Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Đổi Chiếc Xe Mới

04/12/201320:00(Xem: 28337)
14. Đổi Chiếc Xe Mới
blank

Đổi Chiếc Xe Mới


Hôm kia, đột ngột đức vua Pāsenadi một mình một ngựa đến Kỳ Viên tịnh xá tìm gặp đức Phật với dáng vẻ mệt mề, thiểu não. Đức Phật đã sớm biết chuyện gì, nên đón đức vua ngay tại hương phòng, nắm tay ông, dìu vào bên trong, chỉ cho ông ngồi trên một chiếc ghế(1).

- Trẫm mập quá, quỳ xuống đảnh lễ không được, xin đức Thế Tôn xá tội.

- Không có sao! Đức Phật ân cần - Bệ hạ hãy cứ ngồi tự nhiên!

- Tâu vâng!

- Bệ hạ đã gần bảy mươi tuổi rồi, nên ăn ít lại, và cũng nên vận động tay chân một chút...

- Tâu vâng! Trẫm có tập đi kinh hành do hoàng hậu Mallikā hướng dẫn. Nhưng nay thì bà ấy đã đi rồi, bà mới đi hồi đêm, lúc vừa rạng sáng, đức Thế Tôn ơi! Trẫm buồn quá, không thiết ăn thiết uống gì cả!

- Ừ, Như Lai biết! Người mình thương yêu nhất mà lại phải lìa xa thì đau khổ lắm!

- Đúng là đau khổ quá! Nhớ như mới hôm nào, chỉ vừa mới đây thôi, thế mà đã cách biệt nghìn trùng...

Đức vua cúi gục đầu xuống ra chiều thương tâm không làm chủ được cảm xúc. Đức Phật biết nên trao cho đức vua một chiếc gối rồi nói:

- Bệ hạ cứ nằm nghỉ một lát, khóc được thì cứ khóc. Như Lai sẽ đi kinh hành bên ngoài. Rồi chúng ta sẽ nói chuyện sau.

Trong hương phòng, đức vua sụt sùi, nước mắt ngắn dài nhớ thương hoàng hậu rồi ông đắm chìm trong hồi tưởng, suy tưởng của mình...

Còn đức Phật thì ngài biết rõ về tâm tánh của hoàng hậu, biết cả những ‘bí mật’ của bà mà cho chí đức vua cũng không biết.

Và câu chuyện như sau: Số là lần ấy hoàng hậu vào phòng tắm, cỡi xiêm y để tắm, không để ý con chó cưng của bà cũng vào theo. Khi khom mình cúi xuống, không ngờ, con chó thấy vậy đã làm cái chuyện “bất tịnh” với bà. Và bà lại để yên! Từ tầng trên cung điện, qua lớp cửa kính, tình cờ đức vua nhìn thấy hết. Ông đi xuống và lần đầu tiên, đã mắng nhiếc bà một cách thậm tệ. Bà vốn lanh trí nên tìm cách chối quanh, chống chế: “Đại vương đừng nghĩ oan cho thiếp. Cái phòng ấy kỳ lạ lắm. Ai ở trong đó, người khác nhìn vào đều thấy những hình ảnh quái gở!” Đức vua vốn thật thà nên hỏi lại: “Quả có thế sao?” Bà nói: “Thì đại vương cứ vào đấy thử xem?” Đức vua đi vào trong, vừa khép cửa lại thì ngoài này, bà đã la lên: “Đại vương làm cái gì xấu hổ với con dê cái như vậy?” Đức vua lại cãi: “Ta có làm gì đâu!” Bà bèn nói dối: “Chính mắt thiếp trông thấy rõ ràng mà!”

Tin chuyện ấy, đức vua bỏ qua không cật vấn lại nữa.

Tuy nhiên, hoàng hậu Mallikā luôn cảm thấy bất an. Dầu đã dối gạt được nhà vua, nhưng bà đã phạm một tội trọng. Chuyện ấy đức Phật biết, chư vị trưởng lão tăng ni có thắng trí đều biết, do vậy bà luôn hổ thẹn ở trong lòng. Từ độ ấy, bà thầm nguyện trong lòng, phải tu tập cho tốt hơn, làm việc lành cho nhiều hơn. Trọng lượng tội lỗi dù chỉ bằng một hạt cát, nó sẽ chìm, rơi xuống bốn đường ác. Nhưng trọng lượng tội lỗi của một viên đá to, nằm trong lòng chiếc ghe thiện pháp lớn, nó không bị chìm, sẽ được nổi. Bà còn nhớ mãi nội dung một thời pháp về thiện, về ác mà đức Phật đã đưa ra hình ảnh ấn tượng ấy. Do vậy, bà đã đặt bát và cúng dường tứ sự rất nhiều đến đức Phật và Tăng chúng, ngân khoản lên đến một trăm bốn mươi triệu đồng tiền vàng. Riêng đức Phật thì bà đã cúng dường đến ngài bốn món bảo vật vô giá, đó là: Một chiếc lọng trắng, một chiếc giường, một ghế ngồi và một vật đỡ chân. Tất cả chúng đều bằng châu báu, và chỉ để chưng bày chứ đức Thế Tôn không bao giờ sử dụng.

Đức Phật còn biết rõ, hoàng hậu Mallikā lúc hấp hối, bao nhiêu việc làm tốt đẹp ở trong đời, bà lại quên hết, nhưng cái hình ảnh xấu xa kia nó lại hiện ra, chi phối trọn vẹn tâm thức cuối cùng, lập trình cận tử nghiệp, đưa bà đọa sanh địa ngục A-tỳ.

Đức vua Pāsenadi rất yêu thương hoàng hậu Mallikā nên đau thương, buồn khổ vô cùng. Bà vừa mới mất, chưa làm lễ hỏa táng mà đức vua đã tìm đến đức Phật, là nóng lòng muốn hỏi ngài xem sanh thú của hoàng hậu đi về đâu! Biết đức vua rất sủng ái hoàng hậu, nếu cho biết cảnh giới hiện tại của bà thì ông ta càng đau khổ hơn. Lại nữa, nếu biết bà, một người có đức tin kiên cố, bố thí cúng dường rất nhiều và rất chí thành mà rơi vào địa ngục, thì số phận của nhà vua sau này sẽ ra sao? Và như thế, mọi đức tin trong ông ta sẽ tiêu tùng hết.

Vì nghĩ vậy nên sau khi đức vua tỉnh dậy, vào hương phòng, đức Phật đã khôn khéo dùng thần lực siêu nhiên làm cho đức vua quên hẳn lý do đi đến tịnh xá. Đức Phật lại còn thân tình nắm tay đức vua đi dạo vài vòng ngoài khu vườn, rồi nói chuyện như bình thường:

- Đại vương dự định hôm nào sẽ làm lễ hỏa táng cho lệnh bà?

- Có lẽ bảy ngày, và có lẽ phải cử quốc tang cho trân trọng, bạch Thế Tôn!

- Có cần như thế chăng, đại vương? Sao đại vương không dùng mọi phí khoản ấy để đặt bát cúng dường chư tăng ni, một trăm vị, hai trăm vị - rồi nhờ đức thanh tịnh của Tăng ni để chú nguyện phước báu cho lệnh bà?

- Trẫm xin vâng lời Thế Tôn giống như hoàng hậu sinh thời thường vâng lời Thế Tôn vậy. Cho trẫm mời thỉnh đức Thế Tôn và tăng ni hai nghìn vị, ngay ngày mai !

- Cảm ơn đại vương! Và cũng không cần phải làm lễ quốc táng nữa. Nếu muốn tăng thêm ý nghĩa, sao đại vương không tha bớt tội tù, miễn bớt thuế má cho dân thì phước đức vô biên, vô lượng đó!

- Tâu vâng! Đức vua cúi đầu xuống - Trẫm sẽ làm đúng như Thế Tôn dạy bảo để hồi hướng phước báu cho hoàng hậu.

Sau đó, đức vua cúi lạy rồi ra về. Và ngày thứ nhất, hoàng cung của đức vua như sáng rạng và vinh quang hẳn lên do hai ngàn Tăng ni có đức Phật dẫn đầu ôm bát đến thọ thực. Bên kim quan băng gỗ trầm hương được phủ đầy hoa thơm của lệnh bà, đức Phật lặng lẽ chú nguyện. Sau đó đức Phật thuyết một thời pháp có ý nghĩa về vấn đề tử sinh của đời người. Ngày thứ hai đến ngày thứ bảy là phiên hai vị đại đệ tử và chư đại trưởng lão dẫn đầu, cũng ôm bát đến hoàng cung thọ thực, rồi cũng chú nguyện lặng lẽ và thuyết những thời pháp khác nhau.

Đức vua nhớ lời dạy bảo của đức Phật, lệnh cho quan toà và quan ngục xét lại án để tha bớt tội tù; đồng thời, xá miễn tất cả các loại thuế trong suốt bảy ngày cử hành tang lễ. Muôn dân cả nước hoan hỷ vui mừng ca tụng đức nhân ái của đức vua; và họ cũng thầm hiểu rằng, họ đã được hưởng dư phước của hoàng hậu Mallikā nữa.

Cuối ngày thứ bảy, lễ hỏa táng nhục thể của hoàng hậu, ngay tại sân hoàng cung diễn ra vô cùng trang trọng. Sực nghĩ lại, đức vua chỉ có việc bực mình, tự trách mình, tại sao trí nhớ càng lúc càng tệ mạt, kém cỏi như thế! Sao lại không nhớ để hỏi đức Phật hoặc chư đại thánh tăng cảnh giới lai sinh của hoàng hậu?

Còn hoàng hậu Mallikā, sau bảy ngày thống khổ trong địa ngục để trả quả, do năng lực phước thiện quá lớn nâng đỡ, đưa bà hóa sanh vào cung trời Tusita.

Vào ngày thứ tám, đức Phật một mình ôm bát khất thực, thong dong đi đến hoàng cung. Đức vua nghe tin, thỉnh ngài vào thượng điện, nhưng đức Phật chỉ muốn ngồi nơi nhà để xe.

Sau khi cúng dường đầy bát các thức ăn thượng vị loại cứng, loại mềm cho đức Phật, nhà vua chấp tay xá ngài rồi hỏi lại câu đã quên suốt bảy ngày qua, tức là chỗ tái sanh của hoàng hậu.

Đức Thế Tôn mỉm cười:

- Hiện tại, bà đang thọ hưởng thiên lạc tại cung trời Tusita, tâu bệ hạ!

Nghe vậy, đức vua cảm thấy được an ủi phần nào, nhưng nỗi nhớ thương hoàng hậu vẫn không nguôi:

- Bạch Thế Tôn! Từ khi nàng đi về cõi khác, trẫm cảm giác như mất hẳn sự sống.

Đức Phật an ủi:

- Bệ hạ chớ nên đau lòng. Đó là quy luật bất biến cho mọi chúng sanh, không ai có thể tránh được. Nhưng trường hợp hoàng hậu thì bệ hạ nên mừng vui cho lệnh bà mới phải!

- Tại sao?

- Vì do công hạnh, phước báu của lệnh bà, lệnh bà mất đi giống như đổi mới chiếc xe khác trân quý hơn vậy thôi!

- Trẫm chưa được hiểu.

Đức Phật đưa tay chỉ vào một chiếc xe:

- Bệ hạ! Xe này của ai?

- Bạch Thế Tôn! Của nội phụ trẫm.

- Còn xe này?

- Của phụ vương trẫm, bạch Thế Tôn.

- Còn xe kia?

- Là của trẫm!

Đức Phật mỉm cười:

- Hóa ra chiếc xe của cha lại mới hơn chiếc xe của ông nội, chiếc xe của con lại mới hơn chiếc xe của cha. Hoàng hậu vừa tậu được một chiếc xe mới nhất, đẹp nhất ở cung trời Tusita đấy, tâu bệ hạ!

Thấy đức vua đã hiểu sự thật ấy rồi, đức Phật lại giảng sâu hơn về pháp:

- Nhưng những chiếc xe được trang hoàng lộng lẫy, đẹp đẽ, trân quý thế kia rồi cũng đến lúc cũ hư, tàn tạ, hoại mục mà thôi. Cái thân Như Lai cũng thế mà cái thân của đức vua cũng vậy, đã gần bảy mươi tuổi rồi, nó đang già yếu và đang lão suy đấy! Định luật hữu vi là vậy. Chỉ có giáo pháp trong tâm của bậc thiện trí(1)nó mới không bị chi phối bởi hư mục, già lão. Thấy biết được vậy, những bậc thiện trí trên đời này phải biết làm cho sáng tỏ giáo pháp ấy đến những người lành, người tốt, tâu đại vương!

Những lời giảng ấy của đức Phật được cô đọng trong bài kệ:

“- Xe vua đẹp đẽ dường bao 

Trang hoàng lộng lẫy, hư hao đến kỳ

Thân này đến lúc lão suy

Pháp bậc thiện trí vô vi chẳng già

Pháp của đức Gotama

Sáng tỏ chân lý, chan hòa thiện nhân!”(1)

Đức vua tín thọ lời dạy của đức Phật, đã đỡ buồn khổ và xem ngài như chỗ nương tựa tinh thần một cách vững chắc. Kết quả ấy, một phần công lao là nhờ vào bà hoàng hậu yêu quý của ông vậy.

Nhưng đức vua đâu có biết rằng, sự thương yêu sâu đậm ấy cũng do duyên luyến ái từ nhiều đời kiếp: Vì nàng Sujātā trong Sujāta-Jātaka(2), nàng Kinnarī trong Bhllāṭiya-Jātaka(3), và nàng Sambula trong Sambula-Jātaka(4); cả ba kiếp sống ấy, ông đều là người chồng thân yêu của bà.

Hoàng hậu Mallikā được biết đến là một trong những đệ tử thuần thành, nhiệt tình và xuất sắc nhất trong hàng nữ cận sự của đức Phật vậy(5).


(1)Chiếc ghế trân quý này do hoàng hậu Mallikā dâng cúng mà đức Phật thường không sử dụng.

(1)Ý nói bậc Thánh A-la-hán.

(1)Pháp cú 151: “Jiiranti ve rārathā sucittā atho sārīraṃ pi janaṃ upeti; sataṃ ca dhammo na jaraṃ upeti santo have sabbhi pavedayanti”.

(2)J.iii.22.

(3) J.iv.444.

(4) J.v. 98.

(5)A.iv.348.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/10/2015(Xem: 9041)
Đây là hình ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và chư Tôn Đức Tăng Ni lãnh Đạo Phật Giáo trên Thế giới tham dự đại hội về việc thọ giới Tỳ kheo ni, theo tin thần Tứ Phần Luật cho những vị ni cô tu theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng tại Đại học Hamburg Đức Quốc ngày 20/7/2007. Trong đại hội này có HT Phương Trượng Thích Như Điển, HT Thích Quảng Ba (đến từ Úc), Giáo sư tiến sĩ Trí Siêu Lê Mạnh Thát, Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm, và SC Thích Nữ Hạnh Trì đồng phó hội.
09/10/2015(Xem: 9795)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
09/10/2015(Xem: 8860)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao. Thù hận hay yêu thương, hạnh phúc hay thảm hại đều chỉ là những sự lựa chọn.
09/10/2015(Xem: 7182)
Chúng ta hãy kiểm lại ba điều. Một là mạng sống trong hơi thở. Hai là thân này hư dối tạm bợ, không có gì quan trọng. Ba là tâm là ông chủ nhân của bao điều họa phúc. Ta thường nhớ và thấy như vậy thì sẽ dễ dàng tập trung vào việc tu học để chuyển hoá, gạn lọc tâm buồn thương, giận ghét thành tâm thanh tịnh, sáng suốt. Làm chủ được thân tâm rồi thì các thứ hình thức vật chất trong cuộc sống không thể hấp dẫn và lôi kéo ta được nữa.
09/10/2015(Xem: 9031)
Con Bobby bị bệnh hiểm nghèo, phải mổ mắt, và bị mù cả hai mắt. Nhưng nó có bạn. Đứa bạn bùi ngùi sẻ chia. Luôn luôn ở bên cạnh săn sóc, tuy nét mặt không tránh khỏi nỗi buồn rầu.
09/10/2015(Xem: 17269)
Tu không cần đi chùa nhiều, đọc kinh nhiều, ăn chay giỏi, làm công quả chuyên cần, xây chùa cất miếu…nếu làm được những điều này thì tốt. Nhưng vấn đề chính yếu của tu là thấu hiểu và “quyết tâm” ứng dụng những điều Phật dạy vô đời sống hằng ngày của mình.
08/10/2015(Xem: 17127)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
08/10/2015(Xem: 6991)
Chúng ta muốn được phước báo tốt, sống đời hiền thiện, đạo đức, thì phải cố gắng tu trong mọi hoàn cảnh, đừng chờ đến chùa rồi mới tu. Tu như vậy là không thực tế. Một tháng chúng ta đến chùa được mấy ngày? Không lẽ không đến chùa là không tu được hay sao?
07/10/2015(Xem: 9502)
Câu hỏi đặt ra là vì sao bệnh viện mở ra ngày càng nhiều mà lúc nào cũng “quá tải”? Vì sao con người bây giờ tiện nghi dồi dào mà đau ốm triền miên? Vì sao bệnh nhiễm gia tăng và bệnh do hành vi lối sống ngày một phát triển trong khi khoa học y học tiến như vũ bão? Rõ ràng sức khỏe không phải là chuyện của y tế. Sức khỏe là chuyện của mỗi người, của mọi người. Đời sống càng tiện nghi, nhu cầu vật chất càng được thõa mãn thì con người càng xa lạ với tự nhiên, với chính mình. Stress chính là nguyên nhân của 60-90% bệnh lý đưa người ta đến bác sĩ. Mà bác sĩ thì chỉ chữa được cái đau chứ không chữa được cái khổ, chữa được cái bệnh, chứ không chữa được cái hoạn.
06/10/2015(Xem: 53681)
Từ Bi, có nghĩa là tình thương yêu rộng lớn đối với muôn loài hữu tình chúng sanh(loài người và súc vật). Tình thương rộng lớn này được xuất phát từ trong tâm, thể hiện qua lời nói và hai hành động: TỪ và BI : Bang vui. Cứu khổ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]