Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà chính là Con Đường - Một thông điệp Giáng Sinh

25/12/201311:31(Xem: 7626)
Nhà chính là Con Đường - Một thông điệp Giáng Sinh

cay thong
Nhà chính là Con Đường - Một thông điệp Giáng Sinh từ Thầy Thích Nhất Hạnh

Làng Mai vào ngày 14 tháng 12 năm 2012 lúc 18:56
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương, nơi mà chúng ta cảm thấy rằng chúng ta không cần phải đi đâu, hoặc làm việc gì hoặc theo đuổi bất cứ điều gì nữa. Chúng ta gọi đó là “ngôi nhà thật sự” của mình. Tất cả chúng ta đều có khao khát, ước muốn sâu xa này là được ở trong ngôi nhà thật sự của mình.
Tìm kiếm ngôi nhà thực sự
Chúa Giêsu, ngay sau khi Người được sinh ra, phải lập tức đi tị nạn, phải lên đường lánh nạn mà không có một mái ấm. Khi Người lớn lên và trở thành một người đàn ông trẻ, mọi việc vẫn như cũ, Người vẫn là một người lang thang không có ngôi nhà thực sự để trở về. Trong một trong những bài thuyết giảng của mình, Người đã nói rằng ngay cả những con chim cũng có tổ hoặc những con thỏ và sóc có hang để trở về, nhưng Con Người không có chỗ gối đầu, không có nơi để gọi là nhà.
Tất Đạt Đa, khi đã trưởng thành, cũng thấy mình trong một tình huống tương tự. Người được sinh ra trong một gia đình hoàng gia giàu có và đặc quyền. Người có thể có bất cứ điều gì Người mong muốn. Người đã có một người vợ xinh đẹp và một đứa con trai ngoan. Người đã có một tương lai tươi sáng phía trước, vận mệnh làm vua và cai trị một đế chế vĩ đại. Tuy nhiên, Người vẫn không cảm thấy thoải mái ngay cả với tất cả những điều này. Người không cảm thấy như ở nhà. Người không bình an. Vì vậy, một ngày, Người đã quyết định rời bỏ gia đình của mình để tìm kiếm ngôi nhà thực sự của mình, tìm kiếm bình an nội tâm.
Cả Chúa Giêsu và Tất Đạt Đa đều đã đi tìm ngôi nhà thật sự của họ. Họ muốn tìm một nơi ở ấm áp, nơi mà họ không sẽ phải tìm kiếm điều gì nữa và họ sẽ cảm thấy như ở nhà và bình an. Người phương Tây đã nói rằng, "Không có nơi nào giống như ở nhà" thể hiện cảm giác không có gì hơn trở về nhà sau khi ra đi. Tuy nhiên, vẫn còn một số người trong chúng ta không cảm thấy như ở nhà, không cảm thấy rằng chúng ta có một nơi để trở về, ngay cả trong gia đình mình. Đó là bởi vì trong gia đình chúng ta không có đủ ấm áp, không đủ tình yêu, sự dễ chịu, bình yên và hạnh phúc.
Một số người trong chúng ta có một quê hương, sinh sống tại quốc gia nơi chúng ta sinh ra, nhưng chúng ta vẫn muốn thoát ra và đi ở một nơi khác. Chúng ta cảm thấy như chúng ta không có một quê hương. Một số người Do Thái vẫn cảm thấy rằng họ không có một quê hương. Họ đã lang thang và tìm kiếm quê hương hàng ngàn năm - một nơi, một mảnh đất để gọi là nhà. Thậm chí cho đến ngày nay, họ vẫn chưa tìm thấy quê hương của họ. Và chúng tôi – người Pháp, người Mỹ, người Anh, và người Việt Nam - tất cả chúng ta có một đất nước để gọi là quê hương, nhưng chúng ta vẫn không cảm thấy hài lòng và một số người trong chúng ta muốn rời bỏ. Điều này là bởi vì chúng ta đã không tìm thấy ngôi nhà thật sự ở ngay trong trái tim của chúng ta. Vào mùa này, ngay cả khi chúng ta mua một cây Giáng sinh để trang trí nhà, điều này không có nghĩa là chúng ta đã tìm thấy ngôi nhà thật sự của mình hay là cảm thấy dễ chịu khi sống ở quê hương. Để ngôi nhà trở nên nhà thực sự, cần có tình yêu, sự ấm áp, và sự mãn nguyện.
"Không có nơi nào giống như ở nhà"
Ngôi nhà thật sự của chúng ta
Cuối cùng, Chúa Giêsu tìm thấy ngôi nhà thật sự của mình trong trái tim. Người tìm thấy ánh sáng trong trái tim mình. Người dạy các đệ tử của mình rằng họ cũng có ánh sáng của riêng họ và dạy họ thể hiện ánh sáng đó ra ngoài cho người khác thấy. Tất Đạt Đa đã dạy rằng ngôi nhà thật sự của một người có thể được tìm thấy trong thời điểm hiện tại. Người đã phát triển thực hành cho các đệ tử của mình để họ cũng có thể tìm thấy ngôi nhà thật sự của họ. Người dạy rằng mỗi chúng ta có một hòn đảo bên trong an toàn và vững chãi. Nếu chúng ta biết cách để trở về hòn đảo này, chúng ta có thể liên lạc với tổ tiên máu mủ và tâm linh, với những mầu nhiệm của cuộc sống, và với chính bản thân chúng ta. Bên trong hòn đảo con người thật của chúng ta, chúng ta có thể tìm thấy bình yên và trọn vẹn.
Tất Đạt Đa đã tìm thấy ngôi nhà thật sự của mình và muốn tất cả mọi người có thể tìm thấy ngôi nhà thật sự của họ. Khi Đức Phật sống đến 80 tuổi và biết rằng mình sẽ sớm từ giã cõi đời này, Người cảm thấy rất nhiều tình thương đối với các môn đệ và bạn bè của mình, vì Người thấy rằng nhiều người trong số họ đã không tìm thấy ngôi nhà thật sự của họ. Người biết rằng khi người thầy của họ ra đi, họ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi và mất phương hướng. Vào thời điểm đó, Người đang thực hành an cư kiết hạ, bên ngoài thành phố Vaishali, phía bắc của sông Hằng. Người ốm nặng vào mùa đó. Thị giả của Phật, Hòa Thượng Ananda nghĩ rằng thầy của mình sẽ sớm ra đi, do đó ông đã vào rừng phía sau những cây cối để khóc. Nhưng Đức Phật đã sử dụng sức mạnh của sự tập trung để làm chậm tiến triển của bệnh tật và tìm thấy sức mạnh để sống thêm một vài tuần, để Người có thể trở về quê hương của mình, thành Ca Tỳ La Vệ, và viên tịch một cách bình yên.
Hòn đảo bên trong
Vào cuối mùa an cư kiết hạ, Đức Phật đi vào thành phố Vaishali đến thăm các môn đệ, các nhà sư, ni cô và các bạn bè thế tục trong Tăng đoàn. Bất cứ nơi nào Người tới thăm, Người đều thực hiện một cuộc nói chuyện ngắn khoảng 5-7 phút - một Pháp Thoại nhỏ. Những cuộc nói chuyện ngắn này thường tập trung vào chủ đề "ngôi nhà thật sự '. Người cảm thấy rằng sau khi Người ra đi, sẽ có nhiều đệ tử cảm thấy mất mát. Đức Phật dạy rằng tất cả họ đã có một nơi ẩn náu để trở về và rằng họ chỉ nên tìm đến chỗ đó.
Chúng ta cũng nên trở về và trú ngụ ở đó và không nương tựa nơi bất kỳ người nào khác hoặc điều gì khác. Đó là nơi trú ngụ của 'hòn đảo bên trong’, đó là Pháp, và ở đó, người ta có thể tìm thấy bình yên và sự bảo đảm, người ta có thể tìm thấy tổ tiên và gốc rễ của họ. Đây là ngôi nhà thật sự của chúng ta - hòn đảo bên trong của chúng ta nơi có ánh sáng của Pháp thực sự. Trở lại ở đó, người ta tìm thấy ánh sáng, người ta tìm thấy bình yên và an toàn, và được bảo vệ khỏi bóng tối. 'Hòn đảo bên trong' là một nơi ẩn náu an toàn khỏi những con sóng hỗn loạn mà có thể quét chúng ta đi. Nương tựa ở hòn đảo này là một thực hành rất quan trọng.
Chúng tôi có một bài hát trong Làng Mai có tiêu đề, "Trở thành một đảo đến cho chính mình '. Bài hát này là về thực hành nương tựa vào chính mình. Nếu chúng ta vẫn cảm thấy rằng chúng ta chưa tìm thấy ngôi nhà thật sự của mình, rằng chúng ta không có một nơi để gọi là nhà, rằng chúng ta đã chưa thực sự ở nhà, rằng chúng ta vẫn muốn tìm kiếm một quê hương, hoặc chúng ta vẫn cảm thấy cô đơn và mất mát, vậy thì bài tập này là cho chúng ta. Bài hát này có thể nhắc nhở chúng ta trở về và nương tựa vào hòn đảo bên trong.
Nơi trú ngụ đó là hòn đảo bên trong, đó là Pháp, và ở đó, người ta có thể tìm thấy bình yên và bảo đảm, người ta có thể tìm thấy tổ tiên và gốc rễ của chúng ta.
Thực hành của chúng ta
Khoảng thế kỷ thứ 4 hoặc thứ 5, khi những cuộc pháp thoại nhỏ đã được dịch sang tiếng Trung Quốc, các nhà sư dịch ‘hòn đảo bên trong’ là 'tự châu' (tự là bản thân và châu là hòn đảo). "Các tăng ni thân mến, hãy thực tập việc trở thành hòn đảo cho chính mình, biết làm thế nào để nương tựa nơi chính mình." Đó là những lời Đức Phật thốt ra chỉ một tháng trước khi Người qua đời. Nếu chúng ta coi mình là bạn tâm giao của Đức Phật, là môn đệ thực sự của Đức Phật, chúng ta nên theo lời khuyên của Người và không đi tìm cho quê hương hay ngôi nhà thật sự của chúng ta, trong thời gian và không gian. Chúng ta nên nhìn thấy ngôi nhà thật sự này ngay trong chính bản thân chúng ta, trong trái tim chúng ta, nơi có tất cả mọi thứ chúng ta đang tìm kiếm. Ở đó, chúng ta có thể chạm vào tổ tiên, máu mủ và tâm linh, và chạm vào gốc rễ, vào di sản của chúng ta. Ở đó, chúng ta có thể tìm thấy bình yên và ổn định. Ở đó, chúng ta có thể tìm thấy ánh sáng của sự thông thái. Hãy để chúng ta nương náu trong hòn đảo riêng của chúng ta - trong hòn đảo của Pháp. Chúng ta không có nương tựa vào bất kỳ người nào khác hoặc điều gì khác, thậm chí là Thầy.
Tình yêu của Đức Phật là bao la. Người biết rằng sẽ có nhiều môn đệ, những người sẽ cảm thấy bị mất mát sau khi Người ra đi, do đó, Người nhắc nhở họ rằng cơ thể của mình không phải là một cái gì đó thường xuyên và vĩnh cửu. Người dạy họ rằng nơi duy nhất xứng đáng cho họ quy y, là hòn đảo của riêng mình họ. Chúng ta biết rằng nó luôn luôn ở đó vì chúng ta. Chúng ta không cần máy bay, xe buýt hoặc xe lửa để đi đến đó, nhưng với hơi thở chánh niệm và các bước chánh niệm, chúng ta có thể đến đó ngay lập tức. Hòn đảo bên trong chúng ta là nơi nương náu thật sự của chúng ta. Đó là nơi chúng ta thực hành Pháp.
Giáng sinh này, nếu bạn mua về nhà một cây Giáng sinh để trang trí, hãy nhớ rằng 'ngôi nhà thật sự' của bạn không phải ở bên ngoài chính bạn, nhưng nó là ngay trong trái tim bạn. Chúng ta không cần phải mang bất cứ điều gì về nhà để chúng ta cảm thấy thỏa mãn. Chúng ta có tất cả mọi thứ chúng ta cần ngay trong trái tim mình. Chúng ta không cần phải thực hành trong nhiều năm hoặc phải đi xa để đi đến ngôi nhà thật sự của mình. Nếu chúng ta biết làm thế nào để tạo ra năng lượng của chánh niệm và sự tập trung, thì với mỗi hơi thở, mỗi bước đi, chúng ta sẽ đến ngôi nhà thật sự. Ngôi nhà thật sự của ta không phải là nơi xa cách với chúng ta về không gian và thời gian. Nó không phải là một cái gì đó mà chúng ta có thể mua. Ngôi nhà thật sự của chúng ta có mặt ngay ở đây và bây giờ, nếu chúng ta biết làm thế nào để quay trở lại và thực sự hiện diện trong nó.
Ngôi nhà trong thời điểm hiện tại
Ngày hôm kia, Thầy đã nghĩ xem thông điệp gì nên gửi cho bạn bè và môn đệ khắp nơi của mình để họ có thể thực hành, để họ có thể trở nên giống như Chúa Giêsu hoặc giống như Đức Phật. Sau đó Thầy đã viết thư pháp này: "Không có đường về nhà, nhà chính là con đường."
Phương tiện và đích đến không phải là hai thứ riêng biệt. Không có con đường trở về nhà. Nhà chính là con đường. Một khi chúng ta đặt một bước lên con đường về nhà, chúng ta đã ở nhà ngay trong giây phút đó. Điều này giống với thực hành của Làng Mai. Không có con đường đến Hạnh Phúc, Hạnh Phúc là con đường. Gần đây, Thầy cũng chia sẻ trong Pháp Thoại của ngài rằng, không có con đường tới Niết Bàn, Niết Bàn chính là con đường. Mỗi hơi thở và mỗi bước có khả năng mang chúng ta trở lại ngôi nhà thật sự của chúng ta, ngay tại đây và bây giờ. Đây là nền tảng thực hành của Làng Mai. Đây là thông điệp mà Thầy muốn gửi cho bạn bè và học trò của mình trong mùa Giáng Sinh này. Nếu bạn muốn gửi một lời chúc cho bạn bè và những người thân yêu, bạn cũng có thể gửi thông điệp này. Nếu bạn có thể thực hành nó thật sự, thì việc gửi nó đi sẽ mang một ý nghĩa sâu xa, nhưng nếu bạn không thực hành nó, thì thông điệp không còn mấy giá trị.
Hãy để tất cả chúng ta tận hưởng việc thực hành về nhà trong mùa lễ này. Hãy để chúng ta thật sự cảm thấy như ở nhà từ bên trong, và từ đó trở thành một ngôi nhà cho những người thân yêu và tất cả bạn bè của ta.
Với lòng tin và tình yêu,
Thầy
--
cay-thong-noel-tuyet-dep
Home is the Way - A Christmas message from Thich Nhat Hanh
bởi Plum Village Online Monastery vào 14 tháng 12 2012 lúc 18:56 ·
Home is the Way
A Christmas message from Thầy
Christmas time is a time for the family, when family members return to their home. Wherever we may be, we try to find a way home to be with our family. It is like the Tết holiday in the Vietnamese culture. We decorate our house and find ways to make our home warm and cozy. We all yearn to have a home that is warm and loving; where we feel that we do not need to go anywhere, or to do or to pursue anything anymore. It is what we can call our ‘true home’. We all have this yearning, this deep desire to be in our true home.
Searching for our home
Jesus, as soon as he was born, had to be on the run right away and to be a refugee, a runaway without a home. When he grew up and became a young man, it was the same; he was still a wanderer with no real home to return to. In one of his discourses, he protested that even the birds have their nests to return to or the rabbits and squirrels have their burrows; but the Son of Man has no place to lay his head, no place to call home.
Siddhartha, as an adult, found himself in a similar situation. He was born into a royal family that was wealthy and privileged. He could have anything he desired. He had a beautiful wife and a good son. He had a bright future ahead of him; destined to be king and ruler of a great empire. But still, he did not feel comfortable even with all this. He did not feel at home. He was not at peace. Therefore, one day, he decided to leave his family in search of his true home, in search of inner peace.
Both Jesus and Siddhartha were searching for their true home. They wanted to find a warm abode where they would not have to search for anything anymore and where they would feel truly at home and at peace. Western people have a saying, “There is no place like home” that expresses the feeling that there is nothing like coming home after being away. Yet still, some of us do not feel at home, do not feel that we have a home to return to, even in our own families. It is because in our families, there is not enough warmth, not enough love, ease, peace or happiness.
Some of us have a homeland, living in the country where we were born, yet we still want to escape and go somewhere else. We feel like we do not have a homeland. Some Jewish people feel that they still do not have a homeland. They have been wandering and searching for a homeland for thousands of years – for a place, a piece of land to call home. Even to this day they have yet to find their homeland. And we – the French, the Americans, the British, and the Vietnamese – we all have a country to call our homeland, but still, we do not feel contented and some of us want to leave. This is because we have not found our true home in our heart. This season, even if we buy a Christmas tree to decorate our home, this does not necessarily mean that we have found our true home or that we are at ease living in our homeland. For our home to be true, there needs to be love, warmth, and fulfilment.
“There is no place like home”
Our True Home
In the end, Jesus found his true home in his heart. He found the light in his heart. He taught his disciples that they too have their own light and he taught them to bring that light out for others to see. Siddhartha taught that one’s true home can be found in the present moment. He developed practices for his disciples so that they too could find their true home. He taught that we each have an island within that is safe and secure. If we know how to return to this island, we can be in touch with our blood and spiritual ancestors, with the wonders of life, and with our own self. In the island of our true self, we can find peace and fulfilment.
Siddhartha found his true home and wanted everyone to be able to find their true home. When the Buddha was in his 80th year and knew that he would soon pass from this life, he felt a lot of compassion for his disciples and friends because he saw that many of them had not found their true home. He knew that when the time came for their teacher to pass away, they would feel abandoned and at a loss. At that time, he was practising the Rains Retreat, residing outside of the city of Vaishali, north of the Ganges. He became very sick during that season. The Buddha’s attendant, Venerable Ananda thought his teacher would soon pass away, so he went into the forest behind some trees to weep. But the Buddha used his power of concentration to slow the progress of his illness and to find the strength to live for a few more weeks, so that he could return to his homeland, Kapilavastu, and pass away peacefully.
The Island Within
At the end of that Rains Retreat season, the Buddha went into the city of Vaishali to visit his disciples, the monks and nuns and the lay friends in the Sangha. Wherever he visited, he would give a short talk for about 5-7 minutes - a mini dharma talk. These mini talks were usually centered on the topic of ‘true home’. He felt that after he had passed on, there would be many disciples who would be at a loss. The Buddha taught them that they all had a place of refuge to return to and that they should take refuge only there.
We too, should return and take refuge in that abode and not take refuge in any other person or thing. That abode of refuge is the ‘Island of Self’; it is the Dharma, and there, one can find peace and protection; one can find our ancestors and our roots. This is our true home – our inner island where there is the light of the true Dharma. Returning there, one finds light, one finds peace and safety, and one is protected from the darkness. The ‘Island of Self’ is a safe place of refuge from the turbulent waves that can otherwise sweep us away. Taking refuge in this island within is a very important practice.
We have a song in Plum Village titled, ‘Being an Island unto Oneself’. This song is about the practice of taking refuge in oneself. If we still feel that we have not found our true home, that we do not have a place to call home, that we have not truly come home, that we still want to look for a homeland, or that we still feel lonely and at a loss; then this practice is for us. This song can remind us to return and take refuge in the island within.
That abode of refuge is the ‘Island of Self’; it is the Dharma, and there, one can find peace and protection; one can find our ancestors and our roots.
Our Refuge of Practice
Around the 4th or 5th century, when these mini talks were translated into Chinese, the monks translated the ‘Island of Self’ as ‘tự châu’ (tự is self and châu is island). “Dear monks, practice being islands unto yourselves, knowing how to take refuge in yourselves.” Those were the words the Buddha uttered just one month before he had passed away. If we consider ourselves to be soul mates of the Buddha, to be real students of the Buddha, we should take his advice and not go looking for our homeland, our true home, in time and space. We should look for this true home right within our own self, within our own heart; where there is everything we are searching for. There, we can touch our ancestors, blood and spiritual, and touch our roots, our heritage. There, we can find peace and stability. There, we can find the light of wisdom. Let us take refuge in our own island – in the island of the Dharma. We do not take refuge in any other person or thing, even Thầy.
The Buddha’s love is immense. He knew that there would be many students who would feel lost after he had gone, so he reminded them that his body was not something permanent and eternal. He taught them that which was most worthy for them to take refuge in, was their own island of self. We know that it is always there for us. We do not have to take the plane or the bus or the train to go there, but with our mindful breathing and mindful steps, we can be there right away. Our island within is our true refuge. It is our practice of the Dharma.
This Christmas, if you buy and bring home a Christmas tree to decorate, remember that your ‘True Home’ is not found outside yourself, but it is right in your own heart. We do not need to bring home anything for us to feel fulfilled. We have everything we need right in our heart. We do not need to practice for many years or to travel far to arrive at our true home. If we know how to generate the energy of mindfulness and concentration, then with each breath, with each step, we arrive at our true home. Our true home is not a place far removed from us in space and time. It is not something that we can buy. Our true home is present right in the here and now; if only we know how to return and to be truly present to it.
Home in the Present Moment
The other day, Thầy was reflecting on what message to send to his friends and students abroad so that they can practice, so that they can be like Jesus or be like the Buddha. Thầy then wrote this calligraphy: “There is no way home, Home is the way.”
The means and the ends are not two separate things. There is no way to return to our home. Our home is the way. Once we take a step on that path home, we are home right in that moment. This is true to the practice of Plum Village. There is no way to happiness, Happiness is the way. Recently, Thầy also shared in his Dharma Talk that, There is no way to nirvana, Nirvana is the way. Every breath and every step has the capacity to bring us right back to our true home, right in the here and now. This is the fundamental practice of Plum Village. This is the message that Thầy wants to send to his friends and students during this Christmas season. If you want to send a Holiday greeting to your friends and loved ones, you can also send this message. If you can practice it truly, then sending it will have a deep meaning; but if you do not practice it, then the message will have little substance.
Let us all enjoy our practice of coming home this Holiday season. Let us truly be at home within, and so become a home for our loved ones and all our friends.
With trust and love,
Thầy
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2021(Xem: 5661)
Dharamshala: Sáng sớm ngày 5 tháng 7 năm 2021, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngỏ lời nhâp dịp sinh nhật lần thứ 86 của mình, để cảm ơn đến với mọi người, vì những lời chúc mừng sinh nhật từ khắp nơi trên thế giới. “Tôi chỉ là một con người bình thường như bao nhiêu người khác. Thực sự cho thấy nhiều người yêu quý tôi. Nhiều người yêu quý nụ cười hồn nhiên của tôi. Tuy tuổi cao nhưng khuôn mặt của tôi khá tươi trẻ. Nhiều người đã cho tôi thấy tình bạn chân chính.
02/08/2021(Xem: 5616)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” ! Khoa học ngày nay đã trải nghiệm và chứng minh rằng: "Mỗi động lực gây ra đều tạo một phản lực tương đồng và ngược chiều, động lực và phản lực không bao giờ tách rời nhau". Nhân quả là quy luật đã sẵn có trong vũ trụ, nên có tính bất biến và rất nghiêm minh, gieo nhân từ ba nghiệp thân, khẩu, ý rồi, khi đủ duyên phải nhận quả, trong hiện đời hoặc nhiều kiếp về sau, không thể chạy trốn vào đâu được. Trong kinh Majjhima Nikàya (Trung Bộ Kinh), Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được sinh ra; nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa”.
02/08/2021(Xem: 14839)
Có những nghi lễ tưởng chừng như hủ hoá trong thời đại văn minh này nhưng lại có ý nghĩa vô vàn sâu sắc ! Nhìn hình ảnh đảnh lễ của hơn 40 tăng ni chùa Huyền Không Sơn Thượng trong những buổi trà đàm được tổ chức vào mỗi sáng thứ bảy do HT Giới Đức chủ trì thật là một hình ảnh đẹp lạ vô cùng . Phải chăng đó là hình ảnh của một sự tôn kính sâu xa của một đệ tử đối với Sư Phụ mình? ( một Minh Sư mà mình kính quý và tôn thờ như một Phật hay Bồ tát ) Chợt nhớ lại bài giảng của Sư Ông Làng Mai Thích Nhất Hạnh về Ngũ Phần Pháp Thân khi niệm hương mỗi sáng và bài Hô canh thiền khi TT Thích Nguyên Tạng trong khóa tu An Cư Kiết Đông tại chùa Pháp Hoa ...tôi đã chiêm nghiệm và thu thập những bài học vô cùng quý giá trong quảng đời tu học, nhân hôm nay lại được đọc toàn bài pháp thoại Chuông và Mỏ của Thầy (được phiên tả do Phật Tử Diệu Tuyết và Phật Tử Thanh Phi chỉnh lỗi chính tả ) , Kính xin mạn phép trình bày điều sơ sót khuyết điểm của mình từ trước dưới con mắt củ
02/08/2021(Xem: 4029)
Nhiều nhà sư đang khoác lên mình bộ quần áo bảo hộ y tế để tham gia chống dịch khi Covid-19 bùng phát mạnh tại Thái Lan. Thái Lan đang phải chật vật kiềm chế đợt bùng phát Covid-19 mới nhất do biến chủng dễ lây nhiễm Delta gây ra. Số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng khiến hệ thống y tế bên bờ vực quá tải và gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế vốn đã suy yếu vì đại dịch.
01/08/2021(Xem: 12766)
Chuông mõ gia trì là 2 pháp khí rất quan trọng trong nghi thức hành trì và tu tập mỗi ngày đối với người đệ tử Phật. Tiếng chuông, tiếng mõ rất là quen thuộc gần gũi trong sự hành trì tu tập hằng ngày của người Phật tử, nhất là Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Phật tử theo truyền thống Nam tông trước kia thì không có gõ mõ, thỉnh chuông khi tụng kinh, nhưng bây giờ đã có chuông rồi, còn bên Bắc tông thì chuông mõ đã có từ ngàn xưa.
30/07/2021(Xem: 4269)
Đại dịch đang tàn phá quê nhà. Đất nước như trong nhà lửa. Mọi người đều đang sống trong nỗi lo. Nhiều người bất an, kể cả trong giấc ngủ, hễ chợp mắt là những hình ảnh đáng sợ hiện ra. Có những bài kinh nào để hộ thân, và để có giấc ngủ bình an? Bài viết này sẽ tìm các bài kinh đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hành – vừa để hộ thân, vừa có giấc ngủ bình an. Người viết không có thẩm quyền gì, nơi đây chủ yếu là chép lời Đức Phật dạy. Các sai sót, nếu có, xin được sám hối. Công đức chép kinh xin hồi hướng về quê nhà cho tất cả mọi người bình an.
29/07/2021(Xem: 6616)
Giếng nước tình thương cho dân nghèo xứ Ấn Namo Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ''..Đầu cành dương liễu vương Cam Lộ - Một giọt mười phương rưới cũng đầy Bao nhiêu trần lụy tiêu tan hết - Đàn tràng thanh tịnh ở ngay đây. '' Kính thưa quí Ni Sư và quí vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: ''Sáng cho người thêm niềm vui- Chiều giúp người vơi bớt khổ'', hôm nay chúng tôi vừa hoàn tất một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo khu vực làng Uruvela Uruvela-Kassapa, Gaya, Nalanda tiểu bang Bihar India. 6 giếng nước này được thành tựu từ lòng bi mẫn của chư vị trong nhóm Phật tử chùa Từ Hạnh- Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
28/07/2021(Xem: 4431)
Đây là những điều tôi đã nghe: Vào một thời, Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang cư ngụ cùng với đại chúng tu sĩ và đại chúng Bồ tát trên núi Linh Thứu ở thành Vương Xá. Vào lúc ấy Đấng Chiến Thắng Siêu Việt đang nhập đại định làm minh bạch các hiện tượng được gọi là “trực giác thậm thâm”. Cùng lúc ấy, Đại sĩ Bồ tát, Quán Tự Tại Thượng nhân, cũng đang quán sát sự thực hành tuệ trí hoàn thiện thậm thâm và đang quán chiếu những tập hợp này (sắc, thọ, tưởng, hành, thức[1]) như trống rỗng sự tồn tại cố hữu, không hơn không kém.
27/07/2021(Xem: 8037)
Chuông là một pháp khí linh thiêng, quan trọng trong nghi thức Phật giáo, nhất là Đại Hồng Chung (chuông lớn, còn gọi là chuông u minh). Tiếng chuông chùa hằng ngày thong thả vang xa khắp chốn không gian, thâm trầm giữa bao náo nhiệt của cuộc đời, ngân nga giữa những tang thương dâu bể, thức tỉnh biết bao khách trọ trần gian, còn mãi mê lo “hướng ngoại tìm cầu” chạy theo đuổi bắt ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy), gọi thế nhân đang mê đắm nơi bể khổ trầm luân, trở về cõi an nhiên. Cho đến nay nhiều ngôi chùa, nhất là chùa Việt Nam đã có mặt khắp nơi trên thế giới, cho nên "Tiếng chuông chùa thật là gần gũi, không thể thiếu trong đời sống dân lành của mọi thời đại, mọi quốc độ”. Kinh Tăng Nhất A Hàm có bàn về vấn đề này: “Mỗi khi tiếng chuông chùa ngân vang thì những hình phạt trong ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh chịu hình phạt được tạm thời an vui”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]