Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa. Hy vọng tránh được một cuộc tắm máu, ngài đã đi lưu vong và hơn 150,000 Tây Tạng đã đi theo ngài. Bất hạnh thay, hành động này đã không ngăn được sự tắm máu. Một số báo cáo nói rằng khoảng một triệu người Tây Tạng đã chết trong năm đó như một kết quả trực tiếp của việc Tàu Cộng xâm chiếm Tây Tạng. Thí dụ, những nguồn thông tin đã nói với tờ Washington Post rằng mục tiêu của Tàu Cộng là tiêu diệt Phật giáo, triệt hạ chính phủ Tây Tạng, và cố gắng tẩy não trẻ em Tây Tạng để đi theo chủ nghĩa Cộng Sản. Những báo cáo xác minh rằng Tàu Cộng đã dùng vũ lực bắt hàng trăm trẻ em từ gia đình của chúng và đưa đến ở chung với những trẻ em mồ côi người Hoa cho mục tiêu đó. Trong những thập niên tiếp theo sau khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đào thoát sang Ấn Độ, nhiều điều đã xảy ra, nhưng việc khôi phục độc lập cho Tây Tạng thì không thể.
Năm 1979, hai mươi năm sau khi đào thoát, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên và được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự về nhân văn, triết lý Phật giáo, và thần học. Cũng trong năm ấy, chính phủ lưu vong Tây Tạng đã tiếp xúc lần đầu tiên với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, nhưng chỉ có chút ít kết quả. Ngẫu nhiên, cũng năm 1979 thủ đô của Tàu Cộng không được phương Tây gọi là Peking và trở thành được biết như Beijing.
Năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao tặng giải Nobel Hòa Bình ở Oslo, Norway. Năm 1999, ngài đã nói chuyện với một đám đông nhiệt tình hai trăm nghìn người tại Công Viên Trung Tâm của thành phố New York. Trong năm 2009, Tây Tạng vẫn ở dưới sự kiểm soát của Tàu Cộng, và chính quyền Tàu Cộng vẫn chống lại bất cứ sự đối thoại trực tiếp nào với Đức Đạt Lai Lạt Ma, và, ở tuổi bảy mươi bốn, ngài vẫn là một người tị nạn, sống lưu vong xa cách với sáu triệu người Tây Tạng muốn thấy ngài trở về quê hương.
1979: LẦN ĐẦU TIÊN TIẾP XÚC VỚI TÀU CỘNG
Vào ngày 2 tháng Tám năm 1979, đã gửi đi một phái đoàn gồm năm thành viên của chính quyền lưu vong Tây Tạng đến Trung Hoa và sau đó đến Tây Tạng. Những đại biểu này được lựa chọn khách quan một cách cẩn thận, với những tri thức về Tây Tạng trước khi bị Tàu Cộng thống trị và của thế giới hiện đại. Mỗi vùng của Tây Tạng được đại diện. Người anh của Đức Đạt Lai Lạt Ma, Lobsang Samten, đã hoàn tục từ lâu, là một trong những đại biểu.
Sau hai tuần ở Beijing, nhóm đại biểu đã đi vào Tây Tạng qua tỉnh quê nhà của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Amdo. Mọi nơi họ đi qua, họ đã bị những đám đông người Tây Tạng ùa vào, háo hức để nhận sự ban phúc và nghe tin tức về lãnh tụ kính yêu của họ. Hình thức của sự thành tâm cởi mở này với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị Tàu Cộng cấm đoán một cách rõ ràng, nhưng người Tây Tạng coi thường những mệnh lệnh này và chào đón những đại biểu này với sự cuồng nhiệt ngây ngất. Ở Lhasa, nơi mà những cán bộ Tàu Cộng đã bảo đảm với Beijing rằng không có những cuộc biểu tình như vậy có thể xảy ra, nhưng hàng nghìn người đã tràn ngập đường phố hy vọng có cơ hội chạm đến những đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma hay có được một thoáng nhìn thấy họ.
Những đại biểu, sau bốn tháng đi khắp mọi ngỏ ngách của Tây Tạng, đã trở lại Dharamsala với hàng trăm cuộn phim, hàng giờ thu băng phỏng vấn, và hàng tập sách in ghi chép tài liệu những gì họ đã thấy. Họ cũng đã mang hơn bảy nghìn lá thư, sự trao đổi thư từ lần đầu tiên giữa người Tây Tạng và những thành viên gia đình lưu vong trong hai mươi năm. Sự thẩm định của họ về “Tây Tạng mới” hầu như hoàn toàn tiêu cực. Họ đã báo cáo bằng chứng về tình trạng thiếu ăn, chết đói, và những vụ xử tử công cộng, giam cầm hàng loạt, những tu viện bị phá hủy, và những trại cưỡng bức lao động. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đau buồn vì báo cáo của họ.
Họ chú ý về một số cải thiện về kinh tế Tây Tạng, nhưng hầu hết những lợi ích đó thuộc về Tàu Cộng hay những người Hoa định cư ở Tây Tạng, chứ không phải người Tây Tạng. Những cải thiện đã đến bằng một cái giá kinh khủng. Sản lượng kinh tế gia tăng, nhưng vì thế đã xói mòn do việc tàn phá rừng và những thực hành trồng trọt thiền cận, hầu như hoàn toàn hủy diệt hệ động vật hoang dã phong phú của Tây Tạng, và sưu cao thuế nặng.
Hai đoàn đại biểu đã được gửi đến trong năm 1980. Đoàn thứ nhất bao gồm những người trẻ tuổi, được chào đón bởi những người Tây Tạng trong cùng cung cách của những nhóm trẻ tuổi rất giống nhau như nhóm trước đó. Tuy nhiên, khi những cuộc biểu tình nổ ra lần này, những cán bộ Tàu Cộng “lên án những đại biểu xúi giục quần chúng hành động chống đối và trục xuất phái đoàn khỏi Tây Tạng vì làm nguy hại đến sự ‘thống nhất của Mẫu quốc.’” Một đoàn khác, bao gồm những nhà giáo dục, được cho phép khảo cứu hệ thống giáo dục của đất nước. Họ đã trở lại Dharamsala với báo cáo rằng, mặc dù có những cải thiện trong giáo dục trẻ em Tây Tạng, nhưng hệ thống trường học hầu như chỉ được sử dụng để tuyên truyền đến giới trẻ Tây Tạng những ý tưởng Cộng Sản.
1987: DỰ ÁN NĂM ĐIỂM HÒA BÌNH VÀ NHỮNG CUỘC BIỂU TÌNH
Luật sư nhân quyền John Ackerly (right) người chứng kiến hành động tàn bạo của Tàu Cộng đối với những người biểu tình Tây Tạng và là đồng sáng lập Tổ chức Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thăm viếng Hoa Kỳ năm 1979, 1981, và 1984. Mỗi lần, các viên chức và công dân Hoa Kỳ biểu lộ mong muốn làm điều gì đó cụ thể cho Tây Tạng. Năm 1987, ngài được Giải thưởng Nhân đạo Albert Schweitzer do Tổ chức Hành vi Con người của Hoa Kỳ trao tặng. Ngài cũng đã được mời để phát biểu tại Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc hội Hoa Kỳ. Ngài dã phát biểu vào ngày 21 tháng Chín năm 1987. Những gì ngài trình bày cho tương lai của Tây Tạng được biết như Dự Án Năm Điểm.
Mặc dù sự trình bày của ngài diễn ra trong một phòng nhỏ của ủy ban trước chỉ nửa tá thành viên của cuộc họp kín nhưng nó được coi là lịch sử. Ngài đã hủy bỏ đòi hỏi trước đây cho nền độc lập và kêu gọi cho toàn thể Tây Tạng được mệnh danh là một vùng bất bạo động (Ahimsa: một tiếng Sanskrit cho hòa bình và bất bạo động). Ngài kêu gọi cho việc chấm dứt di dân người Hoa vào Tây Tạng, đòi hỏi “tôn trọng cho những quyền con người căn bản của dân tộc Tây Tạng và tự do dân chủ,” “khôi phục và bảo tồn môi trường tự nhiên của Tây Tạng,” và chấm dứt chính sách của Tàu Cộng sử dụng Tây Tạng cho việc “sản xuất vũ khí hạt nhân và tàng trử chất thải hạt nhân,” và thiết lập một sự đối thoại đầy đủ ý nghĩa giữa chính phủ lưu vong Tây Tạng và chính quyền Tàu Cộng về “vị thế tương lai của Tây Tạng và mối quan hệ giữa hai dân tộc Hoa – Tạng.”
Sự từ bỏ đòi hỏi cho nền độc lập của Tây Tạng làm náo động ở Trung Hoa và khắp thế giới. Thay vì thế Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi một khu tự trị cho Tây Tạng trong Trung Hoa, đối tượng cho sự chấp thuận của người Tây Tạng. Trong sự thay đổi cho phép người Tây Tạng có sự kiểm soát khắp mọi việc đối nội trong khu tự trị và để Tàu Cộng di chuyển những di dân khỏi Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma để nghị cho phép Tây Tạng vẫn là một phần của Trung Hoa.
Chính quyền ở Beijing phản đối kịch liệt Dự Án Hòa Bình Năm Điểm, gọi đó là một sự giả tạo và một ngụy trang mong manh cho một tuyên bố độc lập. Chống đối đã nổ khắp Lhasa vì đáp ứng của Tàu Cộng và bởi những người không đồng ý với khu tự trị thay vì một sự độc lập hoàn toàn. Hàng nghìn người đã tràn ra đường phố. Nhà cầm quyền Tàu Cộng đã đáp ứng một cách khốc liệt, gởi cảnh sát vũ trang để dập tắt những cuộc biểu tình.
Một nhân chứng với hành động của cảnh sát là John Ackerly, một luật sư dân quyền Hoa Kỳ, viếng thăm Tây Tạng trong dịp nghỉ hè. Trong một lá thư năm 2009 gửi đến những thành viên của Chiến Dịch Quốc Tế vì Tây Tạng, một tổ chức mà ông là người đồng sáng lập sau khi trở lại sau chuyến đi ấy, ông diễn tả những gì ông chứng kiến trên đường phố Lhasa vào ngày 1 tháng Mười năm 1987:
Nỗi kinh hoàng của sự kìm nén sẽ khắc sâu trong tâm trí tôi mãi mãi: cảnh sát Tàu Cộng bắn vào những đám đông không vũ trang. Những tu sĩ, thanh thiếu niên và trẻ em bị bắn gục. Hàng tá người Tây Tạng ở chùa Jokhang cất bước đến một hàng quân Tàu Cộng bắn vào họ. Một bé trai bị chảy máu đến chết như một người bạn tôi, một bác sĩ, giữ lại, nhưng không thể cứu mạng bé trai ấy. Ngày bắt đầu với một sự phản kháng ôn hòa của khoảng 20 tu sĩ. Nó kết thúc một cách vô cảm, với hơn 10 người Tây Tạng chết, và số người bị thương trầm trọng nhưng không thể đến bệnh viện vì sợ bị bắt vì đã biểu tình. Chúng tôi cố gắng để có những cung cấp y tế cho họ, và có thể cứu một số mạng người, nhưng những người khác chết vì nhiễm trùng trong khi trốn tránh cảnh sát . Trong những ngày chết chóc ấy, những người Tây Tạng xin tôi chụp hình và cho thế giới bên ngoài thấy. Và vì vậy tôi đã trở thành một nhân chứng cho một sự chiếm tàn bạo vốn đã xảy ra hàng thập niên mà không ai thấy. Chúng tôi bị bắt, và bị thẩm vấn trong vài ngày, nhưng cuối cùng xoay sở để rời khỏi Tây Tạng với những phim ảnh, mà tôi vẫn đưa cho xem ngày hôm nay.
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, kết quả của một ngày biểu tình hôm đó hơn hai nghìn người Tây Tạng đã bị bỏ tù. Những cuộc biểu tình khác tiếp diễn, và mặc dù được biết khắp thế giới về những sự tàn bạo của họ và một lời kêu gọi từ vài chính phủ phương Tây đòi hỏi Tàu Cộng tôn trọng những quyền con người ở Tây Tạng, nhưng nhà cầm quyền Tàu Cộng đã bác bỏ những phê phán, và nói những xáo trộn là một vấn đề nội bộ.
Vào ngày 15 tháng Sáu năm 1988, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu tại Nghị viện Âu châu ở Strasbourg, Pháp quốc, nhấn mạnh dự án hòa bình trước đây của ngài. Một lần nữa đáp ứng của Tàu Cộng là tiêu cực. Bài phát biểu bị tố cáo và Nghị viện Âu châu bị chỉ trích kịch liệt. Vài tháng sau, năm 1989, những biểu tình của sinh viên Trung Hoa ở quảng trường Thiên An Môn đã gặp phải bạo lực và đàn áp. Đức Đạt Lai Lạt Ma xem những cuộc biểu tình này với sự quan tâm và lạc quan cùng hoan hô lòng can đảm của những sinh viên đó.
1989: GIẢI NOBEL HÒA BÌNH
Cùng năm những cuộc biểu tình xảy ra ở Trung Hoa, thiết quân luật đã được tuyên bố ở Tây Tạng như kết quả của những cuộc phản kháng. Trớ trêu thay, đó là năm mà Tổ Chức Nhân Quyền ở thủ đô Hoa Sinh Tân D.C. bỏ phiếu để trao tặng Đức Đạt Lai Lạt Ma Giải thưởng Nhân quyền Quốc hội RaoulWallenberg. Đó cũng là năm ngài nhận một giải thưởng thậm chí uy tín hơn. Hội đồng Nobel Norway tuyên bố rằng giải Nobel Hòa Bình năm 1989 được trao cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Hội đồng đã tuyên bố họ muốn nhấn mạnh rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc đấu tranh cho sự giải phóng Tây Tạng đã kiên trì chống lại việc sử dụng bạo lực. Thay vì thế ngài đã ủng hộ những giải pháp hòa bình căn cứ trên sự bao dung và tôn trọng hổ tương nhằm đề bảo tồn di sản lịch sử và nền văn hóa Tây Tạng của dân tộc ngài. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát triển triết lý của ngài về hòa bình từ một tôn trọng lớn cho mọi sự sống và trên khái niệm của một trách nhiệm toàn cầu bao trùm khắp nhân loại cũng như thiên nhiên.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sau này đã viết, “Mặc dù tin tức không quan trọng nhiều với cá nhân tôi, nhưng tôi nhận ra rằng nó sẽ có ý nghĩa lớn lao với dân tộc Tây Tạng, vì đó chính họ là ‘những người thắng lợi’ thật sự của giải thưởng. Sự hài lòng của chính tôi xuất phát từ những gì tôi thấy như một sự nhìn nhận quốc tế về giá trị của lòng từ bi, tha thứ, và yêu thương.” Ngài đã nhận giải thưởng vào ngày 10 tháng Mười Hai năm 1989, ở Oslo, Norway.
Trong bài diễn thuyết Nobel của ngài, trình bày trong ngày tiếp theo, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tóm tắt lại Dự Án Hòa Bình Năm Điểm của ngài, thảo luận vị thế cua Tây Tạng dưới sự chiếm đóng của Tàu Cộng, và chia sẻ với người nghe triết lý hòa bình của ngài:
Hòa bình, trong cảm giác của sự vắng mặt chiến tranh, chỉ có giá trị chút ít với những người đang chết vì đói hay lạnh. Nó sẽ không làm hết nổi đau của những người bị tra tấn mà tù nhân lương tâm phải chịu đựng. Nó không làm thoải mái những ai đã mất người thân trong lũ lụt bởi sự vô cảm trong tàn phá rừng của một lân bang. Hòa bình chỉ có thể tồn tại lâu dài nơi những quyền con người được tôn trọng, nơi con người được cho ăn, và nơi những cá nhân và xứ sở được tự do.
1999: MỘT CHUYẾN THĂM QUAN TRỌNG KHÁC ĐẾN HOA KỲ
Năm 1999, Đức Đạt Lai Lạt Ma được mời thăm viếng bởi Tổ Chức Gere và Trung Tâm Tây Tạng để đến Hoa Kỳ và tiến hành một loạt những giảng dạy. Tài tử Richard Gere đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Dharamsala vào năm 1980 và đã trở thành một trong những người ủng hộ lớn nhất của ngài. Trong chuyến thăm này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giảng ba ngày chính thức tại Nhà hát Beacon ở Manhattan’s Upper West Side trước ba nghìn người. Sau đó ngài đồng ý tiến hành một chương trình công cộng và thân mật hơn ở Công viên Trung tâm (Central Park).
Các nhà tổ chức hy vọng rằng mười lăm nghìn đến hai mươi nghìn mọi người sẽ tham dự. Vào lúc 11:00 sáng Chủ Nhật, ngày 15 tháng 8, khi Richard Gere giới thiệu ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma bước lên sân khấu phủ hoa, cúi đầu trước đám đông, ngồi trên chiếc ghế gỗ đơn giản, và thuyết trình hai giờ bằng tiếng Anh. Đám đông ở East Meadow ước tính khoảng hai trăm nghìn người. Một hệ thống âm thanh khổng lồ và màn hình video đã mang thông điệp hòa bình của ngài đến những nơi xa xôi của đám đông.
2007: HUÂN CHƯƠNG VÀNG QUỐC HỘI HOA KỲ
Vào ngày 17 tháng 10 năm 2007, vài tháng trước khi thành phố Beijing và nhân dân Trung Hoa đăng cai Thế vận hội Mùa hè 2008, Đức Đạt Lai Lạt Ma một lần nữa đến thăm thủ đô Hoa Sinh Tân, D.C. Ngài đã phát biểu trước toàn thể Quốc hội Hoa Kỳ, tổng thống và đệ nhất phu nhân, và các viên chức khác. Cơ hội này là sự kiện trao tặng Huy chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ. Giới thiệu Đức Đạt Lai Lạt Ma với quốc hội, cố nghị sĩ Tom Lantos của California, người sống sót duy nhất của cuộc thảm sát Holocaust phục vụ trong Quốc hội Hoa Kỳ, cho biết,
Điều giải thích cho sự trỗi dậy của một nhà sư Phật giáo khiêm tốn này từ gần như không ai biết trở thành hiện tượng toàn cầu mà ngài đã trở thành không phải là [vận động] hành lang. Nó không phải là sức mạnh kinh tế. Nó không phải là ảnh hưởng chính trị. Đó là thẩm quyền đạo đức. Vào một thời điểm trong lịch sử thế giới, khi không có gì thiếu thốn bằng quyền lực đạo đức, thì nhà sư Phật giáo khiêm tốn này lại có một nguồn cung cấp vô tận. Và điều này thể hiện sự tôn trọng, ngưỡng mộ, tình yêu mà mọi người dành cho ngài trên toàn cầu.
Trong khi Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước Quốc hội, cảm ơn Hoa Kỳ đã ủng hộ mạnh mẽ và bình luận về sự gia tăng sức mạnh kinh tế của Trung Quốc và đăng cai Thế vận hội Olympic, hai người Tây Tạng đã liều mạng để tiết lộ câu chuyện thật sự về sự chiếm đóng Tây Tạng. Dhondup Wangchen, một nhà làm phim người Tây Tạng, với sự giúp đỡ của Jigme Gyatso, một tu sĩ từ tu viện Amdo Labrang, đã đi khắp cao nguyên Tây Tạng vào năm 2007 và thực hiện một bộ phim tài liệu sau đó được phát hành với tựa đề Bỏ Lại Sợ Hãi. Trước rủi ro cá nhân lớn, họ quay phim những người Tây Tạng bình thường chia sẻ cảm xúc của họ về Đức Đạt Lai Lạt Ma, Trung Hoa và Thế vận hội Olympic.
Sau khi bộ phim được phát hành, vào ngày 10 tháng 3 năm 2008 — kỷ niệm bốn mươi chín năm ngày Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng — Dhondup Wangchen bị bắt. Ông vẫn đang bị giam giữ trong một nhà tù bí mật của Trung Quốc. Jigme Gyatso cũng bị bắt, được thả, và sau đó bị bắt lại — vì đã chia sẻ câu chuyện của mình với Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng. Những câu chuyện về tra tấn của ông dưới bàn tay của các quan chức Tàu Cộng khiến người nghe kinh hoàng. Ông cũng vậy, vẫn đang ở trong tù.
Lời giới thiệu của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Bài phát biểu của Diễn giả Nancy Pelosi." www.dalailama.com/page.203.htm. |
2009: KỶ NIỆM NĂM MƯƠI NĂM VÀ NHÌN VỀ TƯƠNG LAI
Vào ngày 10 tháng 3 năm 2009, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra tuyên bố thường niên của mình nhân kỷ niệm cuộc nổi dậy của người Tây Tạng khiến ngài phải rời bỏ quê hương:
Hôm nay là kỷ niệm 50 năm cuộc nổi dậy hòa bình của người dân Tây Tạng chống lại sự đàn áp của Tàu Cộng ở Tây Tạng. Kể từ tháng 3 năm ngoái, các cuộc biểu tình hòa bình trên diện rộng đã nổ ra trên toàn bộ Tây Tạng. Hầu hết những người tham gia là trẻ tuổi và sinh ra sau năm 1959, những người không thấy biết hay kinh nghiệm về một Tây Tạng tự do. Tuy nhiên, thực tế là họ được thúc đẩy bởi một niềm tin vững chắc để phục vụ sự nghiệp của Tây Tạng đã tiếp tục từ thế hệ này sang thế hệ khác thật sự là một vấn đề đáng tự hào. Nó sẽ là nguồn cảm hứng cho những người trong cộng đồng quốc tế quan tâm đến vấn đề Tây Tạng. Chúng tôi bày tỏ lòng kính trọng và cầu nguyện cho tất cả những người đã chết, bị tra tấn và chịu đựng những khó khăn vô cùng, kể cả trong cuộc khủng hoảng năm ngoái [trước Thế vận hội Bắc Kinh], vì sự nghiệp Tây Tạng kể từ khi cuộc đấu tranh của chúng tôi bắt đầu.
Ba ngày sau, báo chí Trung Quốc đưa ra lời tố cáo thường lệ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma và thông điệp hàng năm của ngài với thế giới. Trong bản phát hành, nó gọi ngài là “một chính trị gia mặc áo tu sĩ”, “thủ lãnh nổi loạn “một chính trị gia có chủ đích xấu, người đã thúc đẩy các phong trào ly khai”, và “Thức ăn gia súc [ở phương Tây] dành cho các bài báo âm thanh, quảng cáo chụp ảnh và các vị trí trên trang nhất của tờ báo.”
Theo báo cáo của Huffington Post ngày 18 tháng 2 năm 2009, “Chính phủ Tàu Cộng đang coi tháng 3 năm 2009 là kỷ niệm 50 năm“ cải cách dân chủ ”ở Tây Tạng.” Theo báo cáo của Christian Science Monitor, “một số quan chức cấp cao của [Tàu Cộng] đã coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là 'một con quái thú' với mục đích cướp Tây Tạng khỏi chủ quyền của Trung Hoa. Việc leo thang đả kích, chẳng hạn như một bài xã luận gần đây trên tờ Nhật báo Tây Tạng chính thức kêu gọi mọi người ‘kiên quyết đập tan sự hung hãn man rợ của bè lũ Đạt Lai’, khiến khả năng Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về dường như có vẻ khá xa vời trong lúc này.”
Tổ chức vì Trách Nhiệm Toàn Cầu |
Bất chấp những lời bôi nhọ lâu dài của Tàu Cộng về Đức Đạt Lai Lạt Ma và áp lực của nước này đối với các cường quốc trên thế giới trong việc loại bỏ vấn đề Tây Tạng, một số quốc gia, bao gồm cả Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục thúc đẩy tìm kiếm một giải pháp. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2009, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã ký một dự luật phân bổ với hàng chục điều khoản liên quan đến Tây Tạng, bao gồm tài trợ cho một khu vực Tây Tạng trong Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh cho đến khi chính phủ Trung Quốc cho phép một lãnh sự quán Hoa Kỳ được thành lập tại Lhasa. Vào ngày 16 tháng 3, Tổng thống Obama và Hạ viện Hoa Kỳ một lần nữa tuyên bố trong một nghị quyết rằng họ mong đợi Bắc Kinh đàm phán, mặc dù đã bị Tàu Cộng cảnh báo nhiều lần từ bỏ vấn đề này.
Trong hơn một thập niên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về việc nghỉ hưu, hoặc nghỉ hưu một phần. Ở tuổi bảy mươi bốn, sự lạc quan của ngài về Tàu Cộng đang giảm dần trong việc cho phép bất kỳ biện pháp tự trị nào cho Tây Tạng trong cuộc đời của ngài đã suy giảm. Nhưng ngài không hề nãn lòng. Là một Phật tử, ngài tin rằng cuối cùng luật nghiệp báo sẽ mang lại công lý cho dân tộc Tây Tạng. Nghiệp báo là luật nhân quả, diễn ra trong nhiều kiếp sống— mà bất cứ điều gì một người làm, nói, hoặc nghĩ vốn có hại trong một kiếp sẽ phải bị phản ứng lại trong những kiếp sau.
Nỗi sợ hãi lớn nhất của ngài trong năm 2009 là văn hóa Tây Tạng, mặc dù ngài đã cố gắng hết sức, có thể đứng trên bờ vực diệt vong. Ngày nay, nhiều người Hoa sống ở Tây Tạng hơn người Tạng, và ông lo ngại rằng người Tây Tạng có thể sớm trở thành một thiểu số hiếu kỳ và có lẽ đẹp như tranh vẽ, không đáng kể ở đất nước của chính họ. Ở tuổi của mình, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tin rằng Tàu Cộng có thể sẽ ngoan cố từ chối đàm phán trực tiếp với ngài vì họ đang chờ ngài qua đời. Ngài cảm thấy họ nhầm tưởng rằng, một khi ngài ra khỏi bức tranh, người Tây Tạng sẽ mất ý chí giành độc lập hoặc tự trị. Tuy nhiên, ngài biết rằng người dân Tây Tạng sẽ chờ đợi sự tái sinh của ngài để làm cho chính nó được biết đến. Cuộc đấu tranh sẽ tiếp tục.
Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng vào năm 2007,Tàu Cộng đã ban hành các quy định mới về việc lựa chọn và xác định vị thánh vương tiếp theo (god-king). Họ đã tuyên bố rằng bất kỳ sự tái sinh nào đều phải được nội các Tàu Cộng chấp thuận. Mặt khác, ngài đã tuyên bố nhiều lần rằng
Nếu tôi viên tịch trong tương lai gần, và người dân Tây Tạng muốn một hóa thân khác, một Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, trong khi chúng tôi vẫn ở bên ngoài Tây Tạng, thì hóa thân của tôi chắc chắn sẽ xuất hiện bên ngoài Tây Tạng. Bởi vì mục đích của việc hóa thân là hoàn thành công việc mà kiếp trước đã bắt đầu. [Do đó] sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, về mặt logic, sẽ không phải là một sự tái sinh làm xáo trộn, hoặc là một trở ngại cho công việc đó. Khá rõ ràng, phải không?
Khi ngài qua đời và sự tái sinh của ngài xảy ra, hai vị Đạt Lai Lạt Ma có thể xuất hiện, một vị bị Trung Quốc trừng phạt, mà người dân Tây Tạng sẽ không thừa nhận, và một vị khác, sinh ra bên ngoài Tây Tạng, ở một đất nước tự do.
Về tương lai của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma luôn đầy hy vọng. Bất chấp khủng bố và các cuộc chiến tiếp diễn, ngài thấy bằng chứng rằng nhân loại đã đạt được một số tiến bộ để hướng tới một thế giới hòa bình, hạnh phúc hơn. Tất nhiên, là một Phật tử, ngài có một cái nhìn xa hơn về mọi thứ. Dù vậy, ngài vẫn lạc quan. Howard C. Cutler, một nhà tâm lý học, người đã viết ra Cẩm nang Nghệ thuật Hạnh phúc: cho Cuộc Sống với Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1998, nói điều nàyvề Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn — “tu sĩ giản dị”:
Diễn thuyết nhận giải Nobel Hòa Bình |
Khi thông điệp của ngài được công bố, ngày càng rõ ràng rằng niềm tin của ngài không dựa trên niềm tin mù quáng hay giáo điều tôn giáo mà dựa trên lý luận đúng đắn và kinh nghiệm trực tiếp. Sự hiểu biết của ngài về tâm trí và hành vi của con người dựa trên quá trình nghiên cứu trọn cuộc đời. Quan điểm của ngài bắt nguồn từ một truyền thống có từ hơn hai nghìn năm trước nhưng vẫn được tôi luyện bởi cảm nhận thông thường và sự hiểu biết tinh vi về các vấn đề hiện đại. Sự đánh giá cao của ngài đối với các vấn đề đương đại đã được rèn giũa nhờ vị thế đặc biệt của ngài với tư cách là một nhân vật thế giới, điều này đã cho phép ngài đi khắp thế giới nhiều lần, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau và mọi người từ mọi tầng lớp xã hội, trao đổi ý tưởng với các nhà khoa học hàng đầu. và các nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị. Điều cuối cùng nổi lên là một sự tiếp cận khôn ngoan để giải quyết các vấn đề của con người đồng thời lạc quan và thực tế.
Lòng từ bi, triết lý và sự lạc quan của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tóm tắt tốt nhất bằng một bài cầu nguyện ngắn mà ngài đã đọc lại vô số lần ở cuối các bài giảng và bài diễn văn trên khắp thế giới:
Khi không gian còn tồn tại,
Và chừng nào chúng sinh còn hiện hữu,
Cho đến lúc đó, tôi cũng nguyện hiện diện
Để xua tan khổ đau của thế giới.
***
NHỮNG NGÀY THÁNG QUAN TRỌNG của Đức Đạt Lai Lạt Ma
Ngày 17 tháng Mười Hai năm 1933
Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười ba viên tịch
Ngày 6 tháng Bảy năm 1935
Lhamo Thondup, sau này được xác nhận là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 sinh ra Taktser, Amdo, Tây Tạng
Ngày 8 tháng Mười năm 1939,
Đoàn cung nghinh Đức Đạt Lai Lạt Ma và gia đình ngài vào Lhasa sau ba tháng hành trình từ Amdo.
Ngày 22 tháng Hai năm 1940
Lễ đăng quang tại điện Potala
Ngày 17 tháng Mười Một 1950
Đức Đạt Lai Lạt Ma được trao toàn quyền lãnh đạo chính trị sau khi Tàu Cộng xâm lăng Tây Tạng năm 1949.
Ngày 23 tháng Năm 1951
Thỏa Thuận Mười Bảy điểm được phái đoàn Tây Tạng ký dưới áp lực của Tàu Cộng
Tháng Bảy 1954 – tháng Sáu 1955
Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm Trung Hoa để đối thoại hòa bình. Gặp Mao Trạch đông và những lãnh tụ cộng sản khác kể cả Chu Ân Lai, Chu Đức, và Đặng Tiểu Bình
Tháng Mười Một – Tháng Ba 1957
Thăm viếng Ấn Độ để tham dự kỷ niệm hai nghìn năm trăm năm Phật đản, gọi là lễ hội Jayanti
Tháng Hai 1959
Nhận bằng Geshe Lharampa, tiến sĩ Phật học trong lễ hội Monlam ở Lhasa.
Ngày 17 tháng Ba năm 1959,
Đào thoát cùng với gia đình, những lãnh tụ chính quyền,và những người tháp tùng từ điện Norbulingka ở Lhasa. Bắt đầu hành trình nguy hiểm đi lưu vong.
Ngày 30 Tháng Ba 1959
Đi qua biên giới với Ấn Độ sau hành trình 14 ngày.
Ngày 30 tháng 4 năm 1960
Đến Dharamsala, Ấn Độ, để thường trú.
1962 My Land and My People xuất bản.
Tháng 9 - tháng 11 năm 1973
Chuyến thăm đầu tiên đến phương Tây (Ý, Thụy Sĩ, Hà Lan, Bỉ, Ireland, Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Vương quốc Anh, Tây Đức và Áo).
Ngày 10 tháng 12 năm 1989
Được Trao giải Nobel Hòa bình tại Oslo, Na Uy.
1990
Freedom in Exile: The Autobiography of Dalai Lama xuất bản.
1998
The Art of Happiness: A Handbook for Living xuất bản.
2001
The Heart of Compassion: A Practical Approach to a Meaningful Life published. Phương pháp tiếp cận thực tế để có một cuộc sống ý nghĩa được xuất bản.
Ngày 17 tháng 10 năm 2007
Được trao Huân chương Vàng của Quốc hội Hoa Kỳ tại Washington, D.C.
Ngày 5 tháng 8 năm 2008
Gửi lời chào tới Bắc Kinh, chúc chính phủ Trung Quốc thành công với Thế vận hội Olympic mùa hè sắp tới.
Tháng 4 năm 2009
Thăm California và Massachusetts.
Ngày 8 tháng 6 năm 2009
Tham quan nước Pháp và nhận quốc tịch danh dự của Paris.
Từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2009
Các chuyến tham quan Hoa Kỳ và Canada
***
Trích từ quyển the Fourteenth Dalai Lama - People In The News
Bài liên hệ
Một Tu Sĩ Giản Dị
Quê Hương Sinh Thành
Cuộc Sống Ở Lhasa
Đi Lưu Vong
Ấn Độ Và Xa Hơn