường sắt này cũng đã sở hữu ba tòa nhà sang trọng ở Los Angeles Hoa Kỳ, lại có tài khoản tiết kiệm ở các ngân hàng của Mỹ và Thụy Sỹ với số tiền lên tới gần ba triệu đô la Mỹ. Các nhà báo Trung Quốc cho rằng trường hợp này chỉ thể hiện một góc rất nhỏ của bức tranh toàn cảnh. Tình trạng nghiêm trọng đến mức vị Chủ tịch nước Trung Quốc là ngài Hồ Cẩm Đào phải nhìn nhận tham nhũng là nguy cơ lớn nhất đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc; trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng CSTQ, ông ấy đã cảnh báo rằng dân Trung Quốc sẽ không ủng hộ Đảng CSTQ nữa nếu các đảng viên cộng sản tiếp tục tham nhũng và cách xa dân chúng như hiện nay. Cũng bài viết trên đã nói đến điều được gọi là bảy nỗi hổ thẹn trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, được liệt kê như sau:

Thứ nhất, hoạt động chuyển một lượng tiền lớn từ Trung Quốc ra nước ngoài là mất rất nhiều thời gian, vậy mà các vị tham quan vẫn ra mặt được hệ thống phòng chống tham nhũng ở Trung Quốc.

Thứ hai, hầu hết các quan chức chuẩn bị trốn chạy đều gửi gia đình ra nước ngoài trước, chỉ tiếp tục ở lại một mình “đoạn hậu”, vậy mà hệ thống chống tham nhũng của Trung Quốc chẳng thấy gì.

Thứ ba, trong lúc hệ thống tài chính Trung Quốc nổi tiếng nghiêm ngặt trong việc chuyển ngân mà việc đưa ra nước ngoài hàng tỷ đô la như vậy lại trót lọt.

Thứ tư, các vị quan chức chuẩn bị trốn chạy này mang nhiều tên khác nhau, có nhiều hộ chiếu khác nhau; trong khi mạng lưới an ninh Trung Quốc là chặt chẽ.

Thứ năm, kể cả khi phát hiện được những tham quan này ở nước ngoài, Trung Quốc cũng không thể trừng phạt họ được; vì Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ với những nơi viên chức này hạ cánh.

Thứ sáu, ngay cả trường hợp gài bẫy để bắt được các viên chức này thì Nhà nước Trung Quốc cũng không có cơ sở thu hồi số tiền mà họ đã biển thủ; hoặc nếu thu hồi được bằng các biện pháp quốc tế thì cuối cùng con số thu được của ngân quỹ nhà nước cũng bằng không sau khi chi trả phí thu hồi.

Cuối cùng và là nỗi hổ thẹn thứ bảy của hệ thống phòng chống tham nhũng Trung Quốc nằm ở chỗ tất cả những vụ trốn thoát thành công của những con sâu bự lại trở thành những tấm gương lớn cho những con sâu hậu duệ của chúng học tập.

So với Trung Quốc, chẳng biết Việt Nam ta có được mấy nỗi hổ thẹn, hay cũng tập trung đủ những “tính cách” như ông hàng xóm vĩ đại nhưng cũng “đồng bệnh tương liên”? Làm sao để con người Việt hôm nay từ quan đến dân đều biết hổ thẹn. Nói như một hiền triết phương Đông “Làm sao trông lên không thẹn với trời, cúi xuống không thẹn với lòng mình, nhìn quanh không thẹn với người, thế mới là bậc đại trượng phu…”.

Cần phải phục hoạt tâm tàm quý

Kinh A Hàmnói, Lấy cái thế gian làm tàm quý, hai pháp không giống với các chúng sinh khác” Thanh tịnh đạo luậnnói, Giới được hiện rõ, được nhận chân qua sự thanh tịnh. Nhưng tàm và quý là cái nhân gần của giới, vì khi tàm quý có mặt, thì giới phát sinh và tồn tại; còn khi tàm quý vắng mặt, thì giới không phát sinh cũng không tồn tại”.

Trên phương diện ngữ nghĩa, tàm và quý đều là hổ thẹn, nhưng tự soi xét lòng mình không hổ thẹn thì là “tàm”, còn nhìn người chung quanh không hổ thẹn thì gọi là “quý”. Chỉ vì biết hổ thẹn mà con người là con người. Chỉ có con người mới biết giới hạn của những mối quan hệ, nhân luân, tình nghĩa gia đình, chòm xóm, quê hương… để suy nghĩ và hành động. Nếu không phân biệt, không còn biết hổ thẹn, sống dâm loạn bầy đàn, lừa dối, tàn sát lẫn nhau thì xã hội sẽ chẳng khác nào những rừng hoang, gia đình, tổ chức, hay lớn hơn, đất nước đều không còn tôn ty, giềng mối gì! Người ta cũng không khỏi ngạc nhiên khi nhiều người phóng sanh chim, cá, không dám giết dù là một con chuột; nhưng lại so đo tình toán thiệt hơn với cha mẹ anh chị em, thiếu trách nhiệm phụng dưỡng bố mẹ già, quyết liệt tranh đoạt chứ không biết nhường nhịn anh chị em; trong công việc thì dối trá, tham nhũng, xén bớt vật tư… như thế thì cũng là người “không biết hổ thẹn”.

Vi diệu phápgiải thích rằng người có tâm tàm sẽ chùn bước, thối lui trước hành động bất thiện giống như lông gà co rút lại trước ngọn lửa. Người không có tâm tàm có thể làm bất kỳ điều bất thiện nào mà không rụt rè. Người có tâm quý biết ghê sợ hậu quả của hành động bất thiện; ngược lại, người không có tâm quý được ví như con thiêu thân bị cháy sém trên ngọn lửa. Cũng vậy, người không có tâm quý không biết sợ hậu quả của hành động bất thiện nên sẵn sàng làm bất kỳ điều ác nào và phải chịu khốn cùng trong khổ cảnh. Tàm và quý là hai yếu tố chi phối thế gian rất mạnh mẽ. Thiếu hai yếu tố này thì không xã hội văn minh nào có thể tồn tại. Thiếu tàm và quý, con người sẽ sống hoàn toàn theo bản năng, không điều xấu xa dù ghê tởm đến mức nào không dám làm.

Việc trưởng dưỡng tâm tàm quý luôn luôn đòi hỏi sự tự giác. Con người có ý thức về tư cách của mình trong xã hội, e dè trước những điều có thể làm mất phẩm giá của mình, sợ hãi trước những điều khiến người khác coi thường mình, ý thức về hậu quả của hành động của mình, sẽ phải đắn đo trước mọi hành động. Một nhà sản xuất hàng hóa nếu biết hổ thẹn sẽ không dám bất chấp sức khỏe người tiêu dùng mà sản xuất hàng gian hàng giả. Tính đạo đức trong kinh doanh chính là nhân tính. Suy rộng ra từ các ngành nghề khác cũng vậy. Nếu biết xấu hổ, ông giáo sư sẽ không dám đạo văn, ông nhạc sĩ không dám đạo nhạc, vị quan chức sẽ ăn bớt lại, hoặc lý tưởng nhất là không tham nhũng, nhận hối lộ (!). Lương tâm sẽ gần gụi hơn, nghiêm khắc hơn chứ không đến mức con người thời nay đều bị “đứt dây thần kinh mắc cỡ” như chúng ta vẫn than thở bấy lâu. Bắt đầu với tâm tàm quý, mọi người sẽ tự vấn lòng mình và suy xét hậu quả trước sau. Hạnh phúc của mỗi người và cả cộng đồng sẽ nhân lên bội phần nếu ai cũng muốn hình ảnh mình “đẹp” hơn, lương thiện hơn trong mắt và trong lòng người khác và nhất là luôn đi ngủ với một lương tâm thanh thản. ■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo 133

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/01/2021(Xem: 9168)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5500)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5134)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
01/01/2021(Xem: 5732)
Trong kho tàng văn học của Việt Nam và Phật Giáo, Trần Thái Tông (1225 - 1258) đã có những đóng góp vô cùng to lớn và giá trị, những sáng tác của Ngài, bất hủ qua dòng thời gian, tỏa sáng lồng lộng trên bầu trời Dân Tộc và Đạo Pháp. Trần Thái Tông được kể như một vị Thiền sư cư sĩ vĩ đại, nhà thiền học uyên thâm, thành tựu sự nghiệp giác ngộ. Một vị vua anh minh dũng lược, chiến thắng quân Nguyên Mông giữ gìn bờ cõi, đem lại cường thịnh ấm no cho dân cho nước, đã để lại tấm lòng cao quý thương yêu đời đạo, lưu lại di sản trí tuệ siêu thoát cho hậu thế noi theo.
29/12/2020(Xem: 6231)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng. Tuệ giác nội quán là cần thiết bởi vì như được giải thích trước đây, nó có thể loại trừ hoàn toàn những cảm xúc phiền phức và những rối rắm hậu quả của chúng. Thiền ổn định (chỉ) và thiền phân tích (quán) bây giờ phải làm việc với nhau. Khi chúng thể hiện chức năng cách này, chúng có thể nhổ gốc những cảm xúc phiền phức và loại trừ những giới hạn của thông tuệ vì thế chúng ta có thể hoàn thành mục tiêu tối hậu của việc giúp đở những kẻ khác một cách hiệu quả hơn.
29/12/2020(Xem: 5247)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen, nhất là qua một thể thơ cực ngắn gọi là haiku. Điểm đáng lưu ý và cần nêu lên trước nhất là thơ thiền Nhật bản khác hẳn với thơ Đường của Trung quốc. Một số học giả, kể cả các học giả Tây phương, dường như đôi khi không nhận thấy được sự khác biệt này khi mang ra phân tích và tìm hiểu tinh thần Phật giáo chung cho cả hai thế giới thi ca trên đây.
28/12/2020(Xem: 4997)
Moscow: Thuật ngữ “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” mô tả một dạng thiền cao cấp trong truyền thống Kim Cương thừa, thường được thực hành bởi các tu sĩ Phật giáo trong trạng thái quá độ sang sự chết, được gọi là trung hữu – bardo (chìa khóa để giải mã những Bí mật của Nghệ thuật sinh tử). Trạng thái nhập thiền định Phật giáo Mật tông hiếm có được gọi là “Tukdam, ཐུགས་ དམ་” đã được các nhà khoa học phương Tây nghiên cứu Và Tìm hiểu trong nhiều năm, với sự lãnh đạo của Tiến sĩ ngành tâm lý và tâm thần học - Richard Davidson thuộc Đại học Wisconsin-Madison (Mỹ), người sáng lập và Chủ tịch Trung tâm Tâm Trí Lực (Center for Healthy Minds).
28/12/2020(Xem: 5020)
Phật giáo đồ các quốc gia Đông Á, thường Kỷ niệm ngày Đức Phật Nhập Niết bàn vào tháng 2 Âm lịch. Nhưng tại địa phương tôi, Trung tâm Thiền miền Bắc Carolina (the North Carolina Zen Center) lại tổ chức Kỷ niệm ngày Đức Phật Thành đạo vào tháng 12 Âm lịch, với một buổi chia sẻ Pháp thoại với Thanh thiếu niên Phật tử, một buổi lễ thắp nến lung linh, tỏa sáng ánh đạo vàng từ bi, trí tuệ, và một bữa ăn tối sau lễ Kỷ niệm.
24/12/2020(Xem: 5448)
Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu, thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg sẽ hội thảo cùng với các nhà khoa học hàng đầu vào ngày 9 tháng 1 tới, về mối quan tâm ngày càng tăng, đối với phản ứng các bên về “khủng hoảng khí hậu: những biến đổi do con người gây ra trong môi trường làm tăng tốc độ nóng lên toàn cầu”. Cuộc thảo luận sẽ được tổ chức bởi Viện Tâm trí và Đời sống (Mind and Life Institute), rút ra từ cuốn sách mới nhất của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chủ nghĩa hoạt động của nàng thiếu nữ (17 tuổi) Greta Thunberg, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển về biến đổi khí hậu và một loạt phim giáo dục mới về biến đổi khí hậu.
24/12/2020(Xem: 4866)
Trung tâm Phật giáo Somapura (Somapura Mahavihara, সোমপুর মহাবিহার, Shompur Môhabihar) được kiến tạo vào thế kỷ thứ 8, tọa lạc tại Paharpur, Badalgachhi Upazila, Naogaon, Tây Bắc Bangladesh, một ngôi Già lam Cổ tự lớn thứ hai phía Nam dãy Hymalaya, một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất Nam Á, thành tựu nghệ thuật độc đáo, ảnh hưởng đến nhiều trung tâm Phật giáo lớn khác trên thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]