Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buông đao thành Phật

13/12/201310:32(Xem: 9070)
Buông đao thành Phật
buong-dao-thanh-Phat
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức? Tất nhiên, người đọc cũng hiểu, thành ngữ này có tính thậm xưng, nói quá hơn sự thật, để nhắc nhở rằng mọi người đều có Phật tính; chỉ cần nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, quyết tâm từ bỏ, thì có thể thành Phật. Kinh điển nhà Phật có đề cập trường hợp phạm ác nghiệp nặng nề nhưng khi biết hối cải thì đã đạt được thánh quả.

Trường hợp thứ nhất được nêu trong kinh Angulimala, bản kinh số 86 thuộc Trung bộ, nói về một sát thủ nổi tiếng có biệt danh là Daku Angulimala (Kẻ đeo xâu chuỗi bằng ngón tay người). Dưới thời Đức Phật, ở xứ Kosala của vua Pasenadi, một dạo, có một kẻ chuyên giết người để chặt lấy một ngón tay, sau đó xâu các ngón tay ấy vào thành một chuỗi đeo ở cổ. Người này hoạt động đơn độc, không cướp của, nhưng có sức mạnh và khéo lẩn tránh. Hành vi của người này khiến dân chúng khắp cõi Kosala đều hoang mang. Dân chúng xứ Kosala cầu xin nhà vua truy lùng để trừ họa hại cho dân nhưng quan quân mấy lần vây bắt đương sự mà không thành công. 
buong-dao-thanh-Phat

Theo kinh Bổn sanh thì Đức Phật quán sát biết người này trong các tiền kiếp cũng từng có quan hệ thân tộc với Ngài và vốn là người có thiện tâm, chẳng qua vì có tà kiến rằng cần phải kiếm đủ 1.000 ngón tay để làm lễ vật dâng người dạy thần thông cho mình thì thần thông ấy mới có hiệu nghiệm nên mới trở nên tàn ác. Đức Phật quyết tâm thu phục Angulimala, vừa giải thoát tà kiến cho người này, vừa tiêu trừ họa hại cho dân chúng. Lúc ấy, Angulimala đã thu thập đủ 999 ngón tay và đang bị truy bắt ráo riết. Lệnh truy bắt Angulimala đến tai một người là phu nhân của một vị đại thần trong triều của Pasenadi; tuy không biết Angulimala là ai nhưng vị phu nhân này đoán rằng đó chính là con trai của mình, vốn có tên là Ahimsaka (Kẻ không gây hại), cái tên đã được đặt nhằm giải trừ một điềm báo khi con bà mới sanh rằng đứa trẻ lớn lên sẽ trở thành một kẻ giết người không gớm tay. 

Cũng theo kinh Bổn sanh thì người con này đã được nuôi dạy rất cẩn thận để trở thành người hiền, nhưng khi trưởng thành, lại được gửi đến cách nhà vài trăm dặm để theo học một vị thầy nổi tiếng đương thời, và lập tức trở thành sát thủ ngay sau khi rời khỏi nhà thầy nên gia đình không biết về hành vi tàn ác của người con. Bà mẹ thương con, khẳng định Angulimala là con mình, tìm cách báo cho Angulimala biết lệnh truy bắt của nhà vua. Nghe tin Angulimala trốn tránh tại một khu vực hẻo lánh, bà lên đường tìm con. Bấy giờ cũng là lúc Đức Phật quyết định cứu giúp Angulimala. Đức Phật dùng thần thông tiến vào con đường nơi Angulimala rình rập chờ giết người thứ 1.000. Nhiều người thấy Đức Phật đi vào con đường ấy đều năn nỉ Ngài không nên đi tiếp vì sợ Ngài bị Angulimala làm hại. Từ chỗ ẩn nấp, trước hết Angulimala thấy có một người đang đi trên đường và nhận ra đó chính là mẹ mình. Kẻ sát nhân vừa lóe lên ý định sát hại bà để thành tựu xâu chuỗi 1.000 ngón tay thì trông thấy Đức Phật cũng đang đi tới. 

Trong một thoáng, anh ta nghĩ rằng không nên giết mẹ mà hãy cố giết vị sa-môn kia, mặc dù giết vị sa-môn thì khó khăn hơn là giết mẹ, một người phụ nữ yếu đuối. Anh ta đuổi theo Đức Phật, nhưng càng đuổi thì khoảng cách giữa anh ta với Đức Phật càng xa, mặc dù Đức Phật vẫn đi theo nhịp thiền hành. Ngạc nhiên, Angulimala gọi lớn, “Sa- môn, hãy đứng lại!”. Đức Phật trả lời y, “Ta đã đứng lại rồi, này Angulimala. Còn ngươi, cũng hãy đứng lại!”. Câu trả lời của Đức Phật làm Angulimala hoang mang. Và thiện tính của người này bừng sáng. Những câu đối đáp tiếp theo giữa kẻ sát nhân và Đức Phật đã củng cố ý thức của anh ta. Angulimala xin được theo Phật, từ bỏ ác nghiệp. Kinh Trung Bộ cho biết sau đó Angulimala tu tập tinh tấn, nhẫn nhục chịu nhiều quả báo đau khổ, rồi đạt thánh quả A-la-hán.

Trường hợp thứ hai được ghi trong kinh Đại Bát Niết- bàn thuộc Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, chỉ nhắc qua trường hợp một người làm nghề bán thịt ở thành Ba- la-nại có tên là Quảng Ngạch, mỗi ngày đều giết không biết bao nhiêu là con dê; một hôm gặp được Tôn giả Xá-lợi-phất, xin thọ Bát giới kinh một ngày một đêm, nhờ nhân duyên ấy, sau khi qua đời, được thác sanh lên cõi trời của Tỳ-sa-môn thiên vương ở phương Bắc.

Đấy là những sự tích lấy từ trong kinh điển nhà Phật, cho thấy những người làm ác một khi nhận thức được ác nghiệp, quyết tâm từ bỏ, đều có thể đạt tới sự giác ngộ tối thượng. Lịch sử Phật giáo ở Ấn Độ còn ghi nhận trường hợp vua Asoka (A-dục), một vị vua nổi tiếng tàn bạo, giết sạch ngay cả những người anh em cùng cha khác mẹ của mình để chiếm ngôi, mở rộng đế quốc của mình bằng những chiến dịch chinh phạt hung hãn; nhưng cũng chính cảnh tang tóc của chiến tranh đã khiến nhà vua hối hận. Ông quay đầu về với lý tưởng hòa bình của Phật giáo, trở thành một Phật tử thuần thành, một vị hoàng đế của lòng từ, góp phần truyền bá Phật giáo ra ngoài đất Ấn Độ, được người đời xưng tụng là bậc hộ pháp vĩ đại nhất của Phật giáo.

Nhìn từ góc độ cá nhân, con dao chỉ là vật để giết mổ. Nhưng đứng ở góc độ xã hội như trường hợp vua Asoka, đao trong câu thành ngữ dẫn trên có thể được hiểu là biểu tượng của quyền lực. Con người có quyền lực có thể vì tham vọng, vì vô minh, vì tà kiến mà trở nên tàn bạo. Nhưng ngay khi nhận thức được ác nghiệp, thì chính quyền lực đem lại phúc lợi lớn cho nhiều người.

Lịch sử luôn lên án những cuộc chinh phục vì tham vọng, những hoạt động buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ quy mô toàn cầu, những cuộc chiến tranh xâm lược tiêu diệt hẳn một vài dân tộc và nền văn hóa, vì tà kiến cho rằng chỉ có đấng thượng đế mà mình tôn sùng mới chính đáng, còn tất cả những niềm tin khác biệt đều là tà giáo. Lịch sử cũng phê phán gay gắt những bạo chúa sử dụng quyền lực giết hại nhiều người, cưỡng đoạt của nhân dân làm kiệt quệ đất nước chỉ phục vụ cho cá nhân và dòng tộc. Lịch sử cũng kết tội những nhà tư bản chỉ biết lũng đoạn đầu cơ bóc lột người lao động, người tiêu thụ để làm giàu cho chính mình, tập trung những khoản của cải kếch xù mà không biết giúp đỡ ai.

Nhưng lịch sử cũng ghi nhận công ơn không ít những nhà chính trị, quân sự phải giải quyết vấn đề độc lập, tự do, phú cường cho đất nước, biết sử dụng công cụ quyền lực để trừng trị kẻ xấu xa hại dân hại nước một cách chính đáng, biết giảm thiểu thiệt hại trong mọi quá trình tranh chấp, biết dưỡng sức dân trong chiến tranh để hướng đến lúc xây dựng trong hòa bình.

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số 143
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/04/2015(Xem: 8748)
Nghi thức trợ niệm lúc lâm chung trong Phật Giáo được các bậc cao tăng Đại Đức hoằng dương ở Đài Loan đã gần 20 năm nay, dần dần được đón nhận tích cực và phụng trì của quảng đại quần chúng trong xã hội và trong giới Phật Giáo tại Đài Loan. Nghi thức trợ niệm vốn là một phương pháp trợ duyên vãng sinh Tây Phương Cực Lạc trong Tịnh Độ tông, do các vị đại sư Ấn Quang, đại sư Hoằng Nhất cùng các vị cư sĩ đề xướng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1951 tại Đài Loan có cư sĩ Lý Bỉnh Nam thành lập “Đài Trung Liên xã”, năm 1986 có hai vị cư sĩ Trí Mẫn và Huệ Hoa tông Viên Giác (được các Phật tử tôn kính xưng là hai vị thượng sư) thành lập Tịnh xá Nặc Na Hoa Tạng, đem toàn lực hộ trì và phát dương nghi thức trợ niệm lúc lâm chung. Nghi thức trợ niệm dần dần trở thành pháp môn tu tập phổ biến được quảng đại dân chúng trong xã hội Đài Loan tiếp nhận và hành trì.
06/04/2015(Xem: 18354)
Trong mọi khóa lễ, Chư tăng ni, Phật tử đều cầu xin: “Trú dạ lục thời an lành”. Tức ngày đêm hai mươi bốn tiếng an lành. Nhưng an lành là gì? Chiến tranh không phải an lành.
05/04/2015(Xem: 387919)
Vào ngày 15 tháng 02 năm 2015 tại Như Lai thiền tự, thành phố San Diego, miền Nam tiểu bang California, Hoa Kỳ; được sự chứng minh của Đại lão Hòa thượng Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Tăng già Khất sĩ Thế giới Thích Giác Nhiên cùng chư Tôn đức chứng minh, Hòa thượng Bổn sư Thích Minh Hồi đã cắt tóc cầu nguyện và chứng minh cho Phật tử Tâm Hoa, thế danh Võ Elizabeth Bích Liên xin xuất gia, ban pháp hiệu là Liên Ngọc và chỉ dạy cô về tịnh xá Ngọc Vân ở Việt Nam làm lễ thế phát xuất gia.
03/04/2015(Xem: 22226)
Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau. Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới, cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi. Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
02/04/2015(Xem: 11950)
Vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi thường ra một quán cà phê hay tiệm sách gần nhà để ngồi đọc sách. Ở bên này có những tiệm sách lớn, bên trong có hàng bán cà phê với những chiếc bàn nhỏ, chúng ta có thể ngồi uống nước, đọc sách hay viết lách gì cũng được, rất thích và tiện lợi.
01/04/2015(Xem: 8764)
Tôi năm nay 24 tuổi, công việc ổn định và yêu một anh bạn đồng nghiệp, hai chúng tôi dự định ba tháng nữa sẽ làm lễ cưới (lễ hằng thuận) ở chùa. Vừa rồi, tôi đưa anh ấy ra Bắc, nơi chùa chị tôi xuất gia tu học để làm lễ quy y cho anh. Quy y xong, anh được nhà chùa cho tụng kinh, khi tụng xong thì chuyện bất ngờ xảy ra, chồng sắp cưới của tôi xin phép thầy xuất gia. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến tôi hết sức bất ngờ, buồn vui lẫn lộn. Nếu anh ấy xuất gia được thì hủy lễ cưới luôn. Thầy bảo sẽ trợ duyên cho anh ấy ở chùa tập sự một năm mới được xuống tóc và gửi đi học. Bây giờ, ngoài việc niệm Bồ-tát Quan Thế Âm ra, tôi chẳng biết làm gì nữa.
31/03/2015(Xem: 8905)
Giới luật và Phẩm Hạnh Huynh Trưởng
31/03/2015(Xem: 18506)
Dianne Perry, (sau này được biết đến qua pháp danh Tây Tạng của cô là Tenzin Palmo) là một vị ni cô người Anh đầu tiên, đã ẩn cư thiền định suốt 12 năm trong một hang động cao 12.300 bộ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn, cách ngăn khỏi thế giới trần tục bởi những rặng núi phủ đầy tuyết trắng quanh năm. Tenzin Palmo đã sống một mình và tu tập trong động tuyết này. Cô đã chạm trán với những thú rừng hoang dã, đã vượt qua những cơn lạnh khủng khiếp, những cái đói giết người, và những trận bão tuyết kinh hồn; cô tự trồng lấy thực phẩm và ngủ ngồi trong cái hộp gỗ rộng cỡ 3 bộ vuông (theo truyền thống Tây Tạng, các vị tu sĩ đều tọa thiền trong một cái hộp gỗ như vậy). Cô không bao giò ngủ nằm. Mục đích của Tenzin Palmo là chứng đạo trong hình tướng một người nữ.
29/03/2015(Xem: 18847)
Giảng về diệu lý Bát Nhã của Bộ Kinh Kim Cang là pháp môn bình đẳng. Chúng ta phần đông đều không hiểu cho nên đầu lại thêm đầu, tướng lại thủ tướng đem cái pháp bình đẳng biến thành không bình đẳng.
28/03/2015(Xem: 8754)
Thuyết pháp là hạnh cao quý của người hoằng pháp vì họ là sứ giả của Như Lai, mang ánh sáng của chánh pháp rải đều khắp nhân gian khiến cho muôn người được hưởng cam lồ vị - sống hạnh phúc, chết bình an, hưởng an lạc ở nhàn cảnh, hay giải thoát, niết bàn. Hiện nay, sinh hoạt thuyết pháp phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trong nước và hải ngoại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]