Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thông tin truyền thông PG trước các vấn đề....

29/11/201307:05(Xem: 13494)
Thông tin truyền thông PG trước các vấn đề....

Media Freedom
THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO

TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ...

Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.

Những cái tít giựt gân chỉ là nghệ thuật câu khách của báo chí để người đọc quan tâm, đó là quyền của tác giả, hoặc tổng biên tập, người quản trị mạng... nhưng nội dung, thực tế không trầm trọng như ta tưởng. Ví dụ bài "Con đường giác ngộ" nhận xét phim, người viết không hề dùng những từ như "thâm nhiễm" và một số từ mạng các trang web giựt lên tựa đề, thế mà vẫn có người đọc không hiểu đâu là quyền hạn của tổng biên tập, người quản trị, web chủ có thể thay đổi để câu khách, và đâu là tính trung thực của tác giả bài báo. Gần đây, vụ trụ trì thay tượng Trần Nhân Tông gây hiểu lầm cho quần chúng, chẳng qua do thầy trụ trì thiếu tế nhị trong cuộc sống, xa rời quần chúng, từ đó, nhất cử nhất động dưới mắt người dân đều có ý đồ không tốt về thầy. Đáng ra, sự kiện chưa được giáo hội kết luận, chưa được cơ quan thẩm quyền di tích lịch sử điều tra thì báo chí không nên tuyên bố chắc nịch như thế để gây cho độc giả phẫn nộ và người dân hiểu không đúng về Phật giáo.

Vụ một người ở chùa của người Miên, miền Tây Nam bộ, giết người yêu, đây là hành động thuộc tội phạm hình sự, người phạm hình sự không nhất thiết phải gọi bằng sư, tu sĩ... mà chỉ là con người mang thú tính, đã là thú tính thì không thể là người công dân bình thường; vì tu sĩ thực thụ không thể làm một việc mà công dân bình thường có thể làm! Thiết nghĩ, mọi tội phạm đều là công dân phạm tội khi chưa có phán quyết của tòa án; khi có phán quyết rõ ràng thì đó là phạm nhân chứ không còn là công dân đầy đủ quyền trong xã hội.

Rồi chuyện sư cô Đàm Thục ở chùa Vân Hồ quận Hai Bà Trưng Hà Nội vi phạm giáo luật, nghĩa là không liên hệ đến hình sự hay dân sự, chuyện hoàn toàn nội bộ của nhà chùa, thế mà báo chí vẫn đưa tít giật gân: "Sư cô đánh nhau, chửi bậy giữa Hà Nội". Những tin như thế có quan trọng lắm không khi mà còn bao chuyện cần góp ý để nhà nước cải thiện cuộc sống cho người dân tốt hơn, hoặc lên tiếng can thiệp cho những vụ oan ức của người dân? Tại sao báo chí cứ chỉa mũi vào chuyện nội bộ của Phật giáo mếu không có chủ trương hay ý đồ?

Không thiếu những tội phạm núp bóng tôn giáo để tránh sự trừng trị của pháp luật, kẻ như thế không thể gọi là tu sĩ. Và khi hành xử vi phạm luật pháp, họ không nhân danh tôn giáo, tín ngưỡng của họ mà với tư cách cá nhân. Vì thế, thiết nghĩ, báo chí khi phản ánh một sự kiện bê tha, tai tiếng trong lãnh vực tôn giáo mà chưa nắm rõ 100% sự thật, không nên dùng hai chữ "tu sĩ" hay những từ có liên quan đến tôn giáo mà giựt cái tít đao to búa lớn để làm hại nền tín ngưỡng của quần chúng, đó là lương tâm nghề nghiệp!

Đối với cơ quan TTTT của Phật giáo, trước những sự kiện tai tiếng liên tục trong tu sĩ PG, không thể nhắm mắt làm ngơ để báo chí tùy tiện quy tội hay phản ánh bừa bãi, không những bôi xấu bộ mặt tín ngưỡng quần chúng mà còn tự bôi tro trét trấu vào xã hội mà báo chí đang có mặt và tồn tại. Chả lẽ báo chí tồn tại nhờ những sự kiện phạm pháp được thổi phồng như thế? TTTT PG nên có một định hướng, không những trong nội bộ mà cần có phương án giải quyết khi báo chí đưa tin. Và kịp thời phối hợp với Ban Tăng sự, các ban ngành liên đới trực tiếp tìm hiểu, giải quyết vấn đề trong phạm vi cho phép để đi đến kết luận chuyển qua cho luật pháp xử lý.

Là con người chưa phải Thánh, cho dù mang lớp áo chức sắc cao cấp, lúc nào đó cũng khó tránh khỏi phạm giới, tuy không phạm pháp. Thế thì những tuổi trẻ chưa thấm nhuần luật đạo, còn tiêm nhiễm thói đời, không thể không vi phạm luật pháp cho dù nhẹ hay nặng; nói như thế không có nghĩa dung túng mà có nghĩa trọng trách giáo dục thuộc về thầy Bổn sư, về ban giáo dục Tăng sự và sự quản lý lỏng lẻo của Phật giáo hiện nay. Một tôn giáo bạn có giáo quyền, giáo chế thế mà vẫn xẩy ra những trường hợp phạm trọng tội, không tôn giáo nào tránh khỏi, phải chăng, đó có phải là việc đáng và cần cho báo chí rao báng? Và có phải là việc nằm ngoài trách nhiệm của một tôn giáo?

Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng Ni, Ban TTTT của PG cần ngồi lại để tìm một giải pháp, hầu giải quyết những sự kiện không tốt đẹp sẽ xẩy ra sau nầy và yêu cầu báo chí thông báo cho Giáo hội những vấn đề nhạy cảm để thống nhất thông tin, trước khi kết luận chính xác mà đưa ra công khai để quần chúng không bị hiểu sai vấn đề.

Những sự kiện liên tục xẩy ra nhiều tai tiếng, chưa hẳn làm xấu bộ mặt Phật giáo, nhưng sẽ làm mất niềm tin của tín đồ và quy trách nhiệm cho tổ chức giáo hội. Chúng ta thông cảm một số báo chí quên mất lương tâm chức nghiệp và không thể trách họ mà tự trách chúng ta về giáo dục, về trách nhiệm của thầy trò trong quá trình đào tạo đệ tử, trong chức năng quản lý tu sĩ... Các chức sắc trong giáo hội cần quan tâm hơn nữa.

MINH MẪN

28/11/2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2012(Xem: 11075)
Nói về pháp khí, nhạc khí của Phật giáo là nói đến chuông, trống và mõ. Trong ba pháp cụ đó. Tiếng chuông chùa đã gợi nguồn cảm hứng không ít cho những văn, thi sĩ. Hiện nay rất ít tài liệu nói về nguồn gốc của chuông, trống và mõ. Sự kiện trên khiến các học giả nghiên cứu về chuông, trống, mõ gặp trở ngại không nhỏ.
28/04/2012(Xem: 6323)
Lịch sử Phật giáo nói rằng: Vừa sinh ra, Thái tử Tất Đạt Đa đã đi bảy bước, dưới mỗi bước chân nở một đóa sen nâng gót. Đến bước cuối cùng một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, Ngài dõng dạc cất cao tiếng sư tử hống rồi nói bài kệ:
28/04/2012(Xem: 8529)
Tôi chỉ muốn nói với cháu rằng, các cháu thật sự là thế hệ mới của thế kỷ 21 này. 11tuổi? Nên tôi nghĩ cháu sinh ra vào lúc bắt đầu của thế kỷ này. Thế hệ của tôi thuộc vào thế kỷ trước. Thế kỷ ấy đã qua rồi. Nên chúng ta đã nói lời chào giả biệt, bye bye. Thế nào đi nữa, tôi nghĩ thế hệ của tôi thuộc thế kỷ đã qua, đã cống hiến nhiều cho thế giới, nhưng cũng gây ra nhiều rắc rối cho nhân loại. Tôi muốn nói với quý vị một điều. Thế kỷ trước đã có nhiều thành tựu kỳ diệu, nhưng cũng là thế kỷ của những cuộc tắm máu. Do vậy, thế kỷ 21, một cách căn bản, logic, đừng có những cuộc tắm máu nữa.
27/04/2012(Xem: 8241)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề "Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008), tác giả Fabrice Midal đã dành một chương để trình bày về vấn đềĐạo Đức và các Giới Luật trong Phật Giáo. "Tam giới" hay "ngũ giới"là những gì khá sơ đẳng và "quen thuộc" ít nhất là đối với những ngườitu tập đang bước trên Con Đường, thế nhưng dưới ngòi bút của Fabrice Midalchúng ta cũng sẽ khám phá ra một vài góc nhìn thật mới lạ.
26/04/2012(Xem: 12026)
"Chuyện Tình Của Liên Hoa Hòa Thượng" được phóng tác từ một câu chuyện lịch sử trong quyển "Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong"... Thích Như Điển
25/04/2012(Xem: 9278)
Hình ảnh Bồ Tát sơ sinh đứng trên quả địa cầu thật có nhiều ý nghĩa: Bồ Tát vào đời với nguyện lực khai sáng cho đời và hoàn thiện Ba La Mật...
22/04/2012(Xem: 8418)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự do và thuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
22/04/2012(Xem: 9629)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
19/04/2012(Xem: 7866)
Xuyên qua không gian và thời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
18/04/2012(Xem: 11348)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]