Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Đần Độn Quá Trời!

27/11/201320:38(Xem: 25541)
20. Đần Độn Quá Trời!
mot_cuoc_doi_tap_5

Đần Độn Quá Trời!



Tỳ-khưu Mahāpaṅthaka sau khi đắc quả A-la-hán, ngài được chư vị trưởng lão giao công việc hằng ngày là phân bố chư tăng đi bát nơi này nơi kia theo sự thỉnh mời của các gia chủ.

Hôm kia, thần y Jīvaka Komārabhacca cùng cô em gái là Sirimā, đã hoàn lương, mang theo nhiều tràng hoa, vật thơm và vật thoa đến tịnh xá Trúc Lâm cúng dường đức Phật và nghe pháp. Sau đó, họ xin thỉnh đức Phật và chư tăng để được đặt bát tại tư gia vào ngày mai.

Ra khỏi hương phòng của đức Phật, thần y Jīvaka đến tìm gặp các vị tri sự để xin hỏi số lượng chư tỳ-khưu để chuẩn bị vật thực cúng dường cho đầy đủ.

Tỳ-khưu Mahāpaṅthaka biết số chư tăng chính xác là năm trăm vị, nhưng ông ngẫm nghĩ một hồi rồi đáp:

- Ngoại trừ đức Tôn Sư không kể, chư tăng hiện có là bốn trăm chín mươi chín vị, thưa thần y!

Khi thần y Jīvaka đi rồi, tỳ-khưu Mahāpaṅthaka quay sang em, là tỳ-khưu Cūḷapanthaka, lạnh lùng nói rằng:

- Trong số bốn trăm chín mươi chín vị ấy, không có em! Em không xứng đáng thọ lãnh sự cúng dường của chư thí chủ.

Tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka cúi gầm mặt xuống.

Tỳ-khưu Mahāpaṅthaka tiếp tục cất giọng điềm đạm nhưng nghiêm khắc:

- Không có lý gì mà bốn tháng qua, em không thể học thuộc một bài kệ chỉ có bốn câu! Như thế là trong óc em không thể chứa giữ bất kỳ một ý niệm nào về giáo pháp! Em nên trả lại y bát mà hoàn tục đi thôi! Thọ dụng tứ sự của thí chủ cúng dâng, coi chừng nó là lửa đấy, nó thiêu cháy em! Hãy về sống đời cư sĩ, chăm lo nghề nghiệp, giữ giới và làm các thiện sự chắc hữu ích hơn!

Nói thế xong, tỳ-khưu anh là Mahāpaṅthaka bỏ đi lo công việc, còn tỳ-khưu em là Cūḷapaṅthaka thì đứng chôn chân một chỗ, thở dài, buồn bã. Lát sau, ông tự nghĩ: “Ông anh mình nói đúng! Bốn tháng, bốn câu kệ không thuộc thì uổng phí cơm áo của thí chủ! Là cục sắt nóng ở địa ngục đó! Phải! Phải!”

Nghĩ thế xong, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka bước tới, bước lui, nhìn y, nhìn bát rồi cất giọng lầm thầm chỉ một mình mình nghe: “Nhưng sao ta lại không đành lòng xả y bát nhỉ? Ôi! Ta yêu quý xiết bao đời sống giải thoát như cánh chim trời của một vị tỳ-khưu! Ôi! Ta quý kính xiết bao hình ảnh của vị sa-môn đầu trần, chân đất, ôm bát thong dong tự tại đi xin ăn từ cửa mọi nhà?” Rồi ông lại nghĩ tiếp: “Nhưng bây giờ thì ta phải đoạn tuyệt đời sống ấy thôi! Ông anh của ta đã đuổi ta thật sự rồi! Năm trăm vị tỳ-khưu mà nói bốn trăm chín mươi chín vị, vậy là trong đó không có ta, không có tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka này nữa rồi!”

Về liêu thất, đêm ấy, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka chưa chịu bỏ cuộc, lấy bảng gỗ có chép bài kệ ra, đọc đi đọc lại, ông quyết học nữa xem sao:

“- Sen hồng thơm ngát dường bao

Nắng mai bừng nở phún trào sắc hương

Thế Tôn quang sắc diệu thường

Bình minh tỏ rạng vầng dương huy hoàng!”(1)

Tuy nhiên, dù cố gắng thế nào, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka cũng không thuộc được. Gần sáng, ngủ thiếp đi, trong mơ mơ màng màng, ông nghe được tiếng ai nói bên tai: “Ông còn có duyên đó. Đừng hoàn tục vội. Sớm mai, đi ra cửa Đông sẽ gặp chuyện lạ đấy!”

Biết chắc là có vị thiên nào nhắc nhở nên sáng ngày, tỳ-khưu đi ra cửa phía Đông thì chợt gặp đức Phật, ngài nhìn ông, mỉm cười hỏi:

- Con định hoàn tục, có phải như thế không, này Cūḷapaṅthaka?

Ông cúi đầu, thưa:

- Đúng vậy, bạch đức Thế Tôn!

- Tại sao?

- Vì bốn tháng con không học thuộc một bài kệ bốn câu nên anh trai của con, tỳ-khưu Mahāpaṅthaka, đuổi con về nhà, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật nói:

- Ông xuất gia là xuất gia trong giáo pháp của Như Lai, có phải thế không, Cūḷapaṅthaka?

- Dạ thưa vâng!

- Vậy thì hãy đi theo Như Lai!

Dẫn Cūḷapaṅthaka về đến hương phòng, đức Phật chỉ chỗ cho vị tỳ-khưu ngồi quay mặt về hướng đông, ngài xòe bàn tay có đường căm bánh xe xoa lên đầu ông rồi kể nói rằng:

- Cầm cái khăn này, hai bàn tay vò lui vò tới, rồi sẽ niệm lui niệm tới, niệm mãi niệm hoài một câu duy nhất: “Tẩy sạch dơ uế! Tẩy sạch dơ uế!” Chỉ có vậy thôi, ông làm có được không?

- Thưa được, bạch đức Tôn Sư!

Thế rồi, trong lúc đức Phật và bốn trăm chín mươi chín vị tỳ-khưu bộ hành về hướng Nam kinh thành Rājagaha để đến trang viện tại vườn xoài, vườn thuốc của thần y Jīvaka gần chân núi Linh Thứu thì tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka hai tay vò chiếc khăn và chăm chăm chú chú câu niệm “Tẩy sạch dơ uế!” là công án mà đức Phật đã cho mình. Ông nhất tâm niệm. Không biết thời gian trải qua bao lâu, ông cảm nghe tâm hồn thư thái, phỉ và lạc phát sanh rùng rùng cả người. Có lẽ là ông đã vào được cận hành định. Mở mắt ra, trời đã xế trưa, chiếc khăn trắng tinh tinh, bây giờ đã nhàu nát, dơ uế! Với tâm trí sáng trong, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka, tự nghĩ: “Ôi! Cái khăn trắng tinh khiết mới đó mà bây giờ, khi đụng vào cái thân bất tịnh của ta, nó đã dơ uế rồi! Đức Phật dạy mình niệm “ tẩy sạch dơ uế” là tẩy sạch như thế nào đây?” Lát sau, ông “à” lên một tiếng khoan khoái là vì thấy rõ: “Cái khăn đã chuyển từ trạng thái này sang trạng thái kia, từ sạch đến dơ là vì bản chất nó thay đổi, nó biến hoại đổi khác theo với định luật vô thường của nó! Và cũng vì vô thường nên cái khăn không có thực tính, không có thực ngã, nó là vô ngã! Ồ, vô thường, vô ngã là thế này đây!”

Ngay lúc tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka đang nhìn ngắm cái khăn với chánh kiến như vậy thì đức Phật biết rõ, thấy rõ, ngài tự nghĩ: “Ông tỳ-khưu kia đã bắt đầu vào tuệ quán minh sát rồi đấy, phải trợ duyên cho ông ta!” Nghĩ thế xong, đức Phật sử dụng biến hóa thần thông, phân một thân cùng đi với đại chúng, một thân trở lại hương phòng, xuất hiện ngày trước mặt tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka trong nháy mắt.

Đức Phật bảo:

- Đúng là cái khăn đã bị cấu uế rồi đấy! Đúng là cái khăn kia nằm trong định luật vô thường, vô ngã đó! Nhưng hãy quay vào minh sát bên trong, này Cūḷapaṅthaka! Cấu uế và bất tịnh ở nơi cái khăn kia nào đã thấm gì, nó chỉ là cái ngoài da! Chính cái cấu uế và bất tịnh do bụi tham, bụi sân, bụi si lâu đời đọng lại ở trong tâm ông mới là cấu uế và bất tịnh thật sự. Rồi đức Phật đọc lên một bài kệ:

“- Chính tham (sân, si) mới thật uế dơ

Mới là bụi bặm mịt mờ dấy lên

Tỳ-khưu lìa bụi mới nên

Giáo pháp vô uế vững bền trú tâm!”(1)

Bài kệ vừa chấm dứt, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka chứng ngay A-la-hán quả, với vô ngại giải, tuệ phân tích cùng với cả năm thắng trí.

Sau khi đặt để cho vị tỳ-khưu đần độn kia một địa vị bất tử ở nơi giáo pháp Bất Tử, tức khắc đức Phật hoàn thân lại như cũ rồi bước vào trang viện của thần y Jīvaka cùng với đại chúng tỳ-khưu mà chẳng ai hay biết gì cả! Chỉ riêng tôn giả Moggalāna nói nhỏ bên tai tôn giả Sāriputta: “Đức Tôn Sư vừa thần thông diệu dụng một cuộc du hí bất tử!” Tôn giả Sāriputta mỉm cười đáp rằng: “Chút nữa, chư phàm tăng lại được một phen mở mắt. Tối thiểu là sẽ có một số người, trời bước vào dòng thánh!”

Sau khi đâu đấy đã yên vị trên những chỗ ngồi đã soạn sẵn, gia nhân cũng đã sắp đặt xong, thần y Jīvaka mang vật thực đến cúng dường đức Phật thì ngài chợt đưa tay ngăn bình bát lại, nói rằng:

- Hình như ông gia chủ chưa mời thỉnh đầy đủ chư tỳ-khưu ở tịnh xá Trúc Lâm thì phải?

Thần y Jīvaka đưa mắt nhìn vị tỳ-khưu tri sự:

- Đã đầy đủ chưa, bạch ngài?

Tỳ-khưu Mahāpaṅthaka đưa mắt một vòng, nhìn lướt tất cả các hàng, nhẫm tính rồi đáp:

- Mười hàng, mỗi hàng năm chục, trống một chỗ. Vậy thì ngoại trừ đức Đạo Sư, ở đây có mặt đầy đủ bốn trăm chín mươi chín vị tỳ-khưu!

Thần y Jīvaka nói:

- Vậy là đầy đủ! Ngoại trừ những vị ốm đau, các sa-di và người tạp dịch; ở đây hiện diện đúng như số lượng đã được thỉnh mời, bạch đức Tôn Sư!

Đức Phật mỉm cười:

- Thế mà Như Lai lại thấy còn sót một vị ở tịnh xá Trúc Lâm đấy!

Thần y Jīvaka chợt gọi một thanh niên, vốn là người đặc biệt có khả năng của phi nhân:

- Ông hãy chạy thật nhanh đến Trúc Lâm, hỏi thăm xem còn có vị tỳ-khưu nào không, rồi thỉnh mời đến đây tức khắc cho ta!

Người thanh niên vừa đáp “vâng ạ!” thì đã thoắt vụt nhanh ra ngõ, mất dạng.

Trong lúc ấy thì tại chỗ gần hương phòng của đức Phật, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka biết chuyện xảy ra tại vườn xoài, nẩy sanh một ý nghĩ vui, ông đã biến hóa thành một ngàn thân giống nhau, đầy khắp rừng trúc, thành nhiều nhóm khác nhau. Nhóm đang tọa thiền, nhóm đi kinh hành, nhóm đang may y, nhóm đang nhuộm y, nhóm đang quét dọn sân vườn, nhóm đang đọc tụng kinh kệ...

Đúng là trò “du hí” của tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka:

“- Một thân hóa hiện ngàn thân

Bụi dơ đã sạch, phép thần cũng xong

Bây chừ tự tại, thong dong

Ở ngoài sinh tử mặc dòng thời gian!”(1)

Thanh niên phi nhơn đến nơi, thấy tỳ-khưu đông quá, bèn nhanh chóng quay trở lại vườn xoài, thưa với Jīvaka rằng:

- Tỳ-khưu đầy cả vườn rừng, đông lắm, thưa chủ!

Chư trưởng lão có thắng trí thì mỉm cười, còn chư phàm tăng thì ngạc nhiên, lao xao bàn tán.

Đức Phật nở nụ tiếu sanh tâm, nói với thanh niên phi nhơn:

- Ông hãy nói với họ rằng, Như Lai cho gọi tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka!

“Thưa vâng!”, thanh niên vừa nói xong lại mất dạng một lượt nữa. Lát sau, y lại quay về:

- Bạch đức Thế Tôn! Đến nơi, khi con dùng hết sức hô to lên, ba lần rằng:“Đức Thế Tôn cho gọi tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka!” Thì ngay khi ấy, dường như là cả ngàn cái miệng đồng đáp như tiếng sấm giữa trời:“Tôi là tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka đây!” Và cũng vang vọng ba lần như thế. Con chịu, không biết thỉnh ai!

Đức Phật hỏi chuyện thanh niên:

- Tịnh thất của Như Lai, ông biết chứ!

- Thưa, biết! Có lần con đã đến đấy cùng với chủ của con!

- Ừ, thì lần này ông đến chỗ ấy, bên hiên thất của Như Lai, đứng đấy, ông hô gọi ba lần như trước rồi quan sát nhóm tỳ-khưu tại đó. Hễ thấy vị nào đáp lời, mở miệng trước thì ông đến nắm chặt tay vị ấy. Ông ta mới chính thật là tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka. Nhớ làm như thế nhé?

Y lời dạy của đức Phật, người thanh niên thực hiện đúng như vậy thì phép lạ xảy ra, tức khắc chín trăm chín mươi chín vị khác biến mất!

Thế là thanh niên phi nhơn không chịu buông, cứ nắm chặt tay tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka vì sợ ông ta “biến hóa lung tung” một lần nữa! Cứ thế, họ cùng lên đường.

Đến nơi, ai ai cũng chăm chăm chú chú nhìn tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka qua việc lạ lùng vừa rồi.

Riêng ông anh tỳ-khưu Mahāpaṅthaka thốt lên nho nhỏ ở trong tâm: “Ôi! Đúng là oai lực vô thượng của đức Chánh Đẳng Giác, đã biến một ông tỳ-khưu đần độn trở thành một vị thánh toàn mãn tuệ trí và thắng trí chỉ trong mấy khoảnh khắc!”

Rồi khi đầy đủ tất cả tỳ-khưu đức Phật mới chịu thọ nhận vật thực cúng dường.

Hôm ấy, sau khi tất thảy đã ngọ trai xong, thần y Jīvaka thỉnh đức Phật thuyết pháp, ngài nói:

- Hãy đến nơi tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka, ôm y và bát của ông ta! Hôm nay, phần việc thuyết pháp, kệ chúc phúc cho gia chủ là bổn phận của vị ấy!

Vâng lời đức Phật, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka đăng đàn thuyết giảng giáo pháp. Với tuệ giác, tuệ minh, ngôn ngữ vô ngại, biện giải vô ngại kèm thêm cả thắng trí. Bao nhiêu thông tuệ về giáo pháp đâu từ thời đức Phật quá khứ và cả hiện nay chợt đổ dồn về trong tâm trí. Chiếu soi chỗ nào là thấy biết chỗ ấy. Muốn giảng nói như thế nào là ngôn ngữ tự động trôi chảy như thế ấy. Không một chút gắng sức. Không một nỗ lực tìm kiếm... Hầu như pháp và luật của đức Phật hiện giờ đang có sẵn ở trong ông. Trong tâm trí và cả trong ngôn ngữ. Thời pháp nói về sự dơ uế, cấu uế mà ông ta vừa chứng nghiệm. Ông lại còn phân tích chi ly ở đâu là sáu dơ uế, cấu uế của mắt tai mũi lưỡi thân và ý! Đâu là sáu dơ uế, cấu uế của sắc thanh hương vị xúc và pháp! Đâu là sự dơ uế, cấu uế của nơi cái biết của con mắt, cái biết của lỗ tai, cái biết của cái mũi, cái biết của lưỡi, cái biết của thân và ý! Rồi còn quá khứ, hiện tại, vị lại? Rồi còn cõi dục giới, sắc giới và vô sắc giới? Vậy là chúng sanh có tất thảy một trăm lẻ tám cái dơ uế, cấu uế. Tuy nhiên, nhiều thì nhiều và rộng lớn, cao to như núi Sineru, nhưng nhỏ lại, kết lại thì có thể chứa trong một hạt bụi. Hạt bụi gì? Thưa, bụi tham, bụi sân, bụi si! Gọi là bụi như có thể tích, diện tích, dung tích nhưng thật ra nó chỉ là sát-na diệt, sát-na sanh; hạt bụi kia còn nhỏ hơn một vi thể vật chất trụ trên đầu cây kim! Nó đấy. Nó có đấy rồi mất đấy! Nó vô thường và vô ngã nhưng hằng đem đến vô lượng thống khổ, phiền não cho tất thảy chúng sanh!

Quả đúng là thời pháp vi diệu, vị tằng hữu. Không phải là tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka thuyết. Có lẽ là của pháp thuyết. Có lẽ là giác ngộ nói. Có lẽ là tiếng rống của một tiểu sư vương nào đó tự ngàn cao sương khói vẳng xuống...

Không chỉ có thần y Jīvaka, cô Sirimā cùng toàn thể gia nhân im sững, bàng hoàng mà cả thảy đại chúng tỳ-khưu đều lặng ngắt như nín thở!

Chợt giọng đức Phật phá tan bầu không khí ấy:

- Rồi thế nào nữa, này Cūḷapaṅthaka? Khi đã thấy rõ vô thường, vô ngã và khổ não của bụi tham, bụi sân, bụi si rồi thì làm sao nữa? Làm sao để đặt bàn chân lên mảnh đất bất tử và giải thoát, Niết-bàn?

- Thưa! Không biết mọi người ra sao, hành trì như thế nào, nhưng chính sau khi nghe bài kệ ngôn của đức Thế Tôn thì đệ tử liền làm xong những việc cần phải làm trên cuộc đời này!

- Thế thì hãy đọc bài kệ ấy lên cho người có tai, có trí, cho người hữu duyên!

- Thưa vâng!

Rồi, tỳ-khưu Cūḷapaṅthaka ngâm to lên bài kệ thơ ở trên mà ông ta đã chứng ngộ:

“- Chính tham (sân, si) mới thật uế dơ

Mới là bụi bặm mịt mờ dấy lên

Tỳ-khưu lìa bụi mới nên

Giáo pháp vô uế vững bền trú tâm!”

Câu kệ vừa chấm dứt, có một số tỳ-khưu uống được giọt nước đầu tiên trên dòng giải thoát.

Đức Phật chợt đứng lên, nói rằng:

- Thôi vậy là đủ rồi! Thì giờ đã phải lẽ!

Rồi ngài dẫn đại chúng trở về tịnh xá Trúc Lâm.



(1)Từ bài kệ Pāḷi: “Padmaṃ yathā kokanudaṃ sugandhaṃ, pāto siyā phullamavītagandhaṃ, aṅgīrasaṃ passa virocamānaṃ, tapantamādiccamivantalikkheti”.

(1)Từ bài kệ Pāḷi: “ Rāgo (doso, moho) na ca pana reṇu vuccati. Rāgassetaṃ adhivacanaṃ rajoti. Etaṃ rajaṃ vippajahitvā bhikkhavo. Viharanti te vigatarajassa sāsane!”

(1)Từ bài kệ Pāḷi: “ Sahassakkhattumattānaṃ, niminitvāna paṅthako, nisīdi ambavane ramme, yāva kālappvedanāti!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2013(Xem: 6557)
Hôm nay, Tết Nguyên Đán năm Kỷ Tỵ, tấtcả quí Phật tử gần xa đều về chùa lễ Phật và chúc mừng năm mới. Nhân đây chúng tôi cũng nói chuyện và chúc Tết quí vị luôn. Năm Tỵ là năm con rắn, tôi cũng tùy tục mà nói chuyện đạo lý về con rắn.
04/02/2013(Xem: 10131)
Trước khi nhập điệt, 2500 năm trước, Đức Phật đã giảng pháp lần cuối. Bài pháp thoại này đã đưọc ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ Kinh -Maha Parinibbana Sutta -Great Passing Discourse) và đã được lưu giữ trong Tam Tạng Kinh điển Pali, những thánh điển của Phật giáo. Trong suốt 45 năm hoằng pháp, Đức Phật đã chỉ dẫn cho chúng sanh bao giáo lý để đến được con đường giải thoát. Ở giai đoạn cuối đời, Đức Phật muốn nhấn mạnh với các đệ tử của Ngài là cần đem những lời giáo huấn đó áp dụng vào cuộc sống.
02/02/2013(Xem: 7553)
You may be surprised to hear that Most Venerable Thich Quang Do has made it known to President Obama and his Administration that Vietnam needs more than ever the service of VOA/ Vietnamese service. He is the supreme Buddhist Leader in Vietnam under House Arrest.
01/02/2013(Xem: 8273)
Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”. Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại. Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi. Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.
27/01/2013(Xem: 12225)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần Tài – Thổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
21/01/2013(Xem: 8349)
Theo nguyên tắc chung, tôi nghĩ rằng tôn giáo của cha mẹ mình là tôn giáo thích nghi nhất cho mỗi người. Vả lại thật cũng không tốt nếu chạy theo một tín ngưỡng nào đó rồi sau này lại từ bỏ. Ngày nay, nhiều người rất quan tâm đến đời sống tinh thần mà đặc biệt nhất là Phật giáo, nhưng thường thì họ không suy xét cẩn thận để ý thức mình đang dấn thân vào một lãnh vực tinh thần có những đặc tính như thế nào.
18/01/2013(Xem: 8373)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả. Thực ra người nghèo có nỗi khổ của người nghèo, mà người giàu cũng có nỗi khổ của người giàu. Người nghèo vì không chấp nhận cái nghèo, oán ghét cái nghèo, muốn được giàu nên họ khổ. Người giàu sợ bấy nhiêu tài sản chưa đủ làm người khác nể phục, sợ bị phá sản, sợ người khác lợi dụng hay hãm hại mình nên khổ. So ra, cái khổ của người giàu còn
18/01/2013(Xem: 8612)
Trong bài viết này, tác giả đã phân tích quan niệm về tính Không – một nội dung quan trọng của kinh Kim Cương. Tính Không (Sùnyatà) là một khái niệm khá trừu tượng: vừa thừa nhận có sự hiện hữu, sự “phồng lên” (ở hình thức bên ngoài) của một thực thể, vừa chỉ ra tính trống rỗng (ở bên trong) của thực thể. Vì vậy, tính Không không phải là khái niệm chỉ tình trạng rỗng, không có gì, mà có nghĩa mọi hiện hữu đều không có “tự ngã”, không có một thực thể cố định.
13/01/2013(Xem: 12309)
Sáu mươi và vẫn còn khỏe mạnh, tôi chỉ mới chập chững bước vào tuổi già. Nên giờ đúng là thời điểm tôi cần tham khảo về vấn đề này để phát triển sự can đảm, vì tuổi già là điều khó chấp nhận. Tuổi già thật đáng sợ. Tôi chưa bao giờ chuẩn bị cho tuổi già. Tôi vẫn hy vọng mình còn có thể sống qua nhiều lần sinh nhật nữa, nhưng lại không chuẩn bị cho sự hao mòn trong quá trình đó. Vừa qua tuổi sáu mươi không lâu, các khớp xương của tôi đã cứng, tóc tai biến mất ở chỗ này lại mọc ra chỗ khác, tên tuổi của người khác tôi không còn nhớ rõ, thì tôi phải chấp nhận những gì đang xảy ra cho tôi.
11/01/2013(Xem: 8530)
BA VÒNG QUAY CỦA BÁNH XE ĐẠO PHÁP cùng sự hình thành của kinh điển và các học phái Phật Giáo
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]