Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Lễ hội tết ở Lhasa

27/11/201311:53(Xem: 18725)
20. Lễ hội tết ở Lhasa

Tự truyện của mẫu thân Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14

Tác giả: Diki Tsering

Biên tập & giới thiệu:Khedroob Thondup

Nguyên tác: Cụ Bà Diki Tsering

Việt dịch: Thích Nguyên Tạng

Diễn đọc: Pt Quảng An


20. Lễ hội tết ở Lhasa




Ở cung điện Potala, người ta bắt đầu sửa soạn trước ba tháng cho Losar, mừng vui tết của Tây Tạng, với việc làm bánh mì chiên "kabse". Cả một căn phòng đầy "kabse" được dùng cho mỗi nghi lễ. Vào ngày cuối năm, chúng tôi lau chùi nhà, thay màn cửa, bày bàn thờ, và dọn bánh "kabse" ở trước bàn thờ. Vào buổi tối chúng tôi đãi tiệc bạn bè thân mật.

Ngày Losar chúng tôi thức dậy vào lúc một giờ sáng, cúng dường Đức Đạt Lai Lạt Ma ở bàn thờ gia tộc của chúng tôi, rồi ngồi ở phòng khách. Nhân viên phục vụ đến chúc tết chúng tôi, biếu trà Tây Tạng và bánh "domadesi", chúng tôi uống "kodan" tức "bia chang" ngọt, với phô mai và bột "tsampa". Ban phục vụ tặng chúng tôi khăn lễ katag, theo thứ tự trên dưới. Sau đó chúng tôi đi ngay đến cung điện Potala để dự lễ sáng sớm bắt đầu lúc hai giờ sáng.

Buổi lễ bắt đầu với mọi người hiện diện ở đó đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma, theo thứ tự đẳng cấp: viên chức chính phủ, nhân viên tòa Công Sứ Anh Quốc, các đại biểu Hồi Giáo và Trung Hoa. Mỗi người dâng lên Đức Đạt Lai Lạt Ma một cái khăn lễ, và ngài ban lời chúc phúc, tất cả kéo dài từ hai tới ba tiếng đồng hồ. Trong cuộc lễ chúng tôi được tiếp đủ loại món ăn, lần lượt từng món một: trà Tây Tạng, bột "tsampa" với thịt, bánh "domadesi" với sữa chua. "Tsampa" mềm và ngon, trà được làm bằng lá trà tươi và loại bơ ngon nhất.

banh mi tay tang

Sau khi các vũ công trình diễn điệu múa trống, theo tục lệ những người dự lễ lấy bánh cúng "kabse" cho mình, lấy được bao nhiêu tùy sức của mình. Cảnh mọi người nhào tới lấy bánh trông thật vui, theo tục lệ, các vệ binh cũng đánh vào đám đông này. Người ta nói rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đặt ra tục lệ này, sau khi ngài thấy cảnh này trong một giấc mộng.

Lễ xong chúng tôi trở về nhà, vì trong ngày đầu năm, chúng tôi phải tiếp nhiều vị khách, đó là các gia đình quý tộc và các viên chức chính phủ. Trong ngày này ở nhà chúng tôi thường đãi món thịt bò hầm khoai tây kiểu Mông Cổ.

Vào ngày thứ hai của tết Losar, tất cả chúng tôi đến dự một cuộc lễ ở cung điện Potala vào lúc tám giờ sáng. Phần mở đầu cũng có phần đảnh lễ Đức Đạt Lai Lạt Ma và ban phước, một nghi thức có trong tất cả những cuộc lễ lớn và quan trọng. Mọi người được đãi bánh "domadesi", trà Tây Tạng, bánh mì chiên dồn thịt và những món khác. Trong ngày này, các nhà tiên tri nói về những sự kiện sẽ diễn ra trong năm mới. Giống như trong ngày thứ nhất, chúng tôi cũng tiếp các vị khách, và mọi người trong gia đình biếu quà tết cho Hội Đồng Bộ Trưởng "Kashag" và các viên chức chính phủ cũng như các vị lạt ma.

Vào ngày mùng bốn tết, bắt đầu lễ hội Monlam, đại lễ cầu nguyện. Mọi người đều phải tuân theo những điều luật nghiêm khắc của lễ Monlam: không gây tiếng ồn ào, kể cả không có tiếng chó sủa, không ca hát, không có rượu. Đêm trước đó các tu sĩ trẻ từ những tu viện khác đến Lhasa và trú ngụ với các gia đình ở địa phương. Sáng sớm ngày hôm sau các vị lạt ma đến tu viện Jokhang, và không bao lâu ba tầng của tu viện đầy kín các tu sĩ, giống như một gò mối.

Nếu Đức Đạt Lai Lạt Ma đến dự lễ Monlam, gia đình chúng tôi cũng đến dự ở một khu đặc biệt ở Jokhang mà mọi người không thể trông thấy, và ở đó, chúng tôi chứng kiến cuộc lễ qua khung cửa sổ. Chúng tôi thường đi dự lễ này vào ngày mùng tám và ngày rằm tháng giêng, được xem là những ngày tốt nhất. Ngoài hai ngày này, chúng tôi không rời khỏi nhà trong hai mươi ngày của lễ Monlam. Chúng tôi có thể quan sát mọi hoạt động từ trên sân của ngôi nhà Changseshar.

Điều mà tôi thấy ngộ nghĩnh trong lễ Monlam là những người mang trà. Họ mặc sắc phục rất đặc biệt, một cái áo kiểu Tây Tạng dài quá đầu gối một chút, không mặc quần và đi chân không, họ mang trên vai một cái bình lớn bằng đồng, chạy vòng vòng tiếp trà cho mọi người.

Có khi tôi xem mấy người đầu bếp làm đồ ăn cho những người dự lễ. Tôi bật cười khi thấy họ ra sức khuấy những nồi lớn, họ phải đứng trên một cái bàn để có thể làm việc này, và cần phải có mấy người để khuấy một nồi. Nếu là món cháo thì người ta dùng một trăm bao gạo và ba mươi con cừu cho một bữa ăn.

Vào cuối lễ Monlam có thi bắn cung và đua ngựa. Mỗi gia đình cung cấp một số người dự thi và ngựa. Người dự thi mặc áo giáp và đội mũ sắt theo tục lệ quân sự ngày xưa.

Chúng tôi ăn tết Losar theo kiểu Lhasa, nhưng ở nhà chúng tôi cũng vẫn ăn tết kiểu Amdo. Thật vậy, chúng tôi làm những nghi lễ kiểu Amdo trong suốt năm. Những người phục vụ của chúng tôi ngạc nhiên khi chúng tôi làm những món ăn đặc biệt cho họ, và chúng tôi nói với họ đây là lễ hay tết kiểu Amdo.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2011(Xem: 12856)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7748)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7327)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16817)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21582)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7490)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
14/05/2011(Xem: 14450)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sáng và tinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
14/05/2011(Xem: 7157)
Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân...
12/05/2011(Xem: 6417)
Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.
11/05/2011(Xem: 5509)
Sống ở đời, chúng ta ai cũng có những nỗi khổ niềm đau, dù ít hay nhiều. Bởi thân thể ta đau nhức là khổ, giận hờn là khổ, tiếc thương cũng khổ… Có rất nhiều yếu tố làm cho ta khổ, nhưng chung quy mọi khổ đau đều xuất phát từ chính mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]