Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Nguyên Nhân Đức Phật Cho Thọ Y Kaṭhina

04/12/201318:55(Xem: 31564)
02. Nguyên Nhân Đức Phật Cho Thọ Y Kaṭhina
mot_cuoc_doi_tap_6



Nguyên Nhân Đức Phật
Cho Thọ Y Kaṭhina



Nhắc lại chuyện cách đây hai mươi hai năm về trước.

Sau khi thành đạo tại cội Bồ Đề, đức Phật về Vườn Nai hóa độ cho năm đạo sĩ Kiều Trần Như trở thành các bậc thánh vô lậu, thế là giáo hội Tăng-già ra đời, ban đầu chỉ có năm vị. Cũng thời gian ở đây, đức Phật tiếp độ thêm công tử Yasa cùng năm mươi lăm bạn hữu đồng đắc quả A-la-hán. Và đây chính là lực lượng sa-môn trí giả đầu tiên được đức Phật khuyên họ phân bố đi hoằng hóa nhiều phương, mỗi người một nơi, không đi chung nhau vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người. Thế rồi, sau khi tiễn đưa sáu mươi vị A-la-hán lên đường, đức Phật rời Lộc Uyển, theo lộ trình trở lại thăm cội cây Bồ Đề tại Uruvelā cùng ngôi làng Senānī thăm lại các gia đình ân nhân thí chủ, trong đó có bát sữa kỳ diệu của nàng Sujātā.

Đến khu rừng Kappāsīya, thấy hoa kadamba nở vàng rực, hương thơm ngào ngạt, đức Phật dừng chân, độ ngọ rồi nghỉ trưa. Tại đây, đức Phật đã tiếp độ thêm ba mươi vương tử xứ Kosala trở thành ba mươi vị tỳ-khưu(1)rồi sau đó, họ tình nguyện đi đến miền rừng núi xứ Pāvāya, biên địa phía Bắc Kosala để hành đạo, tùy duyên tiếp độ chúng sanh.

Thời gian trôi qua, ba mươi vị tỳ-khưu này đều thọ trì hạnh đầu-đà; sống đời giản dị và trong sạch, xứng đáng phẩm hạnh của những bậc thánh vô lậu trong giáo hội của đức Tôn Sư. Họ thường chia nhau ra từng nhóm hai ba vị một, đi trì bình khất thực quanh những xóm làng sơn cước, có gì dùng nấy. Họ lượm vải dơ, vải rách, vải bên vệ đường, nghĩa địa người ta quăng bỏ để vá y, may y để mặc.

Việc đức Phật cho phép thọ y Kaṭhina nguyên do bởi câu chuyện của ba mươi vị trưởng lão xứ Pāvāya này. 

Thuở ấy, một vị tỳ-khưu chỉ được dùng một số y phụ như y lót ngồi, y lót nằm, y rịt ghẻ, y lau mặt, sau này còn được phép dùng thêm y tắm mưa. Gọi là y nhưng thật ra, chúng chỉ là những tấm vải lớn nhỏ tùy theo mục đích sử dụng. Cần thiết và quan trọng nhất cho một vị tỳ-khưu là tam y (ticīvara), nó gồm có một tấm y dày hai lớp để làm chăn đắp, gọi là y Tăng-già-lê (saṅghāti); một tấm y khác nữa, gọi là y ngoại, y thượng hay y vai trái để mặc ngoài (uttarasaṅgha); một tấm y để mặc như cái xiêm được gọi là y hạ hay y nội (antaravāsaka). Do tất thảy đều là vải lượm, đôi khi phải may vá nhiều lớp trông mới lành nguyên, nên tấm y Tăng-già-lê của vị tỳ-khưu nào cũng dày cộm. Nhớ lời đức Phật dạy, con chim có đôi cánh luôn dính với thân hình như thế nào thì vị tỳ-khưu có tam y cũng y như thế, không được phép rời khỏi tam y, phải luôn luôn dính tam y ở bên mình. Những khi trời nắng, hay tiết trời tạnh ráo thì y Tăng-già-lê dễ phơi phóng, mau khô, mang nhẹ; nhưng khi lỡ bị ướt nước mưa thì tấm y ấy trở thành gánh nặng trên vai!

Tình trạng như thế đã xảy ra với nhóm tỳ-khưu ba mươi vị ở Pāvāya này trong nhiều lần trước đây họ về thăm đức Thế Tôn ở Kỳ Viên tịnh xá; nhưng lần sau cùng này thì xem ra có vẻ ‘thê thảm’ hơn nhiều.

Chuyện là, khi hay tin đức Phật ở Kỳ Viên tịnh xá, rồi ở Đông Phương Lộc Mẫu trong hạ thứ hai mươi, hạ thứ hai mươi mốt, ba mươi trưởng lão xứ Pāvāya quyết định từ giã miền rừng biên địa, lặn lội về thăm ngài sau nhiều năm xa cách. Do những trận mưa xối xả bất thường, những đoạn đường qua núi, qua làng trở nên lầy lội nên họ bộ hành rất chậm; và những tấm thân già cùng với tam y ai cũng bị đẫm ướt. Khi đến thị trấn Sāketa là đã đến gần ngày an cư nên họ phải tìm chỗ trú chân, hong khô y áo. Vị trưởng lão trưởng đoàn run run vì lạnh, đăm đăm nhìn về phương nam, cất tiếng như đã quyết định:

- Đức Thế Tôn hiện ở rất gần mà chúng ta cũng không về đảnh lễ bên chân của ngài được. Thôi, chúng ta hãy tìm một khu rừng, tạm thời an cư mùa mưa ở đây. Sau hạ, chúng ta hãy lên đường.

Mọi người y lời. Rồi mùa an cư cũng qua đi, nhưng do mưa suốt mấy tháng nên việc trì bình bị trở ngại, ai cũng gầy ốm, xanh xao vì thiếu thốn vật thực. Và suốt quãng đường về Sāvatthi, ba mươi vị tôn giả lại bị đẫm nước mưa nhiều lượt nữa, tấm y Tăng-già-lê trên vai nghe nặng như quả núi.

Khi họ lầm lũi, gắng sức đến được Kỳ Viên tịnh xá, cả ba mươi vị trông rất thảm não; hình ảnh ấy kinh động đến đức Phật, kinh động đến chư tăng và kinh động đến cả hai hàng cận sự nam nữ.

Sau khi gặp mặt ba mươi vị trưởng lão, thấy sắc mặt xanh xao, hình dong tiều tuỵ, y áo vá chằm vá đụp nhưng cũng đã rách nát tả tơi của họ, đức Phật động tâm chánh pháp. Tức tốc, ngài cho triệu tập chư vị đại trưởng lão có mặt ngay tức khắc tại giảng đường Kỳ Viên tịnh xá để cùng nhau xử lý vấn đề vừa phát sanh trước mắt.

Hướng tâm đến sinh hoạt tăng lữ của chư Chánh Đẳng Giác thời quá khứ, đức Phật Gotama biết rằng, khi gặp trường hợp tương tự, chư Phật đã cho phép thọ y Kaṭhina với cách thức như vậy, như vậy...(1)Người được thọ y, ví như trường họp ba mươi vị trưởng lão này, sẽ nhận được vải lành lặn do thí chủ dâng cúng, để cắt, vá, may làm thành y mới, thay thế y áo đã quá cũ rách. Còn nữa, chưa nói chuyện thí chủ hoan hỷ cúng dường y Kaṭhina có phước báu vô song; riêng người thọ y cũng sẽ được năm quả báo hiện tiền, có được nhiều sự dễ dàng trong việc tới lui, sinh hoạt. Trong năm quả báo(2)ấy, điều thứ hai, là không mang theo y tăng-già-lê nặng nề bên mình mà cũng không phạm tội vào điều học nào cả.

Thế là trong suốt ba ngày, đức Phật cùng chư vị đại trưởng lão đã chế định những điều khoản, tuyên ngôn, cách thức thọ trì, thế nào là thành tựu, thế nào là không thành tựu... vân vân và vân vân. Từ đó đại lễ dâng y Kaṭhina bắt đầu được phổ biến rộng khắp tịnh xá, tu viện trong toàn thể châu Diêm-phù-đề.

Người được diễm phúc và vinh hạnh làm chủ lễ đại thí cúng dường y Kaṭhina đến đức Phật và chư tăng Kỳ Viên tịnh xá lần đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, chính là bà Visākhā vậy.


(1)Xem lại MCĐMVNN II.

(1)Xem Mahāvagga II, tạng Luật; tỳ-khưu Indacanda đã có bản Việt dịch.

(2)5 quả báo: 1- Ra đi không từ giã vị trưởng nhóm, không có tội. 2- Đi, không mang theo y Tăng-già-lê, không phạm điều học. 3- Thọ thực chung nhiều vị, cũng được. 4- Không thọ y, có thể cất giữ y hoặc không gởi y cũng không sao. 5- Y của tỳ-khưu mất hay y phát sanh như tài sản của Tăng, vị tỳ-khưu đã thọ Kaṭhina được phép sử dụng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2013(Xem: 19371)
Bé trai Ryan 5 tuổi sống tại bang Oklahoma (Mỹ) kể về lần nhìn thấy Marilyn Monroe tại một bữa tiệc nhưng chưa kịp tiến lại gần cô đã bị một cú đấm vào mặt bởi một vệ sĩ.
12/12/2013(Xem: 9187)
Đức Phật trả lời: “Tất cả chúng sinh đều mang theo nghiệp của chính mình như một di sản, như vật di truyền, như người chí thân, như chỗ nương tựa. Chính vì nghiệp riêng của mỗi người mỗi khác nên mới có cảnh dị đồng giữa các chúng sinh” (Kinh Trung A Hàm)
12/12/2013(Xem: 7301)
Ở đời ai cũng đi tìm kiếm hạnh phúc. Đời người là cơ hội lớn nhất để có hạnh phúc. Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc; từ hạnh phúc nhỏ, có được có mất, đến hạnh phúc tối thượng, không được không mất. Khổ đau sở dĩ có vì con người không biết sống, tìm kiếm sai, mục đích sai, định hướng sai.
12/12/2013(Xem: 7334)
Xuất gia, tiếng Phạn là Pravrajya, là để chỉ người theo Phật giáo, từ bỏ gia đình, sống đời phạm hạnh, không màng danh lợi hay dục lạc, chỉ mong cầu giải thoát; họ ở trong rừng hay những nơi thanh tịnh, xa rời đời sống thế tục.
11/12/2013(Xem: 22417)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 7009)
Người tu gánh vác được giáo pháp của Phật, làm lợi ích cho đời đều là những người trước hiếu thảo với cha mẹ. Kế đến biết quí kính Thầy Tổ là bậc tiền bối đã duy trì Phật pháp tồn tại, ngày nay chúng ta mới biết để tu hành. Nếu đi tu chỉ muốn cho thân mình được nhàn hạ sung sướng, mà không nghĩ đến công ơn của những bậc tiền bối,
11/12/2013(Xem: 22977)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
10/12/2013(Xem: 19024)
Những người dân Tây Tạng thân mến của tôi, ở cả trong lẫn ngoài đất nước Tây Tạng, cùng tất cả những ai đang tu tập theo truyền thống Phật Giáo Tây Tạng và những ai đang có những nối kết với Tây Tạng và người Tây Tạng.
10/12/2013(Xem: 19360)
Cánh cửa của thế kỷ 20 sắp khép lại, tất cả chúng ta đều nhận thấy rằng thế giới đã trở nên nhỏ hơn, loài người trên hành tinh đã trở thành một cộng đồng lớn, các liên minh về chính trị và quân sự đã tạo ra những khối đa quốc gia, làn sóng của thương mại và công nghiệp thế giới đã cho ra nền kinh tế toàn cầu, những phương tiện thông tin của thế giới đã loại bỏ những chướng ngại về ngôn ngữ và chủng tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]