Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chú Chó Hachiko

20/12/201308:12(Xem: 11203)
Chú Chó Hachiko

Câu chuyện chú chó trung thành Hachiko đứng sân ga 10 năm đợi chủ

 

Hachiko là 1 chú chó nhỏ, lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya. Hachi, biệt danh là Hachiko – là một chú chó nhỏ, lông màu trắng, chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita, Nhật Bản. Chú bị lạc chủ và được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo đem về nuôi dưỡng như người con trong gia đình.



Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về.

Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang giảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhân về. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
day 7 thu do tokyo (33)day 7 thu do tokyo (34)day 7 thu do tokyo (27)day 7 thu do tokyo (26)


Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó.


Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn.


Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .

Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 4 năm 1935, gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi - nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.


Hachiko qua đời ngày 8/4/1935. Cả gia đình giáo sư quây quần bên chú trong những giây phút cuối cùng.


Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.



Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay. Mỗi năm vào ngày 8/4, người ta lại tổ chức một buổi tưởng niệm Hachiko tại nhà ga Shibuya.



Ngoài bức tượng Hachiko ở ga Shibuya, Hachiko còn được dựng tượng ở quê hương mình, bên ngoài ga Odate và một bức khác ở trước bảo tàng chó Akita.


Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Hình ảnh Hachiko được trưng bày tại bảo tàng Tự nhiên và Khoa học quốc gia ở Ueno.

Đại học Tokyo cũng tạc một bức tượng Hachiko đang chơi đùa cùng giáo sư.

Một tấm bia tưởng niệm Hachiko cạnh mộ chủ ở nghĩa trang Aoyama được dựng để tưởng nhớ chú. Lối ra ở ga Shibuya được đặt theo tên Hachiko.


Một nắp cống in hình Hachiko ở ngay gần bức tượng tại ga Shibuya.

Câu chuyện về Hachiko được Hollywood dựng thành bộ phim Hachi: A Dog’s Tale. Tài tử Richard Gere đóng vai giáo sư Hidesaburo Ueno.

Xem trailer bộ phim Hachi: A Dog’s Tale:




1385780374_hachiko-that-va-chu-cua-minh-giao-su-hidesabur%C5%8D-ueno-jpg
Chú chó Hachiko thật và chủ của mình - giáo sư Hidesaburō Ueno

Không chỉ có một câu chuyện hay được kể, đây một câu chuyện có thật, phi thường và xúc động vô cùng. Hachiko là chú chó giống Akita được nuôi bởi một giáo sư đại học ở Nhật. Mỗi ngày, Hachiko thường tiễn giáo sư đi làm buổi sáng và ngồi chờ trước cổng nhà ga xe lửa buổi chiều để cùng ông về nhà. Rồi một ngày, giáo sư qua đời khi đang giảng dậy ở trường và không bao giờ về bằng xe lửa nữa. Ở với ông hơn một năm và suốt 9 năm sau, ngày nắng cũng như ngày mưa, Hachiko vẫn đến ngồi đợi chủ về, đúng giờ đó, đúng chỗ đó. Mọi người làm việc ở ga hay khách đi tàu thường xuyên đã quen thân với nó, cả nước Nhật biết tới tên chú chó nổi tiếng trung thành. Sau này người ta phát hiện ra Hachiko bị ung thư và viêm phổi, nhưng kể cả mang bệnh, nó vẫn đến. Ngày Hachiko không đến là ngày nó qua đời. Một bức tượng đồng của chú chó trung thành được đúc vào năm 1934. Từ bấy đến nay, mỗi ai đi qua cửa nhà ga Shibuya vẫn có thể thấy Hachiko ngồi đợi.

1385780410_tuong-hachiko-jpg

Bức tượng đồng của chú chó trung thành ở nhà ga Shibuya - Nhật Bản

Điều gì xảy ra trong đầu một chú chó khi nó có thể chờ đợi chừng ấy năm mà không có kết quả gì? Một thói quen? Hay nó không biết gì về cái chết? Không ai biết. Chúng ta cũng không biết giáo sư đã làm gì trong một năm ngắn ngủi để tình cảm bền vững nhường ấy có thể hình thành trong một con vật ông nuôi. Ta chỉ có thể hình dung. Những gì ta thấy trong phim "Hachiko: Chuyện kể về một chú chó" là một gợi ý. Có thể giáo sư đã chơi với nó, âu yếm nó, chăm sóc nó, nói chuyện với nó, bảo vệ nó… yêu thương nó như nhân vật giáo sư Wilson đã làm với Hachi. Hoặc cũng có thể chỉ đơn giản rằng, chú chó này vốn được sinh ra với một phẩm chất cao quý mạnh mẽ như thế.
Chu Cho Hachiko 2

1385780588_niem-vui-cua-giao-su-moi-khi-ve-thay-hachi-o-nha-ga-jpg

Niềm vui của giáo sư mỗi khi thấy chú chó thân yêu đón ở nhà ga

Xem xong bộ phim này, các bố mẹ có lẽ nên sẵn sàng lắng nghe con mình nói: "Bố mẹ mua Hachi đi!". Và ý kiến phản đối thường đến từ các bà mẹ. Chăm lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa, việc cơ quan là một "sự nghiệp" không nhàn hạ, thêm một con vật nuôi, nhất là một chú chó hiếu động thật sự là một gánh nặng các bà mẹ không muốn chào đón. Nhưng tất cả những rắc rối như một chiếc giầy bị cắn nát, những sợi lông vương vãi khắp nhà, vài đống chất thải phiền phức… đều có thể được đánh đổi với một giá hời.
Chu Cho Hachiko

Như Hachi đã khiến giáo sư Wilson trẻ lại, khiến ông ấy vui tươi, khiến những người hàng xóm có cớ để thân nhau, khiến chẳng ai trong gia đình phải ở nhà một mình. Đừng nên tìm lý do để từ chối nuôi chó trong nhà, nhất là với một chú cún quá đỗi dễ thương như Hachi. Nó không dành chỉ để canh trộm, không chỉ để bảo vệ trẻ nhỏ trong một vài tình huống nguy hiểm, một chú chó sẽ là cả một người thầy cho trẻ em.

Có một phiên bản phim cũ của Nhật năm 1987 có lẽ sát thực hơn, nhưng vì bản thân câu chuyện đã quá tuyệt vời, nên dù là được chuyển thành phim theo cách nào thì cũng không thể làm mất đi giá trị của nó. Sẽ có những lúc, như khi nhìn vào nỗi ngóng trông vô vọng của Hachi, như khi chứng kiến tình thân ấm áp mà những người xa lạ dành cho nó, bạn cảm thấy quá khó để giữ cho mình không khóc trước mắt con cái.

Không cần làm thế, bạn cứ khóc và để cho bọn trẻ thấy. Không phải vì đây là một bộ phim buồn, vì Hachi, giáo sư và tất cả mọi người xuất hiện trong câu chuyện đều được yêu thương, mãi được yêu thương. Bạn khóc vì cảm động, bạn khóc vì vui khi biết những tình cảm đơn sơ mà lớn lao như thế vẫn luôn có thật. Và như mọi cái kết hạnh phúc khác, cuối cùng Hachiko cũng đã đợi được giáo sư trở về.

Hãy để các con xem phim, hãy kể các con nghe về câu chuyện của Hachiko, rồi sau đó hỏi xem chúng cảm thấy thế nào. Câu trả lời chắc chắn sẽ đem lại cho bạn một niềm vui.

Mời xem bộ phim đầy cảm xúc "Hachiko: chuyện kể về một chú chó", do tài tử Richard Gere thủ vai chính, Richard Gere là một Phật tử người Mỹ thuần thành theo Phật Giáo Tây Tạng (xem bài về tài tử này):

Richard Gererichard_gere_dalai_lama

:




Hồng Hạnh

Yeutretho/ Seatimes

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/12/2018(Xem: 8042)
TƯỞNG NIỆM NHÀ THƠ PHÙ DU VĨNH HIỀN Chùa Diên Thọ (Thị trấn Thành), nơi đặt trụ sở của Ban Trị Sự Huyện Hội Phật Giáo Diên Khánh- Khánh Hòa. Linh cốt của bào huynh Vĩnh Hiền, nhà thơ Phù Du, được ký gửi nơi đây để tựa nương đạo lực bao trùm của Tam Bảo.
21/12/2018(Xem: 7612)
Chúng ta đang sống trong chu kỳ tuần hoàn của vũ trụ, nên quỹ đạo bốn mùa (xuân hạ thu đông) hay 12 con giáp (Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi) luôn xoay chuyển. Năm 2019 là xuân Kỷ hợi, năm con heo, xin được nói chuyện về heo.
15/12/2018(Xem: 7966)
Người xưa sáng tác thơ ca là để thể hiện tâm tư, tình cảm của mình trước thời cuộc, “Thi ngôn chí”, Bà Bang Nhãn làm thơ cũng không ngoài mục đích đó. Cuối thế kỷ XIX, đất nước ta bị thực dân Pháp xâm chiếm. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh mất nước, bà không khỏi đau buồn trước cảnh non sông gấm vóc của cha ông đã nằm trong tay giặc. Sự xuất hiện những bài thơ “Qua cửa Hàn”, “Vịnh Ngũ Hành Sơn” bộc lộ một tâm sự yêu nước thiết tha mà vô cùng kín đáo của bà đã đưa bà bước lên một vị trí xứng đáng trên văn đàn.
14/12/2018(Xem: 8777)
Câu chuyện xôn xao dư luận những ngày qua là những cái tát ở Quảng Bình và Thủ đô Hà Nội. Xôn xao ở đây không chỉ là những cái tát mà là chính là tại sao cô giáo lại ra lệnh cho các học sinh tát bạn mình, thậm chí chính cô giáo, tấm gương sáng về đạo đức trong bạn và trong tôi lại giơ tay tát học trò. Chuyện gì nên nông nỗi này!
11/12/2018(Xem: 7569)
Bài viết này bàn về khả năng tên gọi 12 con giáp có gốc là tiếng Việt cổ, chú trọng đến chi thứ 12 là Hợi, đặc biệt cho năm Kỷ Hợi sắp đến (5/2/2019). Bài này đánh số là 5B vì là phần tiếp theo của các bài 5, 5A cùng một chủ đề - các bài 5 và 5A đã được viết cách đây nhiều năm. Trong thời gian soạn bài
10/12/2018(Xem: 6807)
Buổi sớm mai ngày cuối tuần. Đang đọc sách và thưởng trà. Tự nhiên nhớ đến thầy Vạn Lợi, một vị tu sỹ đang giảng dạy tại Học viện Phật giáo Việt Nam trên Sóc Sơn và tại viện Trần Nhân Tông. Nhấc máy gọi cho thầy. Thầy Vạn Lợi nhấc máy hàn huyên. Rồi thầy rủ đi Hưng Yên, về chùa Cổ Am.
10/12/2018(Xem: 5427)
Sáng nay nhận tờ lịch đón năm mới 2019 đầu tiên đến nhà. Vẫn là Báo Giác Ngộ như mọi năm. Ảnh Lịch mang chủ đề "Sen". Thư pháp tiếng Việt bình dị chân phương của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Lịch có 7 tờ, lật giở từng tờ, đọc và suy ngẫm, thích nhất là tờ lịch của tháng 9&10, câu "Có Bùn mới có Sen", bởi:
09/12/2018(Xem: 5897)
CẤU TRÚC THÂN TÂM Nguyên bản: The Inner Structure Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
04/12/2018(Xem: 5114)
Từ khi đọc được lời dạy của Sư Ông Thích Nhất Hạnh trong TRÁI TIM CỦA BỤT rằng , có người đến tuổi trung niên rồi 60 hay nhiều hơn nữa mà chưa bao giờ có đủ thì giờ để ngắm nhìn sâu sắc vào một đóa hoa đang nở trong vườn hay ngắm ánh trăng đang tỏa sáng bên song cửa vào đêm rằm ....tôi chợt tư duy nghĩ lại những gì thật sự gọi là giá trị một đời người , thế nào là hạnh phúc một đời người và phải chăng ta chưa biết được mình đang là người hạnh phúc ...
01/12/2018(Xem: 7856)
Nếu trong lúc chúng con tụng chú Lăng Nghiêm mà phát âm không hoàn toàn chính xác thì có sao không? Ngày xưa có một ông lão tu hành rất chân thật, nên lúc nào ông cũng không rãnh rỗi. Ông lão làm gì? Ông lão trì chú, tức là trì “Lục Tự Đại Minh Chú.” Nhưng ông lão tu hành này niệm không đúng. Bởi vì ông đã không hỏi cho rõ ràng cách đọc như thế nào, mà lại tự ý đặt ra. Hoặc là ông có hỏi qua, nhưng vì trí nhớ không mấy gì tốt, cho nên người ta dạy: khi chữ khẩu (口) bên cạnh chữ Án (奄) thì có âm đọc là Án (奄)Vì thế mà ông nghĩ rằng khi chữ khẩu có thêm chữ Ngưu (牛), thì nhất định cũng đọc là Ngưu. Thật ra chữ đó không phải phát âm là Ngưu (牛) mà có âm đọc là Hồng (吽). Thế là ông lão niệm câu chú Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu, Án Ma Ni Bát Di Ngưu. Ông lão cứ như vậy mà niệm rất thành tâm, rất hứng thú. Với lòng nhiệt tâm và nghị lực trì niệm của ông, thì thật là bao nhiêu sức mạnh của chữ ngưu ( trâu ) đó như phát xuất ra vậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]