Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Cây Bồ Đề Ānanda

04/12/201319:07(Xem: 26711)
03. Cây Bồ Đề Ānanda
mot_cuoc_doi_tap_6

Cây Bồ Đề Ānanda


Từ khi kinh thành Sāvatthi có hai tu viện lớn là Kỳ thọ Cấp Cô Độc viên và Đông Phương Lộc Mẫu – nơi nào cũng có sức chứa hằng ngàn vị tỳ-khưu - thì đức Phật thường lui tới cả hai nơi trong những lúc họp tăng hay thuyết giảng những bài pháp quan trọng đến tứ chúng hoặc riêng cho chư tỳ-khưu tăng ni. Tuy nhiên, chỗ đức Phật hằng lưu trú nhất vẫn là Kỳ Viên tịnh xá.

Cứ mỗi độ sau mùa an cư, đức Phật lại ra đi. Chư vị đại trưởng lão như hai vị đại đệ tử, tôn giả Mahā Kassapa, tôn giả Upāli... đôi lúc cũng cùng với hội chúng tỳ-khưu đệ tử của mình cũng rời Kỳ Viên hay Đông Phương làm những cánh hạc du phương, thong dong vô trụ xứ.

Hôm kia, vào khoảng mùa an cư thứ hai mươi bốn của đức Phật tại Kỳ Viên tịnh xá; và có lẽ cũng đã suy nghĩ cặn kẽ, trưởng giả Cấp Cô Độc tìm gặp tôn giả Ānanda, rồi thưa:

- Thường thường, sau mỗi mùa an cư, tịnh xá Kỳ Viên trông đìu hiu và hoang vắng lắm, tôn giả có biết thế không?

Tôn giả Ānanda nhè nhẹ gật đầu:

- Đức Tôn Sư ra đi, chư vị đại trưởng lão và chúng tỳ-khưu cũng ra đi, thì có lẽ ở đây rất là trống vắng. Đó là sự thật, thưa trưởng giả!

- Cứ mỗi buổi sáng, cứ mỗi buổi chiều, cận sự nam nữ hai hàng đến Kỳ Viên tịnh xá với hoa, với đèn, với trầm, với những vòng hoa, tràng hoa... họ đi quanh một vòng, không biết đặt vào đâu - thế là họ đặt tất cả vật cúng dường ấy ngoài hương phòng của đức Thế Tôn, đảnh lễ hương phòng rồi ra về. Chúng chất thành từng đống, từng đống, ngày này sang ngày khác, đến hư mục và thối rữa. Trên mỗi khuôn mặt, dường như ai cũng có một nỗi buồn khó tả khi không có mặt đức Thế Tôn!

- Đúng là vậy rồi, thưa trưởng giả!

Ngần ngại một lát, trưởng giả thưa tiếp:

- Những mong tôn giả thưa thỉnh với đức Thế Tôn, rằng là, xem có nơi nào khác để hai hàng cận sự có thể đến lễ bái, cúng dường trong lúc đức Thế Tôn bận đi du hóa phương xa, không có mặt ở Kỳ Viên tịnh xá, nhưng vẫn được xem như là đang có sự hiện diện của ngài.

Tôn giả Ānanda nhíu mày:

- Có phải trưởng giả muốn hỏi, một nơi nào đấy, có cái biểu tượng gì đấy - được xem như là vẫn có mặt đức Đạo Sư ở Kỳ Viên?

- Đúng là vậy! Trưởng giả xoa tay, nở nụ cười hoan hỷ - Tôn giả đã nắm bắt rất chính xác ý nghĩ và ước nguyện của đệ tử vậy.

Thế là vào dịp thuận lợi nhất, tôn giả Ānanda vào hầu Phật. Và sau đó, câu chuyện đã diễn ra như sau:

- Bạch đức Thế Tôn! Có bao nhiêu vật biểu tượng - được xem như là có sự hiện diện của đức Thế Tôn - để chúng sanh có thể đến đấy để lễ bái, cúng dường (cetiyāni)?

- Tất thảy có ba, này Ānanda! Đức Phật giảng giải – Thứ nhất, những vật có liên hệ đến thân thể (sārikira) của Như Lai, như ngọc xá-lợi sau khi Như Lai nhập diệt. Thứ hai, những vật có liên quan đến những đồ dùng riêng (pāribhogika) của Như Lai, ví như y và bát... Thứ ba, những vật như tượng trưng nhằm để tưởng nhớ (uddesika), ví như cây Bồ Đề, kỷ niệm nơi chốn Như Lai chứng ngộ đạo quả vô thượng!

- Đệ tử hiểu rồi! Tôn giả Ānanda thưa tiếp - Về việc thứ nhất, khi đức Tôn Sư còn tại tiền thì đâu có xá-lợi để tôn thờ? Tuy nhiên, có thể xây dựng ngôi bảo tháp tượng trưng được không, bạch đức Tôn Sư?

- Không thể được, này Ānanda! Bảo tháp ấy chỉ được kiến tạo khi Như Lai nhập diệt rồi; và khi ấy, tất thảy thịt, xương, gân, da, tim, não, máu, mồ hôi, lông, tóc của Như Lai... sau khi thiêu đốt, chúng biến thành ngọc, được gọi là ngọc xá-lợi – thì sự lễ bái cúng dường ngọc xá-lợi ấy mới có ý nghĩa, mới có phước báu, này Ānanda!

- Thế còn đồ dùng riêng, bạch đức Tôn Sư ?

- Cũng tương tự vậy, nghĩa là sau khi Như Lai Niết-bàn rồi – mới nói lên được ý nghĩa biểu tượng của nó.

- Vậy thì chỉ còn cây Bồ Đề, kỷ niệm nơi thành đạo của đức Đạo Sư, là có thể thiết lập ngay hiện tại này để mọi người có thể chiêm bái, cúng dường?

- Đúng vậy, này Ānanda! Hãy trồng đi! Làm được như vậy là xem như Như Lai luôn có mặt tại Kỳ Viên tịnh xá.

Sau cuộc hội kiến ấy, tôn giả Ānanda thuật lại câu chuyện cây Bồ Đề với trưởng giả Cấp Cô Độc, với bà Visākhā, với đức vua Pāsenadi...

Tôn giả Mahā Moggallāna tinh minh ngàn dặm, biết chuyện ấy, đã sử dụng thần thông, nhanh mắt, nhanh tay vươn chụp một hạt bồ-đề chín muồi đang rơi từ cây xuống rồi trao ngay cho tôn giả Ānanda, mỉm cười nói:

- Hãy tìm một chỗ tương thích trong khuôn viên tịnh xá để gieo ươm liền tay đi, hiền giả!

Biết được sự hệ trọng của vấn đề cùng ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng của nó, tôn giả Ānanda lắc đầu :

- Không! Công đức này hãy để dành cho bậc nhân chủ Kosala! 

Tức tốc, tôn giả Ānanda bộ hành vào cung, mang hạt bồ-đề ấy trao cho đức vua Pāsenada rồi nói :

- Chính bệ hạ mới là người xứng đáng gieo ươm hạt bồ-đề này như ngọn cờ chiến thắng tâm linh.

- Không! Không! Tôi không dám nhận cái vinh dự ấy đâu!

Nói thế xong, suy nghĩ một lát, đức vua Pāsenadi mặc đồ đại lễ, cùng với quần thần lên những cỗ xe bốn ngựa đến trao hạt bồ đề ấy cho trưởng giả Cấp Cô Độc, nói rằng :

- Chính trưởng giả là người khởi tâm đầu tiên. Vậy công đức và phước báu này không ai có thể giành phần của trưởng giả được.

Khi mọi người có mặt đầy đủ tại Kỳ Viên tịnh xá, tôn giả Ānanda chỉ chỗ gieo ươm rồi, nhưng trưởng giả Cấp Cô Độc vẫn có vẻ chần chừ - thì một giọng phạm âm từ đâu đó vẳng lại :

- Hãy đặt hạt xuống lỗ đi, này Sudatta! Mọi người nhường nhau, cuối cùng, hạt bồ-đề nằm trong tay ông! Vậy, về tình, về lý, về đạo, về đời đều trọn hảo cả!

Ai cũng biết đấy là ngôn lời động viên chính đáng của đức Thế Tôn. Trưởng giả Cấp Cô Độc không dám không nghe theo, bèn chấp tay thành kính vái giữa hư không, rồi đặt hạt xuống, khỏa đất lại, tưới nước lên - trước sự chứng kiến của hai vị đại đại đệ tử, tôn giả Ānanda, đức vua Pāsenadi và bà Visākhā... Từ đó, hạt bồ-đề nẩy mầm, phát triển xanh tốt. Cận sự hai hàng biết chuyện, ai cũng để tâm chăm bón. Một số người còn mang sữa bò, sữa dê cho cây uống nữa nên nó lớn nhanh như thổi.

Trưởng giả Cấp Cô Độc nghĩ đến người tạo thuận duyên cho ước mơ của ông được thành tựu - chính là vị thị giả của đức Tôn Sư – nên ông đặt tên là Cây Bồ Đề Ānanda!(1)

Ghi chú đặc biệt ở hạ thứ 24:

- Trong soạn phẩm “Đường xưa mây trắng” của thiền sư Nhất Hạnh, và soạn phẩm “Sự tích đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni” của Minh Thiện - Trần Hữu Danh, ở hạ thứ 24 này có đề cập đến kinh “Bát đại nhân giác”. Đây là kinh của hệ phái phát triển, không có trong thời Phật. Lý do, bảy điều trước là tinh thần phổ quát của giáo pháp, nhưng điều thứ tám, nguyên bổn chữ Hán, có đoạn: “Phát đại thừa tâm. Phổ tế nhất thiết. Nguyện đại chúng sanh. Thọ vô lượng khổ”. Lưu ý cho: Thời Phật, không hề có từ “đại thừa”; và cũng không có tinh thần “nguyện thay chúng sanh, thọ vô lượng khổ”!

Nếu so sánh với Pāḷi văn thì Theravāda cũng có “8 pháp của bậc chân nhân”, tôi ghi ra đây để chúng ta cùng tham khảo, như sau: 1-Có đủ bảy diệu pháp: tín, tàm, quý, đa văn, tấn, niệm, tuệ. 2-Thân cận bậc chân nhân. 3-Tư duy hướng thiện và hướng thượng, bất hại cho mình và tha nhân. 4-Lý luận, thảo luận chân chánh không gây hại cho mình và tha nhân. 5-Mỹ toàn bốn khẩu thiện hạnh: không vọng ngữ, không ly gián, không ác độc, không vô ích. 6-Mỹ toàn bốn thân thiện hạnh: không sát, đạo, dâm, tửu. 7-Có chánh kiến (kiến, văn, giác, tri như thật). 8-Biết 8 cách bố thí của bậc chân nhân: Vật trong sạch, vật thượng hạng, đúng thời, phù hợp, có suy nghĩ, làm thường xuyên, tâm thanh tịnh, ba thời (trước, trong và sau) đều hoan hỷ.



(1)Đây là cây bồ-đề lịch sử có tuổi thọ lớn nhất, hiện nay vẫn còn sống tại Sahet Mahet - Jetavana cũ. Sang Ấn Độ, người biên soạn có đến đảnh lễ cây Bồ Đề này.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/08/2018(Xem: 5400)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4892)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8696)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5718)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
11/08/2018(Xem: 7240)
Vào sáng Thứ Năm 2 tháng 8, tại trường Trung Học Grand Terrace thuộc Học Khu Colton Joint (Quận Hạt San Bernadino, Nam California), Tiến Sĩ Giáo Dục Bạch Xuân Phẻ đã có buổi thuyết trình với đề tài “Phát Triển Kỹ Năng Chuyên Môn Của Giáo Viên Nhờ Vào Sự Tỉnh Thức”. Có khoảng 100 giáo viên đến tham dự hai buổi thuyết trình. Và họ đã tỏ ra rất thú vị, quan tâm đến đề tài này.
11/08/2018(Xem: 7272)
THANH TỊNH TÂM Làm Sao Một Vị Tu Sĩ Phật Giáo Với Văn Bằng Tiến Sỹ Trong Tâm Lý Học Kết Hợp Triết Học Đông Phương và Tây Phương Để Tìm Sự Tĩnh Lặng của Nội Tâm Không có gì lạ lắm cho sinh viên hậu đại học (cao học và tiến sỹ) về sự căng thẳng. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2012 của Đại học nổi tiếng Berkeley, California, cho thấy rằng 45% sinh viên hậu đại học báo cáo có một vấn đề khủng hoảng cảm xúc hoặc liên quan đến căng thẳng trong việc học.
11/08/2018(Xem: 12731)
Sau Hiệp định Paris 1973, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Từ đó đến nay đã 45 năm, những “di chứng” chiến tranh vẫn còn trên mảnh đất này, và di chứng ấy còn trong tâm trí những người lính ở bên kia bán cầu. Bên cạnh việc hóa giải nỗi đau hiện hữu của chiến tranh, thì hóa giải những uẩn khúc trong lòng người cũng cho thấy nỗ lực phục thiện mà tất cả mọi người bất kể chiến tuyến đều hướng đến. Một buổi trưa đầu tháng 6 năm 2018, có bốn người cựu binh Mỹ tuổi chừng tám mươi tìm về ngôi chùa làng Bồ Bản (xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Trên xe bước xuống, ông Anderson ôm trước ngực một bức tượng Quán Thế Âm Bồ-tát màu trắng, trang nghiêm đi vào chùa. Đại đức Thích Mãn Toàn, người trụ trì ngôi chùa ra tiếp đoàn. Anderson hỏi Đại đức Thích Mãn Toàn đây có phải chùa Trường Khánh không? Đại đức Thích Mãn Toàn đáp phải, cả vùng chỉ một ngôi chùa này tên Trường Khánh, người dân thường gọi là chùa Bồ Bản. Ông Anderson chưa dám tin lời vị sư trụ trì mà v
09/08/2018(Xem: 7217)
Giải Thoát Khỏi Sự Sợ Chết, His Holiness Dalai Lama, Jefrey Hopkins, Toàn Không
09/08/2018(Xem: 9986)
Nghiệp tạo ra số phận và chỉ có đức năng mới thắng số mà thôi. Đức chính là đức độ tích lũy được thông qua những hành vi thiện thân khẩu ý đem lại. Từ xa xưa có câu để lại là " đức năng thắng số", vậy đức năng ở đây được hiểu như thế nào? và cái gì tạo ra số và số được thể hiện ra sao?
07/08/2018(Xem: 8950)
Kính bạch Thầy, xã hội VN và thế giới càng ngày càng nhiều não loạn, có lẽ ít người được an bình như những người con Phật, con xin gửi đến Trang Nhà quangduc.com một bài thơ để tự sách tấn mình và cũng để tán dương công đức những Phật tử cống hiến điều thiện lành, mang niềm vui đến cho người, làm vơi bớt khổ đau cho kiếp người như việc gởi tịnh tài phụ giúp chữa bệnh của Hòa Thượng Bangladesh Ajitananda Mahathera , trên trang nhà hay giúp đở qua các hoạt động từ thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]