Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền & Trường Học (Meditation and School)

12/01/201419:13(Xem: 18550)
Thiền & Trường Học (Meditation and School)
THIỀN & TRƯỜNG HỌC
(Meditation and School)
Hồng Quang

tre_em_ngoi_thien

Trường Mần non Trẻ thơ, Quận Tân Bình, TP. HCM. (Vietnam.net)


Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.

A
Những lợi ích của thiền đối với học sinh


Theo tổ chức David Lynch Foundation, tổng quát, thiền có ba lợi ích chính: Cải tiến việc học, giảm căng thẳng và giảm bạo động. Với khẩu hiệu “Tĩnh lặng sẽ đổi đời” (Quiet Time changes lives), “chuyển đổi đời sống, chuyển đổi học đường, chuyển đổi người hàng xóm và xã hội” (it will transform our society).

Chúng ta sẽ thấy những lợi ích khác do áp dụng thiền vào trường học, từ San Francisco (Cựu kim sơn) miền Bắc California, Mỹ, đến các trường học tại miền Đông như Detroit, Connecticus, Washington DC…

Ông James S. Dierke, Viện phó điều hành các viên chức phụ trách trường Liên bang tại Mỹ, phát biểu,“Thời gian tĩnh lặng” là một chương trình có ảnh hưởng tốt nhất mà tôi chưa từng chứng kiến qua 40 năm trong lãnh vực giáo dục. Sự tĩnh lặng nuôi dưỡng các học sinh, và cung cấp cho chúng một dụng cụ giá trị rất lớn cho cuộc đời” (It is nourishing these children and providing them an immensely valuable tool for life. ([email protected]).

Trang mạng nầy cũng cho biết, chấn thương do căng thẳng tại các trường trong vùng dân cư có lợi tức thấp, là một thực tế xẩy ra cho hằng triệu trẻ em lớn lên trong bầu không khí bị đè nén vì nghèo, bạo động và lo sợ. Sự căng thẳng làm trở ngại việc học và xói mòn sức khỏe cả thể xác lẫn tâm hồn.

Số thống kê cho thấy tình trạng thật đáng quan tâm:
25 % tuổi vị thành niên bị chấn thương do những rối loạn tâm trạng bất an lo sợ (anxiety disorders).
6.5 triệu trẻ em phải phấn đấu với những cản trở khả năng học của chúng.

Gần 3 triệu trẻ phải dùng thuốc chống bệnh “Khiếm khuyết chú ý hiếu động” (nearly 3 million children receive medication for ADHD). Tự tử là nguyên nhân thứ ba giết chết lứa tuổi teen.
Theo thống kê, có nhiều học sinh bị nghiện ngập. Một trong 4 học sinh trung học được biếu tặng, được bán hoặc được cho Cần sa, ma túy bất hợp pháp ngay trong địa phận của nhà trường (given illegal drugs on school property). Một trong 3 trẻ em bị nạn béo phì.

Nhưng may thay, bên cạnh đó, thiền làm giảm 40 % tâm tình buồn chán. Trong hai năm, giảm 65 % tình trạng xung đột bạo động (65% decrease in violent conflict over two years). Việc bỏ học giảm 86%.
Không phải chỉ có học sinh bị căng thẳng làm giảm khả năng học tập, mà căng thẳng cũng làm cho giáo chức mất dần hứng thú và kiệt sức trong việc giảng dạy (High stress levels also damage teachers and educators, resulting in extremely high burnout rates).

Việc áp dụng “chương trình tĩnh lặng” trong nhiều trường học cho thấy, không những điểm thi của các học sinh được tăng 10%, óc sáng tạo phát triển, mà ngay cả trí nhớ của các em cũng như giáo chức được tăng trưởng và giảm căng thẳng kinh niên, gia tăng hạnh phúc và lòng tự tin (Greater happiness, focus and self-confidence).

B
Mười lý do cần đem thiền vào trường học
(10 reasons to bring meditation to your schools)


Ngoài những lợi ích của thiền mà tổ chức của Tiến sĩ David Lynch vừa nêu trên, chúng ta cũng thấy mạng“Project Meditation. Org” liệt kê 10 lý do cần đem thiền vào trường lớp vì, thiền giúp học sinh giảm căng thẳng, gia tăng khả năng tập trung chú ý, củng cố trí nhớ, phát triển sự hòa thuận, cải thiện các mối quan hệ, đem đến một phương pháp giảm căng thẳng lầu dài, đạt được một thời gian yên lắng suốt ngày, hồi phục sức lực…

Trang mạng viết tiếp “Thiền làm cho học sinh giảm huyết áp, giảm căng thẳng, giảm khả năng bị bệnh tim mạch, giảm những bất hòa giữa các học sinh, gia tăng khả năng học tập, phát triển óc sáng tạo, điểm thi cao. Giúp học sinh biết kính trọng người khác, nhất là kính trọng giáo chức và nhân viên nhà trường, giúp biết cách đương đầu với những khó khăn hằng ngày và, những đề thi khó giải, giảm làn sóng não quá giao động…Ngoài ra, khoa học gia cũng đã từng xử lý cảm giác và chú ý, chứng minh: thiền làm gia tăng vỏ não vùng liên hệ chú ý tập trung” (scientist have proven meditation increases the thickness of the brain cortex…). Bài viết khuyên “…tất cả giáo giới nên đưa thiền vào trường học vì, đó là dưỡng chất của sự sống. Đó là nghệ thuật để có sự thư giản, khỏi bị căng thẳng (stress). Lúc căng thẳng được giảm con người hứng thú làm việc, học sinh cũng vui vẻ thích học thay vì bỏ trốn”(…all teachers should start including meditation in school.*

C
Đại học Maharishi University of Management (viết tắt: MUM)


Maharishi_University_of_Management_logo_1Đại học MUM có trụ sở chính tại Mỹ, và nhiều chi nhánh trên thế giới (Canada, Anh, Đức, Úc, Ấn, Phi châu, Nhật, Nam Mỹ, Đông Nam Á châu, Bắc Ái nhĩ lan, Do thái...).
Vì thiền phát xuất từ tôn giáo Đông phương. Do đó, hầu hết những cá nhân hoặc tổ chức đều cố tách thiền ra khỏi màu sắc tôn giáo để tín đồ các tín ngưỡng khác có thể tập thiền mà không cảm thấy mất tự nhiên.

Vì vậy, tổ chức của Tiến sĩ David Lynch dùng cụm từ “Thời gian tĩnh lặng” (Quiet Time, viết tắt QT), Đại học MUM dùng từ “Thiền siêu vượt” (Transcendental Meditation), nhóm khác sử dụng “Thiền chánh niệm” (Mindfulness meditation)...Dù tên gọi có khác nhau nhưng tất cả đều là thiền, phát xuất từ Phật Giáo. Chứng cớ là Phật Thích Ca liên tục thiền định 49 ngày và đắc đạo.

kinhanbanthuy_biatruoc_120Kinh Phật có nhiều cuốn chuyên dạy về thiền như “kinh An ban thủ ý,kinh Đại niệm xứ, kinhQuán niệm hơi thở, kinh Tứ niệm xứ… Có nhiều cách thực tập thiền, theo cách nào cũng được, miễn là định được tâm.

Thiền nói chung, có tác dụng giúp người thực hành đạt được sự tĩnh lặng, yên lắng, có thêm nhiều nghị lực. Từ đó, con người năng động, thông thái, nhìn xa thấy rộng và kinh nghiệm hơn trong các sinh họat đời thường.

Tôi định nghĩa Thiền là sự an lạc, chú ý tập trung tâm vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Từ định nghĩa nầy, tôi bỏ hai chữ siêu vượt sau chữ thiền để dễ hiểu. Bốn câu hỏi đáp, giúp thấy rõ hơn về lợi ích của thiền:

1. Hỏi: “Chức năng kỷ thuật của Thiền (siêu vượt) trong tiến trình học tập như thế nào?
Bác sĩ niệu học, Kulreet Chaudhary, bệnh viện Scripps Memorial Hospital trả lời:
-“Kỷ thuật của Thiền là một đường lối dễ làm tan biến căng thẳng, thăng tiến ý thức đầy đủ và sâu sắc hơn cho hệ thống giáo dục hiện nay, nhờ hệ thần kinh hai chiều của giáo chức và học sinh được nuôi dưỡng.”

2. Hỏi: Có cuộc nghiên cứu nào cho thấy kỷ thuật của Thiền thực sự ích lợi cho học sinh và giáo chức?
Bác sĩ Gary Kaplan, giáo sư khoa Thần kinh tại Đại học Hofstra University School of Medicine:
-“Vâng. Những cuộc nghiên cứu rộng rải được công bố trên tạp chí cho thấy kỷ thuật nầy làm phát triển sức khỏe tòan diện rất đáng chú ý, nếu bạn có thể để ra ngày hai lần từ 15-20 phút là có thể làm giảm căng thẳng và cho phép bạn có nhiều sáng tạo và động lực trong các hoạt động – bạn đã nắm được chìa khóa cho một sức khỏe tốt hơn” (you have a key to better health).

3. Hỏi: “Kỷ thuật của Thiền làm gì cho học sinh?”
-Bác sĩ tim mạch, Cesar Molina, M.D., F.A.C.C. viết, “Thiền là một kỷ thuật tâm sinh lý giản dị được kiểm nhận khoa học, dễ thực hiện, và làm thăng tiến sự phát triển não bộ. Kỷ thuật tâm thần đơn giản nầy là một dụng cụ quan trọng để nhà giáo dục hoàn thành mục đích tối hậu của mình –nuôi dưỡng hệ sinh lý thần kinh để mỗi cá nhân có thể đạt được khả năng phát triển”.

4. Hỏi: “Kỷ thuật Thiền có thể làm giảm căng thẳng để khỏi bị bệnh khiếm khuyết khả năng chú ý; ADHD?
Tiến sỹ tâm lý thần kinh học, William Stixrud:
-“Kỷ năng của Thiền đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc làm giảm thiểu các vấn đề chán học, thiếu tập trung chú ý. Trong một số trường, Thiền đã đóng vai trò ấn tượng trong việc giúp các em vượt qua ý muốn bỏ học, thiếu chú ý và tác phong đạo đức kém”. Tiếp theo là một loại thiền khác được áp dụng vào học đường.

C
Thiền chánh niệm
(Mindfulness Meditation)


Theo the Universities website, Thiền Chánh niệm là thiền truyền thống đã được hằng triệu người thực hành qua hằng ngàn năm (that has been used by millions of practitioners for thousands of years).

Vài thập niên qua, các cuộc nghiên cứu khoa học cho thấy sự lợi ích của Thiền chánh niệm, nên người ta thiết lập những chương trình thường xuyên để thực hành đều đặn trong trường vì lợi ích cho học sinh.
Nhiều khoa học gia các bang khác tại Mỹ, làm việc chung với nhóm giáo sư Đại học Wisconsin, họ tìm thấy những ai thực hành Thiền chánh niệm hơn hai tháng (mỗi ngày hai lần. Mỗi lần khoảng 18-20 phút) là có khả năng đương đầu với các cấp độ căng thẳng khác nhau và có khả thể ngăn chận sự cạn kiệt năng lực (who engaged in a Mindfulness practice over a period of 2 months have a greater ability to deal with their stress levels and are able to prevent ‘burnout’).

Nghiên cứu gia của Đại học phát biểu “Những người thực hành Thiền chánh niệm cho thấy những sự giảm thiểu căng thẳng tâm lý, lớp học được phát triển có trật tự và lòng từ bi tự nguyện được gia tăng”(theo University website, và video của Tiến sĩ Richard J. Davidson, PhD).

Những học sinh trung học thực hành Thiền mỗi ngày, kết quả, số học sinh vắng mặt giảm 25 %, học sinh bỏ học giảm gần 38 %.
Năm 2012, ít nhất là có 91 trường trong 13 tiểu bang tại Mỹ thực hành thiền (As of 2012, at least 91 schools are implementing meditation in 13 states).

D
CHƯƠNG TRÌNH THIỀN TẠI TRƯỜNG HỌC VÀ KẾT QUẢ

(Meditation Programs in Schools and Outcomes)

Visitacion_Valley_400Nhiều cuộc nghiên cứu và thử nghiệm thiền của vô số các nhóm chuyên gia, độc giả có thể tìm thấy trên các mạng liệt kê ở cuối bài**.

Một trong những thí nghiệm và so sánh quan trọng (từ năm 2007 đến 2011), xác tín, nhờ thiền mà học sinh trường Visitacion Valley (đường vẽ màu vàng, hình bên trái) bỏ học giảm ½. Trong lúc đó, vì nhiều trường học tại California thiếu chương trình thiền, nên toàn bang chỉ số học sinh bỏ học giảm rất ít (xem đường màu da cam hình trái). [Click xem hình lớn hơn)

Hình bên phải cho biết học sinh trốn học toàn bang California gia tăng (đường màu da cam). Trái lại, học sinh trốn học của trường Visitacion Valley giảm đến 61 % (hình phải, đường màu vàng). (Infographic: Maili Holiman***)

Một thí nghiệm mẫu về kết quả của Thiền được thực tập tại trường Sequoia Union High School District. Chương trình nhận được sự tài trợ 35 ngàn mỹ kim (Funded with $35,000).

Ban điều phối có ba chuyên gia tâm lý trị liệu có mặt hai lần một tuần (three psychotherapists to be there twice a week for therapy sessions). Mỗi lần 18 phút cho các học sinh đã từng bị giam tù và hoặc bị đuổi khỏi trường. Các em được hướng dẫn Thiền không mang màu sắc tôn giáo do các chuyên viên đã được huấn luyện. Học sinh ngồi yên lặng, nhắm mắt, tự do để sự chú ý tự nhiên dong ruổi ít dần, rồi yên lắng hơn (Twice a day for 18 minutes).

giao_chuc_ngoi_thienThái độ của học sinh đối với chương trình tập huấn nầy đã được thay đổi từ lúc mới bắt đầu. Mỗi buổi sáng, ban quay phim tự do đến thu hình các khóa thiền. Một học sinh phát biểu, “Lúc đầu tôi thấy kỳ quặc và buồn cười. Tôi không quyết tâm thực tập. Nhưng Thiền đã giúp tôi nhiều vấn đề khó khăn tại nhà và kềm chế sự giận hơn” (I thought it was weird and funny…”). Một học sinh khác nói “Thiền là dược liệu của tôi (Meditation is my medicine).

Theo các dữ kiện tại Trung tâm Sức khỏe và Thành tích của Học trình, học sinh bỏ học dược giảm xuống ½ trong 5 năm. Học sinh trốn học giảm 61 % trong 4 năm (Truancy rates,…have dropped by 61 percent).
Một nghiên cứu khác, Thiền chánh niệm (Mind fulness meditation) được dùng cho các học sinh lớp một, hai và ba do Đại học bang Arizona, Mỹ, thực hiện. Kết quả, học sinh được cải thiện năng khiếu chú ý, năng khiếu xã hội và làm giảm việc buồn chán lúc làm bài thi.

Nhiều thí nghiệm tương tự tại miền Bắc Canada trên 12 trường mẫu giáo cũng cho thấy kết quả tương tự. Cảm xúc tích cực và sự chú ý được gia tăng, thái độ hung hăng được giảm (mindfulness education increased positive emotions and attention in class and reduced aggressive behavior).

Hình bên phải: giáo chức và nhân viên đang thiền. Ngày 17.12.2013, do cô Angela Swartz đưa tin (theo Daily Journal).

E
NÃO BỘ VÀ THIỀN TRONG TRƯỜNG HỌC
(The brain and meditation in school)


Bài báo ngày 16.12.2013, ông Leonardo L. Leonidas viết:

Chúng tôi chú trọng dạy học sinh chuyên mục 4 chữ R: reading, riting, ’rithmetic and research (đọc, viết, toán và nghiên cứu), mà không đề cập đến các vấn đề cần thiết như sự chú ý, tự kiềm chế, tĩnh thức, tích cực và hoạt động của não bộ.

Người ta không để ý rằng, nhiều người lớn tuổi mang lắm chứng bệnh bất cập được bắt nguồn từ tấm bé. Cũng như không hề biết cụ thể sự liên đới giữa não bộ và việc học kém có tương quan chặt chẻ với nhau.
Trường Renfew Elementary School tại Vancouver, Canada, thực hiện một thí nghiệm rất quan trọng. Học sinh trường được dạy những phương pháp thở để gia tăng khả năng của bộ não nhằm giúp việc học tốt hơn (Children in this school are taught to do breathing exercises to enhance their brains’ ability to learn).

Tại lớp, khoa mỗ xẻ và sự vận hành của não bộ, bao gồm việc dạy cho học sinh tâm lý tích cực là những chuyên mục của giáo trình.

Ngày nay các giáo chức đổi mới việc tìm hiểu một học sinh bị căng thẳng là do gia đình hay học đường. Tác động ấy làm cho bé học kém và có những thái độ thiếu cảm tình
”.

Năm 1960, một nghiên cứu rất đáng chú ý do nhà tâm lý học Walter Michel, và sau đó được thực hiện tại Đại học Stanford, Mỹ.

“Nhóm của ông cho các em vườn trẻ bốn tuổi, một sự chọn lựa:
a. Các em có thể lấy và ăn liền một cái kẹo đường xốp (marshmallow)
b. Nếu em nào đợi chờ khoảng 15 phút sau, thì các em ấy sẽ được mỗi em hai cái thay vì chỉ được một. Các học sinh được theo dõi cho đến lúc vào trường trung học.
Kết quả cho thấy, các em nhóm đợi chờ lâu hơn để có hai cây kẹo thì đạt được điểm thi SAT (Scholastic Assessment Test) cao hơn 210 điểm so với nhóm không đợi chờ. Nhóm nầy cũng có sự chú ý tốt hơn lúc đến giai đoạn tuổi teen, và ít cho thấy kém tư cách và ít nghiện ngập lúc đến tuổi 30”
(The four-year-old kids who waited longer and got the two marshmallows had higher SAT (Scholastic Assessment Test) scores and, on average, 210 points].

Một nghiên cứu khác, tương tự như cuộc nghiên cứu vừa trình bày, được thực hiện bởi giáo sư tâm lý học, Terrie Moffitt, tại Đại học Duke University, thành phố Dunedin, New Zealand. 1.000 trẻ em tham dự cuộc nghiên cứu nầy cho thấy,mối liên hệ mạnh mẻ giữa sự tự chế ngự và thành công(a strong relationship between self-control and success). Phụ huynh và giáo chức đánh giá, bằng cách cho điểm mỗi học sinh hai năm một lần, tuổi từ 3 đến 11, về mức độ quá hiếu động, tính bốc đồng, ưa gây sự, ngoan cố và ít chú ý.

Kết quả, các nam và nữ sinh có điểm thấp thì sức khỏe có vấn đề, và lúc đạt đến số tuổi 32 các người nầy có khuynh hướng phạm tội hơn thành phần có điểm cao. Trong 500 cặp anh chị em cùng gia đình, nhóm nghiên cứu Moffitt tìm thấy những cặp ít tự kềm chế tâm tình thì thường gây xung đột tại trường, hút thuốc và phát triển những động thái chống lại xã hội (more likely to struggle in school, smoke and develop antisocial behaviors).

Chúng ta nhận xét như thế nào về hai thí nghiệm trên? Tại sao nhóm học sinh đợi chờ 15 phút có những thành tựu tốt hơn nhóm kia?

- Vì các em trong nhóm đợi chờ 15 phút có tâm hồn an lạc, có lòng từ bi, biết nhường nhịn, không sợ mình sẽ bị “mất phần”. Quyết định của các em nầy là quyết định có chú ý trong tĩnh thức…Đó là thiền.
Thí nghiệm việc cho các em điểm cao thấp … giải thích như thế nào?
- Đời sống đạo đức thiện lành là thiền hành động. Đi đứng nằm ngồi, làm việc…tâm luôn an lạc không sân si không tị hiềm ... Ấy là thiền.
Nói rõ hơn, không phải ngồi thiền mới gọi là thiền. Trong cuộc sống, ai có tâm thiện lành, hoan hỹ, an lạc, tĩnh thức (tức là thiền hành động) thì người ấy dễ thành tựu hơn những người đầy tham sân si...

Đưa ra những thí nghiệm rất cụ thể như thế, bài báo viết, để các giáo chức và cha mẹ học sinh thúc đẩy con em mình tham gia các chương trình thiền thở, thiền chánh niệm…và tìm hiểu sự vận hành của não bộ từ lúc các em mới bắt đầu vào lớp Mầm non. Bài báo viết, nếu các bạn đến thăm một trong những trường dùng chương trình MindUP (thiền), dĩ nhiên sẽ nghe tiếng học sinh thực hành phương pháp thở và học về sự hoạt động của não bộ (If you are to visit one of the schools using MindUP, it is common to hear children doing breathing exercises and learning about brain function).

Thở có tác dụng gì? Giáo viên hỏi lớp học. Một học sinh trả lời “Thở làm giảm hạch hạnh nhân và làm cho đồi thùy não bộ thông minh hơn”.

limbic_system” (It calms your amygdala down,” a student replies. “It makes your prefrontal cortex so much smarter). Mặc dù chỉ mới mẫu giáo, nhưng các em nầy trông giống như những học sinh giỏi, đã học cấp 2. Chúng được dạy những phần khó khăn của não bộ, như vùng hãi mã (hippocampus, chứa những ký ức dài hạn, xa xưa), vùng trung tâm trí nhớ, hạch hạnh nhân (amygdala, chứa những ký ức ngắn hạn), vùng điều hành cảm xúc (emotional cza?) và vùng võ não trước trán (prefrontal cortex, vùng cung cấp suy nghĩ và quyết định).

Các trung tâm não bộ nầy liên kết với nhau. Lúc có sự căng thẳng, hạch hạnh nhân bị ảnh hưởng tiêu cực, tác động vào vùng hãi mã (hippocampus) làm cho năng lực trí nhớ bị mất bớt (…which then influence the hippocampus to lose some memory power).

Báo viết tiếp, không cần phải nói, việc tập luyện hơi thở làm cho các tế bào giúp trí nhớ tăng trưởng, và việc chú ý vào hơi thở, các em học được cách chú tâm vào từng biến chuyển xẩy ra, mà không cần phải suy nghĩ quá nhiều về các hiện tượng ấy. Các em cũng biết cách để kiểm soát tâm, kiểm soát hành vi và giảm lo âu (without thinking too much about them, and how to control their mind and behavior and reduce anxiety).

giao_chuc_ngoi_thien_2Hình bên phải: Giờ tĩnh lặng của giáo chức, nhân viên và học sinh

Một giáo viên, tại trường mẫu giáo, Sir William Van Horne Elementary School ở Vancouver, Canada nhận định:
“Việc tập trung vào hơi thở đã giúp tôi làm tròn nhiệm vụ của một giáo viên vì tôi có một lớp học an bình hơn và chính tôi là một người được yên lắng hơn” (It helps me as a teacher because I have a calmer class and I’m calmer).
Chương trình quán niệm hơi thở MindUP lúc đầu chỉ tại Vancouver, về sau có thêm 175 trường tại Canada, 75 tại Mỹ, 7 tại Anh, 2 tại Úc và 1 tại Venezuela. [Bác sĩ Leonardo L. Leonidas (nonieleonidas68@ gmail.com)].

TÓM LƯỢC

Nhiều thế kỷ trước, Tây phương đi chiếm thuộc địa, lấy tài sản về làm giàu, mà nhiều quốc gia Á châu trong đó có Việt Nam là nạn nhân thảm khốc. Hơn 50 năm qua, nhiều trí thức và khoa học gia đã nghiên cứu và tìm thấy ở Đông phương có một “món hàng” vô giá khác rất bổ ích cho nhân loại. Đó là thiền.

Theo sự khám phá nầy, thiền không những giúp chữa được bệnh tật, làm cho con người đẹp hơn, thông minh hơn, sống lâu dài và sống có hạnh phúc hơn, mà thiền còn là dưỡng chất tốt nhất cho học sinh và tuổi trẻ. Nếu quốc gia nào biết và sớm áp dụng thiền vào học đường thì, một thế hệ kế thừa có thể có khả năng góp phần làm cho dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường.

Thông tin điện tử toàn cầu cho biết bao năm qua, có rất nhiều quốc gia, nhất là các nước theo truyền thống Cơ đốc giáo đã đem thiền vào học đường. Kết quả rất bổ ích cho học sinh, giáo chức và nhân viên như chúng ta đã thấy trong bài nầy. Tại Việt Nam, hầu như, chỉ có một “Trường Mần non Trẻ thơ”, tại Quận Tân Bình, dạy thiền cho học sinh mà thôi. Ngoài ra, có khoảng trên 30 trung tâm hướng dẫn Thiền sức khỏe. Có nhiều nơi kết quả rất tốt. Nhưng không ít những trường hợp người ngồi thiền bị tẩu hỏa nhập ma**** vì, người hướng dẫn không những chưa đủ trình độ, thiếu hiểu biết về thiền cũng như thiếu kiến thức khoa học, mà còn pha chế thiền theo ý riêng.

Phải chăng đã đến lúc, Nhà nước nên sớm mở Viện Nghiên cứu Thiền sức khỏe. “Bộ Giáo dục và Đào tạo” cũng nhanh chóng đưa thiền vào trường học, để học sinh có một đời sống lành mạnh hơn về thể chất lẫn tinh thần mà việc tốn kém so ra không đáng kể. Có thể, đây cũng là một trong những chương trình rất tốt cho việc chuyển hóa xã hội?


Hồng Quang
Xuân, 8.1. 2014

Ghi chú
*Nguồn: By Phil Tyson, Source: Project-Meditation. Org.
**(Flook et al. 2010), (Schonert-Reichl and Lawlor 2010; Napoli, Krech, and Holley 2005; Zylowska et al. 2008).
Qua đó cho thấy nhiều trường học như Research in Richmond County high schools in Augusta, Georgia, Mỹ, Another study from Arizona State University of first, second, and third graders in two elementary schools, A study in Western Canada in 12 elementary schools (Schoenert-Reichl and Lawlor 2010).
*** Sources
· San Francisco Police Department
· San Francisco Unified School District
· California Dataquest.
****http://jojojotran.blogspot.com/2013/04/tau-hoa-nhap-ma-khi-mo-luan-xa-6.html.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/09/2010(Xem: 8340)
Người tham muốn ngủ nghỉ nhiều, thì quá nửa đời mình lẩn quẩn trên chiếc giường, bộ ván; ăn xong lại nghỉ chuyện đi nằm chẳng muốn làm gì hết, khi ngủ xong lại muốn ngủ nữa giống như các loài heo vậy đó, mất cả tự chủ và thể diện của mình. Con người vì không biết rõ thực tướng của vạn vật nên si mê chấp thân tâm làm ngã rồi dẫn đến chiếm hữu, lười biếng, ăn không ngồi rồi. Loài heo vì tham ăn ngon, ngủ kỹ nên mới bị đọa lạc như thế, tối ngày chỉ biết ăn rồi ngủ, ngủ dậy rồi ăn, chẳng biết làm gì.
23/09/2010(Xem: 12758)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 14517)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ.Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn làđức Bồ tát Quan Thế Âm, hay Mẹ hiền Quan Âm. Vì vị Bồ tát này có đầy đủ phẩmchất của một người mẹ trong tất cả những người mẹ. Hình như trong mọi trái timcủa những người con Phật thuần thành nhất là giới Phật tử bình dân không ai làkhông không có hình ảnh đáng tôn kính của vị Bồ tát giàu lòng bi mẫn này...
22/09/2010(Xem: 12768)
Cuộchành trình miên viễn của kiếp sống trầm luân sáu nẻo luân hồi đã thôithúc rất nhiều người đi tìm những phương pháp để thoát ly khổ não. Hạnh phúc và khổ đau là hai thực trạng của cuộc sống mà con người luôn đề cập tới. Nhưng để biết được hạnh phúc là gì thì con người phải trực nhận ra được bản chất của khổ đau như thế nào rồi mới bàn tới phương pháp giải quyết khổ đau... Sau khi nhận lời thỉnh cầu của Phạm thiên, đức Phật dùng tri kiến thanh tịnh quan sát khắp cả thế giới. Bằng tuệ nhãn, Ngài thấy chúng sanh có nhiều căn tánh bất đồng...
22/09/2010(Xem: 14555)
Ngàynay,lễ Tự tứ không còn đơn thuần mang dấu ấn lớn dành cho chư Tăngtrong giới thiền môn sau ba tháng An cư kiết hạ hàng năm, mà nó đã thựcsự tác động mạnh vào đời sống đạo đức xã hội trong việc xây dựng nếpsống an lạc, hạnh phúc cho con người. Bởi vì, suy cho cùng thì giá trịcủa lễ Tự tứ là sự thể hiện việc quyết định nỗ lực hoàn thiện nhâncách, thăng chứng tâm linh và khai mở trí tuệ đối với mỗi cá nhân conngười trong cuộc sống vốn biến động không ngừng... Nguyên tắc của Tự tứ là phải thanh tịnh hòa hợp, do đó mọi hành giả trong buổi lễ này đều khởi lòng tự tín với chính mình và các vị đồng phạm hạnh khác.
22/09/2010(Xem: 12599)
Trongtấtcả mọi giá trị có mặt ở đời, thì giá trị giải thoát khổ đau làtối thượng nhất, mọi giá trị khác nếu có mặt thì cũng xoay xung quanhtrục giá trị thật này. Vu lan là ngày lễ khiến mỗi người, dù xuất giahay tại gia đều hướng tâm nguyện cầu, thực thi hạnh nguyện giải thoát.Từ điểm nhìn này, thông điệp giải thoát của lễ Vu lan đem lại có nhữngý nghĩa, giá trị cao quý mà ngày nay mọi người thường hay tâm niệm đến... Giá trị giải thoát đầu tiên cần đề cập đến là từ khi đạo Phật được thể nhập vào đời sống văn hóa nước ta thì lễ Vu lan của đạo Phật trở thành lễ hội truyền thống...
22/09/2010(Xem: 7028)
Bất cứ một việc làm gì, khi nhìn kết quả của sự việc, ta sẽ biết nguyên nhơn của việc ấy và ngược lại, nếu muốn biết kết quả của một việc xảy ra cho được tốt đẹp...
21/09/2010(Xem: 8125)
Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.
21/09/2010(Xem: 10137)
Sợ hãi và lo âu sinh ra bởi sự tưởng tượng của đầu óc bị tác động bởi ngoại cảnh. Cuộc đời là một bức tranh di động, mọi vật đều thường xuyên thay đổi, không có vật gì trên thế gian này đứng yên vĩnh viễn. Những người trẻ trung khỏe mạnh sợ phải chết sớm. Những kẻ già yếu sợ sống lâu. Hạng người trung niên mong muốn được an vui quanh năm. Những điều hân hoan thích thú qua nhanh. Những việc không vui thường tạo ra sự âu lo lâu dài. Những cảm giác làm cho đời sống thăng trầm theo cái bản ngã hư huyễn, giống như con rối múa theo sợi dây.*** Đức Phật đã dạy: " Tham muốn sinh ra lo âu Tham muốn sinh ra sợ hãi, Ai dứt sạch tham muốn Không còn lo âu sợ hãi "
21/09/2010(Xem: 8617)
Muốnngồi thiền, trước chúng ta phải biết lý thuyết, sau mới thực hành được.Tại sao chúng ta phải ngồi thiền? Phật dạy trong bốn oai nghi chúng ta đều tu được hết. Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm và ngồi. Tuy nhiên trong số bốn oai nghi đó, các Thiền sư nói chỉ có ngồi là thù thắng hơn cả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]