Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04. Đất Rút

27/11/201318:13(Xem: 25148)
04. Đất Rút
mot_cuoc_doi_tap_5

Đất Rút

Khi đức Phật với thị giả Nigāta đến thành phố Devadaha, vương quốc Koliya thì rất đông tỳ-khưu tăng ni chờ đón ngài, trong đó có chư vị trưởng lão như Kimbila, Nandiyā..., chư vị tỳ-khưu-ni như Khemā, Uppalavaṇṇā... rải rác từ Mallā, Vesāli hay Veḷuvana sang.

Cũng như Kapilavatthu, thành phố Devadaha không có gì thay đổi, vẫn tương tự như Kapilavatthu hiện nay, nhưng hình như các cửa hàng, xe ngựa và người mua kẻ bán ít nhộn nhịp hơn và dân chúng dường như nghèo đi. Có cái gì đó như “xuống cấp” trên các con đường, trên các dãy phố và cả trong mọi sinh hoạt nhất là kinh tế, thương mại và các ngành nghề thủ công khác. Nghe nói rằng, mấy năm sau này, vì buồn phiền chuyện gia đình nên đức vua Sappabuddha tuổi càng lớn càng sinh ra uống rượu. Công việc triều chính, đức vua giao hết cho các quan đại thần, đa phần họ là thành phần thủ cựu, không muốn thay đổi, cải cách nên đất nước ngày càng trì trệ và đói nghèo! Ở đây, một thời thịnh vượng đã xa rồi. Các vị quan trẻ và tướng giỏi như Anudāma và Viruḷhāka thuở cùng tranh tài với thái tử Siddhattha cũng đã bỏ sang nước khác. Thịnh rồi suy, suy rồi thịnh, âu đó cũng là định luật hằng cửu.

Sau mùa mưa nên tiết trời khá khô ráo, mát mẻ, hội chúng một số đến ni viện có sẵn, một số tìm đến các hang động, cội cây trong những khu rừng ngoại ô lân cận.

Riêng đức Phật và chư vị trưởng lão thì được sa-di Sīvali mời thỉnh về ngự tại khu vườn cây ăn trái của hoàng thân Mahāli và công nương Suppasāvā, là cha và mẹ của chú. Ở đây có một số cốc liêu tương đối đầy đủ mọi tiện nghi sinh hoạt.

Ngày đầu tiên, đức Phật và chư vị trưởng lão đi trì bình khất thực qua các con đường trong thành phố không có gì xảy ra. Nhưng hôm sau thì phát sanh một sự cố.

Chuyện là, gia đình cha mẹ sa-di Sīvali khởi tâm cúng dường lớn đến đức Phật và hội chúng tăng ni. Con đường đi đến biệt phủ của hoàng thân Mahāli và công nương Suppasāvā phải đi qua cổng cung điện; khi đức Phật và hội chúng ôm bát đi ngang đây thì bị đức vua Sappabuddha cho người chận đường. Ông còn đặt một trường kỷ cùng mâm bát, nghênh ngang một mình ngồi “vách mảy” uống rượu.

Khi nghe các quan nội thị báo là đức Phật sắp đến thì đức vua mỉm cười, cất giọng có vẻ lịch sự:

- Nói với ông Cồ Đàm, là trẫm xin lỗi vì trẫm đang bận uống rượu, không tránh đường được!

Tôn giả Ānanda thấy chuyện chướng mắt, đến bên đức vua, ôn tồn nói:

- Không nên như thế, đại vương! Hãy tránh đường để đức Phật và hội chúng đi trì bình khất thực. Hãy lịch sự và tế nhị một chút, đại vương!

- Lịch sự à? Tế nhị à? Này! Ta bảo cho mà biết! Ta là cha rể của nó. Ta lớn hơn nó! Theo lễ nghi của “lịch sự và tế nhị” ấy, thì nó phải tránh ta hay ta phải tránh nó? Hả? Ông nói đi?

- Nhưng đây là đức Phật, tâu đại vương! Tôn giả lại nhỏ giọng - Chận đường đức Chánh Đẳng Giác, tội lớn lắm đấy!

Sa-di Rāhula nói lớn:

- Tội địa ngục đấy, thật đấy, không phải nói dọa đâu, thưa ông ngoại!

Đức vua cười ngạo mạn:

- Một ngàn cái địa ngục ấy, ta cũng không sợ.

Đứng từ xa nhưng đức Phật biết rõ mọi chuyện, ngài lắc đầu rồi nói với chư vị trưởng lão:

- Thôi, đành vậy, ta sẽ đi lối khác.

Khi thấy đức Phật bỏ đi, đức vua Sappabuddha bảo với quan nội thị:

- Hãy cho người theo dõi xem thử ông Cồ Đàm có nói gì không rồi về báo lại cho ta hay.

Quả vậy, khi quay đi, đức Phật dừng chân lại một chút rồi nói:

- Biết sao được! Cái quả địa ngục thật đấy! Như Lai cũng không cứu được!

Rồi đức Phật nói với Devadatta:

- Ông hãy về báo cho đức vua hay! Hãy lo giữ gìn sinh mạng của mình. Đúng ngày thứ bảy, kể từ hôm nay, nghĩa là kể từ sát-na khởi tâm niệm ngăn chặn Như Lai, đức vua sẽ bị quả đất rút ngay tại chân cầu thang trong tòa lầu bảy tầng ở cung điện. Và nếu tâm niệm kia được thay đổi, có sám hối, có ăn năn thì tội báo sẽ nhẹ đi!

Nhưng vô ích. Một người báo lại. Hai người báo lại. Viên quan nội thì kể lại tận tường hơn, nhưng đức vua cười ha hả:

- Ta chết như thế sao? Bảy ngày sao? Bị quả đất rút sao? Chuyện tào lao không!

Lúc này các vị lão thần hay chuyện cũng đến gần bên khuyên can đức vua, sau đó, có một vị tâu:

- Xin đại vương hãy cẩn trọng! Từ nhỏ đến lớn, cho đến sau này, khi thành Phật rồi, ông sa-môn Cồ Đàm không bao giờ nói dối. Ông ta đã nói cái gì thì sự việc xảy ra đúng y như thế.

Đức vua vẫn “chấp mê bất ngộ”, cười gằn:

- Đúng thế! Sa-môn Cồ Đàm chưa hề nói dối! Nhưng cái chuyện tiên tri bảy ngày ta chết tại chân cầu thang, ta sẽ làm cho ông ta trở thành kẻ nói dối ngay tức khắc!

Nói thế xong, trở lại cung điện, đức vua sai nội thị mang thức ăn vật uống, cả rượu, cả đầu bếp, cả những tiện nghi nhu dụng lên tầng lầu thứ bảy. Ông dự định sẽ đóng đô tại đây suốt bảy ngày. Ông còn cẩn thận bố trí hai lực sĩ canh gác tại mỗi cửa tầng lầu với lời dặn dò nghiêm khắc:

- Nếu thấy trẫm bước xuống các tầng lầu thì các ngươi tìm cách ngăn cản lại. Không ngăn cản, các ngươi sẽ bị chém đầu. Làm vậy, các ngươi sẽ được trọng thưởng!

Đâu đó xong xuôi, ông cười nói oang oang:

- Bảy ngày ta nhất quyết ở đây, không bước xuống bên dưới thì làm sao ta lại chết ở chân cầu thang kia chớ! Phen này cái tội “ tiên tri láo” của ông sa-môn Cồ Đàm bị bẽ mặt thật sự rồi!

Chuyện đến tai đức Phật, ngài thuyết một thời pháp nói về các loại nghiệp. Đại ý như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Nghiệp (kamma) là hành động, là tạo tác, tức là những việc làm cố ý, có chủ ý dù lành tốt hay xấu ác. Hành động hay tạo tác là nghiệp nhân, và phản ứng của hành động hay tạo tác ấy gọi là nghiệp quả. Nói ngắn gọn là nhân quả nghiệp báo.

Chúng sanh ở trong ba cõi sáu đường đều bị chi phối bởi nghiệp do chính mình đã tạo tác. Nghiệp tạo ra muôn loài, sanh ra muôn loài, là chủ tể của muôn loài. Chúng sanh là thừa tự của nghiệp, năng sanh của nghiệp, huyết thống của nghiệp, cháu con của nghiệp! Từ ý nghĩa ấy, nghiệp sanh phạm thiên, chư thiên, ma vương, dạ-xoa, thọ thần, sơn thần, con người, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục cùng với nhân thân và cả những hoàn cảnh duyên sanh tương hệ. Biết vậy, bậc trí phải biết lìa xa những nghiệp xấu ác, thực hành những nghiệp lành tốt cho mình.

Này các thầy tỳ-khưu! Nghiệp lành tốt phát sanh bởi vô tham, vô sân, vô si; nghiệp xấu ác phát sanh bởi tham lam, sân hận, si mê. Nghiệp lành tốt có mười điều được gọi là thập thiện nghiệp; nghiệp xấu ác cũng có mười điều được gọi là thập ác nghiệp. Thập thiện nghiệp thì được sanh làm người hữu phúc, sang cả hay hóa sanh vào sáu cõi trời dục giới để thọ hưởng thiên lạc. Thập ác nghiệp thì đọa vào bốn con đường đau khổ đấy là a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, địa ngục. Còn nếu những ai đắc định hữu sắc hoặc vô sắc thì hóa sanh vào hai mươi cõi trời phạm thiên. Định luật của nghiệp là vậy, không có vị thượng đế, một vị hóa sanh chủ, sáng tạo chủ nào thay đổi được.

Thuyết thế xong, đức Phật kết luận:

- Trường hợp đức vua Sappabuddha thì Devadatta, Yasodharā, Rāhula và cả Mahā Moggallāna đã tìm cách cảm hóa nhưng thất bại. Rồi Như Lai đã cho người thông báo rồi, nhắc nhở rồi nhưng tâm hận thù, oán kết quá sâu nặng của đức vua sẽ tự làm hại chính mình thôi. Cái nghiệp ngăn trở, cản đường có vẻ ngạo nghễ, thách thức vừa rồi của đức vua lại càng nặng nề hơn, Như Lai không có cách chi để hỗ trợ, cứu giúp được nữa. Theo với thấy biết như thực của Như Lai, đúng ngày thứ bảy, đức vua sẽ bị quả đất rút tại chân cầu thang thứ bảy. Dầu đức vua ngự trên thượng lầu của tòa nhà bảy tầng, dầu đức vua đứng giữa hư không, trên đầu núi, dầu đức vua ngồi ngoài biển lớn, dầu đức vua trốn trong động thẳm hang sâu... thì đức vua cũng không trốn thoát khỏi nghiệp đã gieo, trốn thoát khỏi lưỡi hái của tử thần được!

Rồi đức Phật đọc lên câu kệ ngôn:

“- Trốn vào động thẳm hang sâu

Ẩn trong núi vắng, non đầu, trùng khơi

Có đâu một chỗ trên đời

Tử thần lại chẳng đến lôi kéo về!”(1)

Và quả đúng như sự thấy biết của đức Chánh Đẳng Giác. Đến ngày thứ bảy, bên dưới tòa lầu, con ngựa quý có tên là Hạnh Phúc của đức vua tự dưng nổi chứng bất kham, cứ hí vang lên rồi đá rầm rầm vào tường vách mà không ai khống chế được.

Không cần hỏi, đức vua cũng biết rằng, chỉ có ông, thấy bóng của ông, nghe tiếng nói của ông, con ngựa mới thôi quậy, mới đứng yên. Nghĩ là sắp hết ngày thứ bảy rồi, đức vua yên trí sai lực sĩ mở các cửa lầu để ông xuống trị chứng con ngựa. Đến cầu thang thứ bảy, chợt đức vua sẩy chân, trôi tuột cả thân hình xuống dưới. Ngay khi ấy như có hiện tượng động đất, khoảng dưới chân cầu thang, đất nứt ra, hiện ra một lỗ sâu thăm thẳm rồi nuốt đức vua vào trong lòng nó, vô tăm, vô tích.

Mười bốn tên lực sĩ nhìn ngắm quả báo kinh khiếp xảy ra cho đức vua Sappabuddha ngay trước mắt, họ chỉ việc há hốc, đứng trân, sợ hãi quá không thốt được nên lời.



(1)Pháp cú 128: “Na antalikkhe na samuddamajjhe - na pabbatānaṃ vivaraṃ pavissa. Navijjati so jagatippadeso - yatthaṭṭhitaṃ nappasahetha maccūti”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2021(Xem: 4696)
Lời tựa Những lời Phật dạy phần lớn mang tính phương tiện. Nếu ta chấp chặt từng chữ, từng lời sẽ khó hiểu được hết ý nghĩa thâm sâu bên trong. Chúng ta - những người học Phật ngày nay - rất cần nhận biết đâu là phương tiện, đâu là chân lý trong những lời Phật dạy để không rơi vào cực đoan và thiên kiến. Ngoài ra, người học Phật cũng cần chú tâm vào thực hành để tự mình thực chứng, để tự tìm ra cách đi phù hợp cho riêng mình.
26/05/2021(Xem: 5003)
Phật Đà sau khi thành Chánh Đẳng Chánh Giác nơi cội Bồ Đề, trong thời gian hai mươi mốt ngày, chỉ riêng mình thọ dụng diệu lạc giải thoát, tự riêng cảm niệm lý pháp tịch tịnh vi diệu thậm thâm khó thấy, không phải cảnh giới của tìm cầu, chỉ có bậc trí mới chứng ngộ được; chúng sanh thì bị nhiễm trước thâm sâu ngã kiến, ái lạc phiền não nặng nề, mặc dù họ được nghe Phật Pháp, e rằng cũng không thể rõ thấu, chỉ uổng công vô ích, chi bằng im lặng tịnh trụ tốt hơn. Sau đó Đại Phạm Thiên Vương ân cần cầu thỉnh Phật thuyết pháp, Thế Tôn mới đến Lộc Dã Uyển ngoài thành Ba La Nại Tư, vì năm ông thị giả lúc trước bỏ Phật mà vào trong đây tu khổ hạnh gồm có: A Nhã Kiều Trần Như, Át Bệ, Bạt Đề, Thập Lực Ca Diếp, Ma Nam Câu Lợi, giảng pháp môn Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Năm vị sau khi nghe pháp thấu hiểu ý nghĩa các lậu đều dứt, chứng thành bậc A La Hán, đây là Tam Bảo đầu tiên mới thiết lập trong thế gian: Đại Thánh Phật Đà là Phật Bảo, Pháp Luân Tứ Đế là Pháp Bảo, Năm A La Hán là Tăng Bảo.
24/05/2021(Xem: 4509)
Đại thừa lấy việc chăn trâu dụ cho việc điều tâm, luyện tâm. Cái tâm đó, nguyên lai thuần hậu, nhưng đã bị đánh lạc mất, để nó chạy rông, buông lung theo sở thích không biết gì đến những hiểm nguy rình rập, cho nên phải tìm lại, và chế ngự cho thuần tính. Cái tâm vọng động xấu xa lần hồi được gạn lọc khỏi các cấu nhiễm trần gian sẽ sáng dần lên và từ chỗ vô minh sẽ đạt tới cảnh giới vòng tròn viên giác. Đó là tượng trưng cho phép tu “tiệm”. Theo phép tu tiệm thì phải tốn rất nhiều công phu mới tiến đến được từng nấc thang giác ngộ. Nhờ công phu, cái vọng tâm lần hồi gạn lọc được trần cấu mà sáng lần lên, cũng như nhờ được chăn dắt mà con trâu hoang đàng lâu ngày trở nên thuần thục dần dần và lớp da đen dơ dáy trắng lần ra.
24/05/2021(Xem: 3738)
Cơn đại dịch quét qua địa cầu gây điêu đứng và làm xáo trộn cả đời sống của nhân loại. Nó tước đi những sinh mệnh, làm đảo lộn nếp sống của từng cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia và quốc tế. Nó không phân biệt, nể trọng hay nhường nhịn ai; không kỳ thị trí thức hay bình dân, giàu hay nghèo, già hay trẻ, nam hay nữ, khỏe mạnh hay yếu đuối. Nó ly cách từng cá nhân, chia lìa những gia đình, khoanh vùng từng xã hội; và như lưỡi hái khổng lồ của tử thần, nó phạt ngang, san bằng tất cả những gì nằm trên lối đi thần tốc của nó.
24/05/2021(Xem: 7549)
Ca khúc phổ nhạc “Đóa Hoa Dâng Đời... Của Ns Phật Giáo Hằng Vang từ bài thơ có tựa là “ Đóa Hoa Ngàn Đời... Của Huyền Lan đăng tuần báo Giác Ngộ đặc biệt Phật Đản số 110 ra ngày 09/05/1998. Sau đó vào năm 2003. Cư Sỹ Tống Hồ Cầm – Phó Tổng Biên Tập Báo Giác Ngộ - tức nhà thơ Tống Anh Nghị - Chủ Nhiệm CLB thơ ca Báo Giác Ngộ, hợp tuyển thơ báo Giác Ngộ nhiều tác giả có tên gọi “Sắc Hương Hoa Bút... Được tuyển chọn vào tập thơ nhiều tác giả nầy...
24/05/2021(Xem: 4742)
Ni sư Thích Nữ Giới Hương có lẽ là vị trụ trì viết nhiều nhất ở hải ngoại. Đó là theo chỗ tôi biết, trong cương vị một nhà báo nhiều thập niên có liên hệ tới nhà chùa và công việc xuất bản. Viết là một nỗ lực gian nan, vì phải đọc nhiều, suy nghĩ nhiều, phân tích nhiều, cân nhắc kỹ rồi mới đưa chữ lên mặt giấy được. Đặc biệt, Ni sư Giới Hương cũng là vị trụ trì viết bằng tiếng Anh nhiều nhất. Tôi vẫn thường thắc mắc, làm thế nào Ni sư có đủ thời giờ để gánh vác Phật sự được đa dạng như thế. Nghĩ như thế, vì tự thấy bản thân mình, nghiệm ra, không có đủ sức đọc và viết nhiều như Ni sư.
18/05/2021(Xem: 6170)
Phật sử ghi lại rằng, vào canh Ba đêm thành đạo, đức Phật đã tìm ra câu giải đáp làm sao thoát khỏi cảnh “Sinh, Già, Bệnh, Chết”, tức thoát khỏi vòng “luân hồi sinh tử”. Câu trả lời là phải đoạn diệt tất cả “lậu hoặc”. Lậu hoặc chính là những dính mắc phiền não, xấu xa, ác độc, tham, sân, si… khiến tâm con người bị ô nhiễm từ đời này sang đời khác, và đời này con người ta vẫn tiếp tục huân tập lậu hoặc, tạo thành nghiệp. “Lậu hoặc” hay “nghiệp” là nguyên tố nhận chìm con người trong luân hồi sanh tử, là nguyên nhân của khổ đau. Muốn chấm dứt khổ đau, chấm dứt luân hồi sanh tử thì phải đoạn diệt tất cả các lậu hoặc, không có con đường nào khác!
18/05/2021(Xem: 5322)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng.
16/05/2021(Xem: 12100)
Nhận xét rằng, Chúng ta đang đứng trước một khúc quanh gấp của lịch sử nhân loại. Đại dịch Covid-19 đã khép kín mỗi cá nhân trong một không gian chật hẹp, cách ly xã hội, cô lập cá nhân, cách ly cả những người thân yêu. Nó đã tạo ra những khủng hoảng tâm lý trầm trọng trong nhiều thành phần xã hội. Một số đông bị quẫn bức, không thể tự kềm chế, bỗng chốc trở thành con người bạo lực, gieo kinh hoàng cho xã hội. Một số khác, có lẽ là số ít, mà phần lớn trong đó là thanh thiếu niên, khởi đầu cũng chất đầy oán hận trong lòng, nhưng rồi trước ngưỡng sinh tử sự đại, tự mình phấn đấu tự kềm chế, cuối cùng đã khám phá chính mình, trong trình độ nào đó, với những giá trị nhân sinh chỉ có thể tìm thấy trong những cơn tư duy thầm lặng. Giá trị nhân sinh không thể tìm thấy bằng những cao trào kích động của tuổi trẻ. Thế hệ ấy sẽ làm thay đổi hướng đi của lịch sử Đông Tây qua hai nghìn năm kỷ nguyên văn minh Cơ-đốc, khi mà tín đồ có thể liên hệ trực tiếp với đấng Chí Tôn của mình qua mạng truyền
15/05/2021(Xem: 5347)
Phần này bàn về niên hiệu Long Thái và chúa Khánh ở Cao Bằng vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên các danh từ như vậy được dùng trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh (chữ quốc ngữ). Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "Chúa Thao cổ truyện" và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]